1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.

64 1,3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 682 KB

Nội dung

Năm 2007 là một năm thành công đối với nền kinh tế Việt Nam với con số tăng trưởng cao thứ hai ở Châu Á với 8,5 %.

Trang 1

KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ

Đề tài

Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.

Nhóm thực hiện : Nhóm 9

Lớp : Kinh tế Đầu tư 48A

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Từ Quang Phương

TS Phạm Văn Hùng

HÀ NỘI, 10/2008

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hơn một thập kỉ qua, phần lớn các nước trong khu vực và các nước pháttriển bắt đầu chú ý hơn tới vị thế của Việt Nam, nhờ tiềm năng kinh tế to lớn cũng nhưhoạt động đầu tư và thương mại không ngừng gia tăng của Việt Nam đối với các nướctrên thế giới

Năm 2007 là một năm thành công đối với nền kinh tế Việt Nam với con số tăngtrưởng cao thứ hai ở Châu Á với 8,5 % Đồng thời, năm 2007 cũng là năm thu hút vốnđầu tư nước ngoài vượt xa mọi kỳ vọng, đạt 20,3 tỷ Những con số trên đã góp phần tạodựng hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Điều này còncho thấy qui mô vốn có tác động quan trọng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Trongkhi đó, bản thân vốn đầu tư chịu tác động của rất nhiều các nhân tố, trong đó lãi suất tiềnvay và tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư là hai yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô vốnđầu tư Vậy bản chất lý luận trên ra sao và thực trạng mối quan hệ trên ở Việt Nam nhưthế nào? Những vấn đề trên đòi hỏi việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷsuất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư dưới góc độ lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể đưa đến một cái nhìn tổngquát và mới mẻ hơn về qui mô vốn đầu tư đặt trong mối quan hệ với lãi suất tiền vay và tỷsuất lợi nhuận từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng qui mô vốn đầu tư

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương và TS Phạm VănHùng đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ. 8

A LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ 8

I Lãi suất 8

1 Khái niệm và vai trò của lãi suất 8

1.1 Khái niệm 8

1.2 Vai trò của lãi suất 8

2 Phân loại lãi suất 8

2.1.Phân loại theo nguồn sử dụng 8

2.3.Phân loại theo phương pháp tính lãi 9

2.4.Phân loại theo loại tiền 10

2.5.Phân loại theo độ dài thời gian: 10

3.Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất 10

3.1 Cung cầu các quĩ cho vay 10

3.2.Lạm phát kì vọng 10

3.3 Bội chi ngân sách 11

3.4 Những thay đổi về thuế 11

3.5 Những thay đổi trong đời sống xã hội 12

II.Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ( RR- RATE OF RETURN) 12

1.Khái niệm, phân loại 12

1.1 Lợi nhuận thuần 12

1.2 Tỷ suất lợi nhuận 13

2 Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR – Rate Of Return) 14

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận 15

3.1.Lợi nhuận thuần 15

3.2.Vốn đầu tư 15

III.Qui mô vốn đầu tư 15

1.Khái niệm vốn đầu tư 15

2 Đặc trưng của vốn đầu tư 16

3 Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển 16

3.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 17

3.2 Vốn lưu động bổ sung 17

3.3 Vốn đầu tư phát triển khác 17

4 Vai trò của vốn đầu tư 18

5 Phân loại vốn đầu tư 18

5.1 Vốn đầu tư trong nước 18

Trang 5

5.2 Vốn đầu tư nước ngoài 19

6 Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô vốn đầu tư 19

6.1 Lợi nhuận kì vọng 19

6.2 Lãi suất tiền vay 19

6.3 Môi trường đầu tư 20

6.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 21

B LÍ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ. 21

I.Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và qui mô vốn đầu tư 21

1.Tác động của lãi suất tiền vay đến qui mô vốn đầu tư 21

2 Tác động của quy mô vốn đầu tư tới lãi suất tiền vay 25

II.Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư 26

1.Tác động của tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư đến qui mô vốn đầu tư 26

2 Tác động của qui mô vốn đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 27

III Mối quan hệ giữa ba yếu tố: lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2000 - 2007) 31

A.THỰC TRẠNG LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31

I Lãi suất 31

1.Thực trạng 31

2.Đánh giá thực trạng lãi suất 34

II Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 37

1 Thực trạng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 37

1.1 Tỷ suất lợi nhuận giữa các khu vực và thành phần kinh tế còn có sự chênh lệch 37

1.2.Tỷ suất lợi nhuận giữa ngành kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh còn có sự chênh lệch .39

1.3 Tỷ suất lợi nhuận giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành cũng có sự chênh lệch đáng kể.39 1.4 Tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ở các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới cũng có sự chênh lệch 40

2 Nguyên nhân 41

III Qui mô vốn đầu tư 41

1 Thực trạng qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam hiện nay 41

1.1.Vốn đầu tư trong nước 41

1.2.Vốn đầu tư nước ngoài 43

2 Đánh giá qui mô đầu tư hiện nay 46

2.1 Mặt được 46

Trang 6

2.2 Mặt chưa được 46

B THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, QUI MÔ ĐẦU TƯ 47

I Mối quan hệ giữa lãi suất và qui mô đầu tư 47

1.Lãi suất tác động đến qui mô vốn đầu tư 47

2 Qui mô vốn tác động đến lãi suất cho vay 50

II Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư 51

1.Tỷ suất lợi nhuận tác động qui mô vốn 51

2 Qui mô vốn tác động đến tỷ suất lợi nhuận 52

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ QUI MÔ VỐN ĐU TƯ 55

I Các giải pháp về qui mô vốn đầu tư 55

1 Các giải pháp mang tính vĩ mô 55

1.1.Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế 55

1.2 Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 55

1.3 Xây dựng các chính sách huy động nguồn vốn có hiệu quả 56

2.Các giải pháp riêng đối với từng nguồn vốn 56

2.1.Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư trong nước 56

2.2.Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư nước ngoài 56

2.2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 56

2.2.2 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 58

II.Giải pháp về lãi suất 58

III Giải pháp về tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 59

1.Tối đa hóa lợi nhuận 59

2.Tăng hệ số quay vòng vốn……… 61

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU 63

Trang 7

Chương I Lý luận chung về mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay,

tỷ suất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư.

A Lý luận chung về lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư

Trang 8

tài sản khác nhau Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiềndôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số vốn gọi là lãisuất

1.2 Vai trò của lãi suất

Ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân cũng như các doanhnghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu

tư số vốn tích lũy được vào danh mục đầu tư khác,…

Ở tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất lại là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất nhạybén và hiệu quả: thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhấtđịnh, chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà cóthể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu, đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thấtnghiệp và tình trạng lạm phát trong nước

Hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính sách lãisuất còn được sử dụng như là một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đi vàohay đi ra đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá Điều nàykhông những tác động trực tiếp đến đầu tư phát triển kinh tế mà còn tác động đến cán cânthanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước đó đối với nước ngoài

2 Phân loại lãi suất

2.1.Phân loại theo nguồn sử dụng

- Lãi suất huy động: là loại lãi suất quy định tỉ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiềngửi của khách hàng

- Lãi suất cho vay: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho ngườicho vay Về mặt lý thuyết, các mức lãi suất cho vay khác nhau được căn cứ vào tỷ suất lợinhuận bình quân của đối tượng đầu tư và thời hạn cho vay Tuy nhiên với ý nghĩa là mộtcông cụ điều tiêt vĩ mô nền kinh tế, điều đó không phải bao giờ cũng đúng, vì nó còn tùythuộc vào mục tiêu chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ

Thông thường, lãi suất cho vay và lãi suất huy động có mối quan hệ được xác địnhnhư sau:

Lãi suất Lãi suất Rủi ro

cho vay = huy động + Chi phí + tối thiểu + Lợi nhuận

Trong nội dung đề tài này, chúng tôi xin đề cập đến lãi suất dưới góc độ lãi suấtcho vay đặt trong mối quan hệ với tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư

Trang 9

3.2.Phân loại theo giá trị thực:

- Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho mỗi kỳ hạn gửi hoặc vay, thểhiện trên quy ước giấy tờ được thoả thuận trước

- Lãi suất thực: là loại lãi suất xác định giá trị thực của các khoản lãi được trả hoặc thuđược

Lãi suất Lãi suất Tỷ lệ

thực = danh nghĩa - lạm phát

Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng, đốivới người có tiền, nhờ đoán biết được lãi suất thực mà họ quyết định nên gửi tiền vàongân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp Đối với người cần vốn, nếu dự đoán đượctương lai có lạm phát và trong suốt thời gian đó lãi suất cho vay không đổi hoặc có tăngnhưng tốc độ tăng không bằng lạm phát tăng thì họ có thể yên tâm vay để kinh doanh màkhông sợ lỗ vì trượt giá khi trả nợ

2.3.Phân loại theo phương pháp tính lãi

- Lãi suất đơn: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay ban đầukhông gộp lãi vào tiền vay ban đầu để tính lãi thời hạn kế tiếp

Lãi suất đơn = số tiền lãi / số tiền gốc * 100%

- Lãi suất kép: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay, số tiền vaynày tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kỳ cho vay (lãi mẹ đẻ lãi con)

Công thức:

I = ( 1+i)^1/t – 1

I : lãi suất tại thời điểm t

i: lãi suất đơn hàng năm

t: chu kỳ tính lãi suất

2.4.Phân loại theo loại tiền

- Lãi suất nội tệ: là loại lãi suất áp dụng để tính toán cho đồng nội tệ (kể cả lãi suất huyđộng và lãi suất cho vay)

- Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất tính toán áp dụng cho đồng ngoại tệ

2.5.Phân loại theo độ dài thời gian:

- Lãi suất ngắn hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay ngắnhạn, có thời hạn dưới 1 năm

Trang 10

- Lãi suất trung hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay cóthời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

- Lãi suất dài hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản cho vay cóthời hạn trên 5 năm

3.Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất

3.1 Cung cầu các quĩ cho vay

Lãi suất là giá cả của tín dụng, do vậy, bất kì sự thay đổi nào của cung cầu quĩ chovay không cùng một tỷ lệ đều sẽ làm thay đổi lãi suất trên thị trường

Tuy nhiên, mức độ biến động của lãi suất ít nhiều còn phụ thuộc vào các quyếtđịnh của chính phủ và NHTW Điều đó cho thấy, chúng ta có thể tác động vào cung haycầu vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược từngthời kì

3.2.Lạm phát kì vọng

Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tốkích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc vàtiền lời thu được đã bị hao mòn do tác động của lạm phát.Theo Friedman, ông cho rằngtrong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước là cực kỳ cao trong bất cứ thời kỳ kéodài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền tệ là cực kỳ cao

Hình 1: Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất

Tóm lại, khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng Điều này có một ý nghĩa quantrọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng.Trên cơ sở đó,

có một chính sách lãi suất hợp lý Khi lạm phát cao, nhà nước cần phải nâng lãi suất danhnghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc nhà nước tung vàng, ngoại tệ ra bán để kiềm

Trang 11

chế lạm phát Nhiều nhà kinh tế đã khuyến nghị rằng cuộc chiến chống lạm phát nhất định

sẽ thất bại nếu chúng ta muốn hạ thấp lãi suất

3.3 Bội chi ngân sách

Bội chi ngân sách của NHTW sẽ trực tiếp làm cho cầu của quĩ cho vay tăng làmtăng lãi suất

Bội chi ngân sách cũng tác động đến tâm lý dân chúng về mức gia tăng lạm phátgây ra áp lực làm tăng lạm phát

Về phía Chính phủ, khi bội chi NSNN thì Chính phủ thường gia tăng phát hànhtrái phiếy làm cung trái phiếu trên thị trường tăng, giá trị trái phiếu có xu hướng giảmxuống Chính điều này đã làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên

Về phía các NHTM, tài sản có của họ tăng ở mục trái phiếu Chính phủ, dự trữvượt quá của họ bị giảm Do đó, lãi suất ngân hàng tăng lên

3.4 Những thay đổi về thuế

Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống nhưkhi thuế tác động đến giá cả hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệpluôn tác động đến lợi nhuận của họ Cho nên nếu các hình thức thuế này tăng lên cũng cónghĩa là nó sẽ điều tiết bớt một phần thu nhập của cá nhân doanh nghiệp làm nhiệm vụkinh doanh tiền tệ, kinh doanh chứng khóan tức là các NHTM và các công ty Chứngkhóan

Thông thường, ai cũng quan tâm đến thu nhập thực tế hơn thu nhập danh nghĩa thìđương nhiên các tổ chức kinh doanh chứng khóan phải cộng thêm vào lãi suất cho vaynhững sự thay đổi về thuế làm lãi suất tăng lên

3.5 Những thay đổi trong đời sống xã hội

Ngoài những yếu tố kể trên, sự thay đổi của lãi suất còn chịu tác động của những

sự thay đổi trong đời sống xã hội Ví dụ như sự phát triển của thị trường tài chính với cáccông cụ tài chính đa dạng

Thêm nữa, tình hình về kinh tế, chính trị của cũng như những biến động tài chínhquốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới, các luồng vốn đầu tư ravào đối các nước đều ít nhiều tác động đến sự thay đổi lãi suất của các nước khác

Trang 12

Tất cả các vấn đề này đều gợi ý cho tất cả những nghiên cứu, soạn thảo và điềuhành về chính sách lãi suất phải có sự nhìn nhận và đánh giá một cách tổng thể trước khiđưa ra bất kì kết luận hoặc quyết định nào đến lãi suất

II.Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ( RR- RATE OF RETURN)

1.Khái niệm, phân loại

1.1 Lợi nhuận thuần.

Xét trên góc độ đầu tư, chỉ tiêu lợi nhuận thuần ( W – Worth) được tính cho từngnăm hay cho cả đời dự án và bình quân năm của đời dự án

Lợi nhuận thuần từng năm ( Wi ) được xác định như sau:

Wi = Oi - Ci

Trong đó:

Oi : Doanh thu thuần năm i

Ci : Các chi phí năm i bao gồm tất cả các khoản phí có liên quan tới sản xuất, kinh doanhnăm i: chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí khấu hao, chi phí thuê tài sản,thuế thu nhập doanh nghiệp…

Lợi nhuận giữ 1 vị trí quan trọng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp, nó quyếtđịnh sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào Vì vậy mà lợi nhuận là một trong những chỉtiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh Trước tiên nó là cái màbất kỳ ông chủ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, ẩn sau đó là động cơ để bất kỳ nhà đầu

tư nào bỏ tiền đầu tư

Tuy vậy không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau vì:

- Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ cùa cácdoanh nghiệp khác nhau dẫn đến lợi nhuận cũng khác nhau

- Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu đượccũng khác nhau Ở những doanh nghiệp lớn được đầu tư lớn hơn nhưng do hoạt động sảnxuất, quản lý kém, nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệpquy mô nhỏ dù hoạt động tốt Cho nên để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối người ta

còn sử dụng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận

1.2 Tỷ suất lợi nhuận

Trang 13

Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi loại lại có nội dung khác nhau, sauđây là một số cách phân loại và tính tỷ suất lợi nhuận:

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn : là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận (trước thuế hoặc sauthuế) thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, các hoạt động khácvới số vốn sử dụng bình quân trong kỳ ( thường là 1 năm)

Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được hàng năm tính trên 1 đồng vốn bỏ ra

Trong đó ta đặc biệt quan tâm tới tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, phần này sẽ được trình bày

cụ thể ở sau

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận (trước thuế hoặc sauthuế) thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, các hoạt động khácvới tổng doanh thu thuần thu về

Chỉ tiêu này phản ánh: mức lợi nhuận thu được trên 1 đồng doanh thu

- Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành: là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sauthuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ

- Ngoài ra còn có 1 số chỉ tiêu khác như:

+Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn

+Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn

+Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

+Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

2 Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR – Rate Of Return)

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần tính cho từng năm hoặc tính cho cả đời

dự án thu được từ 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng

* Nếu tính cho từng năm:

Wipv

RRi =

IVO

Trong đó:

RRi : Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư năm i

Wipv : lợi nhuận thuần năm i tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động

IVO : Vốn đầu tư tính tại thời điểm dự án đi vào hoạt động

Dựa vào RRi từng năm mà ta co thể so sánh giữa các năm và thấy được sự khácbiệt này ở các dự án khác nhau

Trang 14

* Nếu tính bình quân năm của cả đời dự án:

W

RR =

IVO

Trong đó:

W : Lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dự án theo mặt bằng hiện tại

Tuy nhiên trong thực tế để cho dễ tính ta có thể lấy lợi nhuận thuần của 1 năm hoạt động

ở mức trung bình trong đời dự án thay cho lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dự án

* Khi tính cho cả đời dự án, chỉ tiêu này lại phản ánh mức thu nhập thuần tính trên 1 đơn

vị vốn đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng để nhàđầu tư đưa ra lựa chọn quyết định đầu tư vào dự án nào Nó phản ánh tốc độ thu hồi vốn,nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ khả năng thu hồi vốn càng nhanh và sau đó

là lợi nhuận dư ra càng cao Nếu cùng vốn đầu tư như nhau thì những dự án có tỷ suất lợinhuận càng lớn càng thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, bởi nó hàm chứa lợi nhuậncàng cao - đó là mục đích cuối cùng của nhà đầu tư

Tuy nhiên chỉ dựa vào tỷ suất lợi nhuận thôi chưa đủ, nhà đầu tư quyết định đầu tưdựa trên hiệu quả biên của vốn ( tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư)

Tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư phản ánh lợi nhuận tăng thêm khi gia tăng thêm

1 đơn vị vốn đầu tư Điều đáng nói ở đây là tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư giảm dầntheo quy mô vốn đầu tư

Dễ thấy để có được 1 đơn vị vốn đầu tư gia tăng đó nhà đầu tư phải đi vay, phảitrả lãi suất cho vay (nếu bản thân vốn tự có thì đó là chi phí cơ hội của đồng vốn đó) và nóchính là giá của vốn vay Do vậy nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư thêm vốn tới khi hiệu quảbiên của vốn còn lớn hơn giá của vốn vay

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

3.1.Lợi nhuận thuần

Dựa vào công thức dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của lợi nhuận thuần tới tỷ suấtlợi nhuận Với cùng một số vốn đầu tư như nhau, dự án nào càng thu về nhiều lợi nhuậnthuần càng chứng tỏ tỷ suất lợi nhuận cao, và dự án càng trở nên hấp dẫn

Trang 15

Lợi nhuận thuần là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài sựhoạt động tốt hay xấu, doanh thu thu được nhiều hay ít, lợi nhuận thuần bị phụ thuộckhông nhỏ vào các yếu tố khác như: lãi suất, chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhậpdoanh nghiệp, các khoản hỗ trợ…

Trong đó ta đặc biệt nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất tiền vay: với bất kỳ khoảnvay nào đều phải trả chi phí của nó đó là lãi suất cho vay, do đó khi tăng lãi suất cho vayđồng nghĩa với chi phí về vốn tăng dẫn đến lợi nhuận thuần giảm, và ngược lại

+ Khi lãi suất tăng, chi phí vốn lớn Điều này sẽ làm lợi nhuận thuần giảm

+ Khi lãi suất giảm, chi phí vốn giảm Điều này sẽ làm lợi nhuận thuần tăng

III.Qui mô vốn đầu tư

1.Khái niệm vốn đầu tư

- Vốn đầu tư

"Capital - vốn ( tư bản): một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thốngkinh tế tạo ra Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầuvào cho quá trình sản xuất sau Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sứclao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra Do bản chất khôngđồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãitrong lý thuyết kinh tế." (Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội,

1999, Tr 129)

Theo cấu trúc giá trị của hàng hoá:

Vốn đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của vốn nói chung Trên phương diệnnền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra đểtạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động)

Theo Luật Đầu tư năm 2005, vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiệncác hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp

Trang 16

- Qui mô vốn đầu tư

Trong hoạt động kinh tế, quy mô vốn đầu tư là một chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăngtrưởng và sức mạnh của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế

Qui mô vốn đầu tư trong một thời kì nhất định được biểu hiện bằng đơn vị giá trịthông qua lượng tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh ( bao gồm tài sản cố định

và lưu động )

2 Đặc trưng của vốn đầu tư

- Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản Vốn được biểu hiện bằng giá trị của nhữngtài sản hữu hình và vô hình

- Vốn phải vận động sinh lời Để biến tiền thành vốn thì tiền phải thay đổi hình thái biểuhiện, vận động và có khả năng sinh lời

- Vốn cần được tích tụ và tập trung đến một mức nhất định mới có thể phát huy tácdụng

- Vốn phải gắn với chủ sở hữu Khi xác định rõ chủ sở hữu, đồng vốn sẽ được sử dụnghiệu quả

- Vốn có giá trị về mặt thời gian Vốn luôn vận động sinh lời và giá trị của vốn biến độngtheo thời gian

3 Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển

Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế bao gồm:

3.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mởrộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tếquốc dân

Về thực chất vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm những chi phí làm tăngthêm giá trị tài sản cố định Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm 2 bộ phận hợpthành: vốn đầu tư để mua sắm hoặc xây dựng mới TSCĐ mà ta quen gọi là vốn đầu tư xâydựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ

Về nội dung chỉ tiêu: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớnTSCĐ bao gồm: Chi phí cho việc thăm dò, khảo sát và quy hoạch xây dựng chuẩn bị choviệc đầu tư; chi phí thiết kế công trình; chi phí xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt máymóc, thiết bị và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB; chi phí cho việc sửa

chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa chữa lớn các TSCĐ khác.

Trang 17

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của vốn đầu tư cơ bản được sử dụng

để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như đã nêu trên

3.2 Vốn lưu động bổ sung

Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư làm tăng thêm tài sản lưuđộng trong kỳ nghiên cứu của toàn xã hội Đây là một nội dung phức tạp rất khó khăntrong việc thu thập thông tin Bởi lẽ, đối với khu vực kinh tế tư nhân người ta thườngkhông ghi chép những khoản đầu tư bổ sung cho vốn lưu động Vì thế việc đánh giá mức

độ đầu tư phát triển hàng năm của từng địa phương và toàn quốc gặp rất nhiều khó khăn

và tất nhiên không thể tránh khỏi sai sót Ngành Thống kê đã tiến hành điều tra mẫu đểsuy rộng cho từng thành phần kinh tế Song việc thu thập thông tin rất phức tạp, độ chínhxác còn hạn chế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân mà đặc biệt là kinh tế hộ gia đình

3.3 Vốn đầu tư phát triển khác

Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăngnăng lực phát triển của xã hội Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố làm tăng TSCĐ,TSLĐ còn phải làm tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí; hoàn thiện môi trường xã

hội; cải thiện môi trường sinh thái; hỗ trợ cho các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội

và các chương trình phát triển khác Như vậy, nội dung của "vốn đầu tư phát triển khác"rất phong phú Nó bao gồm tất cả các khoản đầu tư tăng thêm cho: vốn chi cho thăm dò,khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành,qui hoạch lãnh thổ ;vốn chi cho việc thực hiện cácchương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng, vốn đầu tư cholĩnh vực giáo dục, …

4 Vai trò của vốn đầu tư

Vốn đầu tư phần lớn được chi dùng vào việc tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đíchphát triển và tăng trưởng nền kinh tế - xã hội của đất nước

Hoạt động đầu tư là một trong những lĩnh vực chuyển hóa của nền kinh tế và đượccoi là một bộ phận vận hành của nền sản xuất vật chất xã hội, để từ đó tạo nên tiền đề cơ

sở vật chất và điều kiện sản xuất kinh doanh sinh lợi Về mục tiêu đầu tư thường được xéttrên 2 góc độ cơ bản sau:

- Xét theo góc độ vĩ mô: Quyết định đầu tư phải gắn liền với tầm phát triển chung củanền kinh tế đất nước về các mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, môitrường sinh thái…

Trang 18

- Xét theo góc độ vi mô: Quyết định đầu tư cần xuất phát những mục tiêu cụ thể, nhất là

về mặt tài chính với mục đích cơ bản là mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực

5 Phân loại vốn đầu tư

Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loạivốn đầu tư theo các tiêu thức khác nhau Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầuquản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau Trên góc độ của nền kinh tế, vốn đầu tư đượcchia theo nguồn vốn thành: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài

5.1 Vốn đầu tư trong nước

Vốn trong nước bao gồm vốn của NSNN, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước vàvốn đầu tư phát triển của các DNNN, vốn của dân cư và tư nhân

5.1.1 Nguồn vốn nhà nước

5.1.1.1 Vốn của NSNN là vốn đầu tư phát triển từ NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảolãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.5.1.1.2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là nguồn vốn mà các đơn vị, tổ chức

có thể được vay với lãi suất ưu đãi hoặc không chịu lãi suất để đầu tư trong những ngành,lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khíchđầu tư

5.1.1.3 Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước: là nguồn vốn được hình thành từ vốn tíchlũy của chủ doanh nghiệp, từ lợi nhuận của doanh nghiệp trích ra để đầu tư, từ thanh lý tàisản, từ nguồn vốn khấu hao TSCĐ, từ các quỹ của doanh nghiệp có thể huy động đượcbao gồm cả hình thức huy động vốn cổ phần, phát hành trái phiếu (nếu được phép), vốngóp liên doanh từ giá trị quyền sử dụng đất, nhà xưởng, vật tư, tiền mặt của các bên đốitác liên doanh

5.1.1.4.Vốn khu vực kinh tế nhà nước khác: là vốn huy động được ngoài các nguồn vốnnói trên: ví dụ từ nguồn quà biếu, tặng của các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các tổchức cá nhân khác, vốn hỗ trợ đặc biệt từ các quĩ khác (không phải là đầu tư tín dụng củaNhà nước)

5.1.2 Vốn của dân cư và tư nhân

Nguồn vốn này bao gồm phần tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp dân doanh, các hợptác xã

5.2 Vốn đầu tư nước ngoài

Trang 19

Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng từ các NHTMquốc tế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.

5.2.1.Vốn tài trợ phát triển chính thức bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vàcác hình thức tài trợ khác ODA là vốn do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nướcngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển ODA mang nhiều điềukiện ưu đãi như ưu thời hạn cho vay dài, lãi suất thấp, khối lượng vốn cho vay lớn, baogiờ cũng có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%

5.2.2.Vốn tín dụng từ các NHTM quốc tế là vốn vay với những điều kiện khá nghiêm ngặtnhư lãi cao, thủ tục vay khắt khe

5.2.3.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triểnkhông chỉ với các nước nghèo mà cả các nước công nghiệp phát triển Khi tiếp nhậnnguồn vốn này không làm phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn

6 Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô vốn đầu tư

6.1 Lợi nhuận kì vọng

Tối đa hóa lợi nhuận là mục đích của các doanh nghiệp Chính vì vậy, các nhà đầu

tư quyết định đầu tư khi có lợi nhuận kì vọng lớn Trong những trường hợp lợi nhuận kìvọng lớn, nhà đầu tư sẽ sẵn sàng bỏ vốn để kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thịtrường

Tuy nhiên, qui mô vốn lớn cũng dễ dàng đưa tới hiệu suất sử dụng trên từng đồngvốn thấp Khi này, mục tiêu tăng vốn để củng cố năng lực cạnh tranh không đạt

6.2 Lãi suất tiền vay

Lãi suất tiền vay phản ánh quan hệ của vay mượn bởi lãi suất chính là giá cả củavốn Trong khi đó, khi nhà đầu tư thường vay tiền để đầu tư Vì vậy, lãi suất tiền vay ảnhhưởng quan trọng đến quyết định của nhà đầu tư

Ảnh hưởng của lãi suất tiền vay theo hai xu hướng chính:

- Khi lãi suất tiền vay cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân, nhà đầu tư sẽ quyếtđịnh cắt giảm qui mô nhằm hạn chế được thiệt hại kinh doanh và tạo sự an toàn nhất địnhcho đồng vốn

- Khi lãi suất tiền vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân, nhà đầu tư sẽ quyếtđịnh mở rộng qui mô nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận

6.3 Môi trường đầu tư

Trang 20

Trong một thế giới mở cửa và hội nhập, môi trường đầu tư được coi là yêu cầu sốmột để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong nước và nước ngoài Môitrường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân mới toàn tâm, toàn ý tập trung trí tuệ,vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh.

Các yếu tố chủ quan là các yếu tố của môi trường đầu tư trong nước như sự thayđổi các chính sách, qui định liên quan đến đầu tư ( thủ tục đăng kí, hình thức đầu tư, laođộng, tiền lương, thuế…), năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước Bên cạnhcác yếu tố chủ quan còn có sự tác động các yếu tố khách quan của môi trường đầu tưtrong khu vực và trên thế giới

6.4.Chu kì kinh doanh

Chu kì kinh doanh là một loại dao động được nhận thấy trong các hoạt động kinh

tế tổng hợp của những quốc gia mà tổ chức công việc chủ yếu của họ diễn ra trong cácđơn vị sản xuất kinh doanh: một chu kỳ gồm có các quá trình mở rộng sản xuất xuất hiệnvào các khoảng thời gian giống nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế theo là các giaiđoạn giảm sút, thu hẹp và các giai đoạn phục hồi tương tự mà những giai đoạn này hợpnhất vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo; quá trình thay đổi liên tiếp này thườngxuyên diễn ra nhưng không mang tính định kỳ; độ dài của các chu kì kinh doanh thường

từ hơn 1 năm tới 10 hoặc 20 năm; chúng không thể chia được thành các chu kỳ ngắn hơn

mà những chu kỳ này có những đặc tính tương tự với biên độ dao động xấp xỉ của chính

6.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động quyết định đến hoạt động đầu tư Nếuthuế thu nhập doanh nghiệp quá cao sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảmtrong điều kiện các yếu tố khác không đổi Khi lợi nhuận giảm, nhà đầu tư sẽ cân nhắcquyết định đầu tư của doanh nghiệp

Ngược lại, nếu Chính phủ miễn giảm hoặc có những ưu đãi về thuế thu nhậpdoanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng lên Điều này sẽ kích thích chi

Trang 21

đầu tư nhằm tăng lợi nhuận Qui mô đầu tư mở rộng sẽ góp phần phát triển tái sản xuất xãhội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

B Lí luận về mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui

mô vốn đầu tư.

I.Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và qui mô vốn đầu tư

1.Tác động của lãi suất tiền vay đến qui mô vốn đầu tư

Nhân tố cơ bản quyết định đến đầu tư là lãi suất Chúng ta giả thiết có một mứclãi suất duy nhất trong nền kinh tế Đó là một giả thiết hợp lý bởi vì mặc dù có nhiều loạilãi suất khác nhau trong nền kinh tế, nhưng chúng có xu hướng biến động cùng nhau

Đầu tư phụ thuộc lãi suất vì các quyết định đầu tư được đưa ra trên cơ sở hướng vềtương lai Các doanh nghiệp có một số cơ hội đầu tư khác nhau với mức kỳ vọng khácnhau Các doanh nghiệp so sánh thu nhập kì vọng từ các dự án với chi phí vay tiền để tàitrợ cho chúng, nói cách khác là với lãi suất Lãi suất thực tế chính là chi phí của đầu tư

có lạm phát, lãi suất danh nghĩa không phải là thước đo chính xác chi phí thực của việcvay tiền

Các doanh nghiệp căn cứ vào lãi suất thực tế khi đưa ra quyết định đầu tư Họ sosánh thu nhập thực tế của một dự án đầu tư với chi phí thực Do đó chúng ta viết:

I( r )

I= I (r)

Trang 22

Trong đó r là lãi suất thực tế Các mô hình chỉ ra rằng đầu tư phụ thuộc âm vào lãisuất, do đó phù hàm với hàm đầu tư đơn giản đã được sử dụng khi xây dựng các mô hìnhkinh tế vĩ mô

I: Đầu tư

Io: Đầu tư tự định

b : Độ nhạy cảm của lãi suất

r : lãi suất trung bình năm i

Hình 3 Hàm đầu tư dạng đơn giản

Nhìn chung, lãi suất có tác động ngược chiều với đầu tư, nói cách khác lãi suấtthấp kích thích đầu tư và ngược lại, trong đó tác động của lãi suất đến đầu tư của khu vực

tư nhân là nhạy cảm hơn đầu tư khu vực Nhà nước Điều này là do các doanh nghiệp củaNhà nước được tiếp cận nhiều nguồn vốn ngoài ngân hàng hơn các doanh nghiệp thuộckhu vực tư nhân và được hưởng nhiều nguồn vốn ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn so vớikhu vực tư nhân

Lãi suất trên thị trường nội địa cao hơn tương đối so với mức lãi suất quốc tế đồngnghĩa với việc hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài Các chính sách thu hút đầu tưnước ngoài của nhà nước trước hết đều phải đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định,trong đó việc điều tiết lãi suất một cách hợp lí có ảnh hưởng rất quan trọng Trong điềukiện toàn cầu hóa và mở cửa của nền kinh tế thế giới, mức lãi suất tương đối cao tại thịtrường trong nước là công cụ hữu hình để bảo vệ được nguồn vốn của nước mình, ngănchặn nạn đào thoát vốn ra nước ngoài

I = Io - br

Trang 23

Tuy nhiên, bản thân yếu tố lãi suất cũng có yếu tố hai mặt, đó là khi tăng lãi suấtcũng có nghĩa là chi phí sử dụng vốn trong đầu tư cao hơn Điều này sẽ làm giảm phần lợinhuận thực của các nhà đầu tư Tác động kích thích huy động vốn với lãi suất phải hết sứccẩn trọng để xác định mức lãi suất phù hợp, có tác động tích cực đến hiệu quả huy độngvốn

Lãi suất là giá cả của vốn nên một sự dù thay đổi nhỏ của lãi suất sẽ tác động đếnqui mô vốn đầu tư thông qua những tác động đến giá cả, hành vi người tiêu dùng Tácđộng này trên hai phương diện:

- Chi tiêu dùng và đầu tư:

Một sự tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại hơn là chitiêu trong tương lai của cá nhân và công ty Tín dụng trong nước, tổng lượng tiền và cầuthực tế đều giảm (nếu lãi suất giảm sẽ có tác động ngược lại): Khi lãi suất thực tăng lên,đối với hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua sắm nhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền dochi phí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng lên Cùng với lãi suất cho vay, lãi suất tiềngửi thực cũng tăng lên Sự gia tăng lãi suất này tác động tới quyết định tiêu dùng của khuvực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùngtrong tương lai Đối với khu vực doanh nghiệp, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốnvay ngân hàng Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ lợinhuận lớn hơn và kết quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này

có thể giảm hay nói cách khác, đầu tư cố định có thể giảm Ngoài ra, lãi suất cao cũng làmtăng chi phí lưu giữ vốn lưu động (ví dụ như hàng trong kho) và do vậy, tạo sức ép cácdoanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động

- Phân phối lại thu nhập:

Lãi suất tăng cao hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ người vay tiền sang người gửitiền Điều này làm tăng sức chi tiêu của người tiết kiệm, nhưng sự chi tiêu này bị hạn chếbởi mức tiêu dùng cận biên (phần chi tăng thêm cho tiêu dùng trong mỗi giá trị thu nhậptăng thêm), do vậy người tiết kiệm có xu hướng tăng chi tiêu dùng thấp hơn sự hạn chếchi tiêu đầu tư của người đi vay, nhất là khi lãi suất tăng cao vượt tỷ suất lợi nhuận đầu tư

và các danh mục đầu tư và dự án, làm thu nhập của người đi vay giảm Do vậy, dẫn đếntổng chi tiêu giảm, GDP giảm Mặt khác, đối với các hộ gia đình nắm giữ nhiều cổ phiếu,trái phiếu, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá tài sản tài chính, do đó, giảm thu nhập, từ đó tạosức ép giảm tiêu dùng của các hộ gia đình

Trang 24

Trong khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng

lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêubởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu được đã bị hao mòn do tác động của lạmphát Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêmquy mô về cầu quỹ cho vay Theo Friedman, ông cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạmphát của một nước là cực kỳ cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng củacung ứng tiền tệ là cực kỳ cao

Hình 4 Lãi suất ảnh hưởng đến tiền vay trong trường hợp có lạm phát

Khi nền kinh tế ổn định, thị trường trái khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro tráikhoán giảm, trái khoán trở thành một tài sản hấp dẫn hơn, vì vậy cung tiền vay tăng lên,đường cung dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng giảm.Thêm vào đó, các công tycàng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư đượctrông đợi là sinh lời Cầu tiền vay tăng lên, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất có

xu hướng tăng lên

Trang 25

Hình 5 Lãi suất ảnh hưởng đến quỹ cho vay trong trường hợp nền kinh tế ổn địnhTrong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, nhà nước nên sử dụng cáccông cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối củanền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thị trường trái khoán.

Tuy nhiên, tác động của lãi suất đến qui mô vốn đầu tư nhiều hay ít, nhanh haychậm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong từng quốc gia thì mỗigiai đoạn phát triển của thị trường tài chính thì mức độ tác động của lãi suất cũng khácnhau

2 Tác động của quy mô vốn đầu tư tới lãi suất tiền vay

Quy mô đầu tư thể hiện ảnh hưởng của mình đến lãi suất khi nó có nguồn vốn đủmạnh để tác động được đến thị trường Thông thường là qua một trung gian tài chính nhưNHTM hoặc các quỹ đầu tư tài chính

Cung cầu các quỹ cho vay gây ảnh hưởng đến mức độ huy động vốn trên thịtrường Nếu giữa các quỹ này có sự chênh lệch về cung cầu thì gián tiếp ảnh hưởng đếncung cầu tiền trong nước Khi đó NHNN sẽ dùng lãi suất để can thiệp nhằm bình ổn thịtrường

Để nghiên cứu rõ hơn ảnh hưởng của quỹ đầu tư, ta nghiên cứu đặc điểm của loạihình này Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danhmục đầu tư của quỹ, thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư

Trang 26

Với các doanh nghiệp có qui mô lớn, do chi phí cận biên tăng nên họ thường ít mởrộng sản xuất mà thường tập trung vào nâng cao chất lượng sản xuất Vì vậy, lãi suất chovay ít ảnh hưởng hơn nhiều.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đặc điểm là ít vốn, lợi nhuận chưa cao nên phải

mở rộng qui mô để phát triển, hay cần nhiều vốn Lãi suất tiền vay tăng sẽ làm giảm cơhội vay vốn mở rộng qui mô sản xuất Như vậy, lãi suất tiền vay có ảnh hưởng nhiều hơnđến các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dù dưới hình thức nào thì quỹ đầu tư cũng đều gây ra ảnh hưởng đến quyết địnhcũng như xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nó giúp tạo ra sự luân chuyển thuận lợihơn cho đồng vốn trên thị trường, là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệpngoài Nhà nước

Chính vì thế bất kì sự can thiệp nào của nhà nước đều gây ảnh hưởng hai chiềugiữa lãi suất và qui mô đầu tư, gây ra phản ứng nhạy cảm cho thị trường

II.Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư

1.Tác động của tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư đến qui mô vốn đầu tư

Theo lý thuyết của Keynes, một trong hai nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyếtđịnh đầu tư của doanh nghiệp là lợi nhuận kì vọng Nếu lợi nhuận kì vọng lớn thì nhà đầu

tư sẵn sàng bỏ vốn để kinh doanh

Theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, ta có đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận thựctế: I = f ( lợi nhuận thực tế ) Do đó, dự án nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn Vìlợi nhuận cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư sẽ cao hơn Các biện pháp

đi vay, phát hành trái phiếu không phải là biện pháp tăng vốn hấp dẫn nhà đầu tư Cácdoanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và chính

sự gia tăng lợi nhuận sẽ làm mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư, quyết định bỏ vốn không chỉ dựa trên lợi nhuận

kì vọng mà còn phải dựa trên chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư Chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận vốn đầu tư cho biết một đồng vốn đầu tư cho dự án thu được mấy đồng lợi nhuậnsau thuế ( thuế thu nhập doanh nghiệp)

Việc xác định tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư gặp rất nhiều khó khăn và rất khó xácđịnh Chính kết quả chưa xác định được trong thời điểm hiện tại và cơ hội lợi nhuận trongtương lai đã thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn Điều này được lý giải như sau: làn sóng đầu

Trang 27

tư nhiều khi cũng lệ thuộc vào bản chất con người, nó xuất phát từ tinh thần lạc quan về tỷsuất lợi nhuận kì vọng hơn là sự tính toán chính xác.

ROI : Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư

[ ROI] : Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư cho phép [ROI] phụ thuộc vào ngành nghề sản xuấtkinh doanh và điều kiện vùng, lãnh thổ

Nhà đầu tư sẽ cân nhắc giữa ROI và [ROI] để quyết định đầu tư:

- Nếu ROI ≥ [ROI] thì dự án có tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư càng lớn thì hiệu quả tàichính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn và nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư

- Nếu ROI < [ROI] thì dự án không đạt hiệu quả tài chính, và nhà đầu tư sẽ quyết địnhchưa đầu tư

2 Tác động của qui mô vốn đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư

Cũng theo Keynes, hiệu quả biên của vốn đầu tư phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuậnvốn đầu tư của số tiền đầu tư mới Do đó vốn đầu tư càng tăng thì hiệu quả biên của vốngiảm dần

Lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư =

Vốn đầu tư

Keynes cho rằng theo đà tăng lên của vốn đầu tư, hiệu quả giới hạn của tư bảngiảm dần Sự giảm sút trên là do hai nguyên nhân:

- Khi đầu tư tăng lên thì khối lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường tăng lên, do đó giá

cả hàng hóa giảm xuống, nên kéo theo sự giảm sút của lợi nhuận

- Cung hàng hóa tăng lên sẽ làm tăng chi phí tư bản thay thế Trong điều kiện tiến bộ kĩthuật và tích lũy tư bản nhanh, thì hiệu qủa giới hạn của tư bản có thể dẫn tới 0 Điều nàylàm giảm tính tích cực của nhà kinh doanh mở rộng đầu tư

Cũng theo Keynes, tỷ suất lợi nhuận biên của vốn giảm dần khi dần tăng qui môvốn

IRR

Trang 28

mô vốn.

Nguyên nhân của sự giảm sút này là do:

- Trong trường hợp cầu vốn tăng thì giá cả của vốn tăng trong khi nhà sản xuất phải giữnguyên giá bán 1 đơn vị sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh Như vậy, tỷ suất lợi nhuậnbiên giảm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên số tiền đầu tư mới giảm

- Trong trường hợp cung vốn tăng thì doanh nghiệp có nhiều điều kiện vay vốn mở rộngsản xuất Lượng hàng hóa làm ra nhiều hơn làm tăng cung thị trường Vì đây là thị trườngcạnh tranh nên giá bán ra phải giảm đi trong khi chi phí sản xuất không đổi Vì vậy tỷ suấtlợi nhuận biên giảm kéo theo tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư mới giảm

- Qui mô vốn tăng dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư Vốn đầu tư quá mức dư thừa gây ra

sự không đồng bộ trong đầu tư Điều này làm cho các yếu tố đầu vào của quá trình sảnxuất không cân xứng, không tối đa hóa được lợi nhuận mà còn gây ra thất thoát làm tỷsuất lợi nhuận giảm

III Mối quan hệ giữa ba yếu tố: lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui

mô vốn đầu tư

Như đã trình bày ở trên, qui mô vốn đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai yếu

tố lãi suất tiền vay và tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư Tuy nhiên, hai yếu tố này không tácđộng riêng rẽ mà đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với qui mô vốn đầu tư Vì vậy trong mụcnày, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu mối quan hệ giữa ba yếu tố này

Trong xã hội hiện đại, có sự tách rời người sở hữu và người sử dụng tư bản Người

đi vay để đầu tư phải trả một khoản lãi suất nhất định, vì thế buộc người đi vay phải quantâm đến sự chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và lãi suất tiền vay Sự chênhlệch đó càng lớn thì giới hạn đầu tư càng lớn Người ta còn tiếp tục đầu tư đến khi nào tỷ

Trang 29

suất lợi nhuận trên vốn đầu tư còn lớn hơn lãi suất Khi tỷ suất lợi nhuận bằng với lãi suất,người ta sẽ không tiếp tục đầu tư nữa.

Khi lãi suất tức giá vay tiền lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân thì nhà đầu tư sẽcắt giảm đầu tư và ngược lại Bởi vì chi phí cận biên sẽ lớn hơn lợi nhuận bình quân,doanh nghiệp càng làm sẽ càng lỗ

Cũng theo lý thuyết quỹ nội bộ đầu tư đã trình bày ở trên thì việc giảm thuế lợi tứccủa doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó làm gia tăng đầu tư và tăng lợi nhuận màtăng lợi nhuận nghĩa là tăng quỹ nội bộ Còn theo lý thuyết gia tốc đầu tư, chính sách tàikhóa mở rộng ( tức là việc tăng cung tiền bằng việc hạ lãi suất ) sẽ làm mức đầu tư caohơn và do đó sản lượng thu được cũng cao hơn Theo đồ thị dưới đây, khi ta giảm lãi suất

từ io về i1 thì cầu vốn đầu tư sẽ tăng từ Io đến I1 Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng đểxác định lượng vốn đầu tư mong muốn, còn chính sách tài khóa mở rộng không có tácdụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lý thuyết này

Hình 7 Tác động của lãi suất tiền vay đến đầu tư

Mối quan hệ giữa tỷ lệ lãi suất tiền vay và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư là quan

hệ tỷ lệ nghịch Khi lãi suất tiền vay tăng thì lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm giảm và tỷsuất lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ giảm (Hình 8 )

IRR

IRRA

IRR

Trang 30

IRRC

0 A B C Quy mô VĐTHình 8 Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR

Nếu lãi suất vốn vay nhỏ hơn IRR của dự án thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy môđầu tư hoặc quyết định đầu tư vốn cho dự án kinh doanh đó Ngược lại, nếu lãi suất vốnvay lớn hơn IRR của dự án thì chủ đầu tư không đầu tư thêm nữa hoặc thu hệp quy môvốn đầu tư Trong mô hình thì nhà đầu tư sẽ đầu tư vào 2 dự án A và B, không đầu tư vào

dự án C do C có IRR nhỏ hơn lãi suất vốn vay

Cuối cùng, khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (IRR) tăng lên làm đầu tư tăngkéo quy mô vốn đầu tư tăng theo, lãi suất giảm làm tiết kiệm giảm, đầu tư lại tăng lên vàngược lại Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư và quy mô vốnđầu tư được thể hiện

Từ việc nghiên cứu mối quan hệ trên, ta có thể đưa ra kết luận :

1) Đánh giá được thực chất lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra được khi chưa trả lãi vay,nộp thuế cho Nhà nước cũng như phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp Do đó, nóđánh giá được trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ sử dụng có hiệuquả mọi nguồn vốn huy động cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2) Mặt khác, chỉ tiêu này còn cho biết doanh nghiệp có nên vay thêm vốn hay không vàcác chủ nợ ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn nữa hay không Như ta đã biết,khi doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay lớn hơn lãi suất vay vốn màdoanh nghiệp vay thì sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vì sau khidoanh nghiệp phải trả lãi vay theo lãi suất vay thực tế trong kỳ, phần lợi nhuận còn lại sẽthuộc sở hữu của doanh nghiệp Như vậy, trong tường hợp này, doanh nghiệp tiếp tục đivay để làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Ngược lại, doanh nghiệp sẽkhông đi vay nếu như tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhỏ hơn lãi suất vay vốn vì

Trang 31

lúc này doanh nghiệp phải trích thêm phần lợi nhuận trước thuế được tạo ra từ các nguồnvốn khác (ngoài nguồn vốn vay) bù đắp chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.

Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2000 - 2007)

A.Thực trạng lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận, qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

I Lãi suất

1.Thực trạng

Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thayđổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn

Trang 32

các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến nhiều mặtcủa nền kinh tế Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy Vì vậy, Ngân hàngTrung ương đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng củachính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm qua, thị trường tiền tệ Việt Nam đã có khá nhiều biến động và

vì thế, lãi suất cũng được điều chỉnh liên tục Khi nhắc đến lãi suất, đầu tiên chúng ta phảixét đến lãi suất cơ bản mà NHTW quy định Trên lý thuyết, lãi suất cơ bản sẽ là địnhhướng chung cho lãi suất trong nước

Tháng 8/2000 thay cơ chế điều hành lãi trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điềuhành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng tiền Việt Nam, và cơ chế lãi suất thịtrường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ Đây là những nhân tố tác động khôngnhỏ đến sự tăng trưởng tín dụng VND trong năm 2000

Từ tháng 1/2003 đến nay, lãi suất có xu hướng tiếp tục gia tăng, đặc biệt là lãi suấttiền gửi, do hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nóiriêng của NHNN Lãi suất trên thị trường mở dao động tương đối mạnh trong năm, lãisuất thấp nhất ở mức 1,58%/năm, cao nhất là 5% và có xu hướng giảm dần

Theo dõi bảng dưới đây để thấy được thực trạng lãi suất Việt Nam từ năm 2004đến nay

cơ bảnLãi suất cơ bản 8,25%/năm 01.12.2005 Không vượt 50% lãi suất

cơ bảnLãi suất cơ bản 8.25%/năm 01.01.2008 Không vượt 150% lãi

suất cơ bảnLãi suất cơ bản 8.75%/năm 01.02.2008 Không vượt 150% lãi

suất cơ bản

Ngày đăng: 02/04/2013, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 1 Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất (Trang 8)
Hình 1: Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 1 Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất (Trang 8)
Trong đó r là lãi suất thực tế. Các mô hình chỉ ra rằng đầu tư phụ thuộc âm vào lãi suất, do đó phù hàm với hàm đầu tư đơn giản đã được sử dụng khi xây dựng các mô hình  kinh tế vĩ mô . - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
rong đó r là lãi suất thực tế. Các mô hình chỉ ra rằng đầu tư phụ thuộc âm vào lãi suất, do đó phù hàm với hàm đầu tư đơn giản đã được sử dụng khi xây dựng các mô hình kinh tế vĩ mô (Trang 19)
Hình 4. Lãi suất ảnh hưởng đến tiền vay trong trường hợp có lạm phát - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 4. Lãi suất ảnh hưởng đến tiền vay trong trường hợp có lạm phát (Trang 21)
Hình 4.  Lãi suất ảnh hưởng đến tiền vay trong trường hợp có lạm phát - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 4. Lãi suất ảnh hưởng đến tiền vay trong trường hợp có lạm phát (Trang 21)
Hình 5. Lãi suất ảnh hưởng đến quỹ cho vay trong trường hợp nền kinh tế ổn định Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, nhà nước nên sử dụng các  công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của  nền ki - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 5. Lãi suất ảnh hưởng đến quỹ cho vay trong trường hợp nền kinh tế ổn định Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, nhà nước nên sử dụng các công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của nền ki (Trang 22)
Hình 5. Lãi suất ảnh hưởng đến quỹ cho vay trong trường hợp nền kinh tế ổn định - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 5. Lãi suất ảnh hưởng đến quỹ cho vay trong trường hợp nền kinh tế ổn định (Trang 22)
Hình 6. Hàm lợi nhuận π - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 6. Hàm lợi nhuận π (Trang 25)
Hình 7. Tác động của lãi suất tiền vay đến đầu tư - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 7. Tác động của lãi suất tiền vay đến đầu tư (Trang 26)
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy được lãi suất đang là một vấn đề khá đau đầu và hóc búa của nền kinh tế Việt Nam - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
ua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy được lãi suất đang là một vấn đề khá đau đầu và hóc búa của nền kinh tế Việt Nam (Trang 30)
Bảng 2. Điều tra tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ,các khu vực qua một số năm Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh(%) - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 2. Điều tra tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ,các khu vực qua một số năm Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh(%) (Trang 35)
Bảng 3. Tỷ suất lợi nhuận ngành xây dựng tài chính ngân hàng giai đoạn 2000-2002                                                                                                          ĐVT:%  - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 3. Tỷ suất lợi nhuận ngành xây dựng tài chính ngân hàng giai đoạn 2000-2002 ĐVT:% (Trang 37)
Bảng 4. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán năm 2006 (ĐVT: %) - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 4. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán năm 2006 (ĐVT: %) (Trang 37)
Bảng 4. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán năm 2006 (ĐVT: - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 4. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán năm 2006 (ĐVT: (Trang 37)
Bảng 6. Vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn (ĐVT: tỷ đồng) - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 6. Vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn (ĐVT: tỷ đồng) (Trang 39)
Bảng 6. Vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn (ĐVT: tỷ đồng) - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 6. Vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn (ĐVT: tỷ đồng) (Trang 39)
Bảng 8:Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2003-2007 - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2003-2007 (Trang 41)
Bảng 8:Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2003-2007 - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2003-2007 (Trang 41)
Bảng 9. Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2006      (ĐVT:Triệu USD)                                                                                               - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 9. Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2006 (ĐVT:Triệu USD) (Trang 42)
Hình 10. Mối quan hệ giữa lãi suất và tín dụng - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Hình 10. Mối quan hệ giữa lãi suất và tín dụng (Trang 47)
Bảng 10. Bảng tập hợp số liệu giai đoạn 2000-2007 - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 10. Bảng tập hợp số liệu giai đoạn 2000-2007 (Trang 51)
Bảng 10. Bảng tập hợp số liệu giai đoạn 2000-2007 - Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.
Bảng 10. Bảng tập hợp số liệu giai đoạn 2000-2007 (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w