Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ
2.4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆT NAM
CỦA VIỆT NAM
Qua phân tích những quy phạm pháp luật và thực tế áp dụng những quy định trên trong thực tế đã nảy sinh một số những vướng mắc cần được khắc phục. Có những vướng mắc trong quá trình thực thi quy phạm do quy phạm quy định không hợp thực tế cũng có những vướng mắc do không có quy phạm điều chỉnh. Cũng có những lỗ hổng tạo điều kiện cho các cán bộ trong các cơ quan có thẩm quyền không làm hết trách nhiệm hoặc cố tình làm sai. Dưới đây tôi xin nêu một số đánh giá nhận xét về thực trạng trong quá trình áp dụng và thực thi các quy định về hoãn thi hành án.
Thứ nhất: Trong quá trình xem xét việc hoãn thi hành án đối với những trường hợp bị án bị bệnh nặng thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự thì người bị kết án được hoãn thi hành án đến khi "sức khỏe hồi phục". Nhưng hiện tại không có quy định nào hướng dẫn về sức khỏe như thế nào có thể được coi là sức khỏe được hồi phục. Liệu có thể coi việc người bị kết án không còn trong diện được hoãn thi hành án như quy định ban đầu về hoãn thi hành án do bệnh tật theo hướng dẫn tại mục 7 phần I nghị quyết 01 năm 2007 là sức khỏe bị án đã hồi phục không? Theo tôi là không thể bởi tuy bệnh tình của họ có thuyên giảm không còn mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng nếu họ không được điều trị một cách tích cực thì tình trạng của họ sẽ nhanh chóng trở lại tình trạng ban đầu. Và trong thực tế khi tiến hành xét hoãn thi hành án đối với những trường hợp bị bệnh nặng thì vì không có căn cứ cụ thể để xác định thời điểm nào người bị kết án đang bị bệnh nặng có thể hồi phục sức khỏe nên các Tòa án thường ấn định một thời gian cụ thể là 06 tháng hoặc 01 năm. Nhưng đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 1 điều 61 thì dường như các Tòa án đã ra quyết định trái với luật hình sự. Vì các Tòa không thể có căn cứ xác định rằng sau 06 tháng hay sau 01 năm thì người bị kết án đã hồi phục sức khỏe. Hơn nữa tại phụ lục kèm theo nghị quyết số 02 ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có đưa ra các biểu mẫu của các quyết định trong đó có biểu mẫu quyết định hoãn thi hành án phạt tù. Và trong biểu mẫu này hướng dẫn yêu cầu các Tòa án khi ra quyết định cần ấn định thời hạn cụ thể người bị kết án được hoãn thi hành án tính từ thời điểm ký quyết định hoãn thi hành án. Đây cũng là điểm gây khó khăn cho Tòa án khi muốn ra quyết định hoãn thi hành đúng luật. Vướng mắc trên đây rất cần có hướng tháo gỡ để trong quá trình thực thi được thuận tiện và đúng pháp luật đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai: Theo quy định tại tiểu mục 7.1 mục 7 nghị quyết 01 ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định
về một trong những điều kiện chung của người bị kết án có để có thể được xem xét để được hoãn thi hành án đó là sau khi bị kết án không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Như tôi đã phân tích ở phần trên thì để có đủ căn cứ xác định bị án đó có tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật hay không và vi phạm đến mức độ nào thì ít nhất cũng cần đến 03 tháng. Vậy chỉ với xác định duy nhất 01 yếu tố đó thôi đã mất ngần ấy thời gian thì để xác định đầy đủ các yếu tố để xét hoãn thi hành án thì cần có bao nhiêu thời gian? Mà theo quy định tại điều 23 luật thi hành án hình sự thì thời gian để giải quyết 01 hồ sơ hoãn thi hành án chỉ là 07 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được đơn và tài liệu xin hoãn thi hành án. Vậy chúng ta sẽ phải làm gì với mâu thuẫn trên. Chờ đủ tài liệu chứng minh thì quá thời hạn còn nếu làm đúng thời hạn thì chắc chắn không thể xác định chính xác được.
Thứ ba: Vấn đề liên quan đến hoãn thi hành án vì lý do con nhỏ, đây là vấn đề có rất nhiều vướng mắc cần được làm sáng tỏ để từ đó có những hư- ớng dẫn cụ thể và chi tiết trong từng trường hợp như có thai hay đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Đầu tiên đó là trường hợp người bị kết án đang mang thai. Trong hồ sơ tài liệu đề nghị hoãn thi hành án đối với trường hợp đang mang thai thì ngoài những tài liệu chứng minh về nơi cư trú ổn định, ý thức chấp hành pháp luật ra thì tài liệu mang tính riêng biệt của trường hợp này đó là tài liệu chứng minh người bị kết án đang mang thai. Và tài liệu này theo luật định đó là kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc người bị kết án đang mang thai. Trong tài liệu này sẽ có kết luận về việc người bị kết án đang mang thai bao nhiêu tuần, từ thông tin này có thể dự kiến là người bị kết án sẽ sinh con sau bao nhiêu thời gian. Tôi nhắc lại đó là cơ quan chuyên môn chỉ giám dự kiến. Có nghĩa là thời điểm người bị kết án sinh con hoàn toàn có thể thay đổi vậy thì căn cứ nào để Tòa án có thể đưa ra quyết định hoãn thi hành án trong đó xác định thời điểm người bị kết án phải đi thi hành án. Trong khi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự thì đối với trường hợp này người bị kết án có thể được hoãn thi hành án đến khi con
đủ 36 tháng tuổi. Và khi đă không thể xác định được thời điểm đứa trẻ ra đời thì sẽ không thể xác định được thời điểm đứa trẻ đó tròn 36 tháng tuổi.
Đó là trường hợp người bị kết án đang mang thai, còn đối với trường hợp người bị kết án đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp này có phần đơn giản hơn bởi khi đứa trẻ đã chào đời thì chúng ta xác định được thời điểm đứa trẻ đủ 36 tháng tuổi thì chúng ta cũng sẽ xác định được thời điểm bị án phải đi thi hành. Và theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự Tòa án cho người bị kết án được hoãn thi hành án đến khi đứa con dưới 36 tháng tuổi của bị án đang nuôi được đủ 36 tháng tuổi. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu trong giai đoạn được hoãn thi hành án đó người bị kết án đó lại không nuôi đứa trẻ trên nữa mà cho người khác nhận làm con nuôi. Hoặc trong trường hợp xấu đứa trẻ chết trước khi đủ 36 tháng tuổi thì người bị kết án vẫn còn thời hạn được hoãn nhưng thực tế thì căn cứ để được hoãn thi hành án đã không còn. Đây cũng là những vướng mắc cần được điều chỉnh
Thứ tư: Theo quy định tại tiểu mục 7.1 mục 7 nghị quyết 01 thì "không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn" là một trong những điều kiện quy định để Tòa án xem xét cho người bị kết án được hoãn thi hành án hay không. Trong quá trình lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét hoãn thi hành án các chủ thể có quyền được lập hồ sơ phải thu thập các tài liệu liên quan đến những điều kiện chứng minh người bị kết án đủ điều kiện được hoãn thi hành án. Như đã phân tích ở Chương II phần các điều kiện hoãn thi hành án - thì khái niệm bỏ trốn đã được làm rõ ở đây tôi không nhắc lại. Chỉ có điều nhìn vào các điều kiện để xét hoãn thi hành án thì một trong những điều kiện tiên quyết đó là người bị kết án phải có nơi làm việc hoặc nơi cư trú ổn định rõ ràng. Khi đã thỏa mãn được điều kiện về nơi làm việc hoặc nơi cư trú ổn định rõ ràng thì chắc chắn thỏa mãn quy định về "không có dấu hiệu bỏ trốn". Chính vì vậy theo ý kiến của tôi khi đã có điều kiện "nơi cư trú hoặc nơi làm việc ổn định rõ ràng rồi thì không cần thiết phải quy định điều kiện "không có dấu hiệu cho rằng họ bỏ trốn". Hơn nữa cũng như phân tích thì đây là quy định mang tính chất
cảm tính (căn cứ cho rằng) chứ không mang tính pháp lý do đó sẽ dễ dẫn đến những sự hiểu khác nhau về điều kiện này. Đây là vấn đề cần được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Theo quy định về hoãn thi hành án tại Điều 261 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp hoặc người bị kết án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật hình sự [32].
Như vậy ngoài những yếu tố được coi là điều kiện bắt buộc về nội dung như đã quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự ra và được hướng dẫn cụ thể tại nghị quyết 01/2007 thì người bị kết án còn phải có một điều kiện nữa đó là đang được tại ngoại và chưa chấp hành án thì mới có thể trong diện xét hoãn thi hành án. Nếu bị án đang bị áp dụng biện pháp giam giữ thì sẽ không thuộc phạm vi được xét hoãn thi hành án. Vậy chúng ta hiểu như thế nào là "tại ngoại"? Trong luật hình sự Việt Nam không có khái niệm cụ thể về tại ngoại nhưng chúng ta có thể hiểu tại ngoại là việc một người bị khởi tố bị can thay vì phải áp dụng biện pháp tạm giam thì cơ quan điều tra không áp dụng mà chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú để đảm bảo phục vụ điều tra. Như vậy đối với đối tượng mà Điều 261 Bộ luật tố tụng hình sự nêu ra thì chỉ là những bị án đã bị xử phạt tù chưa chấp hành hết mức án mà tòa án đã tuyên hiện tại đang được ở ngoài xã hội. Đối chiếu những điều kiện này thì người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại bao gồm những trường hợp sau:
1. Người bị kết án phạt tù sau khi án có hiệu lực Tòa án có quyết định thi hành án nhưng bị án vẫn chưa đi thi hành án.
2. Người bị kết án đã chấp hành một phần hình phạt sau đó vì một lý do nhất định được Tòa án cho tạm đình chỉ.
Và khi giải quyết việc hoãn thi hành án thì tòa án chỉ xem xét những trường hợp người bị kết án sau khi án có hiệu lực tòa án có quyết định thi hành án nhưng vì một lý do nhất định bị án chưa đi thi hành án. Còn trường hợp bị án tại ngoại nhưng do 01 quyết định tạm đình chỉ thì đó là đối tượng của việc xét tạm đình chỉ tiếp theo. Nhưng do không có quy định cụ thể nên nếu trong trường hợp người bị kết án đã được tạm đình chỉ thi hành án về địa phương sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ bị án nộp đơn xin hoãn thi hành án Tòa án cấp quận nơi bị án cư trú đã rất khó khăn trong căn cứ trả lời đơn của bị án.
Thứ sáu: Như chúng ta đã biết những quy định về hoãn thi hành án là những quy định mang tính nhân đạo nhằm bảo vệ sức khỏe tính mạng của con người và đặc biệt là bảo về quyền trẻ em. Một trong những quy định có mục đích bảo vệ quyền trẻ em đó là quy định về hoãn thi hành án vì lý do người bị kết án đang nuôi con nhỏ. Tại điểm c khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự quy định "Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi" [30] và tại điểm b tiểu mục 7.1 mục 7 nghị quyết 01/2007 quy định "Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu" [45]. Như vậy theo pháp luật của Việt Nam thì đối tượng có thể được hưởng theo quy định hoãn thi hành án do nuôi con nhỏ chỉ là phụ nữ, ngoài ra không có trường hợp khác. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi sinh con người vợ đã chết khi đó người trực tiếp chăm nom con có thể là người chồng nếu trong trường hợp này người chồng có hành vi vi phạm pháp luật và bị tòa án xử phạt áp dụng hình phạt tù thì người này không được xét trong diện đang nuôi con nhỏ. Cho dù có thể trong hoàn cảnh thực tế hiện tại họ đang trực tiếp nuôi con nhỏ trong gia đình không có ai chăm sóc con nhỏ thay cho họ. Trong trường hợp này nếu bắt ông bố đó đi thi hành án thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của đứa trẻ. Và như vậy thì mục đích của chúng ta đưa ra là bảo vệ quyền trẻ em là không đạt được. Nhưng nếu không bắt đi thi
hành án thì lại vi phạm nghiệm trọng luật tố tụng hình sự ảnh hưởng đến tính pháp chế XHCN. Chính vì vậy theo tôi đây cũng là quy định cần được nghiên cứu và bổ sung cho phù hợp để bảo vệ được tốt hơn quyền của trẻ em
Thứ bảy: Một vấn đề nữa là sau khi được hoãn thi hành án bị án được giao về chính quyền địa phương nơi bị án cư trú để giám sát và quản lý trong thời gian được hoãn thi hành án quy định này được thể hiện tại khoản 1 Điều 263 Bộ luật hình sự điều khoản này quy định:
Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ [30].
Từ căn cứ này Tòa án sẽ giao cho Ủy ban nhân dân phường nơi bị án cư trú 01 quyết định hoãn thi hành án để biết và quản lý. Nhưng hiện tại trong hệ thống quy phạm pháp luật không có quy định nào tạo hành lang pháp lý cho việc ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bị án cả. Cụ thể là không có quy định nào trao quyền cho ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện những hành vi để có thể quản lý được bị án đang tại ngoại. Vì Luật không đưa ra bất kỳ hình thức quản lý cụ thể nào đối với người kết án được hoãn thi hành án. Và cũng không đưa ra bất kỳ chế tài nào đối với người bị kết án nếu họ tự ý đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của cơ quan quản lý họ. Luật cũng không đưa ra bất kỳ quyền gì cho cơ quan quản lý người được hoãn thi hành án nếu họ vi phạm quy định về quản lý người bị kết án. Cũng là đối tượng giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý- thậm chí là những đối tượng này còn đơn giản hơn - nhưng đối với trường hợp bị án bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì Ủy ban nhân cấp xã có những hành lang pháp lý cụ thể để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp quản lý người được hưởng án treo, hay cải tạo không giam giữ thì ngoài việc được Tòa án bàn
giao bản án, quyết định thi hành án thì Ủy ban nhân dân cấp xã có những nhiệm vụ cũng như quyền hạn nhất định trong việc quản lý người bị kết án