Sự thay đổi về chất trong quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ cũng đã dẫn đến sự thay đổi trong giáo dục đối với bản thân nó. Thời điểm kết thúc giai đoạn tập trung giáo dục trí tuệ cho trẻ, đồng thời là sự khởi đầu cho một giai đoạn giáo dục mới với đối tượng giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục hoàn toàn mới.
2.2.4. Giai đoạn 4 - giáo dục trẻ trong giai đoạn “tuổi cập kê” (từ 15 đến 20 tuổi) đến 20 tuổi)
Cho đến tuổi cập kê, thì trẻ em ở cả hai giới không có gì phân biệt được chúng từ dáng vẻ bên ngoài. Nhưng, người đàn ông nói chung không phải sinh ra để ở lại mãi mãi với tuổi thơ. Theo quy luật tự nhiên, anh ta sẽ ra khỏi đó vào thời gian định sẵn. 15 tuổi chính là thời khắc của sự khủng hoảng này,
dù khá ngắn ngủi, nhưng vẫn có ảnh hưởng lâu dài. “Cuộc tiến hoá đầy giông tố” này báo hiệu những đam mê đang nảy sinh, và sự nguy hiểm đang tới gần. Ở thời kỳ này, sự thay đổi diễn ra với đứa trẻ ở mọi phương diện trong bản thân con người nó: từ sự thay đổi về tính tình, đến sự thay đổi về diện mạo, hình thức bên ngoài; từ sự thay đổi về thể lực đến sự thay đổi về trí lực, nhận thức. Sự thay đổi tính tình, tinh thần luôn xáo động làm cho đứa trẻ gần như trở nên khó bảo, nó không muốn bị điều khiển nữa. Đứa trẻ trở nên mẫn cảm trước khi nhận rõ mình cảm thấy gì, bồn chồn mà không có cớ xác đáng, luống cuống và nhút nhát với bạn nữ; dễ nổi cáu, kích động, nhưng lại dịu đi nhanh chóng. Về mặt lý trí, trẻ có thể tiếp nhận và hiểu được chân lý, từ đó hình thành nên nhân cách, tính cách của mình. Tuổi dậy thì cũng là tuổi bùng phát của các đam mê. Đam mê khởi phát của con người, do tự nhiên ban phát, có trước mọi đam mê khác - đó là tình yêu bản thân. Mọi đam mê khác đều là biến thái của tình yêu bản thân. Tình cảm đầu tiên của đứa trẻ là yêu chính nó, tình cảm thứ nhì dẫn xuất từ tình cảm thứ nhất là yêu những người gần gũi nó, trước hết là những người khác giới với nó (chị vú nuôi, cô giáo,…)
Rousseau cho rằng: “Cái làm cho con người căn bản là thiện tâm, là do ít có nhu cầu, và chẳng mấy khi muốn so sánh với kẻ khác; cái làm cho con người căn bản là độc ác, là do có quá nhiều nhu cầu và chú trọng quá nhiều đến dư luận”[28, tr. 285]. Trong khi đó, mọi thứ xung quanh đứa trẻ thắp lên ở nó ngọn lửa của trí tưởng tượng; dòng thác các thành kiến lôi kéo nó. Tất cả các hữu thể nào, khi đến tuổi có thể cảm nhận được các mối quan hệ của mình đều phải chịu tác động từ sự biến chất của các mối quan hệ ấy.
Rousseau cho rằng: “Trên nguyên tắc này, ta có thể dễ dàng điều khiển dục vọng của trẻ em và người lớn hướng về thiện hay hướng về ác. Sự chuyển biến từ tuổi thơ sang tuổi dậy thì cũng là lúc cần phải thay đổi phương pháp giáo dục đối với trẻ. Cái ngọn lửa của tuổi vị thành niên chẳng hề là một trở
ngại cho giáo dục, mà giáo dục phải dùng nó để tự hoàn thiện và hoàn tất được sứ mệnh của mình”[28, tr. 314].
Cũng giống như J.Locke, Rousseau kịch liệt phê phán giáo dục trong xã hội đương thời. Nhận xét về giáo dục trẻ ở tuổi dậy thì trong xã hội đương thời, ông cho biết: “Thứ ngôn ngữ cao nhã mà người ta nói với chúng, những bài học về lòng trung thực mà người ta dạy chúng, tấm màn huyền bí mà người ta làm ra vẻ giăng ra trước mắt chúng là từng ấy vật kích thích tính hiếu kỳ của chúng.(...) cái phương pháp cuồng điên vô lý này đẩy nhanh công việc của tự nhiên và làm hỏng khí chất đến mức nào. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái nòi giống những người sống ở thành phố. Thanh niên suy kiệt quá sớm, nên tầm vóc nhỏ bé, yếu ớt, xấu và già đi”[28, tr. 288].
Trong giai đoạn trước, mục đích giáo dục mà Rousseau đặt ra không phải là kiến thức, mà là dạy cho trẻ phương pháp để tiếp nhận kiến thức. Nói cách khác, mục đích của các thời kỳ giáo dục trước mà Rousseau hướng tới đạt được là đào tạo ra những con người biết cách làm việc khi họ được trang bị một hệ thống phương pháp, cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề. Sang giai đoạn kế tiếp này, mục đích giáo dục mà Rousseau đặt ra là: “…dạy cho Émile của tôi biết cách sống: tôi dạy cho nó học được cách sống với chính nó, và hơn nữa biết kiếm lấy miếng ăn. Nhưng như thế là chưa đủ. Để sống trong cuộc đời, cần phải biết cư xử với mọi người, phải biết những phương tiện giúp nắm được họ, phải tính toán lường trước tác động và phản ứng của lợi ích riêng trước xã hội dân sự và tiên đoán thật đúng đắn các biến cố để ta ít khi lầm lẫn trong công việc, ít ra bao giờ cũng chọn được những phương sách tốt nhất để thành đạt”[28, tr. 341].
Như vậy, ở tuổi dậy thì, trẻ phải học cách để chung sống, bởi vì nghệ thuật cần nhất cho con người và cho người công dân, đó là biết cách sống với đồng loại của mình.
Rousseau cho rằng, nguồn gốc của nỗi buồn, sự khổ đau, và tội ác ở con người là do chính bản thân con người, chính sự lạm dụng các năng lực ở mỗi người đã làm cho chúng ta khổ sở và độc ác. Vì vậy, biết cách sống sẽ đem lại cho con người sự hoà nhập, sẽ giúp cho anh ta biết tiết giảm những ham mê đang bùng nổ trong con người mình, làm cho anh ta sử dụng các năng lực một cách hợp lý.
Cách sống mà Rousseau muốn hướng học trò của mình theo đó là sống theo lương tâm (lương tri). Lý trí hay lừa dối chúng ta; nhưng lương tâm thì không khi nào lừa dối, nó là hướng dẫn viên chân thực của con người: lương tâm đối với linh hồn cũng y như bản năng đối với thân xác. Ai nghe theo lương tâm là tuân theo tự nhiên và không hề sợ bị lầm lạc. Lương tâm là nguyên lý bẩm sinh về công lý và đạo đức đã có sẵn trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người; chính lương tâm làm cho bản chất con người tuyệt diệu, hành động của con người có tính đạo đức. Song, theo Rousseau, mặc dù lương tâm là bẩm sinh trong mỗi con người, nhưng “chúng ta có thể là người mà không cần là nhà thông thái, được miễn khỏi tiêu phí cuộc đời mình vào việc nghiên cứu đạo đức, chúng ta có một người hướng dẫn ít tốn kém hơn và chắc chắn hơn trong cái mớ bòng bong bao la của dư luận con người. Nhưng không phải người hướng dẫn này có mặt là đủ, phải biết cách nhận ra người ấy và theo người ấy. Lương tâm thì nhút nhát, ưa ẩn dật và yên bình; cõi nhân gian và tiếng ồn làm nó lo sợ. Lương tâm chạy trốn hoặc câm nín trước các thành kiến”[28, tr. 403].
Rõ ràng, để khơi gợi được “người hướng dẫn đường tự nhiên” đang tiềm tàng trong tâm hồn mỗi người phát huy vai trò của nó thì cần phải nhờ vào nội
dung giáo dục và phương pháp giáo dục đối với mỗi người trong cuộc đời họ, nhất là thời kỳ khủng hoảng của tuổi dậy thì.
Nhận xét về phương pháp và nội dung giáo dục trong nền giáo dục đương thời, Rousseau nhận thấy, tuổi dậy thì là lứa tuổi hoạt động mạnh mẽ nhất, nhưng người ta lại hạn chế bọn trẻ trong sự nghiên cứu thuần tuý tư biện rồi sau đó trẻ bị ném vào đời và công việc mà chẳng có lấy một chút kinh nghiệm nào. Giáo dục đương thời chỉ dạy những chuyện vô bổ, mà không quan tâm đến nghệ thuật hành động; có tham vọng đào tạo con người cho xã hội mà lại dạy dỗ cứ như là ai cũng sống một mình trong xã hội. Vì vậy mà chẳng lạ gì khi có quá ít người biết cách xử sự ở đời.
Với một nền giáo dục như thế, không thể đào tạo ra được con người là tác nhân cải tạo xã hội, không thể cho ra đời những công dân lý tưởng cho một xã hội dân chủ lý tưởng; do đó, với Rousseau, thay đổi toàn bộ nội dung và phương pháp giáo dục đối với trẻ ở tuổi dậy thì là một tất yếu.
Một lý do nữa cũng làm cho Rousseau đi đến khẳng định phải thay đổi phương pháp và nội dung giáo dục ở giai đoạn IV so với các giai đoạn trước đó là vì: Các loại dục vọng không hề có mầm mống trong lòng trẻ con, nên không thể tự nó sinh ra trong đó được, chính là do con người mang đến và nó cũng chỉ bám rễ được nhờ lỗi lầm của con người; nhưng sự việc lại không như vậy trong lòng người thanh niên: dù chúng ta có thể làm gì đi nữa thì các dục vọng đó cứ nảy sinh ở đó dẫu ta không muốn. Vậy thì đã đến lúc chúng ta thay đổi phương pháp. Để Émile trở thành người có tinh thần hoà bình, yêu thương con người,...cần phải điều chỉnh các chăm sóc và các kiến thức của nó cũng như sử dụng lòng nhiệt tình của nó để làm gia tăng các điều đó.
Giải quyết vấn đề nêu trên với nguyên lý giáo dục nền tảng là đảm bảo giáo dục tự nhiên, Rousseau nhận định: “Chúng ta càng xa rời bậc thầy (tức là tự nhiên), thì các bức tranh của chúng ta càng biến dạng đi”[14, tr. 48], do
vậy, hãyđể cho tự nhiên sắp xếp các ham muốn tự nảy sinh. Ở tuổi dậy thì, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh; muốn giữ trẻ thì phải đẩy nó theo hướng ngược lại; chỉ bảo cho nó các lỗi lầm của nó trước khi mà nó xa vào. Phải làm cho tình cảm kiềm chế được sức tưởng tượng và lý trí dập tắt được dư luận của mọi người.
Với quan điểm này, tư tưởng về thiết lập một nền giáo dục phòng vệ cho trẻ ở tuổi dậy thì của Rousseau được khẳng định một cách khái quát. Đây là tư tưởng độc đáo, riêng có ở J.J Rousseau.
Bàn về việc dạy gì cho trẻ, Rousseau nói: “Sự không biết hoàn toàn về một vài lĩnh vực có khi lại là điều phù hợp nhất với trẻ con, nhưng hãy cho chúng sớm biết điều mà không thể che giấu mãi được”[28, tr. 289]. Một trong những điều “không thể che giấu mãi được” mà tác giả muốn nói đến là vấn đề giới tính. Giáo dục giới tính là nội dung mà Rousseau đề cập đến đầu tiên trước khi bàn về những nội dung liên quan đến đạo đức.
Trong tuổi ấu thơ, con người chỉ nhận biết được mình qua hữu thể vật chất của mình, nên nó phải tự tìm hiểu qua các mối quan hệ của nó với các đồ vật. Khi đến tuổi dậy thì, nó bắt đầu cảm nhận được hữu thể tinh thần của mình, nó phải tự tìm hiểu về mình qua quan hệ của nó với người khác. Đó là việc làm trong suốt cuộc đời. Khi con người cần đến một người bạn khác giới, thì nó không còn là một sinh thể cô lập nữa, tấm lòng nó không còn đơn lẻ.
Theo Rousseau: “Giới tính này bị lôi cuốn về giới tính khác - đấy là sự vận động của tự nhiên”[28, tr. 286]. Nhưng khi trả lời câu hỏi liệu có thích hợp chăng nếu ta sớm làm rõ cho bọn trẻ biết về các đối tượng tò mò của chúng (một trong những đối tượng tò mò của chúng là vấn đề giới tính), hay đem tráo vào đó những sai biệt vừa phải thì sẽ tốt hơn cho chúng? Rousseau cho rằng: không nên chủ động giáo dục giới tính cho trẻ. Vì việc chủ động khơi gợi sự tò mò về giới tính của trẻ là rất nguy hiểm đối với chính nó. Song,
nếu nhất thiết phải trả lời những câu hỏi của trẻ liên quan đến vấn đề giới tính thì cần trả lời một cách chân thực nhất với một thái độ nghiêm túc, nghiêm khắc. Lứa tuổi bắt đầu giáo dục giới tính là từ 16 tuổi. Nhưng nếu không đảm bảo được rằng trẻ sẽ không biết gì về giới tính trước tuổi 16, thì nên giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ trước 10 tuổi.
Trong giáo dục giới tính, phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục tự nhiên: “Các vị hãy theo tinh thần của tự nhiên, vì tự nhiên đặt các cơ quan của những khoái cảm thầm kín (…) vào cùng những chỗ như nhau nên tự nhiên gợi cho ta cũng những sự chăm sóc giống nhau cho những lứa tuổi khác nhau, khi thì theo một ý tưởng này, khi lại theo một ý tưởng khác; với người lớn là sự điều độ, với trẻ con là sự trong trắng”[28, tr. 290].
Bằng cách nói với nó rất giản dị, khiêm nhường về mọi chuyện ta sẽ không để cho chúng phải ngờ vực gì. Bằng cách gắn kết với các ngôn từ thô tục, những ý tưởng chẳng hay ho, phù hợp với các từ ấy, ta dập tắt được ngọn lửa đầu tiên của sự tưởng tượng: ta chẳng cấm đoán trẻ nói ra các từ này và có những ý tưởng này, nhưng ta làm cho nó thấy gớm guốc khi nhắc lại chúng.
Để đào tạo ra một người công dân biết sống vì người khác, không ganh đua, không ghen tị, biết bằng lòng với thực tế; để nó xúc động mà không sắt đá trước cảnh khổ ải của con người, theo Rousseau, cần giáo dục cho trẻ tuổi dậy thì về thân phận con người thông qua việc cho học trò biết đến những khổ đau của đồng loại. Phương pháp dạy có hiệu quả nhất trong nội dung này, theo ông là phương pháp trực quan: “Cần phải để cho học trò biết đến thân phận con người và những đau khổ của đồng loại bằng cách vận dụng các ví dụ, các bài học, các hình ảnh”[14, tr. 312]. Rousseau lưu ý, vận dụng sao cho học trò không phải chứng kiến quá nhiều. Vì khi bị các cảnh cùng loại tác động vào mắt mình quá nhiều lần thì người ta chẳng còn ấn tượng gì về
chuyện ấy nữa, người ta không tưởng tượng về nó nữa: thói quen làm cho người ta quen với tất cả mọi chuyện.
Theo Rousseau, đến tận tuổi dậy thì trẻ vẫn chỉ nhìn thấy chính bản thân nó mà thôi, cái nhìn đầu tiên của nó vào đồng loại của mình đưa nó đến chỗ tự so sánh với họ, và tình cảm đầu tiên mà sự so sánh ấy kích động ở lòng nó là thèm muốn vị trí đứng đầu. Đấy là điểm mà lòng yêu bản thân biến thành lòng tự ái và cũng từ đó mà bắt đầu nảy sinh ra tất cả các dục vọng bắt nguồn từ lòng tự ái ấy. Muốn hướng dẫn trẻ phân biệt được trong số các dục vọng đó, dục vọng nào là nhân đạo, dịu dàng hay tàn nhẫn, tai hại thì phải cho nó thấy rõ người đời qua những dị biệt của họ, bắt đầu bằng việc tìm
hiểu lòng người.
Theo tự nhiên, mỗi đứa trẻ được sinh ra không phải để sống cô độc mãi; là một thành viên của xã hội, nó phải làm tròn các nghĩa vụ xã hội. Sinh ra ở đời để sống với mọi người, tất yếu anh ta phải hiểu biết họ, không chỉ hiểu biết con người nói chung, mà còn phải biết các cá nhân; không chỉ biết rõ những gì người ta làm ở ngoài đời, mà còn phải thấy rõ người ta sống ra sao ở đó. Nói như Rousseau, “đã đến lúc chỉ cho cậu thấy mặt ngoài của sân khấu rộng lớn ấy”[28, tr. 460].
Để hiểu thấu lòng người, phải dạy học trò sự nhạy cảm với giống loài; trước hết, hướng sự nhạy cảm của trẻ vào người thân quen, người mà nó yêu quý. Ngoài ra, để hiếu lòng người, Rousseau còn đưa ra một kiến giải khá đặc sắc: “…chính nhờ đến lịch sử, anh ta biết rõ lòng dạ con người mà không cần đến các bài học về triết học; chính qua lịch sử mà anh ta sẽ trông thấy họ như một khán giả đơn thuần, không vụ lợi mà cũng không thiên kiến, giống như