Nhà nước chủ chốt và tập hợp các nhóm quốc gia theo nền văn minh

Một phần của tài liệu Quan điểm của Samuel P. Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh (Trang 51)

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

2.3.1.Nhà nước chủ chốt và tập hợp các nhóm quốc gia theo nền văn minh

Lý giải các quan hệ quốc tế giai đoạn hậu chiến tranh Lạnh, đặc biệt vấn đề hình thành một trật tự thế giới mới Huntington đưa ra một dự đoán việc hình thành những liên kết kinh tế, chính trị trên cơ sở của các nền văn minh. Vấn đề trước tiên là việc hình thành nhà nước chủ chốt và tập hợp các quốc gia theo nền văn minh. Về vấn đề này, ông đưa ra mô hình “nhà nước chủ chốt, vòng tròn đồng tâm và một trật tự theo nền văn minh”. Về cấu trúc của một nền văn minh, theo sự phân tích của Huntington, mỗi nền văn minh thường có một hoặc một vài nơi được các thành viên coi là nguồn gốc chính của nền văn hoá mình. Những nguồn này thường nằm trong nhà nước chủ chốt. Nhà nước chủ chốt đó là những nhà nước trung tâm nhất về văn hoá và mạnh nhất của nền văn minh đó. Mỗi nền văn minh có số lượng nhà nước chủ chốt khác nhau, có những nền văn minh chỉ có một nhà nước đóng vai trò chủ chốt như văn minh Trung Hoa, Chính thống, Ấn Độ, Nhật Bản… nhưng cũng có những nền văn minh có hai hay nhiều hơn như văn minh phương Tây và có những nền văn minh chưa xác định được nhà nước chủ chốt như văn minh Hồi giáo, văn minh châu Phi, Mỹ Latinh.

Về vai trò của các nhà nước chủ chốt, trong giai đoạn hiện tại, các nhà nước chủ chốt của những nền văn minh lớn đang thay thế các siêu cường của thời kỳ chiến tranh Lạnh. Họ tập hợp, lãnh đạo các quốc gia trong nền văn minh của mình. Vai trò của Nga trong Chính thống giáo, của Mỹ trong phương Tây, Trung Quốc trong Khổng giáo biểu hiện rõ vai trò đó. Các nhà nước trong mỗi nền văn minh này thường có xu hướng phân chia thành những vòng tròn đồng tâm xoay quanh một hay một vài nhà nước chủ chốt, tùy thuộc vào mức độ đồng nhất và hội nhập của các nước này vào khối văn minh đó. Tiêu biểu nhất cho sự phân chia này là Liên minh châu Âu hiện nay với

Pháp Đức là trung tâm, xoay quanh nó là các vòng tròn tùy theo mức độ đồng nhất và hội nhập khác nhau (xem trang 61 của luận văn). Chưa có một nhà nước chủ chốt được công nhận, văn minh châu Phi và thế giới đạo Hồi đang tăng cường nhận thức chung về mình, song cho đến nay mới chỉ phát triển với một cấu trúc chính trị chung còn sơ khai. Vai trò của các nhà nước chủ chốt trong việc thiết lập trật tự trong nội bộ một nền văn minh phụ thuộc vào sự gần gũi về mặt văn hóa và sức mạnh của nước chủ chốt với các thành viên của nền văn minh đó. Sự tương đồng văn hoá sẽ hợp pháp hoá sự lãnh đạo và vai trò sắp đặt trật tự của các nhà nước chủ chốt đối với các nhà nước thành viên. Một nhà nước chủ chốt có thể thực hiện chức năng thiết lập trật tự bên trong nền văn minh bởi vì các nhà nước thành viên trong cùng nền văn minh tự thừa nhận mình là những người họ hàng còn nhà nước chủ chốt tựa như người tộc trưởng, người tộc trưởng có quyền đặt ra các quy định cho các thành viên của mình. Nếu không có sự tương đồng và sự thừa nhận đó, các nhà nước chủ chốt không thể thiết lập được mối quan hệ trong nội bộ nền văn minh của mình (ví dụ các quốc gia trong khu vực tiểu Ấn Độ như Bangladesh, Pakistan, Srilanka không chấp nhận Ấn Độ là nhà nước chủ chốt, do vậy, khu vực này luôn bất ổn). Với trường hợp các nền văn minh chưa xác định được nhà nước chủ chốt thì việc thiết lập trật tự bên trong và tham gia xác lập trật tự thế giới bên ngoài càng khó khăn hơn. Thế giới đạo Hồi nằm trong trường hợp đó, do thiếu nhà nước chủ chốt, đạo Hồi thường không thống nhất trong việc xử lý các vấn đề quốc tế, lập trường của họ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh là ví dụ tiêu biểu. Vai trò của nhà nước chủ chốt được Huntington xác định là “ở đâu có các nhà nước chủ chốt thì ở đó họ là những yếu tố quan trọng của một trật tự quốc tế dựa trên cơ sở các nền văn minh” [52-209].

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, thế giới hậu chiến tranh Lạnh không chỉ có các mối liên hệ chính trị quốc tế dựa trên nền tảng văn hóa, trong

trường hợp bị đe dọa bởi một quốc gia thuộc nền văn minh khác mạnh hơn, các quốc gia thuộc nền văn minh này có thể lập thế cân bằng thông qua việc liên kết sách lược với quốc gia thuộc nền văn minh khác (ví dụ trường hợp Nhật Bản để cân bằng quyền lực với Trung Quốc nên thiết lập liên minh với Hoa Kỳ hay trường trường hợp liên kết Khổng - Hồi để cân bằng với phương Tây). Vì lý do an ninh, nhiều nhà nước chủ chốt có thể thiết lập các mối quan hệ hay quyền kiểm soát các dân tộc thuộc các nền văn minh khác, những người ngược lại muốn chống đối hay thoát khỏi sự kiểm soát đó (ví dụ kiểm soát của nhà nước Trung Quốc với người Tây Tạng, chính phủ Nga với người Hồi giáo ở Chesnya…)

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, trật tự thế giới thực chất là sản phẩm sự thống trị của hai siêu cường, thuộc hai khối và ảnh hưởng của họ đến thế giới thứ ba. Trong giai đoạn hiện nay, các yếu tố của một trật tự thế giới đang hình thành trên cơ sở tương quan sức mạnh giữa các quốc gia chủ chốt của các nền văn minh chủ yếu trên thế giới. Các nhà nước chủ chốt của các nền văn minh được coi là những nguồn thiết lập trật tự bên trong các nền văn minh và đồng thời cũng là người thiết lập trật tự của thế giới thông qua các cuộc thương lượng với các nhà nước chủ chốt của nền văn minh khác.

Các nhà nước chủ chốt của các nền văn minh hiện nay theo nhận định của Huntington như sau:

Hoa Kỳ, Pháp, Đức các quốc gia chủ chốt của văn minh phương Tây.

Văn minh phương Tây được xác định có hai trung tâm quyền lực là Hoa Kỳ ở châu Mỹ và Pháp, Đức ở châu Âu. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ là trung tâm của một khối lớn tập hợp nhiều quốc gia thuộc các nền văn minh khác nhau có mục tiêu chung là chống chủ nghĩa cộng sản. Khối này được biết đến với nhiều tên gọi “thế giới tự do”, “phương Tây” hay “chủ nghĩa tư bản”. Kết thúc của chiến tranh Lạnh, khối đa văn minh này đã và đang bị suy yếu.

Nhiều quốc gia đang “tái xác định” bản sắc văn hóa của mình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đang “châu Á hóa”. Trong một thời gian dài, Hoa kỳ vẫn được coi là chủ chốt của văn minh phương Tây. Nhưng, kể từ khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Liên minh châu Âu nổi lên là một thực thể chính trị tương đối độc lập và thực hiện sự phân quyền với Mỹ trong văn minh phương Tây. Sơ đồ nhà nước chủ chốt của Liên minh châu Âu được xác định như sau: Pháp, Đức được xác định là trung tâm (nhà nước chủ chốt); kế tiếp Bỉ, Hà Lan, Luxembourg là vòng thứ hai; vòng tiếp theo là Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Anh, Ireland, Hy Lạp; kế nữa là Áo, Phần Lan và các quốc gia mới ra nhập Liên minh như Ba Lan, Hungary, Cộng hoà Czech, Slovakia… các thứ bậc khác nhau này là tùy thuộc vào sự đồng nhất về văn hóa, sự hội nhập về kinh tế và chính trị.

Nga nhà nước chủ chốt của khối văn minh Chính thống giáo, Nga là

nước chủ chốt trong vòng tròn các nước theo Chính thống giáo Xlavơ như Belarus, Moldova, Kazakhstan, Acmernia; một số quốc gia ít thân thiện hơn như Ucraina, Georgia (những quốc gia này cũng đa phần theo Chính thống giáo); một số quốc gia theo Chính thống giáo ở vùng Balcăng như Bulgari, Hy Lap, Serbia, Sip, Rumani và cả một số nước cộng hoà Hồi giáo thuộc Liên Xô cũ nay vẫn phụ thuộc nặng nề vào Nga. Nước Nga, về tổng thể, đang tìm mọi cách để thiết lập một khối mà tâm điểm là nước Nga hiện nay, xung quanh là các quốc gia Chính thống giáo khác và cả một số quốc gia Hồi giáo kém phát triển khác chịu sự chi phối của Nga. Và Nga có ý đồ loại bỏ ảnh hưởng của các cường quốc khác đang nhòm ngó các nước dưới vùng ảnh hưởng của mình.

Trung Hoa quốc gia chủ chốt của khối văn minh Khổng giáo, Trung

Quốc trong lịch sử là một nền văn minh lâu đời và họ thường tự cho mình là một nước trung tâm có vùng ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới bởi

vì: Thứ nhất, do văn hoá của Trung Quốc (Khổng giáo) đã có sự ảnh hưởng

lâu dài và sâu sắc đến nhiều quốc gia trong khu vực; thứ hai, do người Hoa có sự ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á. Do vậy, họ tự cho mình đóng vai trò trung tâm ở khu vực. “Trong thời gian gần đây, sự nổi lên của Trung Quốc ở các mặt: thứ nhất, ở cách mà Trung Quốc thể hiện vị trí của mình trong các mối quan hệ quốc tế; thứ hai, phạm vi mà ở đó người Hoa ở nước ngoài tham gia hoạt động kinh tế ở Trung Quốc; thứ ba, các mối liên kết ngoại giao, chính trị và kinh tế ngày càng tăng của ba thực thể quan trọng của Trung Quốc là Đài Loan, Hồng Kông, Xinhgapo với Trung Quốc cũng như sự hướng về Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ từ các nước châu Á khác” [52-227]. Chính phủ Trung Quốc coi Trung Quốc lục địa là nhà nước chủ chốt của nền văn minh Trung Hoa (Khổng giáo), xoay quanh đó là các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Khổng giáo như Xinhgapo, Triều Tiên, Việt Nam.

Văn minh Hồi giáo và sự khủng hoảng nhà nước chủ chốt, một điều đặc biệt so với các nền văn minh khác, nền văn minh Hồi giáo cho đến nay vẫn chưa xác định được nhà nước đóng vai trò chủ chốt. Mặc dù, cho đến nay, Hồi giáo là tôn giáo duy nhất có tổ chức quốc gia liên tôn giáo (Tổ chức hội nghị Hồi giáo OIC, được thành lập với trụ sở ở Jiddah năm 1972). Việc thiếu một nhà nước chủ chốt của đạo Hồi là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc xung đột bên trong và bên ngoài thế giới Hồi giáo, đây là đặc trưng điển hình của đạo Hồi. Nhiều người cho rằng, ý thức không chặt chẽ là điểm yếu của đạo Hồi và là mối đe doạ tới các nền văn minh khác. Trong lịch sử, đã có sáu nhà nước lúc này hay lúc kia được nhắc đến như là những quốc gia có tham vọng giữ vai trò chủ chốt lãnh đạo thế giới Hồi giáo như: Inđônêxia, Ai Cập, Iran, Pakistan, Arậpxêut và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một quốc gia nào được các quốc gia thành viên thừa nhận nắm giữ vị trí này. Văn minh châu Phi và

Mỹ Latinh cũng chưa xác định được nhà nước chủ chốt, mặc dù cũng đã có một số quốc gia như Nam Phi, Nigernia, Braxin...cố gắng đóng vai trò là những nhà nước chủ chốt của các nền văn minh trên. Hai nền văn minh còn lại là Hinđu và Nhật Bản là những nền văn minh đơn quốc gia.

Như vậy, ở đây ta có thể thấy, theo quan điểm của Huntington, thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI sẽ phân chia thành bảy hay tám trung tâm quyền lực, mỗi nền văn minh là một trung tâm. Đứng đầu mỗi trung tâm là một hay một vài nhà nước chủ chốt. Các nhà nước chủ chốt này sẽ sắp đặt trật tự nội bộ bên trong nền văn minh của mình. Trật tự thế giới sẽ được duy trì trên cơ sở mối quan hệ của các nhà nước chủ chốt. Chiến tranh quy mô lớn nếu có nổ ra thì là cuộc chiến giữa các quốc gia chủ chốt thuộc các nền văn minh khác nhau hoặc giữa các nhóm thuộc các nền văn minh khác nhau.

2.3.2.Các liên kết chính trị dựa trên bản sắc văn hóa

Trong lịch sử, các liên kết quốc tế dựa trên nhiều cơ sở khác nhau: có những liên kết dựa trên tương đồng về lợi ích kinh tế, có những liên kết dựa trên tương đồng về lịch sử, địa lý và có những liên kết dựa trên sự tương đồng về hệ tư tưởng. Kết thúc chiến tranh Lạnh, những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền chính trị toàn cầu đang được định hình dựa trên một cơ sở mới đó là văn hóa, văn minh điều mà Huntington gọi là “chính trị về bản

sắc”. Các quốc gia, dân tộc có nền văn hoá tương đồng thì nhóm lại với nhau,

các quốc gia, dân tộc có nền văn hoá khác nhau thì tách nhau ra. Những mối liên kết được xác lập theo hệ tư tưởng trước đây đang nhường chỗ cho những mối liên kết dựa trên cơ sở văn hoá và văn minh. Các ranh giới chính trị cũng được định hình lại để phù hợp với các ranh giới về văn hoá như huyết thống, niềm tin, ngôn ngữ, lịch sử nói chung là nền văn minh. Biểu hiện rõ ràng nhất là Liên minh châu Âu và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đang được mở

rộng ra trong khi các khối Vacxava, khối SEV và các khối đa nền văn minh khác thì đang dần tan vỡ hoặc suy yếu. “Các cộng đồng văn hoá đang dần dần thay thế các khối liên kết trong thời kỳ chiến tranh Lạnh và các phân giới sai lệnh giữa các nền văn minh đang trở thành lý do chính của các xung đột trong chính trị học toàn cầu” [52-153].

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, một quốc gia có thể đứng trung lập không tham gia váo các lien minh chính trị, quân sự nào hay các quốc gia có thể thay đổi mối liên kết chuyển từ phía bên này sang phía bên kia. Điều đó tùy thuộc vào sự nhận thức của các nhà lãnh đạo về lợi ích của quốc gia họ khi tham gia vào các liên minh. Tuy nhiên, trong trong giai đoạn hiện nay, theo Huntington bản sắc văn hoá lại là yếu tố chủ đạo hình thành những mối liên kết hay quan hệ thù địch. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, một quốc gia có thể không tham gia vào liên minh nào nhưng quốc gia đó tất yếu phải thuộc một nền văn minh nhất định. Và trong giai đoạn hiện tại, khi các xung đột hệ tư tưởng mất đi, các mối quan hệ chính trị quốc tế dựa trên đó mất đi các liên kết dựa trên văn hóa hình thành thì các quốc gia đó buộc phải xác định bản sắc văn hóa của mình và tham gia vào các khối có chung bản sắc văn hóa đó. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của các quốc gia đa dân tộc, sắc tộc như Liên Xô, Nam Tư đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng về bản sắc. Trong điều kiện chính trị như vậy, cái người ta tính đến là họ thuộc dân tộc nào, họ theo tôn giáo nào, lịch sử của họ ra sao, ai là những người bà con với họ… Căn cứ vào đó họ ra nhập vào các tổ chức của những người bà con của mình. Ở châu Âu, các quốc gia như Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển những nước văn hoá phần nào thuộc phương Tây nhưng đã đứng trung lập trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Nay, họ đem các mối quan hệ họ hàng về văn hoá của mình ra nhập Liên minh châu Âu. Các quốc gia Thiên chúa giáo và Tin lành trong khối Hiệp ước Vacxava trước đây cũng đang từng bước tiến tới là thành

viên của Liên minh châu Âu và NATO. Trường hợp Thổ Nhĩ Kì chưa được các quốc gia trong Liên minh châu Âu chấp thuận cho ra nhập tổ chức này cũng có nguyên nhân văn hóa, văn minh (Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu theo đạo Hồi trong khi các quốc gia trong Liên minh châu Âu theo Cơ đốc giáo). Theo nhận định của Huntington, một số quốc gia trong khu vực Balcăng đang tính toán về sự hình thành một liên minh Chính thống giáo ngay trong lòng châu

Một phần của tài liệu Quan điểm của Samuel P. Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh (Trang 51)