Giáo dục đối với phụ nữ

Một phần của tài liệu Quan niệm của J.J. Rousseau về giáo dục trong Émile hay là về giáo dục (Trang 91 - 104)

Với Rousseau, con người mà cô đơn thực chẳng tốt đẹp gì. Vì vậy, ông đã quyết định tìm kiếm cho cậu học trò của mình một cô bạn tình, bắt đầu với việc đặt ra nhiều vấn đề cần giải đáp liên quan đến cô gái: Chỗ ở của cô ta là những nơi nào? Có thể tìm được cô ta ở đâu? Cô là người thế nào,…

Cùng bàn về vấn đề hôn nhân cho học trò của mình khi đến tuổi kết hôn, nhưng giữa Rousseau và J.Locke có điểm khác nhau: kết thúc tác phẩm của mình, Locke chỉ đặt ra vấn đề “vì nhà quý tộc trẻ đã sẵn sàng để cưới vợ, đây là lúc để cho anh ta gần gũi với người mình yêu”, ông không hề bàn sâu đến việc người bạn đời của nhà quý tộc trẻ sẽ như thế nào, và làm gì để có được cô ta. Còn trong Émile hay là về giáo dục, Rousseau không chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề mà còn đi sâu giải quyết vấn đề: làm thế nào để tìm kiếm được cô gái ấy, cô ấy cần được giáo dục như thế nào để có thể phù hợp với cậu học trò của Tự nhiên? Trước khi bàn cụ thể, chi tiết về những vấn đề nêu trên, Rousseau đã chỉ ra những đặc điểm về tính cách, phẩm chất, bổn phận của người phụ nữ,…với mục đích: lấy những kiến giải đó làm cơ sở để bàn về các vấn đề liên quan đến giáo dục phụ nữ.

Theo Rousseau, giữa giới nam và giới nữ có nhiều điểm phù hợp với nhau, bổ sung và bù đắp cho những khiếm khuyết của nhau: Cả nam giới và nữ giới đều có lương tri; trong mối quan hệ xã hội giữa hai giới, người đàn bà là con mắt, người đàn ông là cánh tay, nhưng lại có một sự phụ thuộc giữa người này với người kia đến mức do đàn ông mà người đàn bà mới biết mình phải nhìn cái gì, và do người đàn bà mà người đàn ông mới biết được mình phải làm gì. Nhưng trong sự hoà hợp đang ngự trị giữa họ với nhau, mọi chuyện đều đang hướng tới một mục đích chung, người ta không rõ người nào

góp phần mình vào đó nhiều nhất; mỗi người theo xung động của người kia; ai cũng tuân thủ, và cả hai đều làm chủ. Đàn bà giàu tâm hồn hơn, còn đàn ông giàu tài năng hơn; đàn bà quan sát, đàn ông suy luận - sự phối hợp này đem lại sự hiểu biết sáng tỏ nhất và khoa học hoàn thiện nhất mà trí tuệ con người có thể đạt được.

Tuy nhiên, trong tất cả những gì gắn liền với giới tính, thì người đàn bà và người đàn ông ở chỗ nào cũng có điều tương hợp và điều khác biệt. Mọi điểm chung là thuộc giống loài, còn mọi điểm khác là thuộc giới tính. Rousseau cho đó là một trong những điều tuyệt vời của tự nhiên.

Nói về sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ, Rousseau nhận định: “Thượng Đế đã muốn làm vẻ vang cho loài người trong mọi sự, trong khi phó mặc cho anh ta những đam mê vô chừng mực, Người để bên các đam mê ấy lý trí để chỉ huy chúng; trong khi phó mặc cho đàn bà những dục vọng vô hạn độ, Người lại gắn vào các dục vọng ấy sự e thẹn để kìm nén chúng lại.(…). Kẻ mạnh hơn bề ngoài thì ra vẻ ông chủ, nhưng thực ra lại phụ thuộc vào kẻ yếu hơn; và điều đó không phải do một tập quán tán tỉnh phù phiếm, cũng không phải do sự cao thượng khoe mẽ của người che chở, mà do một quy luật bất biến của tự nhiên trong khi phú cho người đàn bà nhiều thuận lợi trong việc khêu gợi dục vọng hơn là cho người đàn ông thuận lợi để thoả mãn các dục vọng đó lại làm cho anh ta bị phụ thuộc vào cái ý thích chuyên chế của người kia, và buộc anh ta phải làm vui lòng người kia để được cô ta thuận tình cho mình là kẻ mạnh hơn”[28, tr. 506].

Từ sự khác biệt có thể suy ra rằng người đàn bà được đặc biệt tạo ra để làm đẹp lòng người đàn ông. Nếu đến lượt mình, người đàn ông phải làm đẹp lòng người đàn bà thì đó là một sự cần thiết ít trực tiếp hơn. Đây là luật của tự nhiên.

Người đàn bà sinh ra đã vốn mang trong mình nhiều bổn phận khác nhau: Với đàn ông, nếu như người đàn bà được tạo ra để làm đẹp lòng và để được chinh phục, cô ta phải làm cho đàn ông thích, thay vì gây gổ với anh ta. Với gia đình, sứ mệnh riêng của người vợ là sinh con; cô ta là mối dây liên hệ giữa các con cô và cha chúng, chỉ riêng mình cô làm được cho chúng yêu mến cha mình và làm cho ông ta tin và gọi chúng là các con của mình, duy trì gia đình trong sự hợp nhất. Với bản thân, người vợ phải đặc biệt thận trọng về hạnh kiểm, về cung cách và về tư thái của mình.

Đặc điểm giới tính của nữ

Sức khoẻ thể chất: Ở người phụ nữ, bạo lực nằm trong những nét duyên dáng của cô, nhờ đó mà cô buộc đàn ông tìm thấy được sức mạnh của anh ta và sử dụng nó. Nghệ thuật chắc chắn nhất để hoạt hoá sức mạnh ấy là dùng sự kháng cự để làm cho sức mạnh ấy trở nên cần thiết. Từ đó nảy sinh sự tấn công và sự kháng cự, sự dũng mãnh của giới này và sự nhút nhát của giới kia, rốt cuộc là sự thuỳ mị và sự e thẹn mà tự nhiên đã vũ trang cho phái yếu để nô lệ hoá phái mạnh. Người đàn bà gây xúc động các giác quan của đàn ông, và thức tỉnh tận đáy lòng họ những gì còn lại của một khí chất hầu như lụi tàn .

Sự chung thuỷ: Điều quan trọng là chẳng những người vợ chung thuỷ; mà cô ta cần được chồng mình, những người gần gũi, được tất cả mọi người đánh giá là chung thuỷ; cần phải đem lại cho con mắt người khác cũng như cho lương tâm của chính mình, cái bằng chứng về đức hạnh của mình.

Sự khéo léo: Khéo léo là thiên tính riêng có của người phụ nữ. Sự khôn khéo đặc biệt mà nữ giới được ban là một sự đền bù rất công minh cho sự kém cỏi về sức mạnh, thiếu cái đó thì người đàn bà sẽ không làm bạn đời của người đàn ông được, mà cô sẽ làm kẻ nô lệ của hắn. Chính vì có ưu thế về tài năng ấy mà cô duy trì được sự ngang hàng của mình, và cô điều khiển hắn bằng cách vâng lời hắn.

Người đàn bà có khả năng nói tốt hơn đàn ông: nói sớm hơn, dễ dàng hơn và dễ nghe hơn đàn ông. Lý lẽ của đàn bà là một lý lẽ thực tế làm cho họ rất khéo léo tìm ra được phương tiện để đạt tới một mục đích định sẵn. Ngoài ra, phụ nữ còn có khả năng quan sát tinh tế và liên tục làm cho họ thấy được ở mọi lúc điều gì đang diễn ra trong lòng người đàn ông.

Cũng chính do quy luật tự nhiên, những người đàn bà, cả họ lẫn con cái của họ, đều chịu sự chi phối hoàn toàn từ những phán quyết của những người đàn ông: họ đáng quý mến là không đủ mà họ phải được quý mến; họ xinh đẹp là chưa đủ mà phải là họ được yêu thích; họ trinh thục chưa đủ mà họ phải được công nhận là như thế; danh giá của họ không chỉ ở hạnh kiểm của họ mà là ở tiếng tăm của họ. Người đàn ông, trong khi làm việc thiện, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình, và có thể bất chấp sự phán xét của công chúng; nhưng người đàn bà, khi làm việc thiện chỉ mới làm một nửa công việc của mình, và điều mà người ta nghĩ về cô không kém phần quan trọng với cô so với điều mà cô ta làm trong thực tế. Điều đó cho thấy, sự phụ thuộc vào dư luận và đàn ông là một thân phận tự nhiên dành cho đàn bà, họ được sinh ra là để nghe lời.

Từ những trình bày nêu trên, Rousseau kết luận: “Kể từ lúc chứng minh được rằng người đàn ông và người đàn bà không phải và cũng không nên được cấu thành y như nhau, cả về tính cách lẫn khí chất thì ta đã kết luận rằng họ không nên được giáo dục như nhau. Sau khi đã cố gắng đào tạo ra con người của tự nhiên, để tránh cho tạo phẩm của chúng ta thiếu hoàn hảo, chúng ta phải xét đến cả việc người đàn bà thích hợp với người đàn ông ấy phải tự đào tạo như thế nào”[28, tr. 511].

Quan điểm này là kết quả của sự kế thừa quan điểm của Comenxki khi ông bày tỏ quan điểm bênh vực quyền học tập của phụ nữ.

Theo Rousseau, quá trình giáo dục nữ giới luôn luôn phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục tự nhiên. Ông nhấn mạnh “Quý vị muốn luôn luôn được đi đúng hướng thì xin hãy luôn luôn theo đúng các chỉ dẫn của tự nhiên. Tất cả những gì biểu thị giới tính đều phải được tôn trọng như là được tạo dựng nên bởi tự nhiên”[28, tr. 511].

Giữa người đàn bà và người đàn ông vốn có những điểm khác biệt, song lại có những yếu tố tương đồng, bù đắp cho nhau. Người đàn bà có giá trị hơn khi xét họ như người đàn bà; kém giá trị hơn khi xét họ như người đàn ông. Trau dồi ở đàn bà những phẩm chất của đàn ông, mà sao nhãng việc trau dồi những phẩm chất được dành riêng cho họ, vậy là làm hại cho họ vì đã làm trái tự nhiên.

Giáo dục phải làm cho các cô gái trở thành người đàn bà đức hạnh. Như

thế là có giá trị hơn cho chính cô ta và cho cả những người đàn ông. Để đạt được mục đích đó, để phù hợp với giới tính của người đàn bà, thì hình thức

giáo dục, nội dung giáo dục, cũng như phương pháp giáo dục họ phải khác so

với giáo dục một người đàn ông. Nhưng, vì thể trạng của con trẻ tuỳ thuộc trước hết vào thể trạng của các bà mẹ; việc giáo dục đầu tiên đối với những người đàn ông tuỳ thuộc vào sự chăm sóc của những người đàn bà; những thói quen, những đam mê, những thị hiếu, những thú vui, ngay cả hạnh phúc của họ cũng phụ thuộc vào những người đàn bà, nên toàn bộ việc giáo dục đối với người đàn bà phải có quan hệ với người đàn ông.

Theo Rousseau, điều đầu tiên phải dạy cho người phụ nữ ngay từ khi còn thơ ấu là dạy cho các cô biết yêu thích bổn phận của chính mình - bổn phận đàn bà. Bổn phận đó là: phải làm cho người đàn ông yêu mến và tôn trọng mình, có ích đối với người đàn ông: giáo dục họ lúc họ còn trẻ, chăm sóc họ lúc họ lớn khôn, khuyên nhủ, an ủi họ, làm cho cuộc sống của họ thoải mái và êm đềm. Để yêu thích các bổn phận một cách dễ dàng thì cần để các cô nhìn

thấy được lợi ích từ việc thực hiện các bổn phận đó: “Yêu để được yêu, làm cho mình trở nên dễ thương để được sung sướng, làm cho mình được đánh giá cao để được nghe lời, tự hào để được tôn trọng”[28, tr. 555].

Việc rèn luyện thân thể cũng được Rousseau đưa vào hệ thống các nội dung giáo dục nữ giới. Tuy nhiên, mục đích rèn luyện thân thể cho các bé gái khác rất nhiều so với rèn luyện thân thể dành cho bé trai: ở giới nam, mục tiêu ấy là phát triển thân thể, còn ở giới nữ lại là trau dồi duyên sắc. Rèn luyện thân thể cho người phụ nữ còn vì sức khoẻ của người đàn ông khi mà thể trạng của con trẻ tuỳ thuộc trước hết vào thể trạng của các bà mẹ.

Để có được một cơ thể khoẻ mạnh, cũng cần cho các bé gái mặc những y phục thoải mái mà không làm vướng bận đến thân thể. Đó là điều cần thiết cho bổn phận của người phụ nữ khi mà họ phải làm cho người đàn ông yêu mình và khêu gợi dục vọng ở đàn ông. Đồng thời đó cũng là sự tồn tại thuận theo ý tự nhiên. Rousseau cho rằng: “Sự sống, sức khoẻ, lý trí, sự an lạc phải được coi trọng hơn mọi thứ, sự duyên dáng không thể hiện ra được nếu thiếu sự thoải mái; sự tế nhị, dịu dàng không hề là sự uể oải. Người ta khêu gợi lòng thương cảm khi người ta đau khổ; nhưng sự hoan lạc và dục vọng lại tìm kiếm cái tươi mát của sức khoẻ”[28, tr. 517].

Người đàn ông được xem như là một sinh thể kém hoàn hảo, nhiều tật xấu, và bao giờ cũng đầy rẫy những nhược điểm; song phụ nữ sinh ra lại chỉ để nghe lời một sinh thể như thế. Đó là bổn phận của họ. Sự dịu dàng - phẩm chất đầu tiên và quan trọng nhất của người đàn bà. Các cô gái sớm phải học được cách chịu đựng ngay cả sự bất công và những lầm lẫn của chồng mình mà không trách oán, chắng phải vì chồng, chính là vì cô mà cô phải dịu hiền. Thói đanh đá, cố chấp của người đàn bà bao giờ cũng chỉ tăng thêm đau khổ cho họ và những đối phó tệ bạc của những ông chồng. Thường thì các cô có lý để phàn nàn nhưng để gầm lên thì bao giờ các cô cũng sai. Thế lực của

người đàn bà khởi phát cùng đức hạnh của cô; những nét hấp dẫn của cô vừa mới phát triển thì cô đã ngự trị bằng tính cách dịu dàng của mình và làm cho sự khiêm nhường của cô thành ra đáng trọng nể.

Nói nhiều cũng là thiên bẩm của các cô gái, đó là mặt đáng khen ngợi, song họ không được phép nói dối – có như thế mới mong lời nói của mình lọt tai người khác. Đàn bà nói sớm hơn, dễ dàng hơn và dễ nghe hơn đàn ông. Trong cái tuổi đầu đời - là thời kỳ còn chưa thể phân biệt được rõ cái tốt và cái xấu, các cô không phán xét một ai, các cô phải tự đặt cho mình một luật lệ là bao giờ cũng chỉ nói điều làm cho người nghe thấy lọt tai. Điều đó phụ thuộc vào việc không bao giờ được nói dối. Theo đó, không nói dối – là quy tắc hàng đầu để đạt được sự chân thật.

Giống như ở các bé trai, với các bé gái, ý tưởng về tôn giáo còn quá cao so với nhận thức của các cô. Song, các cô vẫn sớm phải được học tôn giáo, vì nếu cứ phải đợi đến lúc các cô đủ trưởng thành để có khả năng tranh luận về các vấn đề sâu sắc này thì sẽ có nguy cơ không bao giờ nói với các cô về điều đó. Lòng tin phải phục tùng quyền uy. Mọi cô gái đều phải theo tín ngưỡng của mẹ mình, và mọi người vợ theo tín ngưỡng của chồng mình. Không có khả năng tự mình phán xét, họ phải chấp nhận quyết định của cha và của chồng cũng như quyết định của nhà thờ. Không thể tự mình rút ra những quy tắc cho niềm tin của mình, đàn bà chỉ có thể tự giới hạn điều đó trong phạm vi của sự hiển nhiên và lẽ phải, nhưng vì tự để cho mình bị cuốn theo hàng ngàn kích động của người ngoài, họ bao giờ cũng cứ ở mấp mé bên này hay bên kia sự thật. Bao giờ cũng cực đoan, họ sống hoàn toàn phóng đãng hoặc cực kỳ ngoan đạo.

Ngoài ra, trước tuổi lý trí, các bé gái còn được dạy về lễ tiết, sự lễ độ, sự phục tùng, sự tinh ranh, trang điểm - làm đỏm,…Tất cả nội dung đó đều nhằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một mục đích duy nhất là để người phụ nữ biết yêu và thực hiện tốt bổn phận của mình.

Để các bé gái tiếp cận các vấn đề trên một cách hiệu quả nhất, Rousseau phê phán mạnh mẽ lối học thuộc lòng; ông yêu cầu phải tạo được bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho người học. Đặc biệt ông nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp nêu tấm gương từ chính người dạy trong quá trình giáo dục các

Một phần của tài liệu Quan niệm của J.J. Rousseau về giáo dục trong Émile hay là về giáo dục (Trang 91 - 104)