1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm của J.J. Rousseau về giáo dục trong Émile hay là về giáo dục

124 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Nhưng, một phần tinh tuý khác của Rousseau còn ít được giới thiệu, đó là học thuyết và triết lý của ông về giáo dục, được trình bày trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục 1762.. Trong É

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TẠ THỊ THÌN

QUAN NIỆM CỦA J.J.ROUSSEAU VỀ GIÁO DỤC

TRONG “ÉMILE HAY LÀ VỀ GIÁO DỤC”

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TẠ THỊ THÌN

QUAN NIỆM CỦA J.J.ROUSSEAU VỀ GIÁO DỤC

TRONG “ÉMILE HAY LÀ VỀ GIÁO DỤC”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học

Mã số: 60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đặng Hữu Toàn

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: Tác phẩm “Émile hay là về giáo dục” và những tiền đề cho

sự ra đời quan niệm của J.J.Rousseau về giáo dục

Chương 2: Một số tư tưởng cơ bản của J.J.Rousseau về giáo dục trong

2.1 Giáo dục con người với tư cách một công dân 32 2.1.1 Rousseau bàn về giáo dục trong xã hội đương thời 32 2.1.2 Quan niệm của J.J.Rousseau về mục đích giáo dục con người với

2.2 Giáo dục là một quá trình 37 2.2.1 Giai đoạn 1 - giáo dục trẻ ở giai đoạn tuổi thơ (từ 0 - 2 tuổi) 38 2.2.2 Giai đoạn 2 - giáo dục trẻ ở thời kỳ “lý trí ngủ” (từ 2 - 12 tuổi) 46 2.2.3 Giai đoạn 3 - giáo dục trẻ ở giai đoạn tuổi ấu niên (từ 12 - 15 tuổi) 56 2.2.4 Giai đoạn 4 - giáo dục trẻ trong giai đoạn tuổi “cập kê” (từ 15 - 20 tuổi) 65 2.2.5 Giai đoạn 5 - giáo dục trẻ trong độ tuổi hôn nhân (từ 20 - 25 tuổi) 83

2.3 Giáo dục đối với phụ nữ 89

2.4 Một số nguyên lý giáo dục khác của J.J.Rousseau trong tác phẩm

“Émile hay là về giáo dục” 102

Trang 4

2.4.1 Sự ảnh hưởng của cha mẹ, vú nuôi trong giáo dục trẻ em 102 2.4.2 Người thày-vai trò và nhiệm vụ trong quá trình giáo dục trẻ em 104 2.4.3 Nền giáo dục tốt nhất là nền giáo dục phòng vệ 107

1 Giá trị và một số hạn chế trong quan niệm của J.J.Rousseau về giáo dục 112

1.2 Một số hạn chế 113

2 Ý nghĩa của tư tưởng giáo dục J.J.Rousseau đối với nền giáo dục Việt

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội, có ảnh hưởng quyết định tới tương lai của mỗi người và của cả xã hội Vì lẽ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu” Bước vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, giáo dục đã có những bước phát triển trên quy mô toàn cầu và đặt ra những vấn đề chưa có tiền lệ trong lịch sử Theo dự báo của một số học giả, trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, đến khoảng năm 2020, sẽ có một vài nước trong số những nước giàu nhất hiện nay có nguy cơ tụt xuống hàng những nước đang phát triển, ngược lại, một số quốc gia có thể vượt lên hàng những nước phát triển nhất Trong cả 2 trường hợp, yếu tố quyết định hàng đầu là giáo dục Tổ chức UNESCO cũng đưa ra thông điệp về giáo dục trong thế kỷ XXI với tinh thần:

Học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống

Theo đó, với chức năng cung ứng lao động cho xã hội, hệ thống giáo dục

- đào tạo phải hiểu rõ xã hội cần loại lao động nào và xây dựng quá trình đào tạo cho phù hợp Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam nói riêng, cũng như trong xu thế phát triển kinh tế tri thức trên thế giới nói chung, thiết nghĩ, phương châm giáo dục không còn là cung cấp càng nhiều kiến thức càng tốt,

mà phải là rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng thích ứng mau lẹ, rèn luyện nhân cách để có những con người ở vào hoàn cảnh nào cũng tự mình xoay xở

và vươn lên được, tự khẳng định mình và thúc đẩy xã hội tiến lên Xã hội hiện đại không chỉ cần những con người cần mẫn, có đạo đức, làm việc theo kế hoạch, mà còn rất cần những con người có cá tính, biết giao tiếp và hợp tác,

có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân, sẵn sàng mạo hiểm, và nhất là phải có đầu óc sáng tạo

Trang 6

Nhận thức sâu sắc vấn đề mấu chốt trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phù hợp với thực tiễn, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định: Cốt lõi của vấn đề đổi mới giáo dục là xây dựng nước ta trở thành một xã hội học tập, lấy tư tưởng học tập suốt đời làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt hệ thống giáo dục trong xã hội, chuyển từ chủ trương giáo dục cho mọi người sang chủ trương mọi người đều phải thực hiện việc học tập suốt đời[Xem: 7,

tr 35]

Đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp bách nếu chúng ta không muốn bị thua thiệt khi hội nhập và cạnh tranh quốc tế Vấn đề là đổi mới cái gì, và đổi mới bằng cách nào? Đổi mới không có nghĩa là rũ bỏ tất cả những giá trị lý luận tư tưởng và thành quả của nền giáo dục trong nước, cũng như trên thế giới, mà đổi mới phải trên nguyên tắc kế thừa biện chứng, giữ lại những tư tưởng giáo dục tiến bộ và những thành tựu giáo dục đã đạt được Nói như vậy

để nhấn mạnh rằng, mặc dù chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, nhưng cách đây khoảng 3 thế kỷ trở về trước, lịch sử tư tưởng nhân loại đã đạt được những tư tưởng giáo dục hết sức tiến bộ Đó chính là thời kỳ của “Triết học ánh sáng” - “Thế kỷ ánh sáng”, trong đó có triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII Vào thời kỳ đó, nhiều triết gia đã vượt khỏi những rào cản xã hội và dũng cảm đưa ra những tư tưởng giáo dục mới mẻ, đi ngược lại với tư tưởng thống trị đương thời, thậm chí có những tư tưởng cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đáng được xã hội hiên đại quan tâm, tìm hiểu Một trong số các triết

gia có tư tưởng giáo dục nổi bật của phong trào Khai sáng Pháp là Jean

Jacques Rousseau (1712 - 1778)

Nói đến Rousseau, người ta thường liên hệ ngay đến học thuyết chính trị

- xã hội của ông Nhưng, một phần tinh tuý khác của Rousseau còn ít được giới thiệu, đó là học thuyết và triết lý của ông về giáo dục, được trình bày

trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục (1762) Đây là tác phẩm được chính

Trang 7

Rousseau xem là “quyển hay nhất và quan trọng nhất trong mọi trước tác của tôi” Nó quan trọng nhất với Rousseau, vì đây là một công trình triết luận đồ

sộ về bản tính con người Trong Émile hay là về giáo dục, thông qua câu

chuyện giả tưởng về cậu bé Émile được người thày giáo dục từ lúc mới chào đời cho đến khi lập gia đình, và trở thành “người công dân lý tưởng”, Rousseau đã phác hoạ một triết lý và phương pháp giáo dục giúp cho con người tự nhiên có đủ sức khoẻ thể chất và nghị lực tinh thần để đương đầu với những thử thách trong cuộc đời Bước ngoặt trong tư duy giáo dục được thể hiện dày đặc trong từng trang sách thu hút người đọc đến mê hoặc Ngay cả với triết gia người Đức - Immanuel Kant, mặc dù nổi tiếng là người có kỷ luật sinh hoạt hết sức nghiêm ngặt (đến mức người dân quanh nơi ông sống cứ chờ ông ra khỏi nhà để lên giây cót hoặc chỉnh đồng hồ, bởi vì đúng bốn giờ chiều mỗi ngày, Kant ra khỏi nhà và đi dạo một mình trên cùng một con

đường), nhưng những kỷ luật đó cũng bị xáo trộn khi I.Kant đọc Émile hay

là về giáo dục

Mặc dù đã có nhiều cách đánh giá khác nhau về tư tưởng giáo dục của Rousseau, nhưng cho đến nay, trong số đó, có những tư tưởng đã trở thành mục tiêu mà nền giáo dục hiện đại hoặc đã thực hiện hoặc đang hướng đến

Ở Việt Nam, tư tưởng giáo dục của Rousseau chưa được quan tâm nghiên cứu và đánh giá đúng mức Vì thế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng, quan điểm giáo dục của J.J Rousseau mang một ý nghĩa quan trọng Với tất cả những lý do trên, tác giả luận văn

quyết định chọn “Quan niệm của J.J.Rousseau về giáo dục trong Émile

hay là về giáo dục” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ khoa học

chuyên ngành Triết học của mình

Trang 8

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Như trên đã đề cập, từ trước đến nay, khi nói tới Rousseau, người ta chủ yếu bàn đến tư tưởng triết học chính trị của ông mà ít bàn về một phần cũng rất tinh tuý trong tư tưởng của ông, đó là tư tưởng và triết lý giáo dục Vì vậy, trong thực tiễn, các công trình nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Rouseau còn rất ít Trong khi đó, khi bàn về giáo dục, Rousseau đã đưa ra nhiều tư tưởng hết sức táo bạo so với thời đại của ông và có những tư tưởng vẫn còn đầy sức sống trong thời đại ngày nay

Ngay từ năm 1789, tư tưởng sư phạm của Rousseau được phản ánh trong

các đề án cải cách giáo dục quốc dân của Pháp và có ảnh hưởng đến nhiều nhà tư tưởng - sư phạm sau này, như J.H.Pestalozzi (Ý), A.S.Makarenko (Nga), J.Dewey (Mỹ)…

Hiện nay, ở Nhật Bản, người ta vẫn bắt buộc tất cả các giáo viên mầm non phải đọc Émile hay là về giáo dục trước khi bước vào nghề

Ở Việt Nam, tư tưởng của Rousseau nói chung và tư tưởng giáo dục của

ông nói riêng đã được luận bàn đến cách nay vài chục năm, nhưng các công trình nghiên cứu còn khá khiêm tốn

Năm 1958, trong cuốn “Lịch sử giáo dục thế giới”, GS Nguyễn Lân đã

luận bàn và đưa ra những nhận định, đánh giá sâu sắc về tư tưởng giáo dục của J.J.Rousseau Theo GS Nguyễn Lân, tư tưởng giáo dục của Rousseau có nhiều điểm mới lạ và tiến bộ so với thời đại của ông Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, tư tưởng giáo dục Rousseau tất yếu còn một số hạn chế Mặc dù còn thiếu sót, nhưng những kiến giải của Rousseau về giáo dục cũng đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến các nhà giáo dục trong thời kỳ Cách mạng tư sản Pháp

Năm 1963, tác phẩm “Émile hay là về giáo dục” của Rousseau lần đầu

tiên được dịch sang tiếng Việt Năm 2008, tác phẩm này tiếp tục được 2

Trang 9

dịch giả Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương biên dịch, do nhà xuất bản Tri thức giới thiệu

Gần đây, đã có một số bài viết xem xét, phân tích và đánh giá tư tưởng

giáo dục của Rousseau trong Émile hay là về giáo dục

Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên, đã phần nào phác hoạ được những quan điểm, tư tưởng giáo dục cơ bản của Rousseau, cũng như đã đánh giá ưu điểm và một số hạn chế trong tư tưởng của ông về giáo dục Tuy nhiên, các tác giả của những công trình đó, hoặc mới chỉ dừng lại ở việc dịch tác phẩm giáo dục, tư tưởng giáo dục của Rousseau sang tiếng Việt, hoặc mới chỉ đề cấp đến một, hai quan điểm giáo dục hết sức cơ bản của ông, trong khi

đó còn nhiều tư tưởng giáo dục đặc sắc khác của Rousseau vẫn chưa được luận bàn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn này là làm rõ quan niệm của J.J Rousseau về

giáo dục trong “Émile hay là về giáo dục”, từ đó đánh giá và chỉ ra ý nghĩa

của nó đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung triển khai những nhiệm vụ sau đây:

- Thứ nhất, phân tích bối cảnh chi phối quan niệm của Rousseau về giáo dục trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục

- Thứ hai, trình bày những tiền đề hình thành quan niệm của Rousseau

về giáo dục trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục

- Thứ ba, làm rõ những luận điểm của Rousseau về giáo dục trong Émile

hay là về giáo dục

- Thứ tư, bước đầu đánh giá quan niệm về giáo dục của J.J.Rousseau

Trang 10

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

4.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và dựa vào phương pháp luận mácxit trong nghiên cứu lịch sử triết học

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp của phép biện chứng duy vật trong việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng, trong đó phối hợp giữa các phương pháp: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, khái quát hoá nhằm làm

sáng tỏ quan niệm giáo dục của Rousseau trong tác phẩm Émile hay là về

giáo dục một cách lôgíc

Luận văn nghiên cứu về quan điểm giáo dục của Rousseau trong một tác

phẩm cụ thể - tác phẩm Émile hay là về giáo dục, vì vậy, ngoài các phương

pháp nêu trên, luận văn còn sử dụng phương pháp văn bản học trong quá trình phân tích, tìm hiểu nội dung tác phẩm

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng giáo dục của J.J.Rousseau

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu là làm rõ quan niệm của J.J Rousseau về giáo

dục trong Émile hay là về giáo dục, nên luận văn chỉ tập trung vào những tư

tưởng giáo dục của Rousseau trong tác phẩm đó

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần làm phong phú thêm khối lượng những công trình nghiên cứu về tư tưởng của Rousseau nói chung và tư tưởng giáo dục của ông nói riêng

Trang 11

Luận văn có thể được dùng như một tài liệu tham khảo trong việc học tập và nghiên cứu triết học Khai sáng Pháp, cũng như khi nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Rousseau

7 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan niệm giáo dục của Rousseau trong

tác phẩm Émile hay là về giáo dục, trên cơ sở đó, giúp người nghiên cứu và

học tập có những đánh giá xác thực hơn về sự tiến bộ và công lao của Rousseau đối với lịch sử tư tưởng giáo dục nhân loại

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 12

NỘI DUNG

Chương 1:

TÁC PHẨM “ÉMILE HAY LÀ VỀ GIÁO DỤC” VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO

SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM CỦA J.J.ROUSSEAU VỀ GIÁO DỤC

1.1 Bối cảnh và những tiền đề lý luận cho sự ra đời quan niệm của J.J Rousseau về giáo dục

1.1.1 Bối cảnh nước Pháp thế kỷ XVIII

Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Pháp thế kỷ XVIII có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp:

Về kinh tế, trong khi nước Anh tiến mạnh trên con đường công nghiệp

hoá tư bản chủ nghĩa, thì Pháp vẫn là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Các phương thức sở hữu và canh tác phong kiến cũ kỹ, công cụ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động đặc biệt thấp, nạn mất mùa xảy ra thường xuyên Nhìn chung, ở Pháp, trước cách mạng tư sản, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nông thôn còn khá yếu Ở lĩnh vực công nghiệp, có sự phát triển hơn so với nông nghiệp, nhiều công trường thủ công ra đời, máy móc được cải tiến, số lượng công nhân tăng lên và có sự chuyên môn hoá cao Tuy nhiên, chế độ phong kiến với những đạo luật của nó vẫn giữ địa vị thống trị trong xã hội

Về chính trị, vào thế kỷ XVIII, nước Pháp trở thành vũ đài của cuộc đấu

tranh gay gắt giữa chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời và chủ nghĩa tư bản đang hình thành, phát triển trong lòng nó Với sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã kịp thời trở thành một lực lượng kinh tế hùng hậu Trong khi đó, toàn bộ quyền lực vẫn tiếp tục nằm trong tay tầng lớp phong kiến thống trị Phong trào phản phong ngày càng lớn mạnh,

Trang 13

nhằm thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến và thiết lập chế độ xã hội mới tư bản chủ nghĩa Giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng đại diện cho lợi ích của những người bị áp bức trong chế độ phong kiến

Về xã hội, xã hội Pháp thế kỷ XVIII có sự phân chia thành những đẳng

cấp với quyền và nghĩa vụ khác nhau Do vậy, mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trở nên hết sức gay gắt (tăng lữ, quý tộc, và tất cả những tầng lớp còn lại như: nông dân, thợ thủ công, bình dân thành thị, công nhân, trí thức, chiếm đa số trong xã hội, trong đó nổi trội nhất là giai cấp tư sản) Trong thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản Pháp gặp nhiều thuận lợi trên con đường phát triển của nó, tiếp tục phát triển và leo thang; thế lực chính trị, kinh tế, xã hội của họ ngày càng tăng lên Sự phát triển ấy cũng làm cho ý thức giai cấp của họ ngày càng bộc

lộ rõ nét

Về tư tưởng, lý luận, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Pháp đã sản sinh

ra một số nhà tư tưởng, đại biểu cho giai cấp tư sản đang lên Đó là những nhà triết học duy vật Pháp ở thế kỷ XVIII Đứng trên lập trường duy vật máy móc,

họ đánh giá quá cao ảnh hưởng của hoàn cảnh, cho loài người chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh xung quanh và của giáo dục Trong giáo dục cũng diễn ra sự đấu tranh của giai cấp tư sản với quý tộc và tăng lữ Những học giả của giai cấp tư sản lên tiếng công kích chủ nghĩa kinh viện, công kích những quan niệm lỗi thời về văn hoá, giáo dục Họ đòi cải tổ nền giáo dục và đưa ra những kiến giải mới mẻ về một hệ thống nhà trường dân chủ Các triết gia Khai sáng Pháp đều thống nhất với nhau ở nhiều điểm, như: đề cao tác dụng của giáo dục, coi trọng thể dục và lao động, yêu cầu nội dung giáo dục sát với thực tế, và những phương pháp khoa học phù hợp với nhận thức của trẻ em, chống chủ nghĩa giáo điều, chống kỷ luật roi vọt,.v.v

Trang 14

1.1.2 Những tiền đề lý luận cho sự ra đời quan niệm của J.J.Rousseau về giáo dục

1.1.2.1 Quan niệm của một số nhà triết học trước và cùng thời với J.J.Rousseau về giáo dục

I.A.Comenxki (1592-1670) – nhà giáo dục vĩ đại người Tiệp Khắc Về

mọi mặt, Comenxki đã có những cống hiến rất quý báu cho sự nghiệp giáo dục Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu là thuỷ tổ của nền giáo dục dân chủ nói chung, trong đó có ảnh hưởng đến quan niệm giáo dục của Rousseau thời kỳ “Triết học ánh sáng” thế kỷ XVIII Trước hết, Comenxki rất tin tưởng vào tác dụng của giáo dục Chỉ có giáo dục mới làm cho con người ta trở nên một con người đáng là người Theo ông, mọi người đều phải học Ông rất đau xót trước những thiếu sót, những lệch lạc của nền giáo dục đương thời Bởi thế, cần phải cải tổ hoàn toàn nền giáo dục cũ Theo Comenxki, quá trình giáo dục ở nhà trường chia ra làm 4 giai đoạn phù hợp với 4 thời kỳ của tuổi học: trường Mẫu giáo, giáo dục trẻ em trong gia đình cho đến hết 6 tuổi, ở thời kỳ này cần rèn luyện giác quan của trẻ để chúng nhận thức được thế giới bên ngoài, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển mọi khả năng của chúng; trường Quốc ngữ dạy trẻ em từ 7 tuổi đến hết 12 tuổi, phải rèn luyện trí tưởng tượng

và ký ức cho trẻ; trường La-tinh dạy học sinh từ 13 tuổi đến hết 18 tuổi, phải dạy cho thiếu niên ngữ pháp, tu từ học, biện chứng pháp, toán học, thiên văn,

lý luận về âm nhạc, để trau giồi thông minh và óc phán đoán của trẻ; trường Đại học đón những thanh niên từ 18 tuổi đến 24 tuổi, hun đúc ý chí cho thanh niên và dạy cho họ triết học, y học, luật học ,dùng phương pháp đi du lịch để

mở rộng tầm mắt của học sinh Đã từ lâu, trong khắp thế giới, người ta vẫn gọi ông là “ông tổ của nền sư phạm cận đại”, và dĩ nhiên một trong số các nhà triết học, nhà giáo dục học của nền sư phạm cận đại không thể không nhắc đến, đã chịu ảnh hưởng lớn về tư tưởng giáo dục của Comenxki là J.J Rousseau

Trang 15

John Locke (1632-1704) – nhà triết học người Anh Về phương diện

chính trị xã hội, J.Locke là đại biểu của giai cấp tư sản mới lên, bênh vực cho

tự do, nhân quyền, tư hữu tài sản Ông nhận định rằng loài người trong trạng thái tự nhiên là tự do và bình đẳng Về phương diện giáo dục, Locke đã đưa ra nhiều kiến giải mới mẻ đối với thời đại của ông Trước hết, ông cũng rất tin vào tác dụng của giáo dục Ông phản đối giáo lý của giáo hội, những tư tưởng thế tập của phong kiến Với Locke, mục đích của giáo dục là đào tạo những con người phong nhã, có tài năng, hoạt bát, lanh lợi, lịch thiệp, có những đức tính của một thương gia tư sản Cơ sở của giáo dục là hạnh phúc và lợi ích của mỗi cá nhân Giáo dục phải đảm bảo cho mỗi người có một thân thể khoẻ mạnh Ông muốn trẻ em phải có thói quen chịu đựng gian khổ, mệt nhọc, phải tập vượt mọi khó khăn, nguy hiểm Cho nên theo ông, không nên cho trẻ mặc

ấm quá, cần cho các em ăn mặc giản đơn và tránh những quần áo gò bó cơ thể Nhi đồng cần sinh hoạt, chơi đùa ở ngoài trời phần lớn thời gian trong một ngày Trong giáo dục, ông coi trọng thể dục hơn trí dục Nhìn chung, so với nền giáo dục phong kiến, J.Locke đã đem lại một số kiến giải tiến bộ: ông phủ nhận tư tưởng tiên thiên, coi trọng tác dụng của giáo dục, chú ý đến thể dục, đến lao động bằng chân tay, lên án kỷ luật roi vọt, đề ra những nguyên tắc giảng dạy hợp với tâm lý của trẻ em Mặc dù còn có những hạn chế nhất định do đứng trên lập trường giai cấp, nhưng ảnh hưởng của John Locke trong thế kỷ XVIII ở Tây Âu rất rộng lớn đối với các nhà giáo dục, như các nhà duy vật Pháp và Rousseau[Xem: 14, tr 74-77]

Helvétius (1715-1771) – nhà triết học duy vật Pháp, cũng phủ nhận quan

niệm tiên thiên, và cho rằng giáo dục là vạn năng, bằng giáo dục, người ta có thể cải biến tư tưởng con người và nhờ đó cải biến được xã hội Giáo dục sẽ đào tạo những con người yêu nước, những người biết kết hợp hạnh phúc cá nhân với sự phồn vinh của dân tộc Giáo dục có thể đào tạo cả những nhân tài

Trang 16

Ông kiên quyết đấu tranh chống ảnh hưởng của tôn giáo trong nhà trường, và cực lực phản đối sự gò bó của chủ nghĩa kinh viện Helvétius rất coi trọng tính tích cực và tính tự giác của trẻ em Tuy còn có nhiều lệch lạc về giáo dục, song Helvéteus đã có công lớn là can đảm tấn công mạnh mẽ vào thành luỹ kiên cố của phong kiến và tăng lữ So với đương thời, những kiến giải của ông về giáo dục có những tiến bộ nhất định[Xem: 14, tr 78-80]

Như vậy có thể nhận định rằng, hoà chung với hơi thở của thời đại, trước

sự biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội trong xã hội đương thời, thì tư tưởng giáo dục của các triết gia phương Tây cũng có những biến đổi rõ nét Họ đã cởi trói cho giáo dục thoát khỏi những xiềng xích của chủ nghĩa kinh viện, và đặt giáo dục trên một cơ sở mới là chủ nghĩa nhân văn Nếu như nền giáo dục phong kiến chỉ nhằm đào tạo ra những con người an thân thủ phận, tuân theo triệt để lãnh chúa, thì ánh sáng của thời kỳ Phục hưng - cận đại đã đề cao giá

trị của con người Với Rousseau, quan niệm về giáo dục trong Émile hay là về

giáo dục – đó là những kiến giải hoàn toàn mang tính chủ quan của ông, song

những điều đó ít nhiều chịu sự tác động từ những tư tưởng giáo dục của các tiền bối khi luận bàn về giáo dục Nói cách khác, Rousseau đã kế thừa một cách sắc sảo những quan niệm giáo dục của một số triết gia phương Tây cho quan niệm của ông về giáo dục

Sẽ là không đầy đủ khi luận bàn về tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự ra đời quan niệm giáo dục của Rousseau mà lại không đề cập đến ảnh hưởng của

tinh thần chung trong toàn bộ phong trào Khai sáng Tư tưởng Khai sáng

là tư tưởng tiến bộ về ý thức hệ, xuất hiện vào thế kỷ XVII, nhất là thế kỷ XVIII, chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng của các triết gia tiền bối như Spinoza, Pascal, Leibniz, Galileo, Newton, [Xem: 9] “Ánh sáng” trong Triết học Ánh sáng là chỉ đến ánh sáng tự nhiên - để phân biệt với ánh sáng siêu nhiên gắn liền với thần học Tinh thần chung của triết học Ánh sáng có thể được nhận

Trang 17

định qua các đặc điểm sau: 1) Đều chấp nhận ánh sáng tự nhiên, phản đối việc triết học làm đầy tớ cho thần học Triết học Ánh sáng là triết học thế tục 2) Đều vứt bỏ siêu hình học 3) Về phương pháp, các nhà triết học Ánh sáng không còn chấp nhận toán học như là một mô hình duy nhất của khoa học, quan tâm đến quan sát và kinh nghiệm 4) Các nhà triết học ánh sáng có quan niệm khác về con người, trong khi tôn giáo đặt con người ở trên tất cả mọi loài động vật thì triết học Ánh sáng cho rằng con người cũng có một thể xác động vật Từ đó hình thành nên quan niệm con người tự nhiên[Xem: 37] Với tư cách là một nhà triết học Khai sáng, các tư tưởng của J.J.Rouseau, trong đó có tư tưởng giáo dục, một mặt là thành tố góp phần làm phong phú, hoàn thiện hơn hệ thống tư tưởng, lý luận của Triết học Ánh sáng, nhưng mặt khác, thành tố đó cũng chịu sự tác động ngược trở lại của tinh thần chung giữa các nhà Khai sáng Đó giống như mối quan hệ giữa cái đơn nhất và cái chỉnh thể

1.1.2.2 Nền tảng nhân học trong triết học giáo dục của chính J.J.Rousseau

Tác phẩm Émile hay là về giáo dục, được xem như là một công trình

triết luận đồ sộ về bản tính con người Ở đó, thể hiện khát khao của tác giả về một mẫu hình con người lý tưởng trong một xã hội tốt đẹp, mà ông gọi là

người công dân lý tưởng Qua đó có thể nhận định rằng, điểm khởi đầu cho

tư tưởng giáo dục của Rousseau là quan niệm của ông về con người Và đó

được coi là tiền đề lý luận của chính Rousseau góp phần đưa đến những tư tưởng giáo dục của ông sau này

Quan niệm của Rousseau về con người ở trạng thái tự nhiên

Thuật ngữ “tự nhiên” được sử dụng ở đây được hiểu về phương diện nhận thức luận với tính cách là thiên nhiên, tức là một cái gì đó không hoàn thiện, một quá trình đang hướng đến sự hoàn thiện Với Rousseau, trạng thái

Trang 18

tự nhiên không phải là khái niệm được khái quát từ lịch sử hiện thực của xã hội loài người, mà đó chỉ là một giả thuyết thuần tuý, không có sự chứng minh[Xem: 15]

Theo Rousseau, bản tính của con người tự nhiên là “thiện”, nhưng bị xã hội giả tạo làm cho đồi bại và biến chất đi Có nghĩa là, bên trong mỗi con người hiện đại, vẫn lưu lại dấu vết của một bản ngã thiện hảo thời xa xưa Khi con người còn chưa thể sử dụng lý tính, thì con người cũng chưa thể có được khả năng lạm dụng các năng lực của mình, nên chưa thể làm điều ác Ở trạng thái tự nhiên, cái thiện của con người không phải là sự ngoan ngoãn ở phương diện đạo đức, mà chỉ là sự tuân theo tự nhiên

Cũng vì ở trạng thái tự nhiên không hề có sự bất bình đẳng xã hội giữa con người với con người, do đó mỗi con người được tự do khỏi ách thống trị Trái với cái nhìn bi quan của Hobbes, con người tự nhiên là những con người sống cô độc và giản dị, yêu hoà bình, không gia đình hay của cải Cũng trái với quan niệm lạc quan của Grotius rằng, họ vốn có đầu óc hợp quần và hợp lý; Rousseau cho rằng, con người tự nhiên không có ngôn ngữ và chỉ có những ý tưởng đơn giản dựa trên những cảm giác trực tiếp

Quan niệm của Rousseau về quyền tự nhiên của con người

Theo Rousseau, con người không phải do Chúa, Thượng Đế sinh ra, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên và thuộc về giới tự nhiên Do vậy bản chất của con người chính là bản chất tự nhiên của nó Với nguồn gốc và bản chất tự nhiên, nên con người có những đặc tính bẩm sinh về quyền lợi do

tự nhiên ban tặng Trong Bàn về khế ước xã hội, Rousseau đã khẳng định, một

trong những quyền tự nhiên của con người là tự do, “người ta sinh ra tự do”[27, tr 52] Nhấn mạnh thêm, Rousseau cho rằng, “Từ bỏ tự do của mình

là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người”[27, tr 59]

Trang 19

Cùng với tự do, bình đẳng cũng là quyền tự nhiên mà con người tất yếu phải được hưởng như nhau Theo Rousseau, đã là con người ai cũng có quyền ngang nhau về mọi phương diện, không ai được bắt người khác phải làm nô lệ cho mình, ngược lại không ai phải bán mình để làm nô lệ cho kẻ khác vì sự tồn tại của mình Tự nhiên không sinh ra ai làm nô lệ cả

Trong quan niệm về quyền tự nhiên của Rousseau, ngoài 2 loại quyền trên, con người còn có một số quyền tự nhiên khác: quyền sở hữu tài sản, quyền hạnh phúc, Song, tác động trực tiếp đến tư tưởng giáo dục Rousseau,

về cơ bản là quan niệm của ông về quyền tự do và bình đẳng của con người Chúng ta có thể thấy điều này khi tìm hiểu sâu hơn về học thuyết giáo dục của Rousseau trong tác phẩm “Émile hay là về giáo dục”

Quan niệm của Rousseau về bước chuyển của con người từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội

Theo Rousseau, chính sự phát triển tư duy, nhận thức của con người, và

sự xuất hiện sở hữu tư nhân đã dẫn đến phá vỡ “trạng thái tự nhiên” của xã hội, dẫn đến sự xuất hiện xã hội công dân Ông đã đúng khi nhận thấy chính

sự phát triển của sản xuất với việc phát hiện ra nhiều công cụ lao động mới, hoàn thiện hơn đã dẫn đến sự ra đời của xã hội công dân dựa trên sở hữu tư nhân Theo đó, sự ra đời của xã hội công dân là kết quả phát triển tất yếu của

xã hội ở giai đoạn tự nhiên Bởi vì, chính ở giai đoạn tự nhiên, mầm mống dẫn đến sự ra đời sở hữu tư nhân được xuất hiện Việc thiết lập sở hữu tư nhân tất yếu dẫn đến sự khác nhau trong thu nhập giữa mọi người Từ đó, xã hội bắt đầu phân chia thành kẻ giàu, người nghèo, đồng thời nảy sinh ra các đạo luật xã hội Nếu ở trạng thái tự nhiên, tất cả mọi người đều bình đẳng và

tự do, thì ở trạng thái xã hội đầy rẫy những bất công và áp bức, các mối quan

hệ xã hội hoàn toàn bị biến chất, đối lập với bản chất tự nhiên của con người [Xem: 36, tr 360]

Trang 20

Như vậy, sở hữu tư nhân xuất hiện từ khả năng tự hoàn thiện của con người nhằm phát triển sản xuất, làm cho con người văn minh hơn, đồng thời lại trở thành mối bất hạnh cho con người, là nhân tố chính tạo bước chuyển của con người từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội

1.2 Jean Jacques Rousseau: Cuộc đời và tác phẩm “Émile hay là về giáo dục”

1.2.1 Về cuộc đời và sự nghiệp của J.J Rousseau

J.J Rouseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712 trong một gia đình thợ thủ công ở Geneve, thủ đô của Thuỵ Sĩ, trung tâm của đạo Tin lành Canvanh theo hướng cải cách Mẹ ông, bà Suzanne Bernard đã mất sớm sau khi sinh ông được vài ngày Mồ côi mẹ, nên tuổi thơ của ông sống trong sự chăm sóc, nuôi nấng của người cha là Issac Rousseau J.J Rousseau kể lại rằng, trong tuổi thơ, ông đã được đọc nhiều sách truyện lý thú, ông và bố ông thi nhau đọc truyện Trong số những truyện mà Rousseau đã đọc hồi nhỏ, tác phẩm của Plutarque - kể sự tích các nhân vật lịch sử thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan và nhân sinh quan của ông sau này: “Nó cho tôi một tinh thần tự do và cộng hoà, một tính nết bất khuất và kiêu căng, không chịu đeo ách và nhận số phận nô lệ”[36, tr 418]

Ngay từ nhỏ Rousseau đã tỏ ra là người có khát vọng tự do lớn lao Điều này một phần do ảnh hưởng từ môi trường sống nơi ông sinh ra Ở đó không tồn tại chế độ phong kiến, mà đã sớm hình thành chế độ dân chủ tư sản: các công dân được đi bỏ phiếu bầu ra người lãnh đạo của mình

Năm 1722, do xung đột với một thuyền trưởng người Pháp và lo sợ bị tống giam, ông Issac đã vĩnh viễn rời bỏ Geneve đi kiếm sống ở miền xa Rousseau được gửi đến ở nhà người chú ruột Sau đó J.J Rousseau được gửi

vào ở một trường nội trú và tại đây, theo lời ông kể trong tập hồi ký - Tự

bạch, “chúng tôi học tất cả cái rác rưởi vớ vẩn từng được coi là sự giáo dục”

Sau 2 năm, ông thôi học ở đây

Trang 21

Năm 1724 – 1728, Rousseau học nghề ở Geneve Trong những năm tháng này, mặc dù có cuộc sống không đến nỗi vất vả, lại sống ở Geneve – nơi mà trong lòng chế độ phong kiến đã có sự xuất hiện của bầu không khí dân chủ tư sản, nhưng vốn là người có khát vọng tự do từ nhỏ, Rousseau luôn cảm thấy cuộc sống của mình tù túng, bản thân thì bị bạc đãi, coi khinh Do vậy, năm 1728, Rousseau đã tìm cách bỏ nhà, trốn khỏi Geneve khi mới 16 tuổi, bắt đầu cuộc sống lưu lạc, vất vả nay đây mai đó trên con đường kiếm sống và mưu tìm sự nghiệp ở Pháp và Italia

Từ năm 1728 – 1741, lúc đầu ông ở Thuỵ Sĩ, sau đó ở Pháp, Italia Năm

1742, đến Paris - thủ đô của nước Pháp, Rousseau đã trải qua nhiều công việc: thư ký sở địa chính, chép nhạc thuê, gia sư Ở đâu, làm nghề gì, ông cũng luôn gặp khó khăn trong cuộc sống, không hài lòng với công việc và phải chứng kiến những cảnh bất công, phi lý

Năm 1742, J.J Rousseau viết tác phẩm đầu tay - Kiến nghị lập bản ký âm

mới cho âm nhạc

Năm 1743, Rousseau làm thư ký riêng cho De Montaigu - Đại sứ Pháp tại Vinise Với công việc này, ông đã có thêm những hiểu biết về chính trị Song, với bản tính của một con người phóng khoáng, yêu tự do, ông không chịu nổi cách đối xử keo kiệt, bủn xỉn và thái độ trịnh thượng của viên đại sứ này Do vậy, ông đã xin thôi việc vào năm 1744

Năm 1745, J.J Rousseau làm quen, rồi sau đó kết hôn (1768) và sống trọn đời với cô gái nghèo Therese Levasseau - người đã chia sẻ với ông mọi nỗi đau buồn trong cuộc sống, cùng ông nếm trải mọi đắng cay, gian khổ cũng như niềm hạnh phúc giản dị[Xem: 33, tr 155]

Năm 1746, ông làm thư ký riêng cho bà Dupin, giúp bà chép bản thảo cuốn sách về vấn đề phụ nữ Cùng với công việc này, ông vẫn làm nghề chép nhạc thuê để kiếm sống Trong thời gian này, ông làm quen và kết bạn với

Trang 22

D.Diderot (1713-1784), cùng với Diderot và một số nhà tư tưởng khác biên

soạn Từ điển bách khoa toàn thư Trong đó, ông viết các mục về kinh tế chính

trị và âm nhạc Đồng thời, ông còn viết một số bài nhằm truyền bá kiến thức khoa học, nghệ thuật, tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, chống giáo hội

và chế độ quân chủ chuyên chế đương thời

Năm 1749, Rousseau viết luận văn Luận về khoa học và nghệ thuật để

tham dự cuộc thi do Viện hàn lâm khoa học Dijon tổ chức với chủ đề: “Việc chấn hưng khoa học và nghệ thuật có góp phần làm cho phong tục thuần khiết hay không” Luận văn này đã được Viện Hàn lâm trao giải thưởng, và làm cho Rousseau trở nên nổi tiếng hơn[Xem: 33, tr 172]

Năm 1753, J.J Rousseau viết luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình

đẳng, và tiếp tục tham gia dự thi do Viện Hàn lâm khoa học Dijon tổ chức với

chủ đề “Nguồn gốc của sự bất bình đẳng giữa người và người là gì? Nó có phù hợp với luật tự nhiên hay không?” Trong luận văn này, ông đã vạch rõ nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là ở chế độ tư hữu tài sản Với khẳng định này, Rousseau kịch liệt phản đối chế độ tư hữu tài sản và lên án mạnh mẽ những kẻ quyền thế đã ra sức biện minh, bênh vực cho sự bất bình đẳng đó.Với luận văn này, trong những năm 1754-1755, Rousseau đã thực sự dấn thân vào một cuộc đấu tranh chính trị Khi luận văn này bị loại khỏi cuộc thi, ông đã gửi bản thảo sang Hà Lan nhờ nhà xuất bản Michel Ray ấn hành Tháng 6 năm 1755, luận văn này đã ra mắt công chúng Hà Lan, ngay lập tức xuất hiện trong các hiệu sách ở thủ đô Paris Rousseau lại bị những người

thuộc giới thượng lưu công kích gay gắt Với tác phẩm Về nguồn gốc bất bình

đẳng, Rousseau thực sự bước vào cuộc đấu tranh chính trị Trước sự công

kích dữ dội của giới quý tộc thượng lưu Paris, J.J Rousseau đã buộc phải trở

về quê hương Geneve Tại đây, ông cho tái bản luận văn Về nguồn gốc của sự

bất bình đẳng với lời tựa mới và đề tặng nền cộng hoà Geneve[Xem: 33, tr

206-233]

Trang 23

Năm 1756, Rousseau lại rời bỏ Geneve để đến sống ẩn dật ở Montmorency - một vùng quê hẻo lánh ở phía Bắc Paris, trong một ngôi nhà nhỏ bỏ hoang của một ẩn sĩ đã quá cố từ lâu

Tháng 1/1761, Rousseau cho ra mắt công chúng Pháp cuốn July hay

nàng Heloise mới Trong tiểu thuyết này, thông qua câu chuyện tình éo le,

trắc trở giữa nàng July – con gái một nam tước với chàng gia sư Xanh-Prơ, ông đã đưa ra quan niệm mới về tình yêu, hết lòng ca ngợi tình yêu chân thật, ngợi ca những con người dám đấu tranh cho tự do hôn nhân, tự do luyến ái, đồng thời lên án gay gắt kiểu cưỡng ép hôn nhân của chế độ phong kiến đương thời Tiểu thuyết đã được đông đảo công chúng Paris, nhất là các bậc mệnh phụ và lớp trẻ nồng nhiệt tiếp nhận

Tháng 4 năm 1762, tác phẩm được coi là quan trọng nhất và có tầm ảnh

hưởng sâu rộng nhất của J.J Rousseau – Bàn về khế ước xã hội đã được nhà

xuất bản Michel Ray ở Hà Lan cho ra mắt độc giả Tư tưởng chủ đạo trong

Bàn về khế ước xã hội là lý tưởng tự do, bình đẳng, đề cao và hết lòng bênh

vực tự do, bình đẳng Với tư tưởng đó, Rousseau đã công khai tuyên bố lập trường chính trị cấp tiến của ông - đấu tranh cho tự do, bình đẳng và dân chủ, cho nền cộng hoà và chống lại chính thể quân chủ chuyên chế Cũng chính vì

thế mà ngay sau khi ra mắt công chúng, Bàn về khế ước xã hội của ông đã bị

cấm lưu hành, bản thân ông bị truy nã

Mặc dù vậy, ngay sau khi Bàn về khế ước xã hội được xuất bản một

tháng, tháng 5 năm 1762, Rousseau tiếp tục cho ra mắt công chúng Pháp cuốn

tiểu thuyết thứ hai của ông – Émile hay là về giáo dục Trong tiểu thuyết này,

thông qua hư cấu về cách dạy dỗ của gia sư Jean Jacques đối với cậu học trò Émile, Rousseau đưa ra một quan niệm mới về giáo dục: hãy để trẻ được phát triển theo quy luật tự nhiên, bố mẹ không nên cưỡng chế con cái theo ý mình

Tư tưởng bao trùm toàn bộ quan điểm giáo dục của Rousseau là nêu cao tinh

Trang 24

thần dân chủ và tự do, hướng sự nghiệp giáo dục vào việc đào tạo ra những công dân kiểu mới trong một xã hội mới Chính vì lý do này mà ngay sau khi

ra mắt công chúng Pháp, Émile hay là về giáo dục cũng bị thu hồi và tác giả

của nó càng bị truy nã ráo riết hơn

Trong bối cảnh đó, giữa tháng 6 năm 1762, ông rời Paris trở về Geneve Nhưng tại Geneve – quê hương của ông, chính quyền giáo hội cũng ra lệnh đốt sách của ông và truy nã ông, khiến ông phải lẩn tránh khắp nơi

Năm 1765, Rousseau buộc phải đi ẩn náu ở Motier và Neuchatel lãnh địa Thuỵ Sĩ thuộc quyền vua Phổ Ở đây, ngôi nhà nhỏ mà gia đình ông sinh sống

đã thường xuyên bị những người dân quá khích trong vùng ném gạch đá theo

sự xúi giục của các giáo sĩ

Năm 1766, Rousseau được nhà triết học Anh – D.Hume tạo điều kiện cho cùng đi sang Anh Nhưng tại Anh, ông vẫn cảm thấy bất ổn Không thể sống mãi trong tình cảnh đó, đầu năm 1768, ông trở lại Pháp ẩn náu tại một vùng gần biên giới Pháp – Italia, cho đến giữa năm 1769 thì trở lại Paris, khi việc truy lùng ông không còn gay gắt như trước nữa

Năm 1770, Rousseau thường gặp những người quen thân, đọc cho họ

nghe những đoạn hồi ký “Tự bạch” mà ông vừa viết xong Năm 1771, Rousseau viết xong tập Nhận định về chính phủ Ba Lan theo đề nghị của một

nhà quý tộc Ba Lan Trong đó bàn nhiều đến vấn đề nhà nước, xây dựng kinh

tế quốc dân, bảo đảm bình đẳng, tự do và giáo dục phổ cập tinh thần yêu nước trong nhân dân

Trong những năm 1772 – 1773, J.J Rousseau tập trung viết Đối thoại với tiêu đề Rousseau - người phán xét Jean Jacques nhằm mục đích thanh minh

để công chúng đương thời và đời sau hiểu rõ con người thực của ông, tư tưởng của ông và tâm địa độc ác của những kẻ từng làm hại ông

Trang 25

Từ năm 1776, Rousseau bắt đầu viết tập ký sự Những điều mơ mộng của

một người lãng du cô đơn để nói lên tâm sự và những suy nghĩ của mình về

tương lai Tập ký sự này hoàn thành thì cũng là lúc ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 2 tháng 7 năm 1778

Thi hài của J.J Rousseau được mai táng tại hòn đảo có tên gọi là Dương Liễu Ngày 9 tháng 11 năm 1794 nhân dân Pháp đã rước di hài của ông từ đảo Dương Liễu vào điện Pantheon – nơi chôn cất các danh nhân đã làm rạng rỡ nước Pháp Nhưng rồi 20 năm sau, năm 1814, di hài Rousseau lại bị trục xuất

và tiêu huỷ (cùng với di hài của Voltaire) sau khi triều đình Bourbons được khôi phục

Nhìn lại những trang sử cuộc đời và sự nghiệp của J.J Rousseau, có thể thấy tư tưởng chủ đạo bao trùm toàn bộ hệ thống lý luận, quan điểm của ông

là lý tưởng tự do, bình đẳng Ngay cả trong giáo dục, tâm thế đó của ông cũng được thể hiện rõ nét và sắc sảo

Với tư cách nhà triết học, về phương diện thế giới quan, Rousseau là người theo thuyết thần luận Trong lý luận nhận thức, ông đề cao cảm giác luận Với tư cách nhà chính trị học, Rousseau mang lập trường cấp tiến Từ lập trường cấp tiến - tả khuynh, ông phê phán gay gắt các quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế, ủng hộ nền dân chủ tư sản và các quyền tự

do của công dân, tán thành sự bình đẳng của con người bất chấp nguồn gốc xuất thân, Những tư tưởng này của ông trở thành khẩu hiệu của giai cấp tư sản Pháp trong cuộc cách mạng (1789-1794) Với tư cách nhà văn, Rousseau

để lại những áng văn tuyệt tác ca ngợi tình yêu chân thật, đấu tranh cho tự do hôn nhân, tự do luyến ái Từ tiểu thuyết của ông, một trào lưu văn học lãng mạn mới xuất hiện Với tư cách nhà giáo dục học, ông phê phán gay gắt hệ thống giáo dục theo đẳng cấp của chế độ phong kiến và đề xuất xây dựng một

hệ thống giáo dục mới Trong đó, Rousseau đã đưa ra những tư tưởng mới mẻ

và táo bạo về giáo dục

Trang 26

1.2.2 Tác phẩm “Émile hay là về giáo dục” - Những phác hoạ cơ bản

Émile hay là về giáo dục của J.J Rousseau ra đời tháng 5 năm 1762

(công bố cùng năm với tác phẩm Bàn về khế ước xã hội) được coi là tác phẩm kinh điển mà ở đó, ông luận bàn về giáo dục hết sức sâu sắc Cuốn “Émile hay

là về giáo dục” của J.J Rousseau mà luận văn nghiên cứu do dịch giả Lê

Hồng Sâm và Trần Quốc Dương dịch, Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu, được ấn hành bởi nhà xuất bản Tri Thức năm 2008 Với nội dung trọng tâm và xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là dạy và học làm người, chuyên luận về “nghệ thuật

hình thành con người”, Émile hay là về giáo dục được coi như là một triết lý

giáo dục hết sức nhân bản Tác phẩm là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý, cũng có thể coi đó là một tiểu thuyết xã hội – sư phạm với nhân vật hư cấu là cậu bé Émile

Trước khi đi sâu vào trình bày và phân tích một cách chi tiết và có hệ thống quan niệm giáo dục của Rousseau, cần phải phác hoạ những nét cơ bản

về kết cấu và nội dung tác phẩm nhằm đưa ra một bức tranh khái quát nhất về

Émile hay là về giáo dục Cuốn sách “Émile hay là về giáo dục” được luận

văn sử dụng để nghiên cứu dày 692 trang Trong đó, gồm: Phần giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn; Lời nói đầu của J.J Rousseau về tác phẩm; phần còn lại là

toàn bộ tác phẩm Émile hay là về giáo dục Nội dung tác phẩm được chia

thành 5 quyển:

Quyển I: kể về giai đoạn Émile từ lúc ra đời đến lúc tập nói, tức là

khoảng từ 0 đến 2 tuổi Nội dung cơ bản của quyển I: trên cơ sở chỉ ra các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, Rousseau khẳng định

rõ đối tượng của giáo dục đối với giai đoạn thứ nhất của đời người Từ đó, tác giả đã đưa ra nội dung, phương pháp, quy tắc trong giáo dục trẻ Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh đến các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đứa

Trang 27

trẻ trở thành “người công dân lý tưởng”, đó là: gia đình (cha, mẹ), khí hậu, sức khoẻ, kinh tế, chế độ dinh dưỡng

Theo Rousseau, ngay ở giai đoạn này, đứa trẻ rất cần sự chăm sóc về sức khoẻ, về thể trạng Theo ông, thật trái với tự nhiên, khi đứa trẻ vừa lọt lòng

mẹ, mới được tự do cử động chân tay đôi chút thì lại bị người ta vội vã “bọc”

nó ngay vào tã nịt, lớn hơn một chút, trẻ lại bị gò bó bởi những phương tiện trợ giúp cho việc tập đi, tập đứng, người ta nhốt nó trong một căn phòng tù túng thay vì cho nó chạy nhảy tự do ngoài thiên nhiên, và rồi sau đó đứa trẻ bị nhồi nhét vô số những bài học mang tính giáo điều, những bài học lý luận buồn tẻ, chán ngắt, Và ông gọi đó là lối giáo dục “dã man”

Theo Rousseau, giáo dục phải làm cho con người trở thành người công dân, đó là người biết sống vì người khác, không ganh đua, không ghen tị mà biết bằng lòng với thực tế, biết gạt bỏ hạnh phúc riêng của bản thân vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng Người nào muốn đề cao, duy trì quyền cá nhân trong xã hội dân sự, luôn do dự giữa bổn phận, trách nhiệm với “thiên hướng” sẽ không bao giờ là con người và người công dân Vì vậy, để là chính mình thì cần phải hành động như khi ta nói, quả quyết về sự lựa chọn của mình và kiên định với sự lựa chọn đó[28, tr 35-36]

Ngay từ đầu, tác giả đã nhấn mạnh rằng: “Mọi thứ từ bàn tay Tạo hoá mà

ra đều tốt, mọi thứ đều suy đồi, biến chất trong bàn tay con người”[28, tr 31]

Vì vậy, hãy để đứa trẻ phát triển một cách tự nhiên theo tiến trình phát triển sinh lý của một con người, để trẻ được trải nghiệm trong mọi sự việc, tình huống có khả năng xảy ra với nó, dù là đau đớn Nhưng chính những điều

đó lại có tác dụng thực sự trong việc hoàn thiện nhân cách của trẻ: mạnh dạn hơn, vững vàng hơn Rousseau cho rằng, giáo dục trẻ theo quy tắc tự nhiên có

vẻ như tăng gấp bội nguy hiểm nhưng thực chất lại làm giảm bớt nguy cơ

Trang 28

Theo Rousseau, các bậc cha mẹ luôn tìm cách bảo tồn con mình, phòng ngừa để nó không bị chết Nhưng vấn đề là, làm cho nó sống thì tốt hơn là ngăn cản nó chết Mọi người chỉ nghĩ đến bảo tồn con mình, như thế không

đủ, mà cần phải dạy nó cách tự bảo tồn khi là người trưởng thành Dạy nó chịu đựng “các đòn” của số phận, dạy nó không sợ giàu sang hay nghèo khổ, dạy nó cách sống trong mọi hoàn cảnh Ông khẳng định: Sống không phải là hít thở, mà đó là hành động, là sử dụng các khí quan, giác quan, năng lực, mọi

bộ phận của cơ thể đem lại cho con người cảm giác về sự tồn tại của mình:

“Người sống nhiều nhất không phải là người đã đếm được nhiều năm nhất,

mà là người đã cảm nhận cuộc đời được nhiều nhất”[28, tr 39]

Để khắc phục tính nhút nhát của trẻ, làm cho nó trở nên mạnh dạn, theo

Rousseau nên dạy trẻ theo nguyên tắc tiệm tiến: “Tôi bắt đầu bằng việc chỉ

cho Émile một cái mặt nạ dễ thương; sau đấy có một người nào đó đứng trước Émile úp mặt nạ này lên mặt: tôi bật cười, mọi người đều cười, và đứa trẻ cũng cười như mọi người Dần dần tôi khiến nó quen với những mặt nạ kém

dễ thương hơn, và sau cùng là các mặt nạ xấu xí Nếu tôi khéo léo sắp xếp sự tiệm tiến, thì nó chẳng hề sợ hãi chiếc mặt nạ cuối cùng mà sẽ cười như với chiếc mặt nạ đầu tiên Sau đó tôi không còn lo người ta làm nó sợ hãi bằng những chiếc mặt nạ nữa”[28, tr 69]

Quyển II: Giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 2 đến 12 tuổi, lúc này trẻ còn

chưa đủ lý trí để suy xét, cho nên việc giáo dục nó bằng lý luận dài dòng, bằng những lý lẽ của bổn phận sẽ không mang lại cho chúng sự am hiểu, mà trái lại, chỉ làm cho chúng cảm thấy buồn chán và mất tự do Cách đúng đắn nhất là không bao giờ ra lệnh cho làm điều gì cả, đừng để cho nó tưởng tượng rằng người lớn đòi hỏi một “uy quyền” nào đó đối với nó Hãy hướng cho trẻ

tự hiểu biết bản chất sự vật thông qua kinh nghiệm của chính bản thân nó

Trang 29

Chẳng hạn, thay vì giữ trẻ trong căn phòng tù túng, hãy đưa nó ra giữa cánh đồng bao la, cho nó tha hồ chạy nhảy, để ở đó đứa trẻ có thể ngã cả trăm lần, song cũng nhờ đó, nó có thể học được sớm hơn cách đứng dậy, có thể có những vết bầm tím, nhưng những thương tích đó sẽ được đền bù bằng sự khoan khoái của tự do Khi trẻ nghịch ngợm làm vỡ cửa kính, thay vì la mắng chúng, hãy để cho chúng một lần bị rét trong chính căn phòng đó, vì hình phạt duy nhất có thể ảnh hưởng đến trẻ là hình phạt xuất hiện dưới mắt nó như kết quả của hành động xấu xa của nó

Như vậy, quan niệm tự do trong giáo dục của Rousseau là tự do trong khuôn khổ, tự do có mực thước, mà không phải là tự do vô kỷ luật

Nhằm đảm bảo cho trẻ cảm thấy tự do và hứng thú trong việc học tập, Rousseau đưa ra phương pháp giáo dục “học mà chơi, chơi mà học” Theo ông, việc để cho trẻ khó nhọc tự tìm tòi, khám phá thế giới sẽ kích thích ở trẻ

óc sáng tạo và tinh thần tự chủ, qua đó, trẻ tự rèn luyện được về thể chất, thích ứng với mọi điều kiện của thiên nhiên

Quyển III: Giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 12 tuổi đến 15 tuổi

Nguyên tắc cơ bản trong giáo dục trẻ ở độ tuổi này là dạy cho trẻ đến với

ý niệm về “lợi ích” Luôn làm cho trẻ phải đặt câu hỏi “Cái đó có ích gì” trong các hành vi cuộc sống của nó Điều đó giúp cho trẻ chủ động khi đưa ra các lựa chọn của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống Nói cách khác, giáo dục phải xuất phát từ quyền lợi của trẻ chứ không phải vì mục đích cao siêu nào khác bên ngoài nó Rousseau đã chọn cho “Émile ảo” của mình nghề mộc - một nghề lao động chân tay vất vả nhưng lại kiếm được ít tiền nhất Vì, theo ông, nếu gạt bỏ mọi thành kiến thông thường thì nghề mộc là một nghề đáng kính và quan trọng, nó làm cho con người yêu lao động, biết vượt qua những khó khăn và nhất là xây dựng được nơi người thợ sự đồng cảm với người nghèo – thành phần đông đảo nhất trong xã hội Dường như, ở

Trang 30

đây, Rousseau đã gợi lại nỗi gian truân trong cuộc đời ông qua những trang giáo huấn nghiêm túc về vị trí của người lao động trong xã hội

Quyển IV: Giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 15 tuổi đến 20 tuổi

Émile bắt đầu được giáo dục về đạo đức và tôn giáo theo những tình cảm

tự nhiên của nó, nghĩa là kích thích ở nó lòng từ bi, lòng trắc ẩn, lòng từ thiện

và tất cả những tính cách hấp dẫn, dịu dàng mà con người tự nhiên ưa thích, ngăn cản những thói ghen tị, tham lam có thể bị ảnh hưởng từ xã hội

Điều đó cho thấy, nguyên tắc giáo dục trong giai đoạn này là phát triển bản tính tự nhiên của con người, loại bỏ khỏi con người những ảnh hưởng xấu của xã hội

Theo Rousseau, mọi người sinh ra đều bình đẳng và theo bản tính tự nhiên thì không ai sinh ra là vua, là vĩ nhân, là đình thần, là giàu có Thêm vào đó, bản chất con người là vị kỷ, họ chỉ quyến luyến đồng loại khi ý thức

về nỗi đau hơn là niềm vui Đồng thời, người ta chỉ thương xót kẻ khác về nỗi khổ mà bản thân họ không tin mình được miễn trừ

Tác giả cho rằng, muốn hướng thanh niên đến lòng nhân đạo, cần phải chỉ cho họ thấy được khía cạnh đau buồn của số phận và dạy cho họ hiểu rằng

họ cũng có thể sa vào số phận đó Muốn vậy, phải luôn để trẻ nhớ rằng, con người luôn như nhau trong tất cả các giai cấp Do đó, tình yêu thương con người không nên bó hẹp trong một cộng đồng nhỏ bé, mà phải mở rộng ra tinh thần nhân loại chung, nghĩa là phải dạy cho trẻ yêu mến tất cả mọi người Tóm lại, ở lứa tuổi này, Émile cần được giáo dục đạo đức (trong đó có giáo dục giới tính, giáo dục thẩm mỹ, ) và giáo dục tôn giáo để bước vào thế giới của người lớn mà không ngỡ ngàng, vấp váp

Quyển V: Émile từ 20 đến 25 tuổi Độ tuổi khôn lớn và hôn nhân Qua vị

hôn thê của Émile, Rousseau dành riêng quyển cuối cùng nói về giáo dục các

em gái

Trang 31

Như vậy, xuyên suốt 5 quyển – tương ứng với 5 giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành người công dân trong xã hội, tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào mục đích duy nhất là tạo ra một mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng Với niềm khát khao tự do từ nhỏ, trong giáo dục, Rousseau cũng luôn đề cao quy tắc giáo dục tự nhiên

Kết luận chương 1

Nói chung, học thuyết giáo dục của Rousseau chịu sự tác động từ những

tư tưởng giáo dục của các triết gia tiền bối đi trước như: Comenxki, J.Locke, song, chủ trương giáo dục của ông vẫn có nhiều điểm mới lạ và tiến

bộ so với thời đại của ông Có thể nói rằng, với tư cách là một nhà triết học luận bàn về giáo dục, tư tưởng giáo dục của Rousseau chịu sự chi phối bởi một thế giới quan được hình thành từ chính những đắng cay mà ông đã nếm trải trong cuộc đời gian truân của mình Thông qua cậu học trò ảo là Émile,

Rousseau đã, một mặt, lên án nền giáo dục trong chế độ phong kiến và giáo hội đương thời; mặt khác, dưới ngòi bút sắc sảo, ông được thỏa sức, tự do giãi

bày lý tưởng giáo dục của mình với quần chúng - giống như nguyên lý tự do -

tự nhiên trong giáo dục trẻ đã được ông trình bày rõ nét trong Émile hay là về

giáo dục

Trang 32

Chương 2:

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA J.J ROUSSEAU VỀ

GIÁO DỤC TRONG “ÉMILE HAY LÀ VỀ GIÁO DỤC”

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Jean Jacques Rousseau được biết đến không chỉ với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại, nhà Khai sáng lỗi lạc của Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, ông còn được biết đến với tư cách nhà chính trị học, nhà nghệ thuật học, nhà văn, nhà giáo dục học Vì lẽ đó, khi bàn đến tất

cả các vấn đề, trong đó có những vấn đề liên quan đến giáo dục, Rousseau luôn chịu sự tác động của rất nhiều lăng kính khác nhau Nhưng dù Rousseau nhìn nhận vấn đề với lăng kính nào đi chăng nữa, để hiểu rõ về quan điểm, tư tưởng của ông, nhất thiết phải đảm bảo nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc hiện thực khách quan Theo đó, để hiểu rõ, hiểu sâu sắc về những quan điểm

giáo dục của Rousseau trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục, chúng ta cần

chia sẻ với tác giả về nguyên nhân, mục đích viết tác phẩm đã được ông trình

bày trong phần “Lời nói đầu” của Émile hay là về giáo dục

Một trong những đặc trưng của Triết học Khai sáng là, ở đó, các triết gia

đã đưa ra nhiều quan điểm, tư tưởng hết sức mới mẻ, thậm chí đi ngược lại những quan điểm, tư tương thống trị đương thời Điều này cũng là dễ hiểu, bởi lẽ, trong dòng Triết học Ánh sáng luôn có những con người - các triết gia khao khát tự do, khao khát kiếm tìm cái mới để thoát khỏi vòng kìm kẹp của chế độ chuyên chế lỗi thời và giáo hội Với J.J Rousseau trong tác phẩm

Émile hay là về giáo dục, chúng ta càng thấy điều đó được thể hiện rõ nét! Émile hay là về giáo dục được đánh giá là giao lộ nơi các luồng tư tưởng vĩ

đại xuôi chiều và trái chiều của thời đại xung đột với nhau và hoà quyện vào nhau, những người cùng tư tưởng vẫn tiếp tục làm các nhà tư tưởng phương Tây phải băn khoăn và định hình tư tưởng của họ[Xem: 1, tr 50]

Trang 33

Trước hết, niềm khao khát thoát khỏi vòng kìm kẹp bởi xã hội đương

thời để kiếm tìm cái mới mẻ của Rousseau được thể hiện rõ trong lý do ông

viết tác phẩm Émile hay là về giáo dục Trước Rousseau, đã có hàng ngàn

người viết về tầm quan trọng của một sự giáo dục tốt, họ cũng chứng minh sự giáo dục đương thời là dở, Rousseau không muốn luận bàn nhiều về các vấn

đề đó Theo ông, đã từ rất lâu, chỉ có sự kêu ca, phàn nàn về cách làm đã được xác lập mà không có người nào đề xuất một cách làm tốt hơn Người ta chỉ nhằm mỗi mục tiêu là công ích của giáo dục, song lại lãng quên lợi ích đầu tiên của mọi lợi ích - đó là nghệ thuật đào tạo con người Rousseau cho rằng, đây là một vấn đề còn khá mới so với thời đại của ông Và vì thế, ông đã viết

về nó trong Émile hay là về giáo dục

Rousseau là con người cá tính, kiên cường đáng khâm phục Điều hết sức mới lạ nữa mà chúng ta sẽ bắt gặp chỉ riêng có ở Rousseau khi nghiên cứu

về tác phẩm giáo dục của ông: Rousseau tiên đoán trước rằng sẽ có những thái độ, quan điểm đánh giá về ông là người mơ mộng bàn về những vấn đề

ảo tưởng trong giáo dục, nhưng ông nói: “Làm thế nào được? Tôi không căn

cứ vào các ý tưởng của người khác mà viết, tôi căn cứ vào các ý tưởng của mình Tôi không hề nhìn như những người khác.( ) Nếu đôi khi tôi lấy giọng quả quyết, thì đó không hề là áp đặt đối với độc giả, đó là để nói với độc giả giống như tôi đang nghĩ.( ) Tôi nói đúng điều đang diễn ra trong đầu

óc mình Trong khi trình bày một cách thoải mái cảm nghĩ của mình, tôi rất ít muốn cảm nghĩ ấy có uy quyền ”[28, tr 26] Ngay cả khi bàn về tính khả thi của quan điểm giáo dục của mình trong thực tiễn, Rousseau cũng luôn nhìn nhận hết sức khách quan Theo đó, quan điểm giáo dục của ông có hay không được áp dụng ở nơi này mà không phải ở nơi kia - điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào “các quan hệ nhất định trong một số tình thế Chẳng hạn sự giáo dục này có thể được thực thi ở Thuỵ Sĩ, mà không được thực thi tại Pháp; sự

Trang 34

giáo dục kia có thể thực thi ở tầng lớp thị dân, còn sự giáo dục nọ ở giới quyền quý Tính dễ dàng nhiều hay ít của việc thi hành phụ thuộc vào hàng ngàn trường hợp không thể xác định bằng cách nào khác ngoài việc ứng dụng riêng biệt phương pháp cho xứ sở này hay xứ sở nọ ”[28, tr 27] Với ông điều đó không quan trọng

Trình bày những điều trên với một dụng ý để hiểu tâm thế của J.J

Rousseau khi viết và cho ra đời tác phẩm Émile hay là về giáo dục Bởi lẽ trên

thực tế, có những đánh giá, nhận xét được vội vã đưa ra rằng, học thuyết giáo dục của Rousseau là một chủ thuyết “vô - chính phủ tuỳ tiện” hay “chống - quyền uy”

Một trong những nguyên lý giáo dục cơ bản của Rousseau: giáo dục phải đảm bảo nguyên tắc tự nhiên Chính vì luôn đề cao tính tự nhiên trong quá

trình giáo dục, nên ngay cả khi trình bày lôgíc của tác phẩm Émile hay là về

giáo dục, Rousseau cũng khẳng định rằng: “Về những gì mà người ta sẽ gọi là

phần hệ thống, ở đây chẳng là gì khác ngoài sự vận hành của tự nhiên”[28, tr

26] Nắm bắt được tinh thần đó của tác giả “Émile hay là về giáo dục”, nên

trong nội dung của luận văn, quan điểm Rousseau về giáo dục sẽ được trình bày theo lôgic nội dung tác phẩm Theo đó, triết lý giáo dục của Rousseau

trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục gồm một số tư tưởng cơ bản sau:

2.1 Giáo dục con người với tư cách một công dân

2.1.1 Rousseau bàn về giáo dục trong xã hội đương thời

Nếu như trong Khế ước xã hội, câu đầu tiên Rousseau viết: “Con người

sinh ra tự do, và đâu đâu cũng bị trong xiềng xích”, thì cũng vẫn với ngòi bút sắc sảo, giọng văn đầy mỉa mai, khiêu khích đó, ngay trang mở đầu tác phẩm

Émile hay là về giáo dục, Rousseau đã nhận định về con người xã hội một

cách thẳng thắn: “Mọi thứ từ bàn tay Tạo hoá mà ra đều tốt: mọi thứ đều suy đồi biến chất trong bàn tay con người Con người bắt ép một chất đất phải

Trang 35

nuôi các sản phẩm của chất đất khác, một cái cây phải mang quả của cây khác; con người hoà trộn và lẫn lộn các khí hậu, các yếu tố, các mùa; con người cắt xẻo các bộ phận trong thân thể con chó của mình, con ngựa của mình, nô lệ của mình; họ đảo lộn mọi thứ, họ làm xấu xí mọi thứ, họ ưa sự dị dạng, các quái vật; họ không muốn cái gì y nguyên như tự nhiên đã tạo ra, ngay cả con người cũng thế; họ phải rèn tập con người cho họ, như một con ngựa để kéo cỗ máy; họ phải uốn vặn con người theo kiểu cách của họ, như một cái cây trong vườn nhà họ.( ) Các thành kiến, uy quyền, sự cần thiết, tấm gương, mọi thể chế xã hội, trong đó chúng ta bị chìm ngợp, sẽ bóp nghẹt bản tính tự nhiên ở anh ta, và chẳng để gì thay thế vào đó ”[28, tr 31]

Đó là những dòng đầu tiên trong trang đầu tiên của tác phẩm Qua đó, Rousseau muốn vẽ ra trước mắt độc giả một bức tranh khái quát về sự giáo dục trong xã hội đương thời mà ông sống Và ông gọi đó là “sự giáo dục man

rợ hy sinh hiện tại cho một tương lai vô định, sự giáo dục bắt đứa trẻ mang đủ loại xiềng xích, và khởi đầu bằng việc làm nó khốn khổ, để chuẩn bị từ xa cho

nó một thứ hạnh phúc gì chẳng biết mà có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ thụ hưởng”[28, tr 87]

Nền giáo dục mà Rousseau đã và đang phải chứng kiến trong xã hội đương thời của ông là nền giáo dục mà ở đó, nội dung giáo dục chỉ tập trung vào những điều con người cần biết, không coi trọng những điều trẻ con có thể học được Luôn tìm người lớn trong đứa trẻ mà không nghĩ về hiện trạng của đứa trẻ trước khi nó là người lớn Luôn thuyết giáo, luôn nói đạo đức, luôn lên mặt mô phạm với những lời lẽ dài dòng - điều đó khiến đứa trẻ mệt mỏi, ngán ngẩm khi tiếp thu

Theo Rousseau, với nền giáo dục đó, sự xuyên tạc và trá nguỵ được diễn

ra là do con người luôn bị động khi phải chạy theo xã hội, người ta chỉ quan

Trang 36

tâm đến những gì xã hội cần hoặc người khác chờ đợi ở chính mình và vì vậy,

họ phải tìm cách thích ứng với xã hội

Rousseau khẳng định, giáo dục của xã hội hướng về hai mục đích tương phản mà lỡ cả hai, tạo nên những con người kép luôn ra vẻ đem lại tất cả cho người khác, song bao giờ cũng chỉ mang lợi cho riêng mình Sự giáo dục đó hoàn toàn nhọc công và uổng phí

Từ thực trạng của nền giáo dục đương thời, phản đối kịch liệt sự giáo dục đó, Rousseau đã đưa ra một mục đích khác mà giáo dục phải hướng đến đạt được Đó là giáo dục phải tạo ra những công dân lý tưởng cho một xã hội dân chủ lý tưởng

2.1.2 Quan niệm của J.J.Rousseau về mục đích giáo dục con người với tư cách công dân

Theo Rousseau, giáo dục cần phải lựa chọn hoặc là đào tạo một con người, hoặc là đào tạo một công dân, mà không thể đồng thời đào tạo cả 2 loại người đó Thể thống nhất lý tưởng “tự do và nguyên tắc, dục vọng tự nhiên và nhà nước pháp quyền” sẽ tan vỡ ngay từ lần đầu tiên nếu thử nghiệm trên thực tế Trong thực tiễn, nhận định này của Rousseau đã được chứng

minh bằng sự thất bại Dự án giáo dục Neuhof của Pestalozzi Johann Heinrich

Pestalozzi (1746-1827) là một nhà tư tưởng người Italia, chịu ảnh hưởng lớn của Rousseau, tác phẩm Émile của Rousseau là cuốn sách gối đầu suốt cả cuộc đời Pestalozzi Mặc dù ca ngợi tác giả của Émile như một trụ cột của giáo dục, là người đã cởi bỏ xiềng xích cho tư duy, để trẻ em được là chính mình; nhưng Pestalozzi lại muốn “hàn gắn” những gì mà Rousseau đã “xé nát” giữa tự do và nguyên tắc, dục vọng tự nhiên và nhà nước pháp quyền Vì vậy, năm 1770, ông đã tiến hành thí nghiệm giáo dục Neuhof với mục đích giúp trẻ phát triển tính cách riêng trong xã hội tự do và có trách nhiệm Song, kết quả cuối cùng là thí nghiệm đó của Pestalozzi đi đến chỗ thất bại [Xem: 1,

Trang 37

tr 75-78] Đó là minh chứng cho nhận định của Rousseau về mục đích giáo dục: không thể vừa tạo ra con người, vừa tạo ra công dân, mà chỉ có thể tạo ra một trong hai con người đó mà thôi

Với quan điểm: bản tính tự nhiên của con người là thiện, nên sứ mạng của giáo dục không phải là đào tạo con người cho xã hội, mà phải làm cho cái

“Thiên chân” trong con người được phát huy tối đa, giáo dục phải đào tạo con người vì con người; đào tạo con người với tư cách là tác nhân cải tạo xã hội chứ không chỉ là nhân tố tái tạo xã hội Người công dân, theo quan điểm của Rousseau, có thể được hiểu đó là người biết sống vì người khác, không ganh đua, không ghen tị, biết bằng lòng với thực tế, biết gạt bỏ hạnh phúc riêng của bản thân vì lợi ích chung của xã hội Người nào muốn đề cao, duy trì quyền

cá nhân trong xã hội dân sự, luôn do dự giữa bổn phận, trách nhiệm với “thiên hướng” sẽ không bao giờ là con người và người công dân[28, tr 35-36] Rousseau nhấn mạnh: Người công dân lý tưởng còn là người có óc xét đoán công minh và một trái tim lành mạnh Đó là mục đích của sự chăm sóc không ngừng nghỉ

Có thể nhận thấy, quan điểm này của Rousseau hoàn toàn khác so với quan điểm của một nhà giáo dục tiền bối mà ông đã chịu ảnh hưởng khá nhiều trong quan điểm về giáo dục - đó là John Locke Với Locke, dưới thế giới quan của giai cấp tư sản Anh, ông cho rằng, giáo dục phải nhằm mục đích đào tạo ra con người phong nhã có tài năng, hoạt bát, lịch thiệp, có đức tính của một thương gia tư sản và giáo dục chỉ dành cho con em gia đình giàu có

Sự khác biệt giữa Rousseau và J.Locke trong quan điểm về mục đích của giáo dục càng rõ nét hơn, khi Rousseau khẳng định rằng: “…trong trật tự tự nhiên, nơi mọi người đều bình đẳng, thì làm người là nghề nghiệp chung của

họ Và hễ ai được giáo dục để làm người, ắt không thất bại trong việc hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra cho mình.(…) Ra khỏi vòng tay của tôi, học trò tôi

Trang 38

sẽ không phải là quan chức, không phải là người lính, không phải tu sĩ, nó

trước hết sẽ thành người”[28, tr 20] Quan điểm đó của Rousseau tuyệt

nhiên không bị chi phối bởi thế giới quan giai cấp, mà nó xuất phát từ lòng nhân đạo, tình yêu thương con người; hàm chứa tính nhân bản vô cùng sâu sắc: giáo dục con người hướng đến một xã hội đại đồng

Sau này, trong nền giáo dục tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi giáo dục thực dụng xuất hiện ở Mỹ, một đại biểu tiêu biểu đã có những kiến giải về mục đích, nhiệm vụ giáo dục hàm chứa những điểm giống và khác so với cả J.Locke và J.J Rousseau Đó là John Dewey (1859-1952) Trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”, J.Dewey cho rằng giáo dục trong xã hội dân chủ phải giúp cho trẻ phát triển tính cách, thói quen và phẩm chất nhằm giúp trẻ nhận thức cái tôi của mình Khi cá nhân đạt đến sự nhận thức về cái tôi của mình thông qua việc tận dụng năng lực riêng để đóng góp cho lợi ích cộng đồng Với quan điểm này, J.Dewey giống Rousseau ở chỗ: muốn giáo dục, trước hết phải vì con người, tôn trọng cá tính và dựa theo thiên tính của trẻ Song, thực chất quan điểm giáo dục của J.Dewey là quan điểm của giai cấp tư sản, cộng đồng mà ông nói đến là cộng đồng xã hội tư bản Ông muốn bồi dưỡng những người công tác thực tế trong nền công nghiệp để cung cấp cho giai cấp tư sản những người làm công cần thiết[Xem: 14, tr 146]

Tác phẩm “Émile hay là về giáo dục” là một công trình triết luận đồ sộ

về bản chất của giáo dục, đồng thời cũng là về bản chất của con người Cuốn sách giải quyết những câu hỏi có tính triết học và chính trị cơ bản về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhất là câu hỏi: làm sao cá nhân có thể bảo tồn cái “thiên chân” khi dấn mình vào cuộc sống xô bồ và đồi bại không tránh khỏi của xã hội? Với quan điểm: giáo dục đem lại cho con người tất cả những

gì mà con người không có khi ra đời, nhưng cần đến khi lớn lên, Rousseau đã

Trang 39

trả lời cho câu hỏi “Phải làm gì để có con người mà chúng ta muốn” qua việc làm sáng tỏ về phương pháp, nội dung, quy tắc giáo dục,

Bí ẩn của cuốn sách - thật đơn giản: đó là con người, đầu tiên và trước hết là nhân phẩm con người - người công dân lý tưởng Với bí ẩn sâu sắc đó, cùng với mục đích giáo dục theo quan điểm của Rousseau đã trình bày ở trên,

để làm rõ “phải làm gì để có con người mà chúng ta muốn”, tác giả đã nhìn nhận và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến giáo dục (từ phương pháp giáo dục đến nội dung giáo dục, ) dưới góc nhìn quá trình sinh trưởng của một đứa trẻ Ông đã chia quá trình giáo dục ra thành các giai đoạn khác nhau, tương ứng với các thời kỳ phát triển trong quá trình sinh trưởng của trẻ Ở mỗi giai đoạn đó, Rousseau bắt đầu bằng việc mô tả những đặc điểm tâm sinh

lý lứa tuổi, trên cơ sở đó xác định về nội dung, cũng như phương pháp giáo dục phù hợp sao cho kết quả cuối cùng của một quá trình chăm sóc, giáo dục

là đào tạo người công dân lý tưởng

Với việc chỉ ra lôgic trình bày nội dung tác phẩm như trên, có thể nhận định rằng, trong quan niệm của Rousseau, giáo dục phải là một quá trình gồm nhiều giai đoạn khác nhau Giữa các giai đoạn giáo dục có đối tượng giáo dục khác nhau; nội dung, phương pháp giáo dục, cũng không giống nhau

2.2 Giáo dục là một quá trình

Xuyên suốt toàn bộ triết lý giáo dục của mình, Rousseau đã lấy trẻ em

làm tiêu điểm thực hiện quá trình giáo dục Quả thực như vậy, tác phẩm Émile

là sản phẩm của trí tưởng tượng, là nơi mà một tư tưởng giáo dục có thể được truyền tải và bộc lộ thông qua những hành vi ứng xử của Émile

Trước khi bàn đến quan điểm của Rousseau về quá trình giáo dục, cần thiết phải đề cập một cách ngắn gọn, khái quát một số nội dung thứ yếu sau:

Đối tượng giáo dục mà Rousseau bàn đến trong tác phẩm là một cậu học

trò giả tưởng con nhà giàu, gia đình dòng dõi Ở đây, không nên vội vàng kết

Trang 40

luận rằng Rousseau bị chi phối bởi thế giới quan giai cấp, hay quan điểm của ông đại diện cho ý chí của giai cấp giàu có trong xã hội Bởi vì, trên cơ sở phê phán giáo dục trong xã hội đương thời, Rousseau cho rằng hoàn cảnh của người nghèo và người giàu có sự khác biệt hoàn toàn Với hoàn cảnh của mình, người nghèo không cần phải giáo dục, chính hoàn cảnh sống của họ đã giáo dục họ Sự giáo dục tự nhiên ắt phải làm cho con người thích hợp với mọi thân phận, do đó một người nghèo có thể tự mình thành người được Trong khi đó, người giàu sống ở nơi diễn ra nhiều nhất sự thị phi, đồi bại; họ lại đang nhận được sự giáo dục của một nền giáo dục ít thích hợp nhất cho cả bản thân họ và cho cả xã hội, nên họ cần phải được giáo dục một cách hợp lý Mặt khác, theo tỷ lệ cảnh huống thì số người phá sản nhiều hơn số người phất lên, do đó hãy chọn kẻ giàu để giáo dục; chí ít ta cũng chắc chắn là đã đào tạo được thêm một con người[Xem: 28, tr 54] Trước Rousseau, khi phân chia quá trình giáo dục thành các giai đoạn khác nhau, nhà giáo dục học lỗi lạc Comenxki đã chia thành 4 giai đoạn, tương ứng với mỗi giai đoạn là những

độ tuổi khác nhau: giáo dục trẻ em trong gia đình cho đến 6 tuổi là giai đoạn Trường mẫu giáo; từ 7 đến hết 12 tuổi là giai đoạn dạy trẻ em trong Trường Quốc ngữ; từ 13 đến hết 18 tuổi là giai đoạn dạy học sinh trong Trường Latinh; từ 18 đến 24 tuổi là dạy thanh niên trong Trường Đại học

Là người chịu ảnh hưởng nhiều từ những quan điểm giáo dục của Comenxki, Rousseau cũng có những điểm tương đồng với nhà giáo dục học người Tiệp Khắc này khi phân chia quá trình giáo dục trẻ thành các giai đoạn, nhưng lại khác ở việc phân chia độ tuổi cho từng giai đoạn Với Rousseau, quá trình giáo dục được chia thành các thời kỳ: từ lúc lọt lòng đến 2 tuổi - đây là giai đoạn giáo dục trẻ sơ sinh; từ 2 đến 12 tuổi - thời kỳ lý trí ngủ, tuổi thơ chấm dứt; từ 12 đến 15 tuổi - thời kỳ giáo dục về trí tuệ; từ 15 đến 20 tuổi

- thời kỳ dạy đạo đức

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (2007), Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới
Tác giả: Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2007
2. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (2008), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới
Tác giả: Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2008
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1986
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
8. John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, dịch giả Phạm Anh Tuấn, Nxb Tri Thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và giáo dục
Tác giả: John Dewey
Nhà XB: Nxb Tri Thức
Năm: 2008
9. Trần Hương Giang (2008), Vấn đề tự do và bình đẳng trong triết học CH.S.Montesquieu và J.J.Rousseau, Luận văn thạc sỹ triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nôi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tự do và bình đẳng trong triết học CH.S.Montesquieu và J.J.Rousseau
Tác giả: Trần Hương Giang
Năm: 2008
10. Đoàn Thanh Hải, Minh Tiến (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tác giả: Đoàn Thanh Hải, Minh Tiến
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2005
11. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học phương Tây
Tác giả: Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh
Nhà XB: Nxb Tổng hợp
Năm: 2006
12. Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa (2008), Triết học giáo dục hiện đại, dịch giả Bùi Đức Thiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học giáo dục hiện đại
Tác giả: Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
13. Krishnamurti (2007), Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, dịch giả Hoài Khanh, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống
Tác giả: Krishnamurti
Nhà XB: Nxb Văn hoá Sài Gòn
Năm: 2007
16. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
17. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
18. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
19. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
20. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
21. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
22. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 40, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w