Các liên kết chính trị quốc tế hiện nay có phải hoàn toàn dựa trên cơ sở các nền văn minh ?

Một phần của tài liệu Quan điểm của Samuel P. Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh (Trang 62)

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

2.4.Các liên kết chính trị quốc tế hiện nay có phải hoàn toàn dựa trên cơ sở các nền văn minh ?

các nền văn minh ?

Như vậy, theo quan điểm của Huntington, trong giai đoạn hiện nay các mối liên kết chính trên trường quốc tế chủ yếu dựa trên cơ sở văn hóa, văn minh. Trật tự quốc tế, tổ chức quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế cũng dựa trên cơ sở này. Về những quan điểm này có thể thấy mấy điểm chính như sau :

Việc sắp xếp nhà nước chủ chốt và các liên kết chính trị quốc tế hoàn toàn (hay chủ yếu) dựa trên cơ sở văn minh, quan điểm này cũng có một số điểm chưa được thoả đáng. Thứ nhất, việc xác định các quốc gia chủ chốt của các nền văn minh chỉ thuần túy dựa trên cơ sở văn minh (tôn giáo, ngôn ngữ,

đạo đức, lối sống, huyết thống, lịch sử…) hay phụ thuộc vào các yếu tố khác quan trọng hơn như kinh tế, chính trị, quân sự. Xác định Mỹ là quốc gia chủ chốt của văn minh phương Tây, Nga là chủ chốt của văn minh Chính thống, Trung Quốc là chủ chốt của văn minh Khổng giáo, hay dự đoán Iran, Nam Phi, Nigreria có thể chở thành các nhà nước chủ chốt của các nền văn minh đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là sự tính toán có chủ đích về mặt chính trị xem ai có thể (hiện tại hoặc tương lai) là đối thủ của Mỹ và phương Tây? (xem thêm Vũ Hồng Lâm, Thế giới đa vực: Cấu hình quyền lực thế giới đương đại, Cambridge, tháng 6/2006). Thứ hai, việc xác định các quốc gia

“đàn em”, các quốc gia tập hợp theo các quốc gia chủ chốt. Về vấn đề này, theo chúng tôi, có hai điểm sau đây chưa được thỏa đáng: một là, thiếu cơ sở thực tế ví dụ như trong cuộc chiến tranh Irắc (2003) chính bản thân nền văn minh phương Tây bị chia rẽ khi Hoa Kỳ lãnh đạo một nhóm gồm Anh, Tây Ban Nha, Ý, Nhật, Úc chủ trương tiến hành chiến tranh, khối còn lại do Pháp, Đức chủ trương chống giải pháp quân sự (nếu theo luận thuyết của Huntington thì các quốc gia phương Tây này phải hợp thành một khối để chống lại nền văn minh Hồi giáo). Ngay trong nội bộ những người Hồi giáo cũng có sự phân hoá, có những quốc gia ủng hộ Irắc như Iran, Inđônêxia, Malayxia, cũng có những quốc gia ủng hộ Liên quân như Pakitxtan. Thậm chí ngay trong nội bộ Irắc cũng có sự phân hoá (giữa người Si-ai và người Sun- ni) mà nguyên nhân cơ bản là do bất đồng về các lợi ích chính trị. Nếu căn cứ vào văn minh để xác định các liên kết chính trị thì giải thích như thế nào trong mối quan hệ Trung Quốc – Đài Loan – Hoa Kỳ; hai là, Huntington bất nhất trong việc xác định mối quan hệ giữa các quốc gia trong một nền văn minh. Ví dụ trường hợp Việt Nam, trong tác phẩm, ông xác định Việt Nam thuộc nền văn minh Khổng giáo do Trung Quốc là quốc gia chủ chốt của nền văn minh này. Tuy nhiên, đến một chỗ khác ông lại đưa ra dự đoán trong trường

hợp Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp dầu mỏ trên Biển Đông, Việt Nam lại liên kết với Mỹ để làm đối trọng chống lại Trung Quốc, ông đưa ra bằng chứng việc Việt Nam ra nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ là nằm trong kế hoạch đó [xem thêm tài liệu 52 các trang từ 334 đến 337 và tài liệu số 30]. Như vậy, trong trường hợp này nguồn gốc của xung đột và cơ sở để xây dựng quan hệ quốc tế là do lợi ích chứ không phải văn minh.

Thứ ba, có rất nhiều quốc gia mà nếu căn cứ vào luận thuyết của Huntington

chúng ta không biết xếp họ thuộc khối văn minh nào ví dụ trường hợp Thái Lan, Cam-pu-chia, Myanma… về mặt tôn giáo, họ có cùng tôn giáo là theo đạo Phật. Nếu căn cứ vào cách hiểu của ông về văn minh như đã phân tích trên các quốc gia này sẽ thuộc một nền văn minh và sẽ có một quốc gia chủ chốt trong nhóm này nhưng trong tác phẩm ta thấy ông không hề nhắc tới, điều đó cho thấy ông chỉ chú ý đến những nước lớn có thể trở thành đối trọng vói Mỹ và phương Tây mà thôi.

Từ sự phân tích trên đây cho thấy Huntington chỉ chú tâm phân loại những quốc gia, những nền văn minh có thể đối chọi với Mỹ và phương Tây hiện tại hoặc trong tương lai gần mà thôi; tức quan niệm “văn minh” và “sự xung đột của các nền văn minh” của ông hoàn toàn bị chi phối bởi cái nhìn chiến lược của chính giới Mỹ và Phương Tây trên phương diện quân sự và kinh tế [xem thêm tài liệu 43].

Về các liên kết chính trị quốc tế trong giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, có thể thấy rằng, sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc các liêt kết quốc tế có phần bị khủng hoảng, nhiều quốc gia đi tìm những cơ sở để thiết lập các liên kết quốc tế mới thay thế cho các liên kết trên cơ sở hệ tư tưởng đã sụp đổ phần nào do sự tan rã của Liên Xô và các nước theo chủ nghĩa cộng sản khác. Sự kiện vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 tại Mỹ đã khiến hình thành một hệ thống các liên kết chính trị quốc tế nhằm chống chủ nghĩa khủng bố. Nhưng

thực chất các liên minh này có dựa trên cơ sở sự tương đồng về văn hóa văn minh hay không? Liên minh chống chủ nghĩa khủng bố được hình thành ngay trong tháng 9 năm 2001 đứng đầu là Hoa Kỳ. Ngoài các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Ý… thì sự tham gia trực tiếp hay ủng hộ của các quốc gia khác như Nga, Trung Quốc, Inđônexia, Pakistan… là điều đáng quan tâm. Vậy thực chất toan tính của các quốc gia này khi tham gia vào liên minh chống chủ nghĩa khủng bố vì mục đích gì, có phải họ chỉ tham gia trên cơ sở liên kết để bảo vệ những người bà con họ hàng của mình theo luận thuyết của Huntington? Chúng tôi xin đưa ra một số phân tích và dẫn chứng để phần nào thấy rõ động cơ thực sự về mặt kinh tế và chính trị của các liên kết này:

Đối với trường hợp của Nga, rõ ràng theo quan điểm của Huntington Nga thuộc văn minh Chính thống giáo. Người phương Tây hay Hồi giáo không phải là bà con cũng không phải là kẻ thù của họ. Vậy tại sao họ ủng hộ Mỹ trong việc chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tại Afghanitxtan? Ngay sau khi vụ khủng bố xảy ra, nội bộ nước Nga không có sự thống nhất. Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Ivanov và tổng tham mưu trưởng Anatoli Kvasnin lên tiếng phản đối việc Mỹ và NATO tiến hành hoạt động quân sự trên lãnh thổ Trung Á, phản đối việc Nga tham gia liên minh này. Trái lại, Tổng thống V. Putin lại ủng hộ chiến lược của Hoa Kỳ. Tại sao? người ta nhắc đến nhiều lý do: thứ nhất, vấn đề Chesnya, trước đây, Hoa Kỳ tìm mọi cách chống lại Nga triển khai các chiến dịch quân sự chống lại các thế lực li khai, khủng bố tại Chesnya, Mỹ thường tung ra quan điểm “Nga vi phạm nhân quyền”. Nhưng thực ra, Mỹ muốn duy trì Chesnya như một lò lửa xung đột để phá vỡ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga, biến vùng Kavkaz thành một vòng cung khủng hoảng để Mỹ theo đuổi mưu đồ lâu dài làm suy yếu nước Nga. Rõ ràng, việc Nga ủng hộ mỹ trong việc chống chủ nghĩa khủng bố là muốn buộc Washington phải thay đổi lập trường với vấn đề

Chesnya. Thứ hai, vì lý do lịch sử, Nga cũng muốn xóa đi quá khứ đau buồn thời Liên Xô trong chính sách đối với Afghanitxtan, đặc biệt Nga có xu hướng ủng hộ Liên minh phương Bắc của tướng Dostum và thiết lập một liên minh các nước Trung Á thân Nga bao gồm Afghanitxtan, Uzbekistan, Tajikistan. Ngoài ra, những vấn đề kinh tế, chính trị khác như việc Nga xin ra nhập WTO, vấn đề đầu tư của Mỹ vào Nga, vấn đề Hiệp định ABM… cũng là những toan tính của Nga trong liên minh với Hoa Kỳ.

Đối với trường hợp Trung Quốc, Trung Quốc theo sự phân chia của Huntington thuộc văn minh Khổng giáo và là quốc gia chủ chốt của nền văn minh này. Cũng theo sự phân tích ấy thì rõ ràng giữa Khổng giáo và Hồi giáo không có mâu thuẫn mà ngược lại còn có những mối tương đồng nhất định, biểu hiện ra là cách mà họ cùng diễn đạt về sự bất bình đối với phương Tây và các chuyến viếng thăm giữa lãnh đạo cấp cao của hai nền văn minh này. Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, thái độ của Trung Quốc là ủng hộ Mỹ tiến hành các biện pháp quân sự. Động cơ của Trung Quốc được đánh giá là “cho để nhận”. Trung Quốc là đồng minh của Pakistan, có những quan hệ không chính thức với Taliban. Khi Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ủng hộ chiến dịch trả đũa vũ trang của Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đồng thời đưa ra hàng loạt điều kiện: “bất kỳ hành động quân sự nào cũng phải tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp quốc, Hội đồng Bảo an (mà Trung Quốc là thành viên thường trực), việc tấn công phải dựa trên những bằng chứng không thể chối cãi và phải nhằm vào những mục tiêu rõ ràng để tránh thương vong cho những người dân vô tội”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ngô Bang Tạo, thẳng thắn tuyên bố: “Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ trong cuộc chiến chống khủng bố. Vì lẽ đó, Trung Quốc có lý do để yêu cầu Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ và hiểu biết trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và ly khai (của Trung Quốc)”

[47-177,180]. Với tuyên bố này, Trung Quốc yêu cầu Mỹ phải từ bỏ việc dùng chiêu bài nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc khi nước này xử lý hành động khủng bố và ly khai trên lãnh thổ của mình, đặc biệt vấn đề Tân Cương và Tây Tạng.

Trường hợp Pakistan, là nước hậu thuẫn chính cho Taliban, Pakistan đã nhanh chóng “trở cờ” đứng về phía Mỹ. Một mặt Pakistan không có lựa chọn nào khác; mặt khác, trong cuộc tranh chấp đối thủ hạt nhân Ấn Độ, Pakistan cũng muốn chứng tỏ với Mỹ ai thực sự là đồng minh tin cậy được. Pakistan cũng tính toán rất rõ mối lợi kinh tế việc làm hậu cần cho Mỹ trong cuộc chiến. Ngoài việc được Mỹ hứa giảm nợ 30 tỷ USD, sự hiện diện của Mỹ cũng vực dậy nền kinh tế Pakistan như đã từng xảy ra tại một số quốc gia khác từng làm hậu cần cho Mỹ trong các cuộc chiến khác.

Từ những phân tích trên đây cho thấy, trong thế giới hậu chiến tranh Lạnh, các liên kết chính trị quốc tế là rất đa dạng. Trong đó, việc các quốc gia xác định lợi ích dân tộc của mình khi tham gia các liên kết là một xu thế rất quan trọng. Trong các trường hợp trên cả Nga, Trung Quốc, Pakistan (thuộc các nền văn minh phi phương Tây) liên minh, ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố, thậm chí chống lại cả những người bà con, họ hàng của mình rõ ràng là vì những mối lợi, những toan tính về mặt chính trị, kinh tế hay an ninh quốc phòng chứ không phải do văn hóa hay văn minh.

Trong mỗi giai đoạn của lịch sử, xuất hiện những hình thức quan hệ quốc tế đặc thù phù hợp với các đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội của thời kỳ đó. Thế giới trong giai đoạn hiện nay cũng đang hình thành các mối liên kết chính trị dựa trên các đặc điểm của thời đại. Dự đoán của Huntington về một trật tự thế giới mới dựa trên các nền văn minh thay thế cho trật tự thế giới tập hợp theo hai khối thuộc hai hệ thống hệ tư tưởng trước đây (trật tự Ianta) cũng có những điểm hợp lý nhất định. Các quốc gia có những điểm tương

đồng về văn minh thì thường có những mối quan hệ bền vững và thân thiện hơn các mối quan hệ khác văn minh (vì họ có chung bảng giá trị). Tuy nhiên, ngoài những liên kết dựa trên nền văn minh, thì thế giới ngày nay các mối liên kết còn dựa trên nhiều cơ sở khác như địa lý, thể chế chính trị, lợi ích kinh tế… ASEAN, APEC là các tổ chức như vậy và nó cũng đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì trật tự thế giới.

KẾT LUẬN

Qua sự phân tích trên có thể rút ra mấy điểm chính trong luận thuyết của Huntington như sau:

Thứ nhất, về cục diện chính trị thế giới hiện nay, Huntington đã đưa ra

một khái niệm phản ánh rất rõ cục diện chính trị thế giới hiện nay đó là “thế giới đa cực và đa văn minh”. Lịch sử thế giới đã có lúc chứng kiến văn minh phương Tây đóng vai trò thống lĩnh trong đời sống quốc tế, các giá trị về đạo đức, pháp quyền, tôn giáo thậm chí cả ngôn ngữ của phương Tây được đem áp đặt cho các dân tộc khác. Nhưng hiện nay, tình hình chính trị thế giới đã khác, thế giới đang trở lên “đa cực, đa văn minh”. Các nền văn minh ngoài phương Tây đang vươn lên bình đẳng với phương Tây, các quốc gia này đang ngày càng khẳng định vai trò trên trường quốc tế trên tất cả mọi mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…

Thứ hai, dự báo về những xung đột xảy ra trong những năm cuối thế kỷ

XX, đấu thế kỷ XXI. Thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI xuất hiện khá nhiều cuộc xung đột liên quan đến các vấn đề tôn giáo, dân tộc,

sắc tộc…đây là hiện tượng khách quan, nhiều sự kiện có sự trùng hợp với những nhận định của Huntington. Trong các văn kiện Đại hội IX (2001), Đại hội X (2006) Đảng cộng sản Việt Nam cũng có những nhận định tương tự “Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng” [11-13]. “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố… tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp” [12-73]. Điều đó cho thấy, không thể phủ nhận một cách đơn giản các quan điểm của Huntington nhất là những người làm chính trị, nếu nhậy bén trong việc nhận thức các đặc điểm lớn của thời đại cũng sẽ có các quyết sách phù hợp.

Thứ ba, về nguồn gốc sâu xa của các cuộc xung đột. Nếu dừng lại ở

chỗ coi sự khác biệt về văn minh, nhất là tôn giáo là nguồn gốc sinh ra xung đột thì có phần mang tính duy tâm và phản động (vì nó cổ suý cho hận thù và bạo lực) nhưng nếu truy nguyên đến cùng, đằng sau văn minh “lịch sử, dân số, chính trị” là nguyên nhân dẫn đến xung đột thì có phần hợp lý. Bởi chính sự gia tăng dân số trong một số xã hội Hồi giáo dẫn đến tình trạng không có công ăn việc làm trong khi chính sách nhập cư của một số nước phương Tây ngày càng khắt khe khiến sự bực tức của họ tăng lên cộng với các yếu tố khách quan khác dẫn đến các hành vi xung đột của những người phi phương Tây nhất là người Hồi giáo với phương Tây tăng lên.

Thứ tư, về một số liên kết kết quốc tế giai đoạn hậu chiến tranh Lạnh.

Sau khi trật tư Ianta sụp đổ nhiều quốc gia đang vươn lên để khẳng định vị trí của mình. Để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhiều liên kết sách lược được các quốc gia lựa chọn nhằm cân bằng sức mạnh với các đối thủ khác. Trong các liên

kết đó, có những liên kết dựa trên sự tương đồng về văn hoá và những liên kết này thường có một mức độ bền chặt hơn so với các kiểu liên kết khác. Đây cũng là một đặc điểm khách quan của thời đại được Huntington nhắc đến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan điểm của Samuel P. Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh (Trang 62)