Rousseau bàn về giáo dục trong xã hội đương thờ

Một phần của tài liệu Quan niệm của J.J. Rousseau về giáo dục trong Émile hay là về giáo dục (Trang 34)

Nếu như trong Khế ước xã hội, câu đầu tiên Rousseau viết: “Con người sinh ra tự do, và đâu đâu cũng bị trong xiềng xích”, thì cũng vẫn với ngòi bút sắc sảo, giọng văn đầy mỉa mai, khiêu khích đó, ngay trang mở đầu tác phẩm

Émile hay là về giáo dục, Rousseau đã nhận định về con người xã hội một

cách thẳng thắn: “Mọi thứ từ bàn tay Tạo hoá mà ra đều tốt: mọi thứ đều suy đồi biến chất trong bàn tay con người. Con người bắt ép một chất đất phải

nuôi các sản phẩm của chất đất khác, một cái cây phải mang quả của cây khác; con người hoà trộn và lẫn lộn các khí hậu, các yếu tố, các mùa; con người cắt xẻo các bộ phận trong thân thể con chó của mình, con ngựa của mình, nô lệ của mình; họ đảo lộn mọi thứ, họ làm xấu xí mọi thứ, họ ưa sự dị dạng, các quái vật; họ không muốn cái gì y nguyên như tự nhiên đã tạo ra, ngay cả con người cũng thế; họ phải rèn tập con người cho họ, như một con ngựa để kéo cỗ máy; họ phải uốn vặn con người theo kiểu cách của họ, như một cái cây trong vườn nhà họ.(...). Các thành kiến, uy quyền, sự cần thiết, tấm gương, mọi thể chế xã hội, trong đó chúng ta bị chìm ngợp, sẽ bóp nghẹt bản tính tự nhiên ở anh ta, và chẳng để gì thay thế vào đó...”[28, tr. 31].

Đó là những dòng đầu tiên trong trang đầu tiên của tác phẩm. Qua đó, Rousseau muốn vẽ ra trước mắt độc giả một bức tranh khái quát về sự giáo dục trong xã hội đương thời mà ông sống. Và ông gọi đó là “sự giáo dục man rợ hy sinh hiện tại cho một tương lai vô định, sự giáo dục bắt đứa trẻ mang đủ loại xiềng xích, và khởi đầu bằng việc làm nó khốn khổ, để chuẩn bị từ xa cho nó một thứ hạnh phúc gì chẳng biết mà có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ thụ hưởng”[28, tr. 87].

Nền giáo dục mà Rousseau đã và đang phải chứng kiến trong xã hội đương thời của ông là nền giáo dục mà ở đó, nội dung giáo dục chỉ tập trung vào những điều con người cần biết, không coi trọng những điều trẻ con có thể học được. Luôn tìm người lớn trong đứa trẻ mà không nghĩ về hiện trạng của đứa trẻ trước khi nó là người lớn. Luôn thuyết giáo, luôn nói đạo đức, luôn lên mặt mô phạm với những lời lẽ dài dòng - điều đó khiến đứa trẻ mệt mỏi, ngán ngẩm khi tiếp thu.

Theo Rousseau, với nền giáo dục đó, sự xuyên tạc và trá nguỵ được diễn ra là do con người luôn bị động khi phải chạy theo xã hội, người ta chỉ quan

tâm đến những gì xã hội cần hoặc người khác chờ đợi ở chính mình và vì vậy, họ phải tìm cách thích ứng với xã hội.

Rousseau khẳng định, giáo dục của xã hội hướng về hai mục đích tương phản mà lỡ cả hai, tạo nên những con người kép luôn ra vẻ đem lại tất cả cho người khác, song bao giờ cũng chỉ mang lợi cho riêng mình. Sự giáo dục đó hoàn toàn nhọc công và uổng phí.

Từ thực trạng của nền giáo dục đương thời, phản đối kịch liệt sự giáo dục đó, Rousseau đã đưa ra một mục đích khác mà giáo dục phải hướng đến đạt được. Đó là giáo dục phải tạo ra những công dân lý tưởng cho một xã hội dân chủ lý tưởng.

Một phần của tài liệu Quan niệm của J.J. Rousseau về giáo dục trong Émile hay là về giáo dục (Trang 34)