1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về con người của N.Machiavelli trong tác phẩm Quân Vương

83 520 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- VŨ LINH QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CỦA N.MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VŨ LINH

QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI

CỦA N.MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM

QUÂN VƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Triết học

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VŨ LINH

QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI

CỦA N.MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO SỰ RA ĐỜI TÁC PHẨM “QUÂN VƯƠNG” CỦA N.MACHIAVELLI 11

1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội cho sự ra đời tác phẩm "Quân vương" 11

1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tác phẩm "Quân vương" 20

1.3 Cuộc đời và sự nghiệp của N.Machiavelli 28

1.4 Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Quân vương” 34

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “QUÂN VƯƠNG” 40

2.1 Quan niệm chung về bản tính người trong tác phẩm “Quân vương”…40 2.1.1 Khái quát tư tưởng về bản tính người trong lịch sử triết học phương Tây trước N.Machiavelli40 2.1.2 Khái niệm về bản tính người của N.Machiavelli trong tác phẩm “Quân vương” 43

2.2 Bản tính người thể hiện qua “nhân cách quân vương” 53

2.2.1 Bản tính người trong“Quân vương mạnh mẽ” 53

2.2.2 Bản tính người qua các phẩm chất của “Quân vương thực tại” 63

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mỗi thời đại qua đi đều để lại những ký ức, đảm bảo sự nối kết và duy trì tính liên tục của đời sống nhân loại Trong mỗi thời đại, ký ức lịch sử lựa chọn cho mình những cá nhân ưu tú mà bằng tài năng và sự uyên bác, họ thâu tóm thời đại và chắt lọc dưới dạng các lý thuyết phản ánh nhu cầu của thời đại

đó Trong dòng chảy tư tưởng nhân loại, thời đại Phục hưng xứng đáng có vị thế vô cùng độc đáo, đặt nền tảng cho toàn bộ nền văn minh kế tiếp Ăngghen

đã nhận xét: “Đó là cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con nguời khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng” [24, tr.459-460] Và N.Machiavelli là một trong những con người như vậy N.Machiavelli (1469 – 1527) là nhà tư tưởng lỗi lạc của phong trào nhân văn Phục hưng Italia, được coi là ông tổ của ngành chính trị học hiện đại Ông sống trong thời đại có nhiều biến động lớn lao tác động đến mọi mặt của đời sống từ kinh tế - xã hội, đến chính trị, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo Một thời đại mang tính bước ngoặt đã xuất hiện: đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, sự tiêu vong của chế độ phong kiến, cùng với những thành tựu lớn của khoa học tự nhiên …

Người ta biết rất ít về tuổi trẻ của N.Machiavelli, song có một điều chắc chắn là ông được thừa hưởng nền giáo dục văn hóa, lịch sử Hy Lạp - La Mã

và tham gia hoạt động chính trị từ rất sớm, chính điều đó đã đem lại cho N.Machiavelli những kinh nghiệm chính trị vô cùng phong phú Song, những biến động của chính trị Florence đã khiến ông phải sớm chấm dứt sự nghiệp chính trị và bị quản thúc tại quê nhà Và trong những đêm đông lạnh lẽo ở điền trang, vào những năm cuối đời, những suy ngẫm của một trong những bộ

Trang 5

óc tỉnh táo nhất của thời Phục hưng được kết tinh thành những lý luận chính trị mang tính vạch thời đại Trong số các tác phẩm của ông, “Quân vương” là tác phẩm nổi tiếng nhất, là cẩm nang của nhiều nhà chính trị thuộc nhiều thế

hệ Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của khoa học chính trị và nâng Machivelli lên hàng ông tổ của chính trị học hiện đại Đóng góp lớn về mặt triết học của ông qua tác phẩm là những tư tưởng triết học về con người của ông , nó chính

là tiền đề cho học thuyết chính trị mà ông dầy công xây dựng Mặc dù tác phẩm đươ ̣c viết ra cách đây hơn 500 năm, song những nhâ ̣n đi ̣nh về bản chất con người không khỏi khiến chúng ta ngỡ ngàng về tính thời sự của nó

Quay trở lại với N.Machiavelli là quay trở về với thời đại văn hóa Phục hưng Thời đại văn hóa Phục hưng giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển của văn hóa phương Tây và qua đó nó cũng tác động đến diện mạo văn hóa của thế giới hiện đại, vì chính những giá trị tinh thần mà nó góp công xây dựng như tiền đề cho nền văn minh công nghiệp đã và đang tạo dựng nền tảng của đời sống tinh thần hiện đại Một trong những tiền đề như vậy chính là chủ nghĩa nhân văn Phục hưng mà N.Machiavelli đã có một đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và khẳng định, trước hết

là về phương diện nhân học triết học Điều đặc biệt quan trọng là quan niệm của ông về cá nhân với tư cách chủ thể và mục đích của mọi cải tạo lịch sử Điều này rất phù hợp với quan điểm của chúng ta trong chiến lược phát triển

xã hội Chủ nghĩa nhân văn N.Machiavelli giữ lại thuyết con người là trung tâm, tức con người được xem là bộ phận quan trọng nhất của thế giới thế tục Chủ nghĩa nhân văn này đã tiến một bước đáng kể - quan niệm cá nhân là xuất phát điểm và cơ sở thế giới quan Thông qua lăng kính “cá nhân”, N.Machiavelli đã xem xét mọi đề tài và mọi vấn đề, bắt đầu từ vấn đề đạo đức

xã hội và kết thức ở vấn đề tôn giáo Phát hiện mới ở N.Machiavelli trong nghiên cứu về con người là ông đã đưa việc xem xét con người từ lĩnh vực

Trang 6

tưởng tượng về vấn đề hiện thực Khi đặt con người vào trong chính đời sống hiện thực, ông đã nhận thấy yếu tố của cải vật chất, lợi ích kinh tế là động lực chi phối con người, còn phương thức thể hiện rõ bản tính con người là trong lĩnh vực chính trị Dưới nhãn quan chính trị, N.Machiavelli đã lột tả được bản chất người - bản chất ích kỷ sâu sắc của con người

Mặt khác, chúng ta đang trong quá trình giao lưu, hội nhập sâu rộng với thế giới trong đó có lĩnh vực văn hóa tư tưởng, chính trị… Việc nghiên cứu tư tưởng của N.Machiavelli qua tác phẩm “Quân vương” là điều cần thiết trong việc tìm hiểu cội nguồn chính trị của con người và xã hội phương Tây; hơn nữa, thông qua tìm hiểu tư tưởng của ông, chúng ta có thể nâng cao tư duy chính trị, nhận diện được các hiện tượng chính trị và sự kiện chính trị quốc tế đương đại Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này được liệt vào danh sách những tác phẩm kinh điển bắt buộc dành cho các sinh viên học tập tại các trường đại học trên thế giới và Việt Nam Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình chính trị thế giới diễn ra hết sức sối động với những biến đổi phức tạp, đang đặt ra nhu cầu xem xét vai trò của quần chúng nhân dân cũng như phẩm chất của nhà cầm quyền trong nền chính trị hiện đại

Công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hợp tác quốc tế của đất nước ta đang được triển khai mạnh mẽ Trong quá trình đó, bên cạnh những cơ hội về phát triển thị trường, khoa học công nghệ, phương thức quản lý,… chúng ta cũng phải đối diện với không ít nguy cơ, mà một trong số đó là sự phai nhạt bản sắc dân tộc, hiện tượng một bộ phận dân

cư đánh mất bản thân, chạy theo các giá trị vật chất, chà đạp lên các giá trị đạo đức, luân thường đạo lý, lối sống ích kỷ vụ lợi, bội tín, phản trắc, thói giả nhân giả nghĩa Khắc phục tình trạng tha hóa này cần có sự nghiên cứu và khảo sát các tư tưởng triết học về con người đặc biệt là tư tưởng của N.Machiavelli để tìm ra căn nguyên của sự tha hóa và các giải pháp khắc

Trang 7

phục Vì thế, giá trị tư tưởng của N.Machiavelli còn là ở chỗ: cần đặt con người vào đúng vị trí trong chiến lược phát triển xã hội Và cần nhận thức rằng, sự tha hóa không chỉ diễn ra ở lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính trị - lĩnh vực thể hiện rõ bản chất của con người nhất

Một đóng góp quan trọng khác của N.Machiavelli trong quan niệm về con người là sự định hướng vào chủ thể chính trị Theo đó, sự an nguy của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào hành vi và phẩm chất của thủ lĩnh chính trị Lịch sử đã chứng minh những vấn đề ông đưa ra còn nguyên tính thời sự và giá trị Đặc biệt khi Đảng ta coi công tác xây dựng Đảng hiện nay là nhiệm vụ cấp bách nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ Quan niệm về con người và thủ lĩnh chính tị của N.Machiavelli bị chi phối trước hết bởi thời đại ông của ông, nhưng chính những nghiên cứu đó lại chứa đựng những nguyên lý phổ quát

để nhìn nhận thực tại ngày này

Xuất phát từ những lý do trên , tôi ma ̣nh da ̣n cho ̣n vấn đề "Quan niệm

về con người của N Machiavelli trong tác phẩm Quân vương" làm đề tài

nghiên cứu cho luâ ̣n văn tha ̣c sĩ t riết ho ̣c của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Không có tác phẩm văn học nào thoát khỏi sự liên hệ với thời đại của

nó và trong trường hợp cuốn "Quân vương" điều đó lại càng đúng Nhưng điều đặc biệt của tác phẩm là nó lại gây ra sự hiểu biết đa dạng và dị biệt cho các nhà nghiên cứu và đọc giả Mặc dù các công trình nghiên cứu về N.Machiavelli chưa được dịch nhiều ra tiếng việt, nhưng sự khái quát và tổng hợp của Robert B Downs trong “Những tác phẩm biến đổi thế giới” (Nxb Lao động, 2003) và Vũ Mạnh Hồng, Nguyễn Hiền Chi trong tác phẩm “Quân vương, thuật trị nước” (Nxb Tri thức, 2010) cung cấp cho chúng ta những cái nhìn chung về tình hình nghiên cứu và đánh giá về N.Machiavelli

Trang 8

Được viết năm 1513, nhưng mãi đến năm 1532, tác phẩm mới được xuất bản, nghĩa là năm năm sau khi tác giả của nó từ trần Trong vòng 20 năm sau, tác phẩm này được tái bản tới 7 lần Nhưng đến năm 1559, toàn bộ tác phẩm của N.Machiavelli bị đưa vào “danh mục sách cấm” của Giáo hội Cơ đốc vì bị coi là tà giáo Ở La Mã, người ta tố cáo ông là một kẻ vô thần Và ở đây cũng như ở mọi nơi khác bên Âu châu, người ta đã cấm lưu hành, tàng trữ những tác phẩm của ông Ở Đức, các tu sĩ Dòng Tên đã đốt hình nộm của ông Cả người Thiên Chúa giáo và người theo đạo Tin lành đều đua nhau lên tiếng chống ông Tuy nhiên, các nhà độc tài và vua chúa chuyên chế trong mọi thời kỳ đều tìm được rất nhiều lời khuyên hữu ích trong cuốn “Quân vương” Thực tế này không thể phủ nhận được Bảng danh sách những độc giả say mê cuốn sách gồm những nhân vật rất quan trọng: Hoàng đế Charles

đệ ngũ và bà Catherine de Medicis đã tán thưởng tác phẩm; Oliver Cromwell

đã kiếm được một bản "Ông Hoàng" chép tay và đã áp dụng những nguyên tắc của cuốn sách đó trong Chính phủ Cộng hòa Anh quốc; hai ông vua Pháp Henry đệ ngũ và Henry đệ tứ lúc bị ám sát còn cầm cuốn "Quân vương" trong tay; cũng một cuốn sách đó đã giúp cho Fréderick Đại đế tạo ra chính sách của nước Phổ thời ấy; vua Louis thứ 14 đã coi "Quân vương" là cuốn sách gối đầu giường được ưa thích hơn hết; người ta đã tìm thấy một cuốn "Quân vương" có ghi những chú thích trong xe ngựa của Hoàng đế Napoléon ở Waterlo; những ý kiến về cách cai trị của Napoléon đệ tam đã chính thức bắt nguồn cũng từ cuốn "Quân vương", và Bismark cũng đã là một đệ tử trung thành của N.Machiavelli Gần đây hơn nữa, cứ theo như chính lời của Hitler thì "Quân vương" là nguồn cảm hứng thường xuyên của ông ta lúc nghỉ ngơi

Về phần Benito Mussolini, ông này đã từng tuyên bố: "Tôi tin rằng cuốn

"Quân vương" của N.Machiavelli phải là sách chỉ nam tuyệt tác của nhà chính khách Học thuyết của tác giả ngày nay vẫn hợp thời vì trong vòng bốn trăm

Trang 9

năm vẫn không có những gì là thay đổi sâu xa trong trí não người ta hay là trong những hoạt động của các quốc gia"

Mặc dù vậy, Châu Âu đã thành công trong việc biến một con người thành con quỷ ! Ở Anh, vào thế kỷ XVII, "Già Nick" là hiệu danh dùng để bổ nghĩa cho cả hai danh từ riêng N.Machiavelli và quỉ Satan Trải qua hơn bốn thế kỷ, trong suy nghĩ mọi người trên khắp thế giới, tiếng "Machiavelian" đồng nghĩa với một cái gì quỉ quái, phản phúc, xấu xa, độc ác và đồi trụy Tính từ ấy bắt nguồn từ cái tên N.Machiavelli là một biểu tượng của nhà chính khách đầy mưu mô, thủ đoạn, giả đạo đức, vô luân lý, tráo trở và bất nhân mà triết lý duy nhất là cứu cánh biện minh cho phương tiện

Mãi cho tới thế kỷ XIX, tiếng tăm của N.Machiavelli mới được bênh vực và biện minh phần nào Những phong trào cách mạng ở châu Mỹ, ở Pháp,

ở Đức và những nơi khác nữa đã gây ra khuynh hướng mạnh mẽ muốn thế tục hóa chính quyền, tách rời chính quyền với Giáo hội Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận N.Machiavelli là ổng tổ của chính trị học hiện đại, một nhà bình luận sắc sảo về tâm lý học và nghệ thuật lãnh đạo và “Quân vương” là tác phẩm đặt nền móng

Ở Việt Nam, viê ̣c nghiên cứu tư tưởng của N.Machiavelli nói chung và

“Quân vương” nói riê ng vẫn còn rất khiêm tốn , chưa đươ ̣c quan tâm đúng mức, mà mô ̣t phần là do tư liê ̣u liên quan còn quá ít ỏi Viê ̣c nghiên cứu tư tưởng của N.Machiavelli cũng không nằm ngoài khó khăn trên Được đánh là nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lịch sử tư tưởng phương Tây, mặc dù vậy, chỉ có tác phẩm “Quân vương” là được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt Đó

là bản di ̣ch của di ̣ch giả Phan Huy Chiêm do Nhà xuất bản Quá n văn xuất bản năm 1971 trong miền Nam và bản di ̣ch với tiêu đề “Quân vương – Thuâ ̣t tri ̣ nước” của dịch giả Vũ Mạnh Hồng và Nguyễn Hiền Chi , được xuất bản bởi

Trang 10

Nhà xuất bản Lý luâ ̣n năm 2005 và sau được nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2010

Nghiên cứu và đánh giá về tác phẩm và tác giả N.Machiavelli còn chịu nhiều ảnh hưởng từ quan điểm tiêu cực Nhìn chung, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tư tưởng N.Machiavelli trong dòng chảy lịch sử tư

tưởng chính trị học phương Tây

N.Machiavelli được coi là ông tổ của chính trị học và trong vài năm trở

lại đây tác phẩm Quân vương được đưa vào giảng dạy tại một số trường đại

học tại Việt Nam nhưng trong các giáo trình chính trị học, lịch sử tư tưởng chính trị chúng ta đều thấy thiếu vắng các tiêu mục viết về N.Machiavelli Và điều này dẫn đến sự hiểu biết thiếu toàn diện về người đặt nền móng cho khoa học chính trị cũng như sự liên tục trong qua trình hình thành và phát triển của

tư tưởng chính trị phương Tây Từ đó, có thể thấy có hạn chế nhất định trong việc tiếp thu những giá trị trong tư tưởng của N.Machiavelli

Cuốn “Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới ” (do Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch , Nxb Văn hóa thông tin 2001) tâ ̣p trung vào luâ ̣n giải tư tưởng chính tri ̣ của N.Machiavelli từ phương pháp li ̣c h sử của ông, đến các kiến giải về nguồn gốc quyền lực và các chế độ chính trị Cuốn sách này khẳng định ho ̣c thuyết chính tri ̣ phi tôn giáo của N.Machiavelli và khuynh hướng chống phong kiến trong ho ̣c thuyết của ông

Khái quát được cuộc đời , sự nghiê ̣p của N.Machiavelli và nô ̣i dung tác phẩm “Quân vương” tương đối đầy đủ là phần giới thiệu của dịch giả Vũ Mạnh Hồng , Nguyền Hiề n Chi trong tác phẩm “ Quân vương – Thuâ ̣t tri ̣ nước” (Nxb Tri thức 2010) Trong phần giới thiê ̣u về tác giả , chúng ta thấy Machiavelli là nhà chính tri ̣ tài năng và nhiê ̣t huyết , song cuộc đời và sự nghiê ̣p chính tri ̣ của ông luôn thăng trầm cùng với biến cố của thành phố Florence Chính tính cách mạnh mẽ , lòng nhiệt huyết , học vấn uyên bác và

Trang 11

kinh nghiê ̣m chính tri ̣ bản thân đã cho phép N.Machiavelli đưa ra những tư tưởng táo ba ̣o về bản chất của chính trị, bản chất con người , về phẩm chất của

bâ ̣c quân vương cũng như phương thức để giành , giữ và duy trì quyền lực Đặc biệt , các tác giả đã đưa ra những hiểu biết khác nhau về tư tưởng

N.Machiavelli từ trước đến na y

Cuốn “101 triết gia” (Nxb Tri thức, Hà Nội, 2007) của tác giả Mai Sơn, cũng đưa N.Machiavelli vào sự khảo cứu, nhưng do là sách công cụ, cho nên tác giả cũng chỉ dừng ở sự khái quát những đặc điểm trong tư tưởng N.Machiavelli và giới thiệu sơ lược về tác phẩm “Quân vương”

Tiếp cận di sản N.Machiavelli dưới góc độ triết học tưong đối đầy đủ phải kể đến tác phẩm “Đa ̣i cương li ̣ch sử triết ho ̣c phương Tây ” (Nxb Tổng

hơ ̣p TP Hồ Chí Minh , 2006) của tác giả Đỗ Minh Hợp , Nguyễn Thanh , Nguyễn Anh Tuấn Các tác giả đã trình bày và khái quát những đă ̣c điểm tư duy của N.Machiavelli: đó là chủ nghĩa hiê ̣n thực về chính tri ̣ liên hê ̣ mâ ̣t thiết với chủ nghĩa bi quan về nhân ho ̣c , quan niê ̣m mới về đức ha ̣nh của quốc vương là người quả n lý có hiê ̣u quả nhà nước và tự giác chống la ̣i số phâ ̣n Tác giả đã luâ ̣n chứng vai trò của N.Machiavelli với tư cách là ông tổ của khoa ho ̣c chính tri ̣ hiê ̣n đa ̣i khi bước đầu hình thành đối tượng và phương

pháp của chính tr ị học là phương pháp diễn dịch – thường nghiê ̣m trong phân tích chính trị và coi quyền lực dưới mọi hình thức biểu hiện của nó là đối

tươ ̣ng của chính tri ̣ ho ̣c N.Machiavelli có quan niê ̣m mới về bản chất chính trị khi tác h chính tri ̣ ra khỏi lĩnh vực đa ̣o đức và đưa ra mô hình về phong

cách thủ lĩnh hữu hiệu

Ngoài ra , trong một số các tác phẩm khác có các chỉ mục đề câ ̣p đến N.Machiavelli và tác phẩm “Quân vương” nhưng lại coi ông như một nhà tư tưởng cổ vũ cho lập trường chính trị phi đức đức , gian xảo, lấy mục đích biê ̣n minh cho phương tiê ̣n, đề cao sức mạnh

Trang 12

Nhìn chung , các nghiên cứu về N.Machiavelli là không nhiều , nhưng các nghiên cứu trên , ở phương diện khác nhau đều có đóng góp đáng kể vào viê ̣c nghiên cứu tư tưởng N.Machiavelli nói chung và tác phẩm “Quân vương” nói riêng Tuy nhiên, trong số đó chưa có công trình nào đề cập đến di sản nhân học triết học của N.Machiavelli trong tác phẩm “Quân vương” như đối tượng nghiên cứu chủ đạo Mặt khác, do những điều kiện hạn chế, tác giả không có được những tư liệu tiếng nước ngoài bàn trực tiếp về vấn đề trên Trước tình hình đó , tác giả mong muốn luận văn đem đến cái nhìn sáng tỏ , luận giải một cách có hê ̣ thống tư tưởng về con người của N.Machiavelli trong tác phẩm “Quân vương”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luâ ̣n văn là làm rõ tư tưởng về con người của

N.Machiavelli trong tác phẩm “Quân vương”

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiê ̣m vụ sau:

- Phân tích điều kiê ̣n kinh tế - xã hội , chính trị và văn hóa, các tiền đề

lý luận cho sự ra đời tư tưởng về con người của N.Machiavelli trong tác phẩm

“Quân vương”;

- Trình bày khái quát những nô ̣i dung cơ bản của tác phẩm “Quân vương”;

- Phân tích rõ và có hệ thống quan niệm về con ngườ i trong tác phẩm

“Quân vương”, đi cùng với đó là đưa ra những bình chú mang tính đánh giá về giá tri ̣ và ha ̣n chế trong quan niê ̣m về con người của N.Machiavelli

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng về con người của N.Machiavelli Phạm vi nghiên cứu: Luâ ̣n văn giới ha ̣n ở việc nghiên cứu tư tưởng triết

học về con người của N.Machiavelli trong tác phẩm “Quân vương”

5 Cơ sơ ̉ lý luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu

Trang 13

Cơ sở lý luận : Luâ ̣n văn dựa trên các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp luận nghiên cứu: Luâ ̣n văn được thực hiê ̣n dựa trên lý

luận Mác – Lênin về lịch sử triết học, sử dụng các nguyên tắc cụ thể trong nghiên cứu lịch sử triết học, như thống nhất giữa triết ho ̣c và li ̣ch sử triết ho ̣c , thống nhất giữa tính đảng và tính khách quan, v.v., đồng thời cũng sử dụ ng các phương pháp nghiên cứu khác , như phân tích - tổng hợp, lịch sử và logic,

so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, văn bản học, v.v

6 Đo ́ ng góp của luâ ̣n văn

Luâ ̣n văn làm rõ và trình bày có hệ thống các nội dung cơ bản trong tư tưởng về con người của N.Machiavelli được ông trình bày qua tác phẩm

“Quân vương” Ngoài ra , luâ ̣n văn cũng có thể là tài liệu tham khảo t rong

giảng dạy, nghiên cứu về triết học N.Machiavelli

7 Kết cấu cu ̉ a luâ ̣n văn

Ngoài phần mở đầu , kết luâ ̣n và danh mục các tài liê ̣u tham khảo , luâ ̣n văn gồm 2 chương 6 tiết

Trang 14

Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI, VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO SỰ RA ĐỜI TÁC PHẨM “QUÂN VƯƠNG” CỦA N.MACHIAVELLI

1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội cho sự ra đời tác phẩm “Quân vương”

Trong tác phẩm “Mars và Venus” của danh họa Veronese, chàng kị sĩ rời khỏi yên ngựa, rũ bỏ thanh gươm, cởi bỏ chiếc áo khoác, đang ngả đầu vào vị

nữ thần sức đẹp và tình yêu Hai tiểu thần Amua bay tới, một tiểu thần buộc chân

họ vào nhau bằng sợi dây gắn bó, tiểu thần còn lại đem thanh gươm trả lại ngựa xám buôn thiu Phía sau họ là bức tường đen, tượng trưng cho thế giới Trung cổ đang sụt lở để lộ ra một thời đại hoàng kim (Cổ đại) qua một mảng kiến trúc Hy Lạp Một tinh thần phủ định rõ rệt qua chi tiết chiếc váy của nữ thần sắc đẹp và tình yêu được vắt lên bức tường Toàn bộ tác phẩm là tuyên ngôn của thời đại mới: Trung cổ đã hết thời, một thời đại mới đã mở ra, trên cơ sở phục hồi tinh hoa của thời Cổ đại Hy La Tây Âu đã có những bước chuyển dữ dội, chuyển sang thời kỳ Phục hưng, thời đại phục sinh những giá trị của nền văn hoá cổ đại

Hy La đã bị lãng quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàng nghìn năm

ở Châu Â

Phục hưng là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử triết học Phục hưng

ở Châu Âu, trước hết ở Italia, là giai đoạn diễn ra từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16 Vào thời kỳ này, Italia đạt được sự phát triển xã hội và văn hóa to lớn, trở thành trung tâm văn hóa châu Âu Về địa lý, Italia - quốc gia cửa ngõ của Địa Trung Hải với các thành phố nổi tiếng như Florence, Venice, Milan… hầu hết đều là trung tâm mậu dịch giữa Tây Âu và phương Đông, - là nơi mà cơ cấu phong kiến, điền trạch không ăn sâu vào xã hội, đời sống sung mãn của các thành thị

Trang 15

tạo nên sự phát triển mạnh mẽ hơn các quốc gia khác Ngay từ thế kỷ thứ XI – XII, trong quá trình đấu tranh chống lại giới cầm quyền chóp bu có đặc quyềnđặc lợi, những người thị dân Italia ngày càng cảm thấy mình là cộng đồng đoàn kết – công xã, họ cố gắng quản lý lấy đời sống đô thị của mình Cuộc đấu tranh và liên minh của thị dân ở các người đô thị khắp nơi tại Bắc và Trung Italia đã hình thành các công xã độc lập Nó không đơn giản là một bộ phận tự trị của nhà nước mà tự nó là một nhà nước Sự giải phóng các đô thị khỏi các lãnh chúa phong kiến diễn ra ở khắp nơi mang lại sắc thái mới cho các thành phố: Sự độc lập về kinh tế, văn hoá và chính trị và con đường phát triển mang tính nhảy vọt so với phần còn lại của lục địa

Trong thế kỷ XIV, ở những thành phố này đã xuất hiện những công trường thủ công đơn giản kiểu tư bản chủ nghĩa, xuất hiện các nhà tư bản và công nhân làm thuê Thành phố Florence được coi là trung tâm thủ công lớn nhất Năm 1338, thành phố này đã có khoảng 200 công trường thủ công sản xuất len sợi Cũng như hầu khắp các nước phương Tây khác, ở đây càng ngày đồng tiền càng đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ xã hội Kết cấu kinh tế- xã hội trong giai đoạn này trở nên phức tạp bởi sự đan xen giữa quan

hệ sản xuất phong kiến đang trên đà suy tàn và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình thành cùng với sự lớn mạnh của các thành thị Một mặt, quan

hệ giữa lãnh chúa và nông nô ngày càng thay đổi theo hướng người nông dân

bỏ canh tác ra thành phố làm công kiếm sống, kèm theo giá nông phẩm xuống thấp làm cho các điền chủ khốn đốn Mặt khác, các phường hội tổ chức liên kết với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, các tổ chức thương mại lớn được hình thành, các chủ ngân hàng và các lãnh chúa doanh thương ngày càng phô trương thanh thế và thu lợi nhuận lớn, trong khi đời sống của người dân vẫn khốn đốn Thời kỳ này, vốn dùng để đầu tư hầu hết đều do ngân hàng cung cấp nhưng vì việc kinh doanh còn nhiều bấp bênh nên lãi rất cao, thường là

Trang 16

khoảng 20%, thậm chí có ngân hàng ở Florence lấy lãi đến 26% cho những khoản vay ít bảo đảm Dòng họ Medici, khởi đầu bằng nghề buôn len rồi sau

đó kinh doanh thêm lụa và hương liệu, có chi nhánh ngân hàng tại 16 thành phố ở Italia và ngoại quốc Các chủ ngân hàng đều là những người giàu có, quyền thế và danh giá Các dòng họ lớn nhờ kinh doanh và cho vay lãi, đã dùng sức mạnh kinh tế của mình can thiệp mạnh mẽ đến cục diện chính trị ở Italia Đi đôi với sự phát triển về kinh tế là việc xuất hiện hàng loạt cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản và công nhân làm thuê chống lại địa chủ phong kiến Kết quả của những cuộc đấu tranh này dẫn đến thiết lập được chính quyền của giai cấp tư sản ở một số thành phố như Venice, Florence Chẳng hạn năm 1282, tại Florence, các nhà tư bản mới lên đã lật đổ chính quyền lũng đoạn của tầng lớp quý tộc, kỵ sỹ Năm 1292 họ đặt ra được hiến pháp mới tăng cường sự khống chế của các hội ngành nghề lớn đối với chính phủ Những chính quyền này ủng hộ cuộc đấu tranh chống phong kiến

và giáo hội

Một cuộc cạnh tranh ác liệt giữa các quốc gia và đô thị, giữa những nhà cai trị, các đại gia tộc và đại thương nhân đã diễn ra Trong một thời gian ngắn, sự phát triển đô thị và hình thành các quan hệ thương mại có hệ thống

đã mang lại bộ mặt phồn vinh mới mẻ cho châu Âu Các thành phố và các nền cộng hoà ven biển này trở nên phồn thịnh nhờ những cuộc giao thương rầm rộ

và các cấu trúc thương mại ra đời từ đó Nền thương mại với vốn đầu tư và lợi nhuận khổng lồ, với số lượng của cải và dòng luân chuyển hàng hoá liên tục tăng lên đã mang lại một sự tự tin và ý thức mới về vai trò và vị trí của những người tham gia kiến tạo nên nó Chính sự cạnh tranh, thương mại và chiến tranh đã thúc đẩy sự ra đời của một loại hình xã hội mới mẻ: doanh nhân tự

do, tức người tư sản có thể đi lại, mua bán khắp mọi nơi, bên cạnh tư cách là công dân của một xứ sở nhất định Về mặt xã hội, con người đột nhiên thấy

Trang 17

mình có thể thăng tiến mà không cần dựa vào nguồn gốc xuất thân hay nương tựa vào các định chế tôn giáo, tín ngưỡng nữa Uy tín và vị thế xã hội sẵn sàng dành cho bất cứ ai làm ăn năng nổ và hiệu quả! Nền thương mại ấy cũng làm cho cuộc sống được năng động hoá: bên cạnh sự trao đổi hàng hoá là sự giao lưu của tư tưởng và sáng kiến

Xã hội ấy đã gây dựng cho tinh thần tiến thủ của mọi người một trường hoạt động nhộn nhịp, mênh mông Người khôn, của khó, tha hồ cho ai có sức đua chen Cuộc tranh đấu cho cuộc sinh tồn bắt buộc con người phải lĩnh hội cho thấu triệt mọi phương tiện, mọi khả năng riêng biệt của mình: trí khôn, sức khỏe, can đảm, tài lợi dụng thời cơ, hoàn cảnh! Do đó, ý thức của người

ta về cá tính càng ngày càng sáng suốt, sâu sắc Từ thế kỷ XIII - XIV, khá nhiều nhân cách táo tợn, liều lĩnh, tinh ranh đã xuất hiện Họ là con buôn đầy mánh khóe, hôm nay còn là chủ lái, mai kia bỗng thành một nhà chính trị

Họ là một lũ lục lâm, vong mạng, có gan làm giặc, có chí làm vua Hai bọn quý tộc này, quý tộc tiền và quý tộc liều mạng đã xóa bỏ cả giới hạn đẳng cấp trong xã hội và đảo lộn hết mọi giá trị luân lý ngàn xưa Tập gia phả và huân chương của các tiền triều không còn là một đảm bảo quyền lợi cho bọn “con cha cháu ông nữa” Giá trị của con người được xác lập thông qua hành động biết làm giầu, biết lập thân

Đời sống của một cuộc tranh đấu gay go không tư tình, vị nể một ai Châm ngôn của thời đại này là ích kỷ, làm tiền và hưởng thụ Người ta có thể cởi bỏ hết những sự ràng buộc của các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, miễn là thành công Những hành động xấu xa, những tội lỗi như gian trá, dâm dục, rượu chè, cờ bạc, loạn luân, giết người có lúc tiến hành với những quy mô to tát, ghê tởm Trong các lâu đài, cung điện mới, bọn tư sản sẽ đua sức với các vương hầu trụy lạc mà sống đời hoang dâm, vô độ Sự hưởng thụ khoái lạc chỉ biết một giới hạn là sức tìm tòi và ăn chơi của mọi người Khi đồng tiền

Trang 18

đã dồi dào, thì các ông Hoàng, các bà Chúa vương hầu mới, các tiểu thư quý tộc tiền, lẽ tất nhiên cũng nghĩ đến việc trang điểm nhà cửa và vẻ đẹp của thân thể Văn thơ, hội họa, âm nhạc, khiêu vũ được họ khuyến khích để tô điểm đời sống trong gia đình Một số quý tộc mới và cũ sẽ là những Mạnh thường quân của nghệ thuật Người đàn bà biết để ý đến gia chính, đến giáo dục nhi đồng Đời sống xa xỉ yêu chuộng những hương hoa phấn sáp hiếm có từ phương xa đưa lại Cảnh vật thôn quê đã được người ta thưởng thức: tự nhiên cũng như xã hội là một khung cảnh để con người vận dụng trong sinh hoạt Sống là một tác phẩm nghệ thuật, có ý thức và tự do Trước những nhu cầu của lẽ sống, mọi năng lực, mọi dục vọng của con người để giải phóng cho cá tính đều tỉnh dậy Trên bước đường phát triển, cá nhân chủ nghĩa như một cuộn sóng thần cuồn cuộn đổ xuống, tràn ngập cả xã hội phong kiến Ý thức

hệ của một giai tầng lâm vào tình thế phá sản; pháp luật hết tôn nghiêm, thánh hiền hết tài giỏi, thần linh hết mầu nhiệm Theo Các Mác, lịch sử xuất hiện chủ nghĩa tư bản được ghi vào sử sách của loài người bằng máu và lửa Đây là thời đại của chủ nghĩa tư bản sơ kỳ Giai đoạn đầu của công cuộc tích luỹ tư bản nguyên thuỷ Sự giầu có của giới chóp bu, quý tộc, của giới ngân hàng, thương gia… tỉ lệ thuận với sự bóc lột thậm tệ nông dân và dân nghèo thành thị, của người công nhân trong các công xưởng Những mâu thuẫn giữa giới chủ với tầng lớp người làm thuê, giữa giai cấp ở thành thị và nông thôn, giữa giới quý tộc và giai cấp tư sản đang lên trở nên sâu sắc Tất cả tạo nên một xã hội sống động, đầy sinh lực nhưng vô cùng nguy hiểm, mọi thứ vượt quá khả năng kiểm soát của những định chế tồn tại trong xã hội Xã hội như chiếc áo

cũ được khoác lên cơ thể lớn lên không ngừng, nó đang không phù hợp, chật chội và rạn nứt Trong bối cảnh đó, con người đã phát hiện ra nhân tính của mình, điều mà trước đây họ đã giao cho Chúa, cho Giáo hội, cho linh mục nhận lãnh “Từ lâu người ta đã khẳng định ý kiến cho rằng phát hiện ra thế

Trang 19

giới và con người chỉ diễn ra vào thế kỷ XV - XVI Tương ứng thì nhà tư tưởng hay hoạt động xã hội Italia thời Phục hung là một cá nhân tiêu biểu và

là một nhân cách độc đáo và độc lập” [56, tr 235] Florence trở thành phân xưởng trong đó người ta tìm kiếm những phương thức tồn tại mới của con người

Về phương diện chính trị, cuối thế kỷ XIII, Florence cũng như các thành phố đô thị Phục hưng khác đã trải qua thời kỳ phát triển thịnh vượng của đô thị, phẩm giá và vẻ đẹp đạo đức của công dân, chế độ chính trị Thành phố Florence rất sống động, trang trí bằng những ngôi đền và cung điện, tự hào về những thị trường và những tác phẩm độc đáo của mình Không gian công cộng của thành phố tự do là một sàn diễn mở cho thấy rõ những ưu điểm

và những khuyết tật Đây là thời kỳ vàng son Florence không chỉ trở thành cửa ngõ của giao thương hàng hoá, tiền tệ mà nhờ các mối quan hệ thương mại với Roma, Venise và cả với các trung tâm lớn ở phía bắc núi Alpe, như vùng Flanders, “ngã ba biên giới” Đức, Hà Lan, Bỉ, người ta không chỉ nhập khẩu hàng hoá mà cả những tác phẩm nghệ thuật Các danh gia từ phía Bắc như Jan van Eyck, Rogier van der Weyden đến thăm Florence, mang theo hình ảnh của nền nghệ thuật mới mẻ Những kỹ năng nghệ thuật chưa từng có trước đó, những cung cách sáng tạo phản ánh tài tình tâm thức mới của thời đại đã làm người dân Florence choáng ngợp và ái mộ Nguồn lực tinh thần đến từ phương Bắc đã tìm được mảnh đất màu mỡ của phương Nam, làm bùng nổ một cao trào, lưu lại những dấu ấn bất hủ

Những sự kiện tiếp theo đã chứng kiến sự suy thoái dần của Florence Những xung đột ở Florence là vô kể Thành phố này đã trải qua mọi hình thức cầm quyền Chế độ quý tộc vào giữa thế kỷ XIII, chế độ bạo chính dưới thời

bá tước Brienna năm 1326 – 1327 Việc đàn áp cuộc nổi dậy của công nhân năm 1378 trở thành tín hiệu cho việc hạn chế nền dân chủ đô thị tại Florence

Trang 20

Khi vẫn giữ lại chế độ quản lý cộng hòa về mặt hình thức, nền chuyên chính của giới chủ - những thương gia, chủ ngân hàng và doanh nhân giầu có nhất được thiết lập Vào những năm 1382 – 1434 là chế độ đầu sỏ do dòng họ Anbixi giàu có cầm đầu, còn từ năm 1434 là chế độ dân chủ đầy đủ, một phần

và giả danh, chế độ đầu sỏ của dòng họ chủ ngân hàng Medici cai trị Nhà Medici cực giàu – với vô số đất đai, nhà máy, thương điếm, hầm mỏ – nhờ trở thành kẻ “kinh tài” cho Giáo hoàng ở Roma Nhưng đồng thời trở thành nhà bảo trợ cho các nghệ sĩ và nhiều tài năng văn hoá khác nhau Cháu nội của ông, Lorenzo il Magnifico (“Lorenzo huy hoàng”) còn vượt cả ông nội về sự hào phóng và danh tiếng Người cháu không làm ăn lẫy lừng như ông nội – năng lực tài chính của nhà Medici đang dần xuống dốc – nhưng lại thành danh như một chính khách và nhà cai trị hàng đầu của thời Phục hưng Ông còn được yêu chuộng như là kẻ hào hoa, hăng say đỡ đầu cho nghệ thuật và khoa học Nhà Medici cai trị Florence bằng những liên minh chính trị có mùi “mua bán” Từ năm 1494 – 1498 Florence rơi vào chế độ thần quyền dưới thời Savonarolla Bên ngoài, Florence là một nhà nước cộng hoà với vẻ dân chủ, nhưng bên trong là một đô thị được điều hành theo kiểu tập đoàn trị của tài phiệt Giàu có và quyền lực, đó là các thuộc tính quý tộc mới mẻ và độc đáo của giai đoạn này Nhưng, tầng lớp quý tộc đang bị thách thức trước một thế lực cạnh tranh non trẻ Một cuộc cách mạng đang đến gần: sự thăng tiến của giới tư sản

Đó là những gì đang diễn ra trong lòng thành phố Florence, quê hương của N.Machiavelli Vấn đề không dừng lại ở đó, trong điều kiện chủ nghĩa quân phiệt, đấu tranh giữa các đảng phái chính trị và cạnh tranh kinh tế gay gắt, những mâu thuẫn xã hội, tất cả điều đó đã làm suy giảm sự thống nhất của thành phố, ảnh hưởng đến thế giới quan của con người thời Phục hưng

Trang 21

Mối liên hệ tạm thời giữa giai cấp tư sản và các thế lực phong kiến là một trong những yếu tố tạo ra hiện thực chính trị phức tạp thời kỳ bấy giờ ở Italia Khác với các dân tộc lân bang ở Châu Âu trong thời Phục hưng, viễn cảnh tương lai của dân tộc Italia còn rất mịt mù Ở những nơi khác: Anh, Pháp và Tây Ban Nha sau nhiều năm tranh đấu đã tạm hoàn thành thống nhất quốc gia Trái lại, ở Italia quan niệm về một tổ chức quốc gia hay liên bang vẫn còn chưa được nghĩ tới Những mưu toan, thủ đoạn sẵn sàng thanh toán lẫn nhau giữa các dòng họ, các vương quốc, sự xảo trá và tranh dành quyền lực còn diễn ra mạnh mẽ trong Giáo hội Thiên chúa giáo Sự can thiệp quá sâu của Giáo hội vào đời sống chính trị của các quốc gia đã làm tình hình chính trị trở phức tạp Giới tăng lữ cao cấp trong xã hội phong kiến trở thành một lớp quý tộc, chiếm hữu những vùng đất rộng lớn, không chỉ bóc lột nông

nô, dân cư lệ thuộc mà còn bóc lột tàn nhẫn các bầy tôi bằng cả bạo lực chính trị lẫn thủ đoạn tôn giáo như rút phép thông công, khước từ xá tội, buôn bán tượng thánh, bùa miễn tội… Cuộc sống phóng túng của các giám mục, trưởng

tu viện gây nên sự ghen ghét của giới quý tộc chính thống và căm phẫn của nhân dân, những người phải trả tất cả những chi phí ấy Các Hồng y giáo chủ tranh giành quyền lực với nhau, họ tổ chức những cuộc chạy đua bằng tiền bạc, âm mưu và thậm chí cả vũ lực để tiến tới chức Giáo hoàng Giáo hoàng thì tìm mọi cách thu vén quyền lợi cho dòng họ mình và sẵn sàng phát động chiến tranh đối với các vương quốc gây cản trở việc mở rộng quyền lực của ông ta Có thể nói giai đoạn này vỏ bọc tôn giáo và đạo đức không đủ sức che đậy những hành động phi đạo đức diễn ra trong Giáo hội

Dưới ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Ðốc ở Rome, tương lai của một quốc gia Italia đoàn kết và độc lập còn quá xa vời cho những người Italia yêu nước Trong giai đoạn này, nước Italia bị chia thành năm tiểu bang bao gồm Naples, Milan, Florence, Venice và Rome Những tiểu bang này kể cả giáo quốc

Trang 22

Rome có quân đội riêng và sẵn sàng thôn tính lẫn nhau để giành quyền thống trị quốc gia; tuy vậy, không tiểu bang nào đủ mạnh để tiêu diệt các tiểu bang kia Song, khác với những quốc gia khác, Italia không những không có quốc vương đại diện cho quyền hành chính trị trung ương mà còn bị Giáo Hoàng

Cơ Ðốc đóng đô ở Rome tìm mọi cách kéo dài tình trạng chia rẻ Dưới ảnh hưởng của nhiều phe phái, Italia trở thành một quốc gia hổn loạn Sự phân chia chính trị năm bè bảy mối là một nguyên nhân làm cho nước Italia suy yếu và ngoại bang dòm ngó Khởi đầu là vua Charler VIII nước Pháp xâm lăng năm 1494 và vị vua này vừa rút binh khỏi nước Italia độ vài năm thì đến lượt vua Louis XII và Ferdinand xứ Argon, cả hai đều đồng ý chia đôi vương quốc Naples Hoàng đế Maximilian phái binh tới chinh phục Venice Quân đội Đức, Thụy Sĩ, Pháp và Tây Ban Nha giày xéo và đánh lẫn nhau trên đất Italia

Lúc bấy giờ có lẽ N.Machiavelli là người sáng suốt hơn cả, đã nhận thức được những nguy cơ đang đe dọa nước Italia Trong cuộc sống ẩn dật bất đắc dĩ ngày đêm suy ngẫm về những thảm họa đã giáng xuống đất nước thân yêu, ông đi tới kết luận là hy vọng duy nhất có thể cứu vãn xứ sở là phải có một đại lãnh tụ và vị lãnh tụ ấy phải cường mạnh và quyết liệt để thu phục những tiểu quốc nhỏ bé, thống nhất họ lại thành một quốc gia đủ sức tự bảo

vệ và đánh đuổi ngoại xâm

Và rồi với lòng ái quốc nhiệt thành, cảm hứng vì viễn tượng thống nhất quốc gia, ý thức được nhu cầu khẩn trương lúc ấy và cơ hội ngàn năm một thuở dành cho người mới lên cầm quyền, N.Machiavelli trút hết lòng nhiệt thành và năng lực dồi dào vào công việc soạn cuốn "Quân vương” Trong đó N.Machiavelli trình bày quan niệm của ông về bậc lãnh tụ lý tưởng đó và tỉ

mỉ vạch rõ con đường mà vị đại lãnh tụ ấy phải theo để đi tới thành công Khác với những người chuyên dùng lời khuyên răn để kêu gọi sự đoàn kết

Trang 23

quốc gia, N.Machiavelli đưa ra một sách lược thực tế trong tác phẩm “Quân vương” với các thủ đoạn chính trị quỷ quyệt để giúp nhà cầm quyền đạt được mục tiêu thống nhất nước Italia bằng hành động cụ thể Khi nghiên cứu tác phẩm “Quân vương” lừng danh, chúng ta cần lưu ý là mục đích chính của N.Machiavelli là thống nhất nước Italia để tránh tình trạng hỗn loạn đương thời tại quốc gia này Quyển sách đưa ra các thủ đoạn chính trị nhằm bình định một xã hội phân ly vô chính phủ Một lãnh tụ sử dụng các thủ đoạn chính trị được N.Machiavelli trình bày chưa hẳn có thể bình định được một quốc gia phân ly; nhưng nếu áp dụng các thủ đoạn chính trị này trong một quốc gia an lạc thì giai cấp lãnh đạo chắc chắn có thể hủ hóa quốc gia một cách mau chóng

Sự định hướng vào văn hóa Hy Lạp, La Mã và chủ nghĩa nhân văn là dấu ấn đặc thù của thời đại văn hóa Phục hưng Với các nhà tư tưởng trong giai đoạn này, thì điều đó có ý nghĩa như là tiền đề tư tưởng định hình phong cách tư duy và khởi nguồn cho các sáng tạo lý luận Ở N.Machiavelli chúng ta thấy sự kết hợp cả hai điều này: Văn hóa Hy Lạp, La Mã và Chủ nghĩa nhân văn phục hưng

1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tác phẩm “Quân vương”

Về phương diện văn hóa, có thể khẳng định, văn hóa Hy Lạp, La Mã cổ

đại đã có tác động mạnh mẽ đến văn hóa Phục hưng Với tư cách là con đẻ của thời đại Phục hưng, N.Machiavelli tất yếu chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa phương Tây cổ đại Từ thế kỷ XIII trở đi, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật,

sự phát triển của phương tiện giao thông, sự trao đổi về sách cũ, sách mới bên cạnh nền học thuật chính thức, bên cạnh kinh viện học, người ta đã thấy nảy

nở một nguồn tư tưởng lành mạnh, bạo dạn Kho tàng tư tưởng Hy Lạp, khoa học Ả Rập kích thích tinh thần học hỏi với người xưa, với ngoại quốc Đi đôi với những cuộc thám hiểm, những đạo quân viễn chinh, với sự phát triển công

Trang 24

nghệ và thương mại, là những cuộc phát kiến về văn hóa, về khoa học, về phong tục của xã hội Đông Âu và Tiểu Á Cảnh vật xa lạ trình bày trong các bài bút ký của các nhà du lịch gây nên những thắc mắc, những tâm trạng mới Nước Italia có thể tự hào là có những vườn hoa, những vườn bách thú đầu tiên ở châu Âu Trung Cổ Vạn vật học và vật lý học bước vào giai đoạn thực nghiệm Dưới ảnh hưởng của văn hóa cổ điển và của các phát minh mới về

kỹ nghệ, học thuật đã có một cơ sở mới, để ấn bước trên đường nhận xét tâm giới, vật giới, vũ trụ, xã hội bằng những phương pháp khoa học

Quả thật, đã có những lễ hội tưng bừng, những sinh hoạt học thuật sôi nổi của những đầu óc sáng láng nhất của thời đại: tái phát hiện, đọc lại những tác phẩm của nền văn hoá Hy - La cổ đại và suy tư triết học từ các nguồn cội

ấy Số lượng này không nhiều, nhưng quả thật là có Và Florence, đô thị huyền thoại của nước Italia, là nơi tập trung tiêu biểu nhất của nền văn hoá mới; chính nơi đây đã hình thành lần đầu tiên cung cách quản lý chưa từng có trước đó: hoạt động ngân hàng, hệ thống kế toán, sáng kiến bảo trợ và sưu tập nghệ thuật… Nhưng dù sao, họ chỉ là một thiểu số ưu tú, đã sống, kinh doanh, nghiên cứu và sáng tạo

Việc chế tạo máy in của Gutenberg (1440) đã giúp cho nhiều tác phẩm trước dành riêng cho một số người nay được phổ biến rộng rãi Nhiều tài liệu

cổ được dịch từ nguyên bản: các triết gia cổ, các giáo phụ, Kinh thánh và sách đạo đức Hầu hết các sách đầu tiên được in là sách tôn giáo Khát vọng hiểu biết và hành động bùng lên trong mọi lãnh vực, biểu hiện qua kiến thức bách khoa của những nhà nhân bản và thành tích của những nhà chinh phục, thám hiểm

Ông tổ thời Phục hưng là thi sĩ Petrarca (1374), nhà nhân bản Florence Nhưng phong trào Phục hưng nở rộ từ 1453, khi Constantinople thất thủ, nhiều nhà bác học Hy Lạp như Bessarion sang Tây phương tị nạn, mang theo

Trang 25

nhiều thủ bản Hy ngữ Người Tây phương có dịp khám phá lại nền văn minh

Cổ đại dưới mọi hình thức: triết học, văn chương, nghệ thuật và khoa học Các học giả người Ý say mê nghiên cứu nền văn chương cổ cho tới lúc này vẫn đang "ngủ yên" trong các tu viện

Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đời sống

tinh thần của Italia cũng như giai đoạn Phục hưng Ngay từ thời còn trẻ,

N.Machiavelli đã quan tâm và đọc với cường độ lớn các tác phẩm của các nhà

sử học Hy Lạp và La Mã đặc biệt là sử thi của Lucritius Catus Và chính nó trở thành nguồn tư tưởng, tư liệu để N.Machiavelli sử dụng trong các tác phẩm của mình Đặc biệt trong tác phẩm “Quân Vương”, N.Machiavelli đã trích các câu chuyện, sự kiện, tư tưởng trong các tác phẩm sử học Hy La để luận bàn về phương thúc trị nước của bậc quân vương Hãy nghe lời tự bạch của N.Machiavelli trong một hồi ký: “Khi trời tối, tôi quay về chỗ ở Tôi vào trong thư viện và, ngay từ ngưỡng cửa, tôi trút bỏ bộ quần áo mặc hàng ngày lấm bê bết bùn đất, để mặc bộ y phục triều đình… Ăn mặc lố lăng một cách đáng tôn kính như vậy, tôi bước vào sân cổ đại của Cổ nhân: họ nhã nhặn đón tiếp tôi tại đó, và tôi lại được ăn thỏa thích cái thức ăn ở mức cao nhất là của tôi và tôi sinh ra cho nó; ở đó không có sự xấu hổ gì để nói chuyện với họ, hỏi

họ về những động cơ của những hành động của họ Và họ trả lời tôi căn cứ vào cổ học của họ” [trích theo: 2, tr 499]

Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng là tiền đề tư tưởng chính của triết học

N.Machiavelli nói chung và tư tưởng về con người của ông trong tác phẩm

“Quân vương” nói riêng Một điều không thể phủ nhận, đó là sự tác động và ảnh hưởng của trào lưu văn hoá Phục hưng mà đặc biệt là chủ nghĩa nhân văn Phục hưng Phục hưng, với nghĩa chung nhất được hiểu là sự phục hồi văn hóa cổ đại, ở đây văn hóa Phục hưng được xem như là sự phủ định văn hóa trung cổ, như là để phản đối triết học kinh viện trung cổ

Trang 26

Chính tên gọi của thời kỳ này liên quan đến sự phục hưng triết học cổ đại và văn hóa, nơi mà người ta nhận thấy những khuân mẫu vẫn còn giá trị đối với thời hiện đại Lý tưởng của tri thức là tri thức trần thế chứ không phải tri thức tôn giáo, kinh viện Ngang hàng với uy tín của Kinh thánh, người ta cũng thừa nhận cả uy tín của thông thái cổ đại Đồng thời với việc xảy ra sự phục hồi tinh thần Thiên chúa chân chính, suy xét lại truyền thống Thiên chúa, chống đối kịch liệt sự xa hoa của giới tăng lữ và sự xuyên tạc học thuyết của Chúa Kitô bằng sự bù trừ, kêu gọi sự Phục hưng Thiên chúa giáo tông đồ khởi thủy

Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng được xuất hiện như là cuộc đối thoại giữa La Mã với La Mã, giữa La Mã tà giáo với La Mã của Chúa Cơ Đốc, giữa nền văn minh cổ đại với nền văn minh Cơ Đốc giáo Đó là vấn đề phải sống và sống lại với những người cổ đại Chính những văn bản cổ mà những người nhân văn chủ nghĩa đi tìm ở khắp mọi nơi để đọc lại chúng, xuất bản chúng và bình luận chúng một cách say mê; biểu dương lại là những tác phẩm và ngôn ngữ của những người Hy La cổ đại mà họ sẽ sống đúng theo nguyên văn với chúng Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng là ở trong khung cảnh của các việc đọc sách, của các cuộc nói chuyện liên tục

Các nhà hoạt động Phục hưng phát hiện ra thế giới cổ đại theo cách thức nào đó để đồng thời cũng phát hiện ra cả cá nhân con người Đặc điểm căn bản của triết học Phục hưng là học thuyết lấy con người làm trung tâm, là chủ nghĩa nhân văn Phục hưng Giờ đây không phải là Chúa, mà là con người được xem là trọng tâm của nghiên cứu Vị trí của con người, sự tự do, số phận của nó là mối quan tâm sâu sắc đối với những nhà tư tưởng như Leonardo de Vinci, Mikenlandjelo, N.Machiavelli… Một hệ thống giá trị mới xuất hiện, ở

đó con người và tự nhiên được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến tôn giáo và những vấn đề của nó

Trang 27

Rường cột phong trào Phục hưng ở Italia là chủ nghĩa nhân văn Phục

hưng Thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” gắn liền với khái niệm “Studia

humanitatis”, tức nghĩa đen là phòng học các môn khoa học nhân văn Bước vào thời kỳ Phục hưng, các môn khoa học nhân văn được dạy bao gồm như ngữ pháp, tu từ học, thi ca, lịch sử, đạo đức và những người dạy các môn này được gọi là những người theo chủ nghĩa nhân văn Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng không đơn giản là một số nghiên cứu con người mà là phương tiện để phát triển và nâng cao con người Hoàn toàn khác với các bộ môn khác trong việc định hình các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trong cuộc sống, thì “các khoa học nhân văn làm công việc giáo dục và đào tạo con người, hình thành cái có tính con người trong con người” [20, tr 287] Việc nghiên cứu của các nhà nhân văn từ lâu đã dựa vào việc tìm hiểu các tác giả cổ đại – những người được coi là người thầy giáo đích thực về nhân tính

Những người theo chủ nghĩa nhân văn hiểu “nhân tính” là tổng thế những phẩm chất (humanitas) đòi hỏi con người phải tập luyện một cách đặc biệt để hình thành chúng Chúng bao gồm thị hiếu tinh tế, vẻ đẹp của các hình thức ngôn ngữ và lời nói, thái độ tinh tế đối với cuộc sống, năng lực gây được thiện cảm ở người khác Chúng ta cũng cần phải quan tâm tới định hướng thẩm mỹ của quan niệm về nhân tính Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trước hết là một hiện tượng thẩm mỹ Cần phải luôn lưu ý tới điều này vì người ta thường liên tưởng chủ nghĩa nhân văn với định hướng đạo đức – luân lý, chứ không phải với định hướng thẩm mỹ Người ta lý giải chủ nghĩa nhân văn theo nghĩa bảo vệ kẻ yếu, lòng nhân từ và lòng trắc ẩn Trong khi đó chủ nghĩa nhân văn Phục hưng Tây Âu là hoàn toàn hay dường như hoàn toàn không có điểm nào chung với quan niệm như vậy Đương nhiên là trong đó cũng có yếu tố đạo đức, song được hiểu một cách đặc thù và hoàn toàn không được đặt lên hàng đầu

Trang 28

Chủ nghĩa nhân văn, thứ nhất là ý thức tự do tư tưởng và chủ nghĩa cá nhân hoàn toàn thế tục đặc trưng cho thời Phục hưng Thứ hai, đây không đơn giản là tự do tư tưởng thế tục mà còn là các phương diện chính trị - xã hội, công dân, giáo dục, sinh hoạt, đạo đức và các phương diện thực tiễn khác của

sự tự do tư tưởng này Như vậy đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa nhân văn

là sự hướng đến thực tiễn của nó Điều này hoàn toàn không có nghĩa là các nhà nhân văn không xây dựng hay không cố gắng xây dựng các lý thuyết Điều này có nghĩa là lý luận đối với họ không phải là mục đích tự thân Khác với triết học trung cổ, trong đó tính hoàn hảo của hệ thống lý luận là một yếu

tố quan trọng tự thân nó, lý luận trong chủ nghĩa nhân văn cần phải phục vụ công khai và ngay các lợi ích của cuộc sống thực tiễn Lý luận cần phải trả lời cho câu hỏi “sống như thế nào?” Con người, cá nhân cụ thể cần phải sống một cuộc sống thế tục chứ không phải là một cuộc sống trong giáo hội Cá nhân, cá thể được đặt vào trung tâm của những hệ thống lý luận Tư tưởng của các nhà nhân văn vận động không phải từ cái thần thánh đến cá nhân, mà ngược lại từ cá nhân đến cái thần thánh

Chủ nghĩa nhân văn vẫn giữ lại thuyết con người là trung tâm vốn có tính nguyên tắc trong thế giới quan Thiên Chúa giáo Điều này hợp nhất nó không những với triết học kinh viện mà còn với cả giáo phụ học, và con người trong chủ nghĩa nhân văn Phục hưng được xem là bộ phận quan trọng nhất của thế giới thế tục Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân văn đã tiến một bước đáng kể, mà các hình thức thế giới quan Thiên Chúa giáo trước đó không thể đạt tới – quan niệm coi cá nhân là xuất phát điểm và cơ sở của thế giới quan Thông qua lăng kính “cá nhân” các nhà nhân văn đã xem xét mọi đề tài và mọi vấn đề, bắt đầu từ những vấn đề đạo đức xã hội và kết thúc ở những vấn

đề tôn giáo Điều này cho phép chúng ta hiểu được tại sao chủ nghĩa nhân văn

không phải cái gì khác hơn là sự tôn thờ sáng tạo cá nhân

Trang 29

Chủ nghĩa nhân văn mở ra triển vọng cho những khả năng vô tận của cá nhân con người Các nhà nhân văn xem sự tự hiện thực hóa của cá nhân trước hết trên bình diện thẩm mỹ - nghệ thuật Các nhà nhân văn xa lạ với tư tưởng

về sức mạnh của con người ở mặt kỹ thuật Họ không có tư tưởng cải tạo giới

tự nhiên nhờ kỹ thuật Tư tưởng này mãi sau này mới xuất hiện Mặt khác, các nhà nhân văn cũng xa lạ như vậy đối với thói ích kỷ vụ lợi ở mặt thực tế Điều này là hoàn toàn hiển nhiên: đối với những người được giáo dục theo truyền thống Thiên Chúa giáo, được nuôi dưỡng bằng nó, sau đó lại bổ sung những tư tưởng thông thái cổ đại cho quan niệm của mình về Thiên Chúa giáo, thì chủ nghĩa thực dụng vụ lợi không thể trở thành cương lĩnh tự giác

Do vậy, các nhà nhân văn coi sự hiện thực hóa của cá nhân trước hết là con đường sáng tạo tinh thần, hình thành cuộc sống và nhân cách của mình một cách có nghệ thuật Không phụ thuộc vào tính chất của mình, bất kỳ hoạt động nào cũng được các nhà nhân văn tô điểm bằng những sắc thái thẩm mỹ Một điều tuyệt với là các nhà nhân văn xem việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như một lĩnh vực sáng tạo ra nhân cách của riêng mình Hơn nữa, chính

vì lý do đó mà sáng tạo tinh thần là rất hấp dẫn đối với các nhà nhân văn: nó

là con đường cho phép con người sáng tạo ra bản thân mình và tồn tại của mình Cuộc sống của các nhà nhân văn là sự tự khẳng định căng thẳng về mặt thẩm mỹ, được giải phóng khỏi quyền uy bên ngoài, không bị tước mất lòng

tự trọng Cuộc sống như vậy không thể không là sự ganh đua gay gắt giữa những cá nhân sáng tạo, mỗi một trong số đố đều hướng tới sự tự khẳng định tối đa Kinh nghiệm lịch sử cho thấy định hướng vào sự tự khẳng định của cá nhân sẽ dẫn tới đâu

Nhưng sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng sự phát triển cá tính ở thời Phục hưng ở mọi nơi và mọi lúc đều có được hình thức tuyệt mỹ và hài hòa Trong điều kiện của chủ nghĩa quân phiệt, đấu tranh giữa các đảng phái chính trị và

Trang 30

cạnh tranh kinh tế gay gắt, chủ nghĩa cá nhân Phục hưng thường trở thành một hiện tượng mang tính phá hủy Bất kỳ ai cũng tự cảm nhận thấy mình vượt ra khỏi lĩnh vực tác động của nhà nước và luật pháp, căn cứ trên bạo lực cùng với cảnh sát Chủ nghĩa cá nhân Phục hưng có khả năng tiếp nhận cả hình thức cao cả lẫn hình thức khủng khiếp Những tiêu chí về cái thiện và cái

ác không mang tính quyết định đối với nó Những phẩm giá chính của con người bây giờ được thừa nhận là ý chí tự do, tính cách mạnh mẽ, sự kiên định trong việc đạt tới mục đích đặt ra, cho dù nó có là gì đi chăng nữa

Nhu cầu tự khẳng định mình giữa những người khác đã trở thành xung lượng để tạo ra bản sắc của thời đại Phục hưng, đã tạo nên những đặc điểm tiêu cực và tích cực của nó Chủ nghĩa sùng bái người khổng lồ là kết quả thống trị của sự tự định hướng và tự hiện thức hóa của cá nhân Một mặt, nó tạo ra những tác phẩm văn hóa với tư cách cái cấu thành niềm tự hào và vinh quang của thời Phục hưng, mặt khác chủ nghĩa sùng bái người khổng lồ cũng

có mặt trái của nó Sự lộng hành của những dục vọng, của thói chuyên chế và của thói vô kỷ luật đạt tầm cỡ chưa từng thấy ở thời Phục hưng Nhưng dẫu sao, trong mọi trường hợp động lực vẫn là khát vọng tự khẳng định cuộc sống của cá nhân

Như vậy, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng, các nhà

tư tưởng của giai cấp tư sản non trẻ đã chia sẻ sự bất bình sâu sắc của quần chúng nhân dân đối với giáo hội La Mã (và chế độ phong kiến được nó hậu thuẫn) Các nhà tư tưởng này chống lại sự thao túng của giáo hội Thiên Chúa giáo, các giáo điều tôn giáo bằng tư tưởng bảo vệ các quyền và nhân cách con người Tư tưởng từ bỏ hạnh phúc trần gian của Thiên chúa giáo đối lập với niềm tin vào sức mạnh của lý trí và kinh nghiệm, vào sức mạnh của con người Sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, sự chuyển biến đột ngột của các hoạt động chính trị đã làm rạn nứt và đổ vỡ những hệ giá trị vốn có nền

Trang 31

tảng trong hàng ngàn năm qua Lúc này hệ giá trị của xã hội trung cổ và Thiên chúa giáo đang bị đặt trước những mối đe dọa Sự không phù hợp, cùng với những mặt trái của nó đã dấy lên sự hoài nghi và đưa con người đến những sự lựa chọn mạo hiểm Đối mặt với nguy cơ sinh tồn, con người buộc phải suy ngẫm về thân phận của mình Thi sĩ Ý Giovanni Boccaccio – bên cạnh Dante, Valla và Petrarca là những tác giả quan trọng – đã diễn tả trạng thái tinh thần của thời đại ông trong tác phẩm Decameron: “Chưa bao giờ người ta thấm thía đến thế về sự phù du và phi lý của kiếp người Vậy chỉ còn lại hai lối thoát: hoặc phải tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi nơi trần thế, hoặc hiến mình cho những giá trị siêu thế gian Như thế, bên cạnh nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hướng đến cái vĩnh hằng, con người đột nhiên phát hiện một cảm thức mới mẻ về cuộc đời, và tỏ ra nhạy cảm trước nhu cầu nội tâm hướng đến cái đẹp Cái đẹp – thanh cao lẫn nhục cảm – rồi sẽ được khắc ghi trong hoạt động nghệ thuật và sáng tạo”

Từ một kẻ sùng tín, con người chuyển mình để trở thành chủ thể của nhận thức, công dân của xã hội và nhân cách trong luân lý Kế thừa tư tưởng chủ nghĩa nhân văn Phục hưng, N.Machiavelli đã có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và khẳng định nó, trước hết là về phương diện nhân học triết học

1.3 Cuộc đời và sự nghiệp của N.Machiavelli

Nicolò Machiavelli là nhà văn, nhà sử học, triết gia, nhà thơ, một chính khách thời Phục hưng Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1469 tại thành phố Florence, Italia, trong một gia đình luật sư không giàu có Người ta biết rất ít

về tuổi thanh xuân của N.Machiavelli nhưng một điều chắc chắn là ông không được thừa hưởng nền học vấn cổ điển như nhiều nhà nhăn văn khác

Ông không học tập tại đại học, không biết tiếng Hy Lạp, nhưng nắm vững tiếng La tinh tới mức có thể đọc được các tác giả La Mã và thông qua

Trang 32

tiếng La tinh thì ông mới tiếp cận được các tác giả Hy Lạp Ông là người ham đọc sách, đặc biệt là các tác phẩm của các nhà sử học Hy Lạp và La Mã Và không ngạc nhiên khi ông giành sự quan tâm đặc biệt đến sử thi của Lucretius Carus ngay từ thời còn trẻ Tất cả điều này trở nên hữu ích đối với ông trong hoạt động chính trị cũng như trong nghiên cứu lý luận sau này Cũng như các nhà nhân văn Phục hưng khác, cái có quyết định đến thế giới quan của N.Machiavelli là sự quan tâm thường xuyên của ông đời sống xã hội phức tạp

ở Florence trong những năm tháng phục hồi chế độ cộng hòa ở đây và dưới thời cầm quyền của Savonarolla có lối sống khắc kỷ và tâm trạng chống đối lại Tòa thánh Rome

Năm 1498, chính quyền chịu ảnh hưởng của Savonarolla lại sụp đổ và một chính quyền cộng hòa mới ra đời ở Florence, còn N.Machiavelli được bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng ngoại giao khi mới 29 tuổi Trí tuệ tuyệt vời và lòng nhiệt huyết của N.Machiavelli đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chính khách Folrence lúc bấy giờ Chỉ sau đó một tháng, ông đã được bầu làm thư ký Hội đồng quân sự và ngoại giao Với vai trò như một sứ thần, ông

đã đi khắp các vương quốc trên lãnh thổ Italia cũng như các đế chế lớn của Châu Âu để thương thảo với các đồng minh tiềm năng, thu thập thông tin và đồng thời là người phát ngôn của Hội đồng về những chính sách đối ngoại của Florence

Trong suốt 14 năm phụng sự nền cộng hòa Florence, Machiavelli đã có dịp tiếp xúc nhiều chính khách nổi tiếng và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử Ông đã tiếp kiến nữ bá tước Caterina Sforza (năm 1499), vua Louis VII nước Pháp (trong các năm 1500, 1504, 1510 và 1511), Cesare Borgia (vào các năm

1502 và 1503), Pandolfo Petrucci (vào các năm 1503 và 1506), Giáo hoàng Julius II (vào các năm 1503 và 1506), và Hoàng đế Maximilian II (từ năm

1507 tới 1508) Các sứ mệnh ngoại giao này cùng với kinh nghiệm về chính

Trang 33

sách đối ngoại đã hình thành nên nhiều nguyên lý mà ông đã thể hiện trong tác phẩm “Quân vương”, còn những nhân vật nổi tiếng ông được tiếp xúc đã trở thành những tấm gương và bài học trong tác phẩm này Thực tế này đem lại cho N.Machiavelli nhiều dữ liệu vô giá và làm bộc lộ tài năng tổ chức tuyệt vời của ông

Đặc trưng cho quan điểm chính trị và triết học xã hội đã chín muồi ở thời kỳ này của N.Machiavelli thể hiện ở chỗ ông tự coi mình là con người của hành động luôn được suy xét kịp thời Ông thích nhắc lại câu châm ngôn cổ: “Đầu tiên sống, rồi sau đó mới triết lý” Ông chủ yếu đã bắt buộc phải nghiên cứu triết học và trình bày tư tưởng của mình dưới dạng văn học Và điều này lý giải vì sao “Quân vương” lại có sức lôi cuốn và hấp dẫn đến vậy

Nó đã phá bỏ về nguyên tắc tính đặc thù của các tác phẩm chính trị truyền thống cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện

Năm 1512, quân đội quốc gia Florence của N.Machiavelli bị đội quân Tây Ban Nha thiện chiến đánh bại tại thành phố Prato, và Soderini buộc phải

từ chức Gia đình Medici trở lại nắm quyền ở Florence và Soderini bị tống giam Vì là người ủng hộ chính quyền của Soderini, N.Machiavelli bị bãi chức và bị cấm rời khỏi lãnh thổ Florence

Vài tháng sau, hai thanh niên bất mãn với chính quyền bị bắt cùng với danh sách những kẻ âm mưu chống lại gia đình Medici.Trong đó có tên của N.Machiavelli Dù không có dấu hiệu nào chứng tỏ ông có liên quan, nhưng N.Machiavelli vẫn bị tống giam và tra tấn Từ trong tù, ông đã viết hai bài thơ xô-nê gửi Giuliano de Medici để xin can thiệp nhưng không có kết quả Tuy nhiên, nhân đợt ân xá khi người chú của Giuliano là Giovanni được bầu làm Giáo hoàng Leo X vào tháng 03 năm 1513, N.Machiavelli được tha và ông lui

về sống tại một trang trại nhỏ ở quê nhà Trong thời gian này, ông viết nhiều thư cho người bạn thân là Francesco Vettori, một nhà ngoại giao Florence

Trang 34

được bổ nhiệm giữ chức đại sứ tại thành Rome để nắm bắt thông tin của thế giới bên ngoài và hy vọng Vettori có thể tiến cử ông cho nhà Medici Trong hoàn cảnh bức bách đó, ông đã viết cuốn “Quân vương” Tác phẩm này chắt lọc những nhìn nhận của ông về bản tính con người, nghệ thuật lãnh đạo cũng như chính sách ngoại giao Ông dâng tặng nhà Medici tác phẩm này nhằm chứng tỏ sự tận tâm của mình, nhưng không thành công Cho tới năm 1515, nhà Medici vẫn không để mắt tới ông và sự nghiệp ngoại giao của ông đã chấm dứt

Trong suốt mười năm sau đó, vì không được tham gia chính sự, N.Machiavelli chuyển hướng sang sáng tác Trong giai đoạn này, ông đã viết một tác phẩm về nghệ thuật chiến tranh, đúc rút từ kinh nghiệm của một người tổ chức lực lượng quân đội và một bình luận về tác phẩm của nhà sử học La Mã cổ đại Livy Thông qua việc xem xét các ghi chép của Livy về nền cộng hòa La Mã, N.Machiavelli đã luận bàn chi tiết khái niệm chính phủ cộng hòa Trái ngược với cuốn “Quân vương”, một tác phẩm ủng hộ nền quân chủ

và thậm chí là quân chủ chuyên chế, cuốn “Luận bàn về Livy” thường được trích dẫn như một bằng chứng về sự nhiệt thành của N.Machiavelli đối với thể chế cộng hòa Ông cũng sáng tác thơ ca và ba vở hài kịch

Các tác phẩm của ông đã thu hút được sự chú ý của Hồng y Giáo chủ Giulio de Medici, người đã nắm quyền ở Florence một vài năm và nhờ đó, ông đã được giao nhiệm vụ viết về lịch sử của Florence Ông viết cuốn “Lịch

sử Florence” từ năm 1520 tới năm 1524 Năm 1523, Giulio được bầu làm Giáo hoàng Clement VII và N.Machiavelli đệ trình cuốn “Lịch sử Florence” cho Giáo hoàng vào năm 1525 Sự giảng hòa với nhà Medici đã giúp N.Machiavelli được tham gia chính sự trong một thời gian ngắn Ông được giao trách nhiệm phụ trách các vấn đề quân sự tại Florence cho Giáo hoàng Tuy nhiên, Giáo hoàng Clement mắc mưu kẻ thù và thành Rome bị bị quân

Trang 35

đội Tin lành của Đức cướp phá Sự cố này đã khiến cho người dân Florence làm cuộc lật đổ nhà Medici vào năm 1527 N.Machiavelli, người suốt đời ủng

hộ và bảo vệ nền cộng hòa Florence, lại một lần nữa không gặp may vì bị những người cộng hòa nghi ngờ là cấu kết với nhà Medici Tuy nhiên, ông không phải tiếp tục chứng kiến định mệnh trớ trêu của mình bởi ông qua đời sau một trận ốm vào tháng 6 năm 1527

Thiện cảm và quan điểm chính trị - xã hội của N.Machiavelli được ông biểu hiện nhiều lần trong tác phẩm “Suy ngẫm về tuần lễ đầu tiên của Titius Lavia” Ông có thái độ đặc biệt thù địch đối với tâng lớp quý tộc phong kiến

là những kẻ sống một cuộc sống xa hoa dựa trên thu nhập từ các điền trang của mình Ông coi họ là kẻ thù không đội trời chung của đời sống dân sự ở dưới chế độ cộng hòa và thậm chí ông không tuyên bố cần thiết phải thủ tiêu hoàn toàn họ Thiện cảm của ông được dành hoàn toàn cho nhân dân mà ông đại diện trước hết kể đến tầng lớp cư dân thành thị phong lưu và tích cực nhất – thương gia, thợ thủ công, hoạt động sản xuất đa dạng của họ đảm bảo sự phát triển thịnh vượng của Florence và các thành thị khác ở Italia Hoạt động lao động tích cự của họ phù hợp với vai trò chính trị quan trong hàng đầu của

họ trong việc điều hành nhà nước Song, đại đa số dân cư còn lại, tầng lớp dưới của xã hội lại hoàn toàn không dành được thiện cảm của ông Một yếu tố quan trọng nữa ở N.Machiavelli là thái độ thù địch sâu sắc của ông đối với giới tăng lữ, giới chức sắc tôn giáo nói chung

Thái độ thù địch như vậy của N.Machiavellia chủ yếu bắt nguồn từ tâm trạng và các tư tưởng chính trị dân tộc của ông Italia phải trả cái giá là sự phân tán về mặt chính trị cho sự thịnh vượng của Florence và các vương quốc khác Tòa thánh Rome đóng vai trò tiêu cực trong việc chia rẽ Italia Vốn là một nhà nước thần quyền và phong kiến, song lại cố gắng mở rộng biên giới của mình, nó trở thành một trong những trở ngại chính trị trên con đường

Trang 36

thống nhất Italia thành một nhà nước thống nhất Sự thống nhất như vậy cấu thành một trong những kích thích quan trọng nhất đối với tư tưởng chính trị của N.Machiavelli Từ đó, thái độ thù địch của ông đối với tầng lớp tăng lữ lại càng có tính chất thế giới quan và nhân sinh quan sâu sắc hơn

Lịch sử cho thấy N.Machiavelli đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều thế

hệ độc giả Chắc chắn là chúng ta sẽ học được rất nhiều từ ông về bản chất chính trị của con người và tư tưởng của nhân loại vào thời kỳ Phục hưng Đây

là những bài học quan trọng và rất quý báu Tầm quan trọng của N.Machiavelli còn nằm trong chính tấm gương của ông là một con người tiêu biểu của thời kỳ Phục hưng

Ông là một con người luôn hành động, một chính khách và là một nhà ngoại giao Ông cũng là một con người của thơ văn với những công trình kinh điển trong lĩnh vực chính trị học, lịch sử và thậm chí cả sân khấu kịch nữa

Vở kịch Mandragola do ông viết kịch bản được đánh giá là vở hài kịch vĩ đại nhất của Italia Ông đã dùng những kinh nghiệm tham gia chính sự của mình làm chất liệu cho các tác phẩm này Đồng thời, ông đã dựa vào tài thơ văn, học vấn uyên thâm và trí tuệ của mình để vượt qua những rối ren, đôi lúc rất nguy hiểm của chính sự Bởi vậy, ông là một tấm gương về sự uyên bác, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng và hành động và được đánh giá rất cao trong thời kỳ Phục hưng

Có thể nhận xét sau hoàn toàn xác đáng, tình trạng do Giuseppe Prezzolini mô tả vài năm trước đây vẫn còn thịnh hành: “Bây giờ chúng ta có N.Machiavelli của các tu sĩ Dòng Tên, một kẻ thù của Giáo hội, N.Machiavelli của các nhà ái quốc, Đấng cứu thế của một nước Ý thống nhất

và của dòng họ cai trị Savoy, N.Machiavelli của quân phiệt, tiền phong của quân đội quốc gia, N.Machiavelli của các triết gia đã sáng tạo ra một đường lối tư tưởng mới, tinh thần thực tiễn; và N.Machiavelli của những nhà văn,

Trang 37

chiêm ngưỡng lối hành văn mạnh mẽ và cú pháp táo bạo của ông Và tất cả những N.Machiavelli ấy đều là chính đáng cả” [8; tr 25]

1.4 Giới thiệu khái quát tác phẩm “Quân vương”

“Quân vương” là tác phẩm nổi tiếng nhất của N.Machiavelli nhưng không được xuất bản khi ông còn sống, mặc dù được lưu hành rộng rãi dưới hình thức các bản chép tay “Quân vương” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1532, với sự cho phép của Giáo hoàng Clement VII Trong vòng 20 năm sau đó, tác phẩm này đã được tái bản bằng tiếng Italia tới 7 lần Nhưng đến năm 1559, tất cả các tác phẩm của N.Machiavelli bị đưa vào “Danh mục sách cấm” của Giáo hội cơ đốc giáo vì bị coi là tà giáo Điều đó không làm ảnh hưởng với sự lan truyền của cuốn sách và “Quân vương” đã sớm được dịch sang tất cả các thứ tiếng quan trọng của châu Âu Ngày nay, N.Machiavelli tiếp tục được công nhận là một trong những nhà tư tưởng chính trị hiện đại và

là một nhà bình luận sắc sảo về tâm lý học và nghệ thuật lãnh đạo N.Machiavelli không chỉ có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng chính trị mà còn trực tiếp tác động tới những hành động chính trị Những nhà phê bình có thái

độ thù địch với N.Machiavelli cho rằng, những nhà cai trị độc tài như Napoleon I và Adolf Hitler đã coi “Quân vương” là cuốn cẩm nang để tranh giành quyền lực

Tuy nhiên, hầu hết các học giả đã coi lời buộc tội này là một sự hiểu lầm cơ bản Mục đích của N.Machiavelli là miêu tả những thực tế của đời sống chính trị chứ không phải để tạo ra những bạo chúa Một điều chắc chắn

là rất nhiều chính khách đã đọc cuốn “Quân vương” và học hỏi được rất nhiều

từ tác phẩm này Nhưng, nếu những sự thật mà N.Machiavelli phơi bày được các nhà độc tài như Napoleon và Hitler áp dụng thì thực tế này cho chúng ta thấy: N.Machiavelli đã hiểu được tận gốc rễ khía cạnh chính trị của bản chất con người

Trang 38

Tư tưởng của N.Machiavelli trong sách “Quân vương” phản ánh các kinh nghiệm mà ông thâu thập được trong chuyến công du qua Romagna dưới

sự thống trị của nhà độc tài Cesare Borgia Ban đầu N.Machiavelli khinh tởm các hành động tàn ác của Borgia, nhưng dần dần ông cảm phục khả năng nắm quyền của nhà độc tài này Các thủ đoạn chính trị được N.Machiavelli trình bày trong tác phẩm “Quân vương” có nguồn gốc từ ông hoàng Borgia Thông qua tác phẩm “Quân vương”, N.Machiavelli đưa ra quan niệm mới hẳn về bản chất của chính trị như là lĩnh vực hoạt động thông qua những giải pháp mang tính chiến lược Đối lập với cách nhìn truyền thống, N.Machiavelli đòi hỏi tính tự trị và độc lập của chính trị khỏi thần học, triết học và đạo đức Ông suy luận rằng lãnh tụ nên quan tâm để đạt cho được mục đích chính trị hơn là do

dự về phương pháp hành động Kết quả biện minh cho hành động Nhiều người có lẽ không ngạc nhiên khi thấy N.Machiavelli - một nhân vật yêu nước phải sống trong một quốc gia hỗn loạn - cổ vũ cho nỗ lực thống nhất nước Italia bằng mọi giá

Kết cấu tác phẩm gồm 26 phần, có thể chia ra thành các nội dung lớn: các vương quốc - cách cai trị chúng (từ phần 1 đến phần 11), vấn đề quân đội (từ phần 12 đến phần 14), những phẩm chất cần có của một quân vương (từ phần 15 đến phần 21), vấn đề quân sự (từ phần 22 đến phần 24) và hai phần lẻ: vai trò của số phận và lời kêu gọi giải phóng Italia

Nội dung lớn đầu tiên là các vương quốc, cách thức cai trị chúng được

đề cập trong 11 phần đầu N.Machiavelli đã dựa vào những sự kiện lịch sử mà ông tận mắt chứng kiến hay được ghi chép lại để phân biệt các hình thức vương quốc: các quốc gia quân chủ thế tập, các quốc gia quân chủ mới, các thể chế cộng hòa (không được phân tích trong sách này) Dựa trên cách thức bình định, N.Machiavelli chia các vương quốc thành: các vương quốc giành được do binh lực và tài trí của bản thân, các vương quốc giành được bằng

Trang 39

binh lực của người khác và vận may của bản thân, các vương quốc giành được bằng tội ác, các vương quốc dân sự và các vương quốc của giáo hội Theo ông, mọi vương quốc đó đều được cai trị theo một trong hai cách thức: quân vương cai trị cùng các cận thần phong kiến tập quyền chuyên chế và quân vương cai trị cùng các lãnh chúa (phong kiến phân quyền) N.Machiavelli không bàn cụ thể về cách thức bình định các vương quốc mà ông chỉ quan tâm đến cách thức cai trị sau đó Theo ông, những vùng đất bị chinh phục có sự tương đồng về văn hóa với chính quốc sẽ dễ dàng sáp nhập với chính quốc, nếu không, quân vương sẽ phải đích thân đến đó cai trị và thực hiện chính sách đồng hóa Đó là nói về đại thể, còn đối với từng cách thức mà vị quân vương đã tiến hành chinh phục vùng đất mới, N.Machiavelli nêu lên những thuận lợi và khó khăn khác nhau mà vị quân vương ấy phải đương đầu Điều mà ông luôn nhấn mạnh là quân vương phải dựa vào thực lực của bản thân và của nhân dân Trong quan niệm của ông, nhân dân luôn là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng Trong nội dung đầu tiên của tác phẩm, N.Machiavelli cũng đưa ra vô số những lời khuyên về những thủ đoạn

mà các quân vương nên áp dụng

Nội dung lớn thứ hai bàn về quân đội được trình bày từ phần 12 đến phần 14 N.Machiavelli mở đầu bằng tuyên bố về vai trò không thể thay thế của quân đội như là nền móng chủ yếu của mọi vương quốc Ông bàn đến các loại quân, những lợi điểm cũng như những hậu họa mà hình thức quân đội đó mang lại Đó là quân đánh thuê, ngoại binh và quân đội tạo thành từ những thần dân của vương quốc mình N.Machiavelli cho rằng, quân đánh thuê và ngoại binh không những vô dụng mà còn rất nguy hiểm, và vị quân vương khôn ngoan chỉ nên dựa vào chính thần dân của mình Khi bàn về quân đội, N.Machiavelli cũng đề cập đến các phương thức rèn luyện cho bậc quân

Trang 40

vương về quân sự, bởi theo ông, công việc chiến tranh là công việc của kẻ trị

Những phẩm chất của một quân vương đó là nội dung lớn thứ ba của tác phẩm, được thể hiện trong 7 phần nhỏ tiếp theo Nội dung này thể hiện rõ đặc điểm "chính trị thực tiễn" của tư tưởng N.Machiavelli, khi ông cho rằng quân vương nào muốn thành công thì phải học được cách gác lòng tốt sang một bên, việc có vận dụng nó hay không tùy thuộc vào thời thế Ông phân tích từng cặp phẩm chất đạo đức, tính tốt thói xấu theo cách hiệu thông thường và luận chứng cho quan điểm tùy thời Một quân vương, theo ông, cần biết tùy thời mà tốt hay không tốt, nhưng phải làm ra vẻ mình có đầy đủ mọi đức tính Điều quan trọng nhất đối với quân vương là cần tránh bị khinh miệt

và thù ghét Qua sự biện luận của N.Machiavelli, chúng ta có thể thấy, đức tính duy nhất mà ông mặc định cho một bậc quân vương - đó là sự khôn ngoan và mục đích duy nhất của ông khi khuyên quân vương tốt xấu tùy thời

là bảo vệ được vương quốc và địa vị của mình Trong nội dung này, quan điểm đáng lưu ý của N.Machiavelli là quan điểm về tấm quan trọng của "lòng dân" và nguyên tắc lựa chọn chính sách trị nước rất hiện đại: không có chính sách nào toàn vẹn, cần phải biết chọn lấy cái bất lợi nhỏ nhất

Vấn đề bộ máy giúp việc cho quân vương - những quân sư cũng được

đề cập trong tác phẩm như là nội dung lớn thứ tư, từ phần 22 đến phần 24 N.Machiavelli phân tích mối quan hệ qua lại giữa quân vương và quân sư của mình, trong đó cả hai bên đều phải có trách nhiệm đối với nhau Ông khuyên các bậc quân vương cần phải khôn ngoan trong sự lựa chọn quân sư Ông cũng đã phân tích một cách tỉnh táo lý do khiến các quân vương Italia đánh mất vương quốc của mình như là dẫn chứng cho lý luận của ông về quân sư

Hai phần nhỏ sau cùng, N.Machiavelli dành riêng bàn về số phận và kêu gọi giải phóng Italia Quan điểm về số phận của N.Machiavelli là một

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dr.Mortime J. Adler (2006), Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại
Tác giả: Dr.Mortime J. Adler
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2006
2. Fernand Braudel (2004), Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới, Trần Hương Liên, Hoàng Việt (dịch), Nxb Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới
Tác giả: Fernand Braudel
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 2004
3. Crane Brinton (2007), Con người và tư tưởng Phươn g Tây , Nguyễn Kiên Trường (dịch), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và tư tưởng Phươn g Tây
Tác giả: Crane Brinton
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2007
4. Noam Chomsky (2012), Nhận diện quyền lực, Hoàng Văn Vân (dịch), Nxb Trí thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện quyền lực
Tác giả: Noam Chomsky
Nhà XB: Nxb Trí thức
Năm: 2012
5. Saxe Commins, Robert N.Linscott (2005), Mối quan hệ giữa người với người, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa người với người
Tác giả: Saxe Commins, Robert N.Linscott
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
6. V.E. Davidovich (2003), Dưới lăng kính triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới lăng kính triết học
Tác giả: V.E. Davidovich
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
7. Jared Diamond (2012), Súng, vi trùng và thép – Định mệnh của các xã hội loài người, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Súng, vi trùng và thép – Định mệnh của các xã hội loài người
Tác giả: Jared Diamond
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2012
8. Robert B. Downs (2003), Những tác phẩm biến đổi thế giới, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác phẩm biến đổi thế giới
Tác giả: Robert B. Downs
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
9. Vũ Thị Kim Dung (1998), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, Tạp chí Khoa học chính trị, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, Tạp chí "Khoa học chính trị
Tác giả: Vũ Thị Kim Dung
Năm: 1998
10. Arturo B. Fallico, Herman Shapiro (2005), Triết học thời phục hưng , những triết gia Ý , Nguyễn Kim Dân (dịch), Nxb Văn ho ́a Thông t in, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học thời phục hưng , những triết gia Ý
Tác giả: Arturo B. Fallico, Herman Shapiro
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông t in
Năm: 2005
11. Dominique Folscheid (2003), Các triết thuyết lớn, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triết thuyết lớn
Tác giả: Dominique Folscheid
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2003
12. Hoàng Thị Hạnh (2007), “Quan niệm Mác – Lênin về quyền lực chính trị của Nhà nước”, Tạp chí Thông tin chính trị, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm Mác – Lênin về quyền lực chính trị của Nhà nước”, Tạp chí "Thông tin chính trị
Tác giả: Hoàng Thị Hạnh
Năm: 2007
13. Hoàng Thị Hạnh (2008), “Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Mác”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Mác”, Tạp chí "Thông tin Khoa học xã hội
Tác giả: Hoàng Thị Hạnh
Năm: 2008
14. Ấn Hầm (2004), Thiện ác binh pháp – Bí quyết xử thế và mưu sự không bao giờ thất bại, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiện ác binh pháp – Bí quyết xử thế và mưu sự không bao giờ thất bại
Tác giả: Ấn Hầm
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2004
15. Lê Huy Ho ̀a , Vũ Đình Phong (2003), Những luận thuyết nổi tiếng trên thế giới , Nxb Văn ho ́a Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những luận thuyết nổi tiếng trên thế giới
Tác giả: Lê Huy Ho ̀a , Vũ Đình Phong
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2003
16. Nguyễn Bá Hoàn (2009), Thủ thuật chính trị phương Đông, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ thuật chính trị phương Đông
Tác giả: Nguyễn Bá Hoàn
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Tập bài giảng Chính trị học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Chính trị học
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
18. Ted Honderich (2003), Hành trình cùng triết học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình cùng triết học
Tác giả: Ted Honderich
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2003
19. Hội Đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác – Lênin
Tác giả: Hội Đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
20. Đỗ Minh Hợp , Nguyễn Thanh , Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây , Nxb Tổng hơ ̣p Thành phố Hồ Chí Minh , Tp. Hồ Chi ́ Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học phương Tây
Tác giả: Đỗ Minh Hợp , Nguyễn Thanh , Nguyễn Anh Tuấn
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w