1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về thơ của Xuân Diệu

157 5,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Mặc dầu ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Xuân Diệu đã lọt vào “mắt xanh” của những người tên tuổi và có uy tín trong giới văn nghệ sĩ, nhưng nhìn chung các bài viết mới chỉ đánh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN VĂN KHÁNH

QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU

Chuyên ngành : Lý luân văn học

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN VĂN KHÁNH

QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU

Chuyên ngành : Lý luân văn học

Mã số : 5.04.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS LÝ HOÀI THU

HÀ NỘI - 2003

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 13

CHƯƠNG THỨ NHẤT:THƠ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THƠ 13

I - Lƣợc khảo một số định nghĩa về thơ .13

Xung quanh một số định nghĩa về thơ cổ 14

Xung quanh một số định nghĩa về thơ hiện đại 15

II- Những quan niệm cơ bản về thơ .21

1 Quan niệm về thơ trong văn học trung đại .21

Em xuống dưới ao em bắt con cua 23

Hắn kêu một tiếng, chàng ôi ! 23

2 Quan niệm về thơ trong văn học hiện đại .27

2.1 Quan niệm về thơ từ đầu thế kỷ XX - 1945 .27

2.2 Quan niệm về thơ từ 1945 đến 1975 .31

2.3 Quan niệm về thơ từ 1975 đến nay 33

CHƯƠNG THỨ HAI 38

QUAN NIỆM CỦA XUÂN DIỆU VỀ ĐẶC TRƢNG THƠ 38

I - Xuân Diệu quan niệm về thơ 38

1 Xuân Diệu quan niệm về bản chất thơ .38

2 Xuân Diệu quan niệm về nhà thơ .49

3 Xuân Diệu quan niệm về quy trình sáng tạo thơ .58

4 Xuân Diệu quan niệm về chất lượng thơ .66

II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ 74

1 Xuân Diệu quan niệm về mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, cách thức, phương pháp phê bình thơ .76

2 Xuân Diệu quan niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ, nhà phê bình thơ với công chúng thơ. 83

CHƯƠNG THỨ BA 88

QUAN NIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA XUÂN DIỆU VỀ THƠ 88

Trang 4

1.Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua tìm hiểu phê bình ca dao 89

2 Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình thơ hiện đại 91

3 Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình giới thiệu những tinh hoa thơ ca thế giới 93

4 Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua nghiên cứu phê bình thơ cổ 94

4.1 - Nguyễn Trãi - nhà thơ mở đầu nền Văn học cổ điển Việt nam 106

4.2 - Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc 116

4.3 - Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm 130

C- KẾT LUẬN 142

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Thơ là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm và có vô số quan niệm

về thơ Có người nói : “thơ là muối của cuộc đời”, và cao hơn, thơ chính là

“máu của cuộc đời” Lê Quí Đôn quan niệm : “Thơ khởi phát tự trong lòng

người ta” I.W.Goethe xem thơ là hành động tự giải toả của mỗi người Với Tố

Hữu, thơ là “tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” Nhà thơ Sóng Hồng coi thơ là “tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật” để

có khả năng “thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” Platon xem

“thơ là tặng phẩm của thần linh”v.v và v.v Dù thơ là gì đi nữa thì vẫn phải

là kết tinh và thăng hoa của mồ hôi và nước mắt cuộc đời Có thể nói có bao nhiêu nhà thơ, người đọc thơ thì có bấy nhiêu cách hình dung “định nghĩa” và quan niệm về thơ khác nhau Lãnh địa tinh thần này, mang trong mình những quan niệm riêng tiềm ẩn đầy sức ám gợi không dễ gì thấu hiểu nắm bắt Chính điều đó khiến thơ ca trở thành một loại hình nghệ thuật được sự quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu Nói đến thơ là nói đến một hệ thống mở, một dòng chảy dào dạt luôn vận động biến đổi không ngừng mà sự luận bàn là một

hành trình không có hồi kết

1.2 Xuân D Đình Thi có ngôn ngữ tự nhiêà một nhà thơ lớn, một “hiện

tượng nghệ thuật điển hình” là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”,

người góp phần làm nên “một thời đại trong thi ca”, đồng thời cũng là “người

tái tạo nguồn sinh lực cho Thơ mới những năm 36 - 39 và đẩy trào lưu thơ ca này vào thời cực thịnh” Sau cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu rộng mở như

muốn ôm trùm cả cuộc đời mới Hai trường ca “Ngọn quốc kì” và “Hội nghị

non sông” chứng tỏ ông đã bước đúng giữa đại lộ thơ ca cách mạng Bên cạnh

thơ chính trị, thơ chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới, con người mới, mảng thơ tình yêu đã làm cho tên tuổi Xuân Diệu thành bất tử Đến nay, ông vẫn là

nhà thơ tình số một, nhà thơ tình “kiệt xuất” chưa ai vượt qua được

Trang 6

Mảng thơ dịch và giới thiệu tinh hoa thơ ca thế giới cũng chứa đựng không ít tài thơ và quan niệm về thơ của ông

Không chỉ dừng lại ở đó, Xuân Diệu còn là “nhà nghiên cứu phê bình lỗi

lạc”(Mai Quốc Liên), “một đại gia”(Hà Xuân Trường), “một viện nghiên

cứu ”(Chế Lan Viên) trong việc nghiên cứu phê bình thơ Bởi vậy, có thể nói,

hơn ai hết, Xuân Diệu là một trong những người có tư cách được xem là một nhà thơ có cả một hệ thống quan niệm về thơ và nghề thơ đầy đủ nhất Nó không chỉ được phát biểu, trình bày bằng một hệ thống lý luận rất phong phú mà còn được bày tỏ sinh động qua thực tiễn sáng tác thơ và nghiên cứu phê bình thơ

1.3 Theo dòng lịch sử, mỗi tác giả và tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và phần nhiều đã rơi vào quên

lãng Nhưng “dường như ngược lại với quy luật ấy, những tác giả và tác phẩm

tiêu biểu lại không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử” Đó là kết

luận mang tầm khái quát cao của giáo sư Hà Minh Đức đối với các thi hào, thi

bá trong văn học Việt Nam Bên cạnh những : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, Tố Hữu Xuân Diệu cũng là một trường hợp tiêu

biểu cho việc “không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử” Trong

những năm gần đây, nhiều luận án tiến sĩ về Xuân Diệu được bảo vệ thành công, nhưng những gì trong di sản nghệ thuật Xuân Diệu để lại vẫn là những chân trời mới đầy hấp dẫn và có sức lôi cuốn đặc biệt

1.4 Với tư cách là một tác gia văn học lớn, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã đi sâu tìm hiểu các phương diện khác nhau của các giá trị trong thơ và

phê bình thơ của Xuân Diệu Nhưng vấn đề “Quan niệm của Xuân Diệu về

thơ” thì chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu trọng tâm của bất kỳ một

công trình khoa học nào Bởi vậy, luận văn chọn đề tài : “Quan niệm về thơ

của Xuân Diệu” nhằm cố gắng hệ thống, phân tích và trình bầy những đóng

góp trong quan niệm về thơ của Xuân Diệu trên các phương diện chính: quan niệm về đặc trưng, bản chất của thơ, nhà thơ, qui trình sáng tạo thơ, chất lượng

Trang 7

thơ từ đó đưa ra những lý giải quan niệm về thơ đó là gì? Nó ảnh hưởng, chi phối đến thực tiễn sáng tác : cả thơ và phê bình thơ của bản thân nhà thơ nói riêng cũng như vai trò, tác động và ý nghĩa của quan niệm ấy trong sự vận động và phát triển của thơ ca dân tộc nói chung ra sao? Qua đó, phần nào giúp người đọc có một nhận thức toàn diện hơn về một tác gia văn học lớn của dân

tộc trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, gần trọn thế kỷ XX “một thế kỷ bùng nổ,

một thế kỷ nhảy vọt trong tiến trình phát triển tuần tự của toàn nhân loại” đặng

giúp chúng ta có thể bước vào một thời kỳ văn học mới với bản lĩnh và những

thành tựu xứng đáng hơn Bởi vì, nói như Jiri Wolker : “Qua nhà thơ, người

ta thấy tầm cỡ thời đại mà ông ta sống.”

2 Lịch sử vấn đề

Xuân Diệu là một tác gia văn học lớn Ông luôn được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình Ở những vấn đề và dưới những góc độ, những phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã đi sâu và làm sáng tỏ nhiều điều lý thú Nhưng vấn đề, quan niệm về thơ của Xuân Diệu lại chưa được quan tâm đúng mức Vấn đề thường chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp hay một mức độ vừa phải nếu không muốn nói là lướt qua Hoặc cũng có khi các tác giả trình bày quan niệm về thơ cho cả một trào lưu, một giai đoạn nhưng lại chưa đi sâu vào từng tác giả cụ thể và coi đó là một đối tượng nghiên cứu có tính hệ thống; cũng cần phải thấy rằng quan niệm về thơ của mỗi tác giả luôn bị chi phối bởi quan điểm nghệ thuật của các khuynh hướng, trào lưu văn học mà tác giả đó chịu ảnh hưởng cũng như của từng giai đoạn lịch sử cụ thể Hơn nữa phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập tới quan niệm về thơ của

Xuân Diệu trên các “văn bản lộ thiên” tức là các phát ngôn trực tiếp của tác giả

mà chưa chú trọng đúng mức đến “văn bản chìm”, ẩn chứa trong chính thực

tiễn sáng tác của nhà thơ Dầu vậy, luận văn luôn tiếp thu, kế thừa những kết qủa của những người đi trước, coi đó là những gợi ý, những điểm tựa quan trọng làm nên tính hệ thống của vấn đề quan niệm về thơ của Xuân Diệu

Trang 8

2.1 Tình hình nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám

Mặc dầu ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Xuân Diệu đã lọt vào

“mắt xanh” của những người tên tuổi và có uy tín trong giới văn nghệ sĩ,

nhưng nhìn chung các bài viết mới chỉ đánh giá cao vị trí hàng đầu của Xuân Diệu đối với phong trào Thơ mới ở góc độ những cách tân, sáng tạo đặc sắc về

cả “hồn” và “xác” trong thơ, chưa đề cập tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu

Thế Lữ, người đi tiên phong của phong trào Thơ mới, trong bài viết đầu tiên giới thiệu Xuân Diệu năm 1937, tuy có những nhận xét xác đáng biểu hiện

sự trân trọng đối với một tài năng nhưng cũng chỉ ở góc độ ngợi ca cái đặc điểm riêng trong thơ Xuân Diệu khác với Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Huy

Cận Thế Lữ viết : “Thơ của ông không phải là “văn chương” nữa, đó là lời

nói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẫn trong những thanh âm Xuân Diệu, nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và ánh sáng” Năm 1938, trong lời tựa tập Thơ thơ, Thế Lữ vẫn

tiếp tục dành những lời nồng nhiệt ngợi ca Xuân Diệu nhưng cũng chỉ về

những đặc điểm của hồn thơ Xuân Diệu : “Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng

tặng cho nhân gian Và từ đây, chúng ta có Xuân Diệu Loài người hãy hiểu con người ấy”(47.T12)

Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Việt Nam (1942), người tổng kết “Một thời

đại trong thi ca”, người định vị các chuẩn mực giá trị cũng như tầm quan trọng

của nó trong tiến trình vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, tuy đã nói nên

được cái “thần” của hồn thơ Xuân Diệu nhưng cũng chưa đề cập đến quan

niệm về thơ của ông khi cho rằng: thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng có Khi vui cũng như khi buồn ông đều nồng nàn tha thiết Sau đó Hoài Thanh đi đến một nhận định khái quát, đề cao đúng vị trí xứng đáng của nhà

thơ: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới, nên những người lòng trẻ

mới thích đọc Xuân Diệu mà đã thích thì phải mê Với một nhà thơ còn gì quí

hơn cho bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ”(29.T33, 37) Mặc dù vậy, qua Thi

Trang 9

nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã khai mở nhiều vấn đề quan trọng cho việc tìm

hiểu quan niệm về thơ nói chung và của Xuân Diệu nói riêng

Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn Việt Nam hiện đại (1941) có nêu cảm

giác chung của người trí thức lúc bấy giờ về thơ Xuân Diệu Họ đã từng “phải

chặc lưỡi mà kêu: Thơ đâu lại có thứ thơ quái gở như thế !” Nó ngây ngô quá,

“Tây” quá nhất là về âm điệu Theo Vũ Ngọc Phan: dù là thơ mới hay cũ, đã là

thơ hay phải đảm bảo hai điều: ý nghĩa và âm điệu ý nghĩa phải khoái hoạt, hùng hồn, thú vị phát ra bởi những tư tưởng thâm trầm, còn âm điệu du dương

là nhờ ở cú pháp phân minh, chữ dùng tề chỉnh và quán xuyến Đồng thời ông

cũng bênh vực Xuân Diệu và cho rằng không thể dùng hai chữ “ngô nghê” được Bởi vì “nếu ngũ quan bị kích thích, thi nhân chứa chan tình cảm mà phát

ra lời thơ, thì trong trí tưởng tượng, những cái vô hình cũng có thể hoá ra hữu hìmh : Thơ cũng có thể ví như những thỏi nước đá mát lạnh và cảm đến não con người ta, nhạc có thể ví như một thứ rượu mùi, tuy ngọt, tuy đậm đà, thơm tho, mà có thể làm cho người ta say tuý luý”(48.T49) Và cuối cùng Vũ Ngọc

Phan kết luận : “Xuân Diệu thật là một người có tâm hồn thi sĩ” Rằng Xuân Diệu quan niệm về quá trình sáng tạo thơ phải luôn “với sự nồng nàn, tha

thiết” bằng nhịp đập của trái tim chứ không phải là một tay “thợ thơ” chỉ chăm

chăm chú ý vào kĩ thuật, chú ý đến “xác” mà không chú ý đến “hồn”

2.2 Tình hình nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu sau cách mạng tháng Tám

Nguyễn Văn Long trong Từ điển Văn học, T.II, Nhà xuất bản Khoa học

xã hội, mục Xuân Diệu có đề cập ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn và tượng trưng Pháp đến phong cách thơ Xuân Diệu Nguyễn Văn Long cho rằng: Do chi phối bởi quan niệm về bản chất, chức năng và quy luật tự biểu hiện, đặc

biệt quan niệm về “cái tôi” bản thể trong mỗi nhà thơ và mỗi tác phẩm thơ mà trong thơ, Xuân Diệu đã “kêu gọi tuổi trẻ tận hưởng hạnh phúc trần thế, nhằm

tìm một lối thoát khỏi thực tại đen tối Sự đòi hỏi hưởng thụ ấy trước hết và lớn

Trang 10

bằng mọi giác quan cảm xúc nhạy bén, nhưng luôn luôn cảm thấy mong manh, không thoả mãn, và do đó lúc nào cũng hốt hoảng, vội vàng lo sợ mọi cảm giác

sẽ tan biến, tuổi trẻ và tình yêu sẽ phai tàn”(98.TII,T605)

Giáo sư Hà Minh Đức trong “Những chặng đường thơ Xuân Diệu” in

trong Xuân Diệu về tác giả, tác phẩm phần thơ trước cách mạng sau khi phân

tích, thẩm bình đặc điểm kỳ diệu, tinh vi trong sáng tạo hình tượng, cảm xúc

thơ đã đi đến kết luận : “Xuân Diệu là nhà thơ của cuộc đời mới Từ cách cảm

nghĩ cho đến những rung động trong thơ đều mang màu sắc hiện đại”

(47.T169) và chính Xuân Diệu đã đưa “Thơ mới lên ngôi trên thi đàn với

khuôn mặt trẻ trung, tươi thắm và hẫp dẫn chưa từng có” Sang phần thơ sau

cách mạng ngoài việc phân tích những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu trong việc hoà mình quần chúng, vào hiện thực vĩ đại của dân tộc, phản ánh không

khí sôi nổi cuộc sống mới, con người mới, giáo sư đi đến kết luận : “trong

nhiều thập kỷ phát triển của những chặng đường thơ cách mạng, Xuân Diệu đã chín lại với thực tế mới và nguồn thơ đã lại tỏ ra dào dạt, sung sức”(47.T191)

Theo tác giả Lý Hoài Thu, trong “Thơ Xuân Diệu trước cách mạng

tháng Tám - 1945”, Xuân Diệu có một quan niệm rất rõ nét và đặc biệt nhạy

cảm với phạm trù “Không gian, thời gian”, điều mà ông gọi chung là “kích

thước của toàn vũ trụ” Điều thú vị hơn, là từ quan niệm đó ông đòi hỏi người

cầm bút phải có “rất nhiều không gian ở trong hồn” và “rất nhiều thời gian ở

trong tâm trí” Cũng trong chuyên luận này, tác giả Lý Hoài Thu đã chỉ rõ :

“Xuân Diệu là người có hệ thống quan niệm tương đối hoàn chỉnh về mục

đích vai trò của sáng tạo nghệ thuật, mặc dầu có lúc ông đã tự mâu thuẫn

giữa những lời tuyên ngôn với quá trình sáng tác” (51.T20) Tác giả còn đưa ra

một luận điểm có sức thuyết phục là : việc khẳng định quan niệm về sự tồn tại của cá nhân, của “cái tôi” nghệ sĩ đã quyết định và chi phối đến hệ thống quan niệm nghệ thuật của chính nhà thơ Tác giả đã phân tích, lý giải và chứng minh cụ thể không chỉ ở lý luận mà còn trong cả thực tiễn sáng tác Chẳng hạn

khi tác giả cho rằng : ngoài “Lời đưa duyên” cho tập “Thơ Thơ” Xuân Diệu

Trang 11

còn có hai bài thơ, mà theo tác giả, trực tiếp bộc lộ quan điểm sáng tác của

Xuân Diệu Đó là hai bài : “ Cảm xúc” và “ Lời thơ vào tập gửi hương”

Trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn, cùng với “ Cây đàn muôn điệu”

của Thế Lữ, có thể coi hai bài thơ trên là những lời tuyên ngôn của Xuân Diệu nói riêng và phong trào Thơ mới nói chung Ở đây Xuân Diệu cũng mộng mơ, cũng tôn thờ cái đẹp nhƣng đằm thắm say sƣa hơn với cuộc đời trong bổn phận

thi sĩ của mình: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Xuân Diệu luôn muốn đem lòng mình “ ràng rịt với muôn xuân”, muốn thắt chặt với cuộc đời bởi “ trăm tình yêu mến” Cũng có lúc ông tự ví mình

nhƣ con chim mang tiếng hót đắm say, khác biệt dâng hiến cho đời :

Tôi là con chim đến từ núi lạ Ngứa cổ hót chơi

Trong chuyên luận, tác giả khẳng định những câu thơ trên có thể coi là

sự phát ngôn đầy đủ cho quan điểm “ nghệ thuật vị nghệ thuật” Đồng thời nó

nằm trong hệ thống quan niệm về thơ và nghệ thuật nói chung của Xuân Diệu

Sau đó tác giả đi đến kết luận : “cùng với một số tác phẩm văn xuôi như : Phấn

thông vàng, Người lệ ngọc, Chú lái khờ Xuân Diệu là một trong số rất ít ỏi các nhà thơ lãng mạn 32 - 45 đã bộc lộ rõ rệt những quan niệm sáng tác của mình bằng thơ” Những luận điểm trên đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều

trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Gần đây nhất trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, Hà

Nội 2002 với đề tài Xuân Diệu - nhà nghiên cứu phê bình thơ trong đó có một

tiểu mục bàn tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu còn hầu hết luận án đề cập tới thành tựu cũng nhƣ một số nét phong cách nghiên cứu phê bình thơ Công trình thứ hai của tác giả Trần Thị Sâm, Hà Nội - 2002 có đề cập khá sâu sắc, hệ

Trang 12

thế kỷ XX - 1945 Nhưng đây lại là quan niệm về thơ trong một giai đoạn lịch

sử cụ thể tuy có đề cập tới một số nhà thơ như Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,

một số nhóm: “Xuân thu nhã tập”, phong trào Thơ mới nhưng lại không bàn

tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu hoặc có nói tới cũng chỉ là lướt qua hay lại dưới những bình diện khác

Ngoài ra còn vô số các bài viết về Xuân Diệu dưới các góc độ khác nhau

như :“Con đường sáng tạo của một nhà thơ” của Hoàng trung Thông; “Nhà thơ

lãng mạn tiêu biểu nhất” Lê Đình Kỵ; “Xuân Diệu nói về hai tập thơ “Thơ thơ”

và “Gửi hương cho gió” của Hà Minh Đức, “Xuân Diệu: chưa ai cảm thông hết nỗi cô độc của tôi” của Vương trí Nhàn; “Cái tôi” độc đáo, tích cực của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới” của Lê Quang Hưng; “Xuân Diệu nỗi

ám ảnh của thời gian” của Đỗ Lai Thuý, “Nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ Xuân Diệu” của Lý Hoài Thu, “Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu” của Nguyễn Thị Hồng Nam Trong mỗi bài viết, các tác giả đều

đề cập tới các vấn đề khác nhau về tác giả, tác phẩm, hay một số vấn đề về nghệ thuật rất công phu, sâu sắc, nhiều giá trị nhưng tựu chung vẫn xoay quanh sự ghi nhận ngợi ca những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu trong cuộc sống, trong sáng tác để làm nên những giá trị tinh thần trường cửu Tất nhiên tuy chưa đi sâu vào vấn đề lý luận: quan niệm về thơ của Xuân Diệu nhưng nếu đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa Con người - Cuộc đời - Tác phẩm thì chính bản thân những bài viết đã ẩn chứa vấn đề : quan niệm về thơ Bởi vì chính thực tiễn cuộc sống đã làm nẩy sinh và gieo mầm cho những quan niệm của mỗi nhà thơ Và đến lượt mình, quan niệm về cuộc sống ắt hẳn sẽ ảnh hưởng và chi phối đến quan niệm về thơ của chính tác giả đó Cho nên dù không đề cập tới một cách trực tiếp nhưng các bài viết đã cung cấp cho chúng tôi những tiền đề cần thiết

Nếu như Huy Cận, người bạn lớn trong đời và trong thơ, ước mong như

người nông dân “được gieo hết hạt khi kết thúc cuộc đời” thì điều ấy Xuân

Diệu đã làm được Ông đã hiến dâng cho cuộc đời tất cả những gì có thể, vẫn

Trang 13

là ông hoàng của thơ tình, nhà thơ tiên phong của cách mạng với tinh thần:

“Phần tinh hoa của người nghệ sĩ mà cũng là phần sống của cuộc đời là ở tác

phẩm”

Với thực tế trên, chúng tôi nhận thấy : cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu với tư cách là một đề tài độc lập Vì vậy, thông qua luận văn chúng tôi mong muốn có một cái nhìn

hệ thống cùng một số ý kiến riêng, đóng góp vào sự nghiên cứu chung trên cơ

sở học hỏi, kế thừa kết quả bấy lâu của giới nghiên cứu

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về lý luận : Muốn sáng tạo thơ, hiểu thơ cần phải có một hệ thống quan

niệm đúng đắn về thơ : quan niệm về đặc trưng, bản chất thơ, về nhà thơ, qui trình sáng tạo thơ, chất lượng thơ Hệ thống quan niệm đó sẽ ảnh hưởng và chi phối đến quá trình sáng tác thơ, phê bình thơ của bản thân Xuân Diệu nói riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung

Qua việc hệ thống và phân tích những quan niệm về thơ của Xuân Diệu, chúng tôi cố gắng chỉ ra những đóng góp từ đó tự nó trả lời và đóng vai trò cơ

sở, nền tảng dẫn đến thành công trên nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt là phê bình thơ cổ điển Nếu xem xét quan niệm về thơ của Xuân Diệu như một chỉnh thể nghệ thuật khi đặt trong mối quan hệ đa chiều của một tác gia văn học lớn

ở cấp độ loại hình học tác giả, sẽ giúp cho tác giả đó được nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn Đó là những đóng góp về mặt lý luận

Về thực tiễn : Luận văn góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu tác

giả Xuân Diệu và có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên các

trường Đại học, Cao đẳng cùng những người đang quan tâm đến về đề tài này

4 Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ :

Luận văn đề cập tới một số vấn đề cơ bản thuộc quan niệm về thơ của Xuân Diệu trên cơ sở thực tiễn sáng tác thơ, phê bình thơ và những đóng góp

Trang 14

Theo chúng tôi, một tác gia văn học lớn là tinh hoa của dân tộc, của một thời và của muôn đời Với suy nghĩ như thế, luận văn còn đặt nhiệm vụ làm sáng tỏ thêm những quan điểm về bản chất, chức năng của thơ nhằm đi đến mục đích : Kế thừa và phát huy những hạt nhân hợp lý của các quan niệm về

thơ tiến tới xây dựng một nền thơ ca “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, vừa

truyền thống, vừa hiện đại và mang đậm tính nhân văn

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Là tất cả các ý kiến tiêu biểu thể hiện quan niệm về thơ của Xuân Diệu,

cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn sáng tác Tất nhiên, đối tượng chính vẫn là

ý kiến bộc lộ trực tiếp quan niệm về thơ của Xuân Diệu Cụ thể hơn, luận văn

sẽ khảo sát ba mảng chính :

+ Để có cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu, chúng tôi trình bày sơ bộ thơ và những quan niệm cơ bản về thơ từ trước đến nay

+ Trong hệ thống quan niệm về thơ của Xuân Diệu, chúng tôi sẽ đề cập tới những quan niệm của Xuân Diệu về đặc trưng, bản chất thơ, về nhà thơ, về quá trình sáng tạo thơ, về chất lượng thơ Vì quan niệm về thơ lại được bộc lộ khá rõ nét trong nghiên cứu phê bình thơ, trong khi đó Xuân Diệu lại có một mảng nghiên cứu phê bình vô cùng phong phú cho nên chúng tôi khảo sát cả những quan niệm về phê bình thơ của Xuân Diệu coi đó như một hệ thống quan niệm mang tính chỉnh thể không thể tách rời với thơ

+ Sau hai phần mang tính lý luận, luận văn trình bày quan niệm và những đánh giá của Xuân Diệu về thơ thông qua công tác nghiên cứu phê bình thơ cổ điển của Xuân Diệu Đây được coi là thực tiễn sáng tác sinh động, đặc sắc, hệ quả tất yếu của những quan niệm đúng đắn về thơ

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi nghiên cứu hầu hết các tác phẩm

của Xuân Diệu, trong đó tập trung hơn vào Xuân Diệu toàn tập - tập III,

“Công việc làm thơ” và bộ sách hai tập : “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”

Trang 15

Quan niệm về thơ nói chung và quan niệm về thơ của Xuân Diệu nói riêng là một vấn đề mới, khó Đây là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp mà luận văn không thể khảo sát hết các yếu tố thuộc nội hàm của quan niệm về thơ Giải trình điều

đó, cũng có nghĩa là chúng tôi tự ý thức rằng: trong luận văn không tránh khỏi những điều còn phiến diện, cần được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu từ nhiều phía, nhiều công trình

5 Phương pháp nghiên cứu

Sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một công trình khoa học ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh lịch sử (đồng đại và lịch đại), phương pháp phân tích chứng minh Để thực hiện nhiệm vụ và tăng thêm độ tin cậy của đề tài nghiên cứu, luận văn còn vận dụng các phương pháp liên ngành như : Văn học sử, phê bình văn học, lý thuyết tiếp nhận văn học, thi pháp học

Đồng thời trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi cố gắng kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn sáng tác để làm sáng tỏ các quan niệm về thơ của Xuân Diệu, một nhà thơ, trong số rất ít có cả một hệ thống quan niệm về thơ và hệ thống quan niệm đó ảnh hưởng chi phối không ít tới đời sống thơ ca hiện đại

6 Cái mới của luận văn

Đây là luận văn đầu tiên tìm hiểu một cách có hệ thống và quy mô vấn

đề quan niệm về thơ của Xuân Diệu (không xem đây là kết luận ổn định vì chưa bao quát hết tư liệu) Ngoài ra luận văn cũng giúp người đọc hình dung được khá trọn vẹn chân dung của một tác gia văn học lớn thông qua quan niệm

về thơ của chính nhà thơ ở cả góc độ lý luận và thực tiễn sáng tác

Qua việc hệ thống, phân tích, đánh giá những đóng góp trong quan niệm nghệ thuật về thơ của Xuân Diệu, luận văn có thể giúp người đọc có một cái nhìn đúng đắn, khoa học hơn về loại hình tác giả văn học trong tổng thể các mối quan hệ về văn hoá, xã hội, quan điểm nghệ thuật từ đó rút ra những

Trang 16

những “tổn thất” và những “đường vòng” ấu trĩ không cần thiết, đặng vươn tới

một nền văn học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 1 trang chia ra 3 chương như sau

Chương thứ nhất : Thơ và những quan niệm cơ bản về thơ (27tr)

Chương thứ hai : Quan niệm của Xuân Diệu về đặc trưng thơ.(48tr) Chương thứ ba : Quan niệm và những đánh giá của Xuân Diệu về thơ (64tr)

Trang 17

B NỘI DUNG CHƯƠNG THỨ NHẤT

THƠ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THƠ

I - Lược khảo một số định nghĩa về thơ

Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm, là hình thái văn học đầu tiên trong đời sống con người Từ thủa bình minh ấu thơ của lịch sử loài người, thơ ca đã ra đời đồng hành cùng sự hình thành và phát triển của con người Những bài hát trong lao động của người nguyên thuỷ, những lời cầu nguyện mong ước mùa màng tốt tươi, những bài niệm chú, có thể được xem là những

hình thức đầu tiên sơ khai, đơn giản của thơ Nhưng thơ còn là một “hình thức

nghệ thuật cao quý, tinh vi” Nên chỉ đến khi con người có nhu cầu tự biểu

hiện, thơ mới thực sự hình thành, theo đúng nghĩa của nó

Theo quan niệm thông thường, thuật ngữ thơ hàm nghĩa cho cả hai loại thể thơ trữ tình và thơ tự sự Song đặc trưng của thơ bộc lộ tập trung nhất qua thơ trữ tình

Hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho thơ nẩy mầm đâm lá Nhưng đặc trưng của thơ lại gắn với những cảm xúc, suy tư với chiều sâu của thế giới nội tâm trong mỗi cá nhân người nghệ sĩ Và ở những cảnh huống đặc biệt không hề giống nhau, thi ca đã làm nên những phong cách và giá trị vô cùng phong phú

Từ những phẩm chất và đặc điểm khác nhau đó mà có nhiều cách lý giải không hề giống nhau, thậm chí đối lập nhau về bản chất của thơ Có nhiều người xem bản chất của thơ ca là tôn giáo Nó gắn với những gì thiêng liêng

huyền bí Platon xem “thơ hay là tặng phẩm của thần linh” Sau này

Hayđêghơ, Hăngri Brêmông, Malácmê đều chịu ảnh hưởng của quan niệm cho thơ là nhịp cầu trung gian nối thần linh với loài người

Mặc dù thơ gắn với thế giới nội tâm sâu kín đa thanh, đa dạng, đa chiều, vừa hữu hình vừa vô hình, không dễ gì nắm bắt Song không vì thế mà đẩy thơ

Trang 18

Thơ từ bao đời vẫn là “tiếng nói tươi trẻ nhất” , “hồn nhiên nhất của tâm hồn”

được chảy ra từ mạch ngầm của cuộc sống, nói tiếng nói của cuộc sống, một tiếng nói tinh khiết và sâu thẳm nhất

Đạo thiên chúa giáo có quan niệm : mỗi người tin đạo đều có thể tìm cho mình một cách đến với chúa, đến với thiên đường Vậy thì cũng có thể nói rằng : mỗi nhà thơ, người đọc thơ, yêu thơ đều có thể tìm cho mình một cách để đến với thơ hay Và có bao nhiêu nhà thơ, người đọc thơ, yêu thơ thì cũng có thể nói có bấy nhiêu cách định nghĩa về thơ

1- Xung quanh một số định nghĩa về thơ cổ

Chịu ảnh hưởng của văn học phương Đông, các nhà thơ Việt Nam xưa

tư duy và sáng tạo thơ chủ yếu theo các quan niệm của thơ ca Trung Quốc Thơ

là để nói lên cái chí, lời ca là để làm cho lời nói được lâu dài Hay ở lòng thì gọi là chí, nói ra thành lời thì gọi là thơ Nhưng thơ có cái cơ sở không đổi của

nó mà tứ là cái không ở yên một nơi, tuỳ tính hợp phận nên ít khi có thể làm bài thơ nào cũng hay Nếu cho là khó thì cái dễ sẽ tới, còn nếu xem thường là

dễ thì cái khó lại ngay (theo Văn tâm điêu long - Lưu Hiệp)

Tuy chịu ảnh hưởng và vay mượn nước ngoài nhưng khi vào Việt Nam các quan niệm đó đã được Việt hoá nhuần nhuyễn đến mức dường như nó là tài

sản tinh thần của người Việt Nam Có thể nói rằng quan niệm “thi dĩ ngôn chí” hay “văn dĩ tải đạo” chi phối phần lớn các sáng tác của các nhà thơ xưa Mặc

dù vậy vẫn có những sáng tác thơ ca để ký thác tâm sự tình cảm riêng tư nhưng

bao trùm chủ đạo vẫn là để nói cái chí, để giữ gìn và bảo vệ đạo lý “Chí anh

hùng” của Nguyễn Công Trứ khá tiêu biểu cho quan niệm trên Ông quan niệm

làm trai phải cho đáng nên trai, sống có chí khí, sống cuộc đời rộng lớn, không bằng lòng với cuộc sống tầm thường chật hẹp Sống có chí khí là một đòi hỏi của xã hội, một trách nhiệm, một món nợ phải trả cho xã hội - món nợ tang bồng Rất hào hùng và đầy khí phách khi Nguyễn Công Trứ viết

Chí làm trai nam bắc tây đông, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

Trang 19

Chí những toan xẻ núi lấp sông, Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ

Cùng nằm trong quĩ đạo của quan niệm về thơ xưa nhưng các nhà thơ lớn cũng không hề cứng nhắc đến mức duy lý trí : làm thơ chỉ để nói cái chí, để

chở đạo mà còn rất sâu sắc đúng đắn khi quan niệm : “thơ khởi phát từ trong

lòng người ta” (Lê Quí Đôn) Có nghĩa là thơ không chỉ bó hẹp trong lãnh địa

của “chí” , của “đạo” do lý trí điều khiển sai khiến mà thơ còn là kết quả của sự

rung động của tấm lòng, của con tim Không được lọc qua và “đầu thai” bằng

cảm xúc, bằng tấm lòng, bằng tình cảm làm sao có được những áng thơ hay tồn tại mãi trong lòng người đọc

Cũng vượt lên trên quan niệm về thơ trong văn học cổ, gần gũi với quan

niệm về thơ với Lê Quí Đôn, Ngô Thì Nhậm phát biểu : “Mây gió cỏ hoa xinh

tươi kỳ diệu đến đâu hết thẩy cũng đều từ trong lòng nẩy ra” và cao hơn, sâu

hơn ông đi vào bản chất của quá trình sáng tạo thơ, cái thiết cốt khơi nguồn cho sáng tạo thơ hay là khi lòng người xúc động, và làm thăng hoa những giá trị

tưởng như bình thường bỗng trở thành bất tử : “Hãy xúc động hồn thơ để ngọn

bút có thần” Xúc động càng lớn sự thần kỳ trong ngọn bút càng cao Có thể

nói sự xúc động lớn đã tạo ra những “phút giây thiêng” sáng tạo nên những giá

trị tinh thần vĩnh cửu Phải chăng cũng vì lý do trên mà có người đã quan niệm thơ là tặng phẩm của thần thánh?

Xuất phát từ giây phút kỳ diệu “để cho ngọn bút có thần” nhà thơ xưa không hề khống chế khả năng vô biên của trí tưởng tượng Cho nên cũng lại

xuất hiện quan niệm : “thơ là sự lung linh giữa khả giải và bất khả giải” Đó

thực sự cũng là một quan niệm về thơ không phải không đúng đắn và tiến bộ

2- Xung quanh một số định nghĩa về thơ hiện đại

Mỗi thời đại khác nhau có những quan niệm về thơ không giống nhau Tất nhiên không có sự đoạn tuyệt và cắt đứt, không có sự loại bỏ một cách tuyệt đối Thực tế cho thấy không ít những quan niệm về thơ tronng xã hội thời

Trang 20

tàng lý luận về thơ vừa làm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể Chẳng hạn những câu thơ sau đây tuy cách diễn đạt hình tượng thơ có khác nhau, nhưng ít nhất vẫn cùng chung một dòng chảy, một quan niệm về vai trò chức năng của thơ, một điểm đến, một địa chỉ là vì cuộc sống con người, sự tiến bộ của loài người :

- Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Nguyễn Đình

Chiểu)

- Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền (Sóng Hồng)

- Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Hồ Chí Minh)

Những ý kiến của Hồ Chí Minh và Sóng Hồng về thơ, có thể được coi là những định nghĩa tiêu biểu trong quan niệm về thơ thời hiện đại Nó ảnh hưởng

và chi phối nhiều đến thơ ca Việt Nam thế kỷ XX Họ là nhà cách mạng nhưng đồng thời cũng là nhà thơ có không ít những vần thơ hay Đặc biệt là những phát biểu về đặc trưng, bản chất, tác dụng của thơ Sóng Hồng, trong lời giới thiệu tập thơ của mình đã nêu những định nghĩa rất khái quát và sâu sắc về thơ

Ông quan niệm : “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao

đẹp Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó, nói lên niềm hi vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch

Với vị trí là cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, Tố Hữu phát

biểu : “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, “Thơ là cái

nhuỵ của cuộc sống” Coi cuộc sống rộng lớn vô cùng, nó như bông hoa và

phần hương thơm quyến rũ nhất, giá trị nhất là phần “nhuỵ” Thơ được ví như nhuỵ hoa là coi thơ như tinh hoa nhất tạo hương thơm cho cuộc sống

Trang 21

Bàn về tính hàm súc và khả năng diễn đạt của thơ ca, Tế Hanh cho rằng

“Thơ là phương tiện tối thiểu nhất trong các ngành nghệ thuật để đạt được

những kết quả cao nhất” Khi bàn đến qui trình sáng tạo thơ, làm thế nào để từ

hiện thực cuộc sống sáng tạo ra thơ? Nguyễn Đình Thi khẳng định : “Thơ là

tiếng nói đầu tiên tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”

Với Xuân Diệu, ông lại có một cách định nghĩa riêng về thơ Đành rằng

thơ là kết quả của cái phần cao sâu nhất là tâm trí của những con người chân chính, nhưng phải có sự đồng điệu, lòng say mê thì mới tạo ra thơ: “Thơ là

tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người lao động, phấn đấu, suy nghĩ, yêu thương trong cái phần cao nhất, sâu nhất của họ tức là tâm trí.” hoặc “Ai cảm được cái kỳ diệu của tình yêu thì cũng có thể bằng cách tương đương liên hệ mà lĩnh hội được cái kỳ diệu của thơ Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân.”

Có lẽ vấn đề trung tâm trong thơ là cảm xúc và tình người, cho nên nhiều nhà nghiên cứu, nhà thơ đã đề cập tới vấn đề này Hoài Thanh phát biểu :

“thơ là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại muốn làm thơ trước hết

phải có tình” Cũng đề cập tới sự rung động của cảm xúc trong sáng tạo thơ,

nhưng hơi cực đoan khi các tác giả của nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng : “Thơ

là sự rung động : có rung động là có thơ Phải cần và chỉ cần có rung động ấy Thơ vì thế không cần để hiểu mà cốt để cảm Thơ được ví như Giai nhân, như Đẹp, như Trời Trước lúc chưa kịp hiểu nó là gì ta đã bị nó quyến rũ, lôi kéo, xâm chiếm”

Giáo sư Hà Minh Đức, một nhà khoa học có uy tín trong giới nghiên cứu

thơ nói riêng và lý luận văn học nói chung, khi đã “Đi hết một mùa thu”, với

hơn nửa thế kỷ lao động và sáng tạo, trải qua bao suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu

Trang 22

“thơ là tiếng nói của một tâm hồn, của niềm ước mơ, thơ bộc lộ khát vọng

vươn tới một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng” Tất nhiên, không phải bài thơ

nào cũng bộc lộ một cách trực tiếp những luận điểm trên Nhưng suy cho đến

cùng thơ hay, thơ lớn dù trực tiếp hay gián tiếp đều “bộc lộ khát vọng vươn tới

một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng” Điều đó như là một chân lý

Ngoài ra, không khác xa lắm với các định nghĩa từ cổ chí kim trong quan niệm về thơ của Việt Nam, các nhà thơ và các nhà nghiên cứu thế giới cũng đưa ra không ít định nghĩa xoay quanh đặc trưng, phẩm chất của thơ Đuy Belây nhấn mạnh tới vai trò của cảm xúc, của trái tim trước những biến thái của cuộc sống Khá “đồng điệu” với quan niệm về thơ ở Việt Nam khi ông cho

rằng : “thơ là người thư ký trung thành của trái tim” Tất nhiên trong thơ phải

có trí tuệ, phải khái quát được những bức tranh hiện thực cuộc sống và con người ở những bình diện khác nhau nhưng nếu như có tất cả những điều đó mà không có sự rung động của trái tim thì cũng không thể có thơ theo đúng nghĩa của nó Cho nên khi tâm hồn rung động thì người thư ký trung thành của trái tim đã kịp thời ghi lại, đó chính là những vần thơ

Biêlinxki nhà nghiên cứu phê bình Nga cũng đã định nghĩa : “thơ là tất

cả những gì làm cho ta phải quan tâm, gây xúc động, niềm vui, nỗi buồn, thú say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng”, không quan tâm nhiều đến các dấu hiệu về

hình thức của thơ Biêlinxki tập trung vào những tình huống, những nguyên nhân cội nguồn của sáng tạo thơ Sự thật là hầu hết những tác phẩm thơ có giá trị đều là kết quả của những nung nấu, dằn vặt thường trực trong lòng Nó trở

đi trở lại ám ảnh trong tâm trí khiến cho anh không viết không thể chịu nổi Lúc đó thơ tràn ra tự nhiên như một nhu cầu tự thân tất yếu, kết quả của

“những gì làm cho ta phải quan tâm, gây xúc động, niềm vui, nỗi buồn, thú say

mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng”

Cũng từ góc độ đặc trưng bản chất của thơ, M.Gorki đại văn hào Nga

phát biểu : “thơ trước hết phải mang tính tình cảm” Ở một điểm nhìn hẹp hơn Anphret Vinhi lại cho rằng : “thơ là lòng nhiệt tình kết tinh lại”

Trang 23

Các nhà thơ lãng mạn lại thường lý tưởng hoá thơ, đối lập một cách cực

đoan giữa thơ với cuộc sống Lamáctin cho rằng : “Thơ là hiện thân cho những

gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người” J.R

Bếtsơ lại quan niệm tính tích cực và trách nhiệm của thơ là phải khơi dậy

những hoài bão cao đẹp và rộng lớn của con người Ông cho rằng : “Thơ là sự

cố gắng không ngừng của con người để tự vượt lên mình”

Có thể nói rằng các định nghĩa về thơ là vô cùng phong phú Mỗi định nghĩa dù ở Việt Nam hay trên thế giới, dù thời xưa hay thời nay, dù hẹp hay rộng, dù của nhà thơ, nhà nghiên cứu thơ hay bạn đọc thơ đều có cái lý riêng của nó, ít nhất là ở tư duy, ở điểm nhìn, ở thời điểm hiện tại của bản thân người phát biểu Cũng chính do những đặc điểm trên đã làm nên tính phong phú của các định nghĩa về thơ Có người xuất phát từ quan điểm giai cấp, có người xuất phát từ quan điểm nghệ thuật, lại có người chỉ định nghĩa trên bình diện nội dung, cũng có người chỉ định nghĩa trên bình diện hình thức Thậm chí có những định nghĩa theo chúng tôi là khá cực đoan chỉ căn cứ vào một khía cạnh hình thức của thơ Chẳng thế mà Gectruđơ Stainơ đã phải thốt lên : một bông hồng là một bông hồng, cũng như thơ là thơ, thế thôi, cần gì nhọc lòng định nghĩa mà tốn giấy mực Để hệ thống lại cho dễ hiểu hơn, chúng ta có thể tạm

sắp xếp lại theo mấy nhóm sau đây Nhóm một : Coi thơ luôn gắn với cuộc

sống : “Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp”, “Thơ là cuộc sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống”, “Thơ biểu hiện tinh chất cuộc sống”,

“là cái nhuỵ của cuộc sống” Nhóm hai : coi thơ là sợi dây ràng buộc mọi

người : “Thơ là tinh hoa, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm”, “Thơ là

chuyện đồng điệu”, “là tiếng nói tri âm” Nhóm ba: xu hướng dựa vào cấu

trúc của ngôn ngữ : “Thơ trước hết và cuối cùng là cuộc hành trình trọn vẹn của ngôn từ, là cuộc đời của ngôn từ”, “Thi sĩ là người tạo tác ngôn từ”, “Một bài thơ là những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự hoàn hảo” Nhà nghiên cứu Phan Ngọc viết : “Thơ là cách tổ chức hết sức quái đản để bắt

Trang 24

chức ngôn ngữ này.” Nhóm bốn : Thi pháp học lại nêu ý kiến về thơ theo một

cách riêng Bakhtin, nhà thi pháp học nổi tiếng nêu sự khác nhau giữa thơ và văn xuôi : “Thơ là tiếng độc bạch (monologique), một nỗi oán thán, một niềm vui, một nỗi nhớ, một suy tưởng Tiểu thuyết là đối thoại (dialogique) nhiều

tiếng nói, nhiều bè, hoà hợp nhau, cãi nhau, đối chọi nhau” Nhóm năm: xu

hướng định nghĩa thơ căn cứ vào dấu hiệu hình thức Họ cho rằng so với văn xuôi, trang thơ có nhiều khoảng trắng Thơ nói ít mà chứa đựng nhiều nghĩa Chính những khoảng trắng lại chứa đậm chất thơ là nơi chất thơ lan toả Thơ là văn bản không liên tục có nhiều chỗ “lặng”, cái “lặng” tràn ngập cảm xúc và ý tưởng Cũng từ dấu hiệu hình thức họ cho rằng đặc trưng thơ là sự trùng điệp của âm, vần, nhịp Những ý kiến này quan niệm nhịp là linh hồn của thơ, hay

“Thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ” Mỗi nhón định nghĩa về thơ có những ưu thế và hạn chế khác nhau Tìm một định nghĩa nào bao chứa được hết, vừa nhận ra cái phần “xác” và phần “hồn”, khía cạnh nội dung và hình thức, cả cái vô hình và cái hữu hình, tiềm thức và vô thức là một điều không hề đơn giản

Cho nên, khó có một định nghĩa nào bao quát được tất cả những khía cạnh thể hiện đặc trưng của thơ Mặc dầu vậy, theo ý kiến của chúng tôi, nói như thế không có nghĩa là không thể có được một định nghĩa khả dĩ khái quát được những nét cơ bản về thơ Tuy thơ là một lĩnh vực tinh thần vô cùng phong phú phức tạp, tinh vi và tinh tế Mỗi tác phẩm thơ là sản phẩm tinh thần của một cá nhân cụ thể trong một trạng thái cảm xúc, trong một sự rung động

cụ thể của tâm trí nhưng nó vẫn tuân theo một qui luật chung và ít nhất đều

có tên gọi chung là “thơ” chứ không phải là một loại hình nghệ thuật khác

Vậy thì theo chúng tôi, một định nghĩa về thơ sẽ được đông đảo bạn đọc chấp nhận hơn, phải là một định nghĩa khái quát được cả đặc trưng về nội dung và hình thức của thơ để qua đó, người ta thấy được bóng dáng của hầu hết những sáng tác thơ ca đều có mặt trong đó

Trang 25

Xuất phát từ suy nghĩ trên, chúng tôi xin chọn hai ý kiến được coi như những định nghĩa về thơ (một dài, một ngắn) mà theo chúng tôi đáp ứng được khá đầy đủ những tiêu chí về cả nội dung và hình thức thơ :

Định nghĩa 1 : “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách

cao đẹp Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó, nói lên niềm hi vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là tình cảm và

lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang nên nhạc điệu khác thường

Thơ là một viên ngọc kim cương long lanh dưới ánh sáng mặt trời Thơ

là thơ, đồng thời cũng là vẽ, là nhạc, là trạm khắc theo một cách riêng Nhưng thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà những nghệ thuật khác không có Cho nên thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng.”

(Sóng Hồng)

Định nghĩa 2 : “Thơ là một thông báo thẩm mỹ trong đó kết hợp 4 yếu

tố: có Ỳ, có Tình, có Hình, có Nhạc.”(55.T22)

( Mã Giang Lân)

II- Những quan niệm cơ bản về thơ

1 Quan niệm về thơ trong văn học trung đại

Trước khi tìm hiểu quan niệm về thơ trong văn học trung đại, chúng tôi

xin đề cập vài nét đến quan niệm về thơ trong văn học dân gian Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, khi mà đời sống và nhận thức xã hội của con người còn

Trang 26

người Trong rất nhiều thể loại của văn học dân gian thì ca dao, dân ca chính là thơ khi tách khỏi làn điệu Một thứ thơ mà ngay các nhà thơ lớn cũng coi đó là mẫu mực về tính chân thực hồn nhiên giầu sức gợi cảm, gợi tả và khả năng lưu truyền từ đời này sang đời khác

Ở thủa xa xưa, do nhiều nguyên nhân, người xưa chưa có điều kiện xây dựng lên một hệ thống lý luận về thơ, nhưng không vì thế mà ảnh hưởng tới thực tiễn sáng tác Chúng ta có cả một kho tàng ca dao dân ca vô cùng phong phú cả về số lượng và chất lượng Nếu như chúng ta có thể nói: chính quan niệm về thơ của người xưa đã chi phối tư duy thơ ca dân gian thì cũng có thể nói ngược lại : khối lượng sáng tác thơ ca dân gian đồ sộ như vậy chính là sản phẩm tất yếu của những quan niệm về thơ tuy không được phát biểu một cách trực tiếp và có hệ thống Mặc dù người xưa không có điều kiện để phê bình, nghiên cứu, không có điều kiện bút chiến, luận đàm nhằm bộc lộ trực tiếp quan niệm về thơ nhưng chính tư duy hồn nhiên chất phác và lòng lạc quan yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên dào dạt đã tự thân mang tính tư tưởng, mang tính quan niệm về thơ ca Chính tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc và đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện

Nếu như tục ngữ thiên về lý trí, kinh nghiệm thì ca dao thiên về tình cảm (nội dung trữ tình) Ca dao là thể loại thể hiện được hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn học dân gian Nếu phải khái quát quan niệm về thơ của người xưa thì chắc giản dị hơn nhiều so với những hệ thống lý luận vừa cao siêu, vừa phức tạp mang đầy tính triết luận của thời hiện đại Phải chăng quan niệm của người xưa về thơ không là gì khác mà cũng chính là nơi để ký thác tâm hồn, tư tưởng tình cảm Những cung bậc muôn màu muôn vẻ trong đời sống tâm hồn tình cảm không dễ gì tìm thấy lối ra trong các thể loại khác như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Sở dĩ như thế là vì thơ ca dân gian không những phản ánh hiện thực một cách cô đúc mà còn được chắp thêm đôi cánh kỳ diệu của trí

Trang 27

tưởng tượng Nó vừa giản dị trong sáng nhưng cũng lại sâu sắc tinh tế vô cùng Hãy thử nghe một ví dụ trong vô vàn những ví dụ về ca dao:

- Ca dao Miền Bắc : Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc như đèn mới khêu

- Ca dao Nam Trung Bộ :

Đã mang lấy cái thân tằm Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ

Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ

Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ thấy không

- Ca dao Nam Bộ : Buổi mai em xách cái thõng (chĩnh)

Em xuống dưới ao em bắt con cua

Em bỏ vô trong cái thõng

Hắn kêu cái rỏng, hắn kêu cái rẻnh

Hắn kêu một tiếng, chàng ôi !

Chàng đành yên phận tốt đôi

Em nay lẻ bạn mồ côi một mình

Đó là quan niệm của dân gian, đồng thời cũng là nếp tư duy nghệ thuật, một nếp tư duy xuất phát từ cuộc sống lao động Nó chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm quan niệm của con người, ngay cả trong tình yêu

Nếu nói thơ ca bắt nguồn từ lao động sản xuất và truyền thống thơ trước hết là biểu hiện truyền thống của nhân dân lao động thì điều đó chỉ phù hợp với

thơ ca dân gian Còn thơ ca trung đại, loại thơ ca “bác học” của các bậc “sĩ

nhân quân tử” của các nhà Nho am hiểu chữ thánh hiền đến “thông kim bác cổ” thì thật khó phù hợp ở mỗi thời kỳ lịch sử, cũng như ở mỗi người sẽ có

quan niệm thơ khác nhau và quan niệm về thơ chi phối tư duy cũng như sản phẩm thơ

Ngay từ đầu thế kỷ XV, trong lời tựa cho quyển “Việt âm thi tập”, Phan Phu Tiên (đậu thái học sinh -1399) đã viết : “Tâm hữu sở chi tất hình ư ngôn,

Trang 28

lời nói, cho nên thơ là để nói nên cái chí của mình) Như vậy, quan niệm Thi dĩ

ngôn chí trong văn học trung đại Việt Nam đã được xuất hiện từ thế kỷ XV

Quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” xem mục đích của thơ không phải là “nhận

thức và phản ánh hiện thực” mà chủ yếu là để bộc lộ cái chí của mình Cái chí

ở đây cũng muôn hình muôn vẻ, nó có thể là cái tâm, cái hồn, cái mục đích, cái

phong cốt của con người, của lớp nho sĩ trí thức luôn ôm hoài bão “Tu thân,

tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” hay nói như Nguyễn Công Trứ :

Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển

Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rõ hơn nội dung của chí : “Có kẻ chí để ở

đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kể chí để ở sự ẩn dật” Phân chia và đề

cập kỹ hơn từng loại chí, Phùng Khắc Khoan lại viết : “Chí mà ở đạo đức thì

tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối, gò hang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thanh cao, chí ở nỗi uất úc thì làm ra lời thơ ưu tư, chí

ở niềm cảm thương thì làm ra điệu thơ ai oán.”

Lê Quý Đôn còn coi : “Thơ ca là việc làm khi nhàn rỗi của các bậc

thánh nhân” Đồng thời ông bàn thêm về quá trình sáng tạo thơ Trong “Lời đề tựa” của “Toàn Việt thi lục” ông viết : “ý thú tiên lập, từ tòng điêu chi” tức là:

ý tứ lập trước còn từ điệu theo sau Ngôn ngữ thơ phải phục tùng ý đồ tư tưởng

và quan niệm của tác giả

Lê Thánh Tông, một ông vua học nho, chuộng nho đã đưa văn chương nhà nho thành chính thống, quan phương và làm văn, làm thơ theo quan niệm

văn chương nhà nho Trong bài tựa sách “Quỳnh uyển cửu ca”, tập thơ xướng

hoạ của Hội Tao đàn, với tư cách là hội trưởng: Tao Đàn nguyên súy, Lê

Thánh Tông đã phát biểu về quan niệm văn chương của mình : “Ta nhân lúc

muôn việc được rỗi, nửa ngày được nhàn, thường xem các sách, vui thích lục nghệ, mọi sự huyên náo lắng xuống, một ngọn đèn sáng thơm tho, thị dục ít, tinh thần trong sạch, ở yên, hướng cao, mới phấn khởi nghĩ đến khuôn phép

Trang 29

lớn của Thánh Đế minh vương, lòng cẩn thận của trung thần lương bật” Liền

đó ông sai lấy giấy, bút, mực ghi lại “Chân tình phát triển ra có anh khí dào

dạt, thành cách ngôn hay”(2.T118,119) Quan niệm văn (có cả thơ) để chở

đạo Đạo ở đây là đạo của Thánh Đế minh vương tức là đạo trị nước Đạo ở đây còn là đạo của trung thần lương bật tức là đạo thờ vua Lê Thánh Tông đã

có ý thức dùng văn thơ để phục vụ nhà nước phong kiến Quan niệm văn

chương của ông trong bản “tuyên ngôn” của Hội Tao Đàn là quan niệm văn

chương nho giáo truyền thống được Việt hoá vào thời hoàng kim của chế độ phong kiến Đại Việt

Phan Huy Chú mở đầu “Văn tịch chí” sách “Lịch triều hiến chương loại

chí” đã viết : “Cái hay trong lòng người gửi vào trong văn chương sách vở, cho nên xem đến tư văn thì biết được đạo trời Thư tịch văn minh của loài người là ở đó” Quan niệm này coi tất cả văn minh của xã hội loài người đều

thuộc phạm vi văn học Không phải chỉ có thơ văn mà ngay cả những công trình học thuật, những văn kiện chính trị, triết học, sử học đều được trau chuốt hình thức biểu đạt sao cho ý đẹp, lời hay như một tác phẩm văn chương Chính quan niệm này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn sáng tác của dòng văn học

trung đại, cái mà giới nghiên cứu thường vẫn gọi là “Văn - Sử - Triết” bất

phân

Nguyễn Văn Siêu cũng đã từng quan niệm đúng đắn, và đầy sức thuyết

phục về chức năng của văn học : “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không

đáng thờ Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người Loại không đáng thờ

là loại chuyên chú ở văn chương”

Trong thơ ca trung đại, “tư duy thơ không được quan niệm như là sự

phát triển tự do của trí tưởng tượng phóng túng, tài hoa mà là sự học tập theo khuôn phép cổ nhân”(62.T39) Cho nên một trong những đặc điểm cơ bản của

thơ ca trung đại là mang tính ước lệ, tương trưng với dày đặc các điển tích,

điển cổ Lê Quý Đôn viết : “Nếu muốn học làm thơ, tất phải theo cổ nhân từng

Trang 30

bước, lấy đấy làm khuôn mẫu, ra công mài giũa lâu ngày, tự nhiên phép luật

và âm vận hợp thơ cổ.” (62.T39)

Với quan niệm “sùng cổ”, lấy cổ nhân làm khuôn vàng thước ngọc cho

nên thơ bị trói buộc bởi nhiều nguyên tắc, qui chuẩn hà khắc Nhà thơ khi sáng tác phải hết sức giữ gìn thận trọng trong dùng chữ, đặt câu, luyện ý Lê Hữu

Kiều viết : “Này, làm thơ, nên lập ý không linh hoạt thì mắc vào việc phù

phiếm, luyện cách điệu không trang nhã thì mắc vào bệnh quê mùa, đặt câu không sắc sảo thì mắc vào bệnh thô lỗ, kém cỏi, dùng chữ không âm hưởng thì mắc vào bệnh tầm thường, tục tằn” Mang ý nghĩa tiến bộ, quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” coi thơ cũng là sản phẩm tinh thần gắn liền với chủ thể sáng tạo Bởi

thế, thơ đôi khi là sự phản ánh trực tiếp những tình cảm, tâm trạng cá nhân ở

từng thời điểm nhất định Các bài thơ “Cảm tác”, “Ngôn hoài”, “Tức cảnh” là

một minh chứng cho thực tế trên Nhưng nhìn chung, người xưa vẫn quan niệm thơ là một công cụ để giáo huấn đạo đức, giữ gìn phong hoá, kỉ cương, tôn trọng trật tự xã hội Quan niệm ấy làm cơ sở cho việc mỹ lệ hoá thơ, đề cao

thơ, rằng “ngắm” thơ “nếm” thơ không thể bằng con mắt với khẩu vị thông

thường

Khi khen thơ hay, Nguyễn Du thường dùng “tú khẩu”, “cẩm tâm”, “Lời

lời châu ngọc”, “Hàng hàng gấm thêu” Như vậy người xưa quan niệm , thơ

là một đặc sản tinh thần cao quý dùng để bày tỏ tình cảm, để tặng cho nhau Họ

“coi thơ là phương tiện truyền âm và gián tiếp rất cao sang của những người

có học Thơ cũng là công cụ giáo hoá nhân tâm, khuyến điều thiện, răn điều

ác, giữ gìn phong hoá, di dưỡng tính tình.” (62.T41)

Phép làm thơ trước hết phải lập ý, sau đó mới tìm lời Ngôn chí, minh đạo, trưng thánh, tôn kinh là những nguyên tắc tư tưởng tối cao chi phối quá trình sáng tác cũng như nội dung, hình thức thơ ca trung đại Mặc dù quan

niệm “thi dĩ ngôn chí” hay “văn dĩ tải đạo”(Theo giáo sư Nguyễn Lộc: tuy nói

hai mệnh đề nhưng tựu chung vẫn là một Bởi vì, một thời gian khá dài trong lịch sử người ta chưa có phân biệt cụ thể giữa văn và thơ Vì vậy, quan niệm

Trang 31

“Thi dĩ ngôn chí” được bao hàm trong quan niệm “ văn dĩ tải đạo” Chí ở đây

thực chất cũng chính là đạo(27.T56) là những quan niệm mang tính chất chủ đạo chi phối sáng tác của hầu hết các nhà nho trong thời khì phong kiến nhưng nói như thế không có nghiã là nó bao quát hết toàn bộ lịch sử phát triển rực rỡ của thơ ca trung đại

Một bộ phận rất lớn của thơ chữ Nôm và một bộ phận không nhỏ của thơ ca yêu nước và rất nhiều thơ ca dân gian đã vượt ra ngoài kỉ cương của kinh và đạo để hướng về đời sống hiện thực sinh động Biết bao nhà nho bất đắc dĩ đã mất lòng tin ở đạo lý thánh hiền Họ đã dùng thơ, một thứ thơ vượt lên trên tầm thời đại để chống trả lại cái trật tự xã hội và sự hà khắc của chế độ quan liêu bảo thủ trì trệ

Tóm lại, có thể nói, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng văn học thời trung đại ở Việt Nam dường như chỉ có một quan niệm văn học chính thống

của nho giáo Đó là quan niệm “văn tải đạo”, “thi ngôn chí” Quan niệm này

xuất hiện cùng với sáng tác của các nhà nho khoảng cuối đời Trần Đến thế kỷ

XV trở thành chính thống và kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX mới dần dần nhường bước cho những quan niệm văn học mới

2 Quan niệm về thơ trong văn học hiện đại

2.1 Quan niệm về thơ từ đầu thế kỷ XX - 1945

Đây là một thời kỳ văn học chỉ diễn ra chưa đầy nửa thế kỷ nhưng có một vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam Với đặc điểm của một nền văn học đang được hiện đại hoá mạnh mẽ, phát triển với một nhịp độ đặc biệt mau lẹ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và

có sự phân hoá phức tạp nhiều khu vực và trào lưu, quan niệm văn học đầu thế

kỷ XX đã có những chuyển biến cách tân rõ rệt Khi nói văn học được hiện đại hoá là nói văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học cổ thời phong kiến Nói chung, quan niệm thẩm mỹ thời phong kiến, lấy chuẩn mực cái đẹp trong thiên nhiên và chân lý ở quá khứ ý thức cá nhân không có điều kiện phát

Trang 32

phải tuân thủ theo cả một hệ thống ước lệ chung của cả cộng đồng, của những

“tao nhân mặc khách” Do vậy tính chất uyên bác và cách điệu hoá, tính sùng

cổ và phi ngã đã chi phối quan niệm về thơ văn cũng như thực tiễn sáng tác

Bước sang đầu thế kỷ XX - 1945, cùng với những ảnh hưởng to lớn của mưa Âu, gió Á Giờ đây đội ngũ sáng tác văn học không phải chỉ là những nhà nho uyên thâm Hán học mà chủ yếu là từng lớp trí thức Tây học tiểu tư sản ở các đô thị Công chúng văn học cũng thay đổi, chữ Quốc ngữ và kĩ thuật in ấn

ra đời đã làm nên những đổi thay sâu sắc và to lớn trong đời sống văn học Phan Bội Châu cũng như các sĩ phu yêu nước đã đưa đến cho lịch sử văn học dân tộc một kiểu mẫu về quan niệm văn chương Văn chương không phải để lập thân mà là để tuyên truyền quan điểm chính trị Với Huỳnh Thúc Kháng thì

: “đối với ông không có cái văn chương nào hơn cái văn chương làm cho dân

khôn và nước mạnh Khách đa tình thì thiên lệch về tình Nhà thi sĩ thì thiên lệch về nước”(125.T4)

Theo Lưu Trọng Lư, sự khác nhau về đời sống tinh thần, về quan điểm thẩm mỹ sẽ dẫn đến quan niệm thơ ca khác nhau Xưa, cuộc sống của thi nhân

“giản dị, êm đềm”, nên tâm hồn họ cũng “nghèo nàn, phẳng lặng”, nay tình cảm thi nhân “muôn hình vạn trạng” nên thơ ca cũng phải phóng túng, bay

bổng réo rắt và khi tâm trạng, tình cảm mới ắt phải có những hình thức biểu đạt mới đó là một tất yếu

Trên văn đàn công khai những năm 30 thế kỷ XX, Tản đà nổi nên như một nhân vật kiệt xuất Là một nhà nho nhưng lại ảnh hưởng tư tưởng duy tân

Ông quan niệm : “có văn có ích, có văn chơi” và cái “văn chơi” của ông đã báo hiệu “một thời đại trong thi ca” mà sau này Hoài Thanh đã tổng kết ở đây, lần

đầu tiên trong văn học Việt Nam, cái tôi trữ tình trực tiếp được coi là nhân vật

trữ tình số một Ông quan niệm, khi làm thơ “Nếu không phá cách, vứt điệu

luật thì khó cho thiên hạ đến bao giờ” Cái tôi trữ tình ngông nghênh nhưng rất

tài hoa của Tản Đà cùng với quan niệm “văn chơi” đã mở đường dọn lối cho

một loại thơ trữ tình kiểu mới thiên về cấu trúc tự nhiên, tạo điều kiện cho sự

Trang 33

phát triển tự do của trí tưởng tượng Nhận xét về quan niệm sáng tác của Tản

Đà, GS.Trần Đình Hượu trong cuốn “Nho giáo và văn học Việt Nam cận đại (1999)” có viết “Văn chương Tản Đà không nhằm theo đuổi đạo lý hay triết

học mà theo đuổi cái đẹp nghệ thuật Ông đã hình dung văn chương theo một quan niệm giá trị mới, hấp thụ từ quan niệm cái hay, cái đẹp của văn chương Pháp”(125.T12)

Theo hướng cách tân của Tản Đà, các nhà thơ mới (32 - 45), đã góp phần làm thay đổi hẳn bộ mặt thi ca Việt Nam Cái tôi thi sĩ giờ đây không còn phải ẩn mình (phi ngã) nữa mà là nhân vật trung tâm của toàn bộ nền thơ Các nhà Thơ mới quan niệm : Bản chất của thơ ca là đi tìm cái đẹp thiêng liêng, huyền bí, cao siêu ở trong mơ, trên vũ trụ hay tiên giới chứ không phải ở

cuộc đời trần tục Thi sĩ là “Một khách tình si, ham vẻ đẹp muôn hình muôn

thể” (Thế Lữ) hay thi sĩ có nghĩa là“ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu), thậm chí “thi sĩ không phải là người, nó là người Mơ, người Say, người Điên” (Chế Lan Viên) Có thể nói, hầu hết các nhà thơ mới

đều đề cao vai trò của cảm xúc, của tưởng tượng và phủ nhận vai trò của lý trí, của thực tại

Đỉnh cao trong quan niệm phủ nhận lý trí, thoát ly thực tại, một cách cực đoan được biểu hiện trong “Xuân thu nhã tập” (1942) Các tác giả quan niệm nghệ thuật là con đường giải thoát của cái tôi “tìm đường nhịp nhàng đến cõi siêu việt”, “Thơ là cái gì siêu thoát, ra ngoài ước lệ, lên trên lý trí”, thơ thuộc

về “những lớp dày đặc của tiềm thức và vô thức” Như vậy là : lần đầu tiên trong lí luận thơ ca ở Việt Nam, cái trực giác trong quan niệm về thơ được nhấn mạnh và đề cao, được coi là bản chất có tính cội nguồn của thơ Nếu xem quan niệm về thơ của phong trào Thơ mới là một hiện tượng đột biến của thi ca Việt Nam thì Xuân thu nhã tập cần được nhìn nhận như một biểu hiện cuối cùng của sự đột biến đó Gạt bỏ những hạn chế cực đoan trong quan niệm về cái đẹp tuyệt đối vô biên, đề cao trực giác, hình tượng thơ cầu kỳ bí hiểm trong

Trang 34

giá trị lâu dài Theo giáo sư Mã Giang Lân, trong nhiều định nghĩa về thơ, có định nghĩa thiên về nhiệm vụ chính trị, có định nghĩa thiên về giáo huấn đạo đức, có định nghĩa thiên về ngôn ngữ học, kí hiệu học thì định nghĩa về thơ

của nhóm “Xuân thu nhã tập” gần với thơ hơn Nhìn chung, các nhà Thơ mới

đã say sưa phát biểu nhiều ý kiền về thơ, mà ở đấy thể hiện những quan niệm của trường phái thơ tượng trưng và siêu thực ở Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX Thơ tương trưng biểu hiện cái tiềm thức, cái hư ảo dùng những hình tượng đặc biệt để biểu hiện những sự vật có thật, những điều bí ẩn mà cảm giác không thể nhận thức nổi Còn thơ siêu thực lại thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, luôn ghi lại những trạng thái tâm lý biến chuyển trong tiềm thức không phân biệt được đúng hay sai, tỉnh hay mộng

Thơ mới mặc dù đạt được những thành tựu rực rỡ làm nên một thời đại huy hoàng trong thi ca Việt Nam nhưng số phận thật ngắn ngủi (Đây là thời gian hình thành và khẳng định, còn ảnh hưởng và chi phối thì lại là vấn đề khác) Chỉ trong vòng hơn mười năm, thơ mới đã đi hết con đường của mình

Bởi vì không ai có thể “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” mãi được Mơ mãi

rồi phải tỉnh, gào khóc mãi cũng phải nín Tự cân bằng trở lại là lẽ tất yếu của thi ca khi thế cuộc đổi thay

Ngoài quan niệm của phong trào Thơ mới, thời kỳ này còn tồn tại quan niệm về thơ của các nhà thơ cách mạng mà tiêu biểu là Hồ Chí Minh và Tố Hữu, Sóng Hồng

Cùng ra đời trong một hoàn cảnh đầy biến động của lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nhưng khác xa với quan niệm của các nhà Thơ mới, thoát ly thực tại, tìm cứu cánh của nghệ thuật trong tình yêu, thiên nhiên

và nỗi sầu vạn cổ, thơ ca của những chiến sĩ cộng sản, những nhà cách mạng lại đề cao vai trò trách nhiệm của nhà thơ trước vận mệnh quốc gia dân tộc Quan niệm: Hiện đại thi trung ưng hữu khiết

Thi gia dã yếu hội xung phong

Trang 35

trong bài : “Khán thiên gia thi hữu cảm” của Hồ Chí Minh “đã thay đổi đời

thơ (và cả đời người nữa chứ) của cả một thế hệ thi sĩ”(23.T9)

2.2 Quan niệm về thơ từ 1945 đến 1975

Nếu cần phải khái quát quan niệm về thơ qua các thời kỳ, chúng ta có thể mượn lời tổng kết của Hoài Thanh : “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi” Cái tôi Thơ mới có khi được thiêng liêng, thần thánh hoá, có khi lạc lõng bế tắc Và giờ đây khi lịch sử đã sang trang cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại đã thay đổi chế độ xã hội, thay đổi vận mệnh dân tộc thì quan niệm về thơ cũng lại vận động, và biến đổi từ cái tôi sang cái ta nhưng cái ta ở đây khác hẳn về chất so với cái ta trong văn học thời phong kiến Đó là cái “ta” mang lý tưởng của Đảng của dân tộc và nhân dân Cái “ta” quan niệm thơ phải là một vũ khí chiến đấu, một công cụ tư tưởng hữu hiệu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Do đó thơ không thể trốn vào “tháp ngà” thoát ly đời sống hay suốt ngày “buồn rớt”, “mộng rớt”,

“ngắm rớt” mà phải tiếp cận với cuộc sống và bám chắc vào cuộc đời sôi động không ngừng cuộn chảy Giờ đây nhà thơ không còn thấy cô đơn bế tắc trước cuộc đời mà trái lại đang rất lạc quan tin tưởng, nguyện cống hiến hết mình cho cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, chống đói nghèo lạc hậu, “chiến đấu cho nhân phẩm của cả dân tộc và chiến đấu cho sự phát triển cao đẹp của mỗi con người”(94.T6) Nhà thơ quan niệm : “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi, Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu, Tôi sống với cuộc đời chiến đấu, Của triệu người yêu dấu gian lao”(Xuân Diệu); hay “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)

Với một quan niệm và một tình yêu đất nước, nhân dân lớn lao cao đẹp như thế, các tác giả đã đem đến cho thơ một bản hoà âm nhiều cung bậc, có những cung bậc “cao khoẻ ”, nhưng cũng có những cung bậc “trầm lắng” mang nhiều nỗi niềm tâm sự

Trang 36

Do độ lùi thời gian, quan niệm về thơ sau năm 45 đã thoáng hơn và tiếp cận gần hơn tới chân lý Bên cạnh những đóng góp lớn lao ở đội ngũ đông đảo,

ở số lượng tác phẩm phong phú, ở nhiệm vụ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, thiên về ngợi ca phục vụ đại chúng, trước hết là công - nông - binh Thơ đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Nhưng đồng thời quan niệm về thơ trong thời kỳ này cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém trong đề tài, trong cảm xúc và nghệ thuật biểu hiện, chẳng hạn như thơ thường chỉ thiên nói về cái ta cộng đồng, cái ta quốc gia dân tộc Điều

đó là cần thiết trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể : chiến tranh Nhưng không

có nghĩa là cái riêng với những trăn trở, day dứt, nỗi buồn đau của mất mát chia ly hay nỗi đớn đau uất ức về một nỗi thế thái nhân tình lại bị xem là “có vấn đề” về tư tưởng để rồi quy chụp và lên án

Đánh giá quan niệm về thơ cả một giai đoạn không hề đơn giản Cần có một phương pháp luận khoa học, một sự đánh giá thận trọng và thoả đáng Hạn chế là một thực tế, nhưng không vì thế mà “quá khích” đẩy lên bình diện chủ đạo bao trùm, bỗng chốc phủ nhận cả nền thơ, cho đó là thơ minh hoạ, chỉ thuần tuý tuyên truyền, cổ động, vô hồn không xúc động Đúng là “quay phải mạnh thành ra quay trái” Làm sao có thể phủ nhận một giai đoạn thơ ca dân tộc với bao đóng góp lớn lao mà ở đó luôn có sự “kết hợp giữa trữ tình và hùng tráng, giữa cảm xúc và suy nghĩ” và không chỉ dừng lại ở đó, thơ sau 45 cũng

đã có sự vừa kế thừa truyền thống vừa cách tân hiện đại Từ dân tộc có thêm quốc tế nhờ đó mà thơ có thêm một dáng vẻ mới vừa quen vừa lạ, vừa tươi trẻ gần gũi vừa sắc sảo sâu xa Nhà thơ Chế Lan Viên từng có những quan niệm rất chân thành sâu sắc về nhiệm vụ của thơ :

“Thơ xưa hay than mà ít hỏi

Đảng dạy ta thơ phải trả lời Phải cầm lấy ván bài nhân loại Không để dòng nước chảy trôi xuôi”

Hay “Vay ngoài đời và trả trên trang giấy

Trang 37

Cái vốn đời cho, cái lãi phải làm ra”

Quan niệm về thơ giai đoạn này không chỉ chú trọng đến nội dung mà còn chú trọng đến hình thức ngôn ngữ, thể loại Coi đó cũng là một phương tiện để biểu đạt nội dung Trong đó sự sáng tạo về ngôn ngữ được đặc biệt chú

ý Ngôn ngữ thơ phải có sự kế thừa, biến hoá cho phù hợp với nội dung, với thị hiếu thẩm mỹ của thời đại : thực tế hơn, hình tượng hơn, sinh động và khoẻ khoắn hơn Mỗi nhà thơ, tuỳ theo phong cách và bút pháp, ngôn ngữ hiện ra nhiều vẻ, đa dạng : “Ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên sắc sảo trong cách vận dụng liên tưởng, so sánh; Huy Cận sâu lắng, đậm đà; Xuân Diệu sống động biến đổi như cuộc đời; Hoàng Trung Thông có tiếng nói khoẻ, giầu chất sống; Nguyễn Đình Thi có ngôn ngữ tự nhiên gần với tiếng nói hàng ngày Các nhà thơ trẻ có ngôn ngữ thơ tươi mới hơn, góc cạnh hơn”(53.T327) Tóm lại, quan niệm về thơ từ 45 - 75 đã kéo thơ trở lại với đời sống chính trị của dân tộc Từ đây, thơ đồng nghĩa với “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!”, là “Hoa dọc chiến hào” là

“Đầu súng trăng treo” Mỗi vần thơ là một viên đạn nhằm hướng quân thù, là bông hoa cắm trên mộ chiến sĩ đã hi sinh, là tiếng thét căm thù, là lời kêu gọi tranh đấu, là đi từ “ta là ai ? đến “ta vì ai?”:

“Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình

Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt

Ta vì ai? khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh”

Thơ giờ đây không còn là tiếng hát lẻ loi, cô đơn, bế tắc nữa mà là “tiếng hát át tiếng bom”, là “chất thép” và nhà thơ phải biết “xung phong”, “vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ”

2.3 Quan niệm về thơ từ 1975 đến nay

Thơ từ 1975 đến nay, tuy vẫn nằm trong dòng chảy liên tục của thơ ca dân tộc nhưng cũng có những đổi thay khá rõ Đó là thơ vận động theo hướng dân chủ hoá Tinh thần nhân bản là cảm hứng bao trùm nhưng phát triển hết

Trang 38

Có thể nói thơ sau năm 1975, đặc biệt sau 1986 lại là cuộc hành trình đi

từ cái ta (chung) đến cái tôi (riêng) Cái tôi giờ đây một lần nữa như được bừng tỉnh và ý thức về mình, về muôn mặt của đời sống, của thế thái nhân tình Nó mang đậm màu sắc triết lý và được soi sáng dưới nhiều bình diện Có cái tôi tự

ý thức nhận ra mình và chối bỏ hào quang “Ta là đất thôi, xin đừng nặn ta thành tượng thần” (Thu Bồn) Nếu phải lấy một nhà thơ khá tiêu biểu cho quan niệm về thơ từ năm 75 đến nay thì người đọc dễ dàng tìm đến với Chế Lan Viên, một nhà thơ lớn chiếm lĩnh cả ba đỉnh cao ở ba giai đoạn trước cách mạng, trong kháng chiến và đặc biệt ở thời kỳ đổi mới khoảng từ năm 1986 trở đi

Trong di sản khoảng một ngàn bài thơ để lại cho đời, Chế Lan Viên có tới 558 bài thuộc giai đoạn Di cảo sáng tác khoảng từ 1987 - 1988 đến khi từ giã cõi đời Cũng như hầu hết các nhà thơ, trong kháng chiến đang từ “giọng cao” tràn đầy lạc quan, hy vọng vào một tương lai xán lạn của đất nước, Chế Lan Viên đã chuyển sang “giọng trầm” với những day dứt, băn khoăn, hoài nghi, đau khổ Nó vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa có cái tôi, vừa có cái ta, vừa biện chứng, lại vừa siêu hình Thơ trong Di cảo sau 1975 của ông cũng như của không ít nhà thơ đã đặt ra và gợi mở lại nhiều những vấn đề tưởng như

đã định hình hay thành quá khứ, tưởng đã được giải quyết ổn thoả nhưng thực

ra vẫn còn bề bộn, ngổn ngang trăm mối Đó là vai trò của nghệ thuật, chức năng của người nghệ sĩ, mối quan hệ giữa thơ ca và chính trị, chân thực lịch sử

và hư cấu tưởng tượng, sự sống và cái chết, tồn tại và hư vô Sự hoài nghi có tính triết học trong thơ đã đem đến âm hưởng chung của thơ sau 1975 đó là bớt

đi những ngợi ca một chiều và đào sâu vào những trăn trở, day dứt cá nhân, những tình cảm cá nhân đầy tính nhân đạo Từ đỉnh cao của vinh quang chiến thắng mang tầm vóc dân tộc và thời đại, nhà thơ cảm thấy như lạc lõng, như hụt hẫng, như xa lạ trước những toan tính, bon chen của cuộc đời phồn tạp, trước những nhu cầu cơm áo gạo tiền tối thiểu của cuộc sống mà nhiều lúc đã trở thành gánh nặng đầy âu lo của mỗi người Bởi thế, đã có lúc vị trí nhà thơ

Trang 39

chân chính được quan niệm một cách chua chát đắng cay : “Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng” hay “tôi chỉ là nhà thơ cưỡi trâu”

Chúng ta thấy rõ ràng, sau 1975, thơ lại đi từ cái chung đến với cái riêng, nhận ra cái chung cộng đồng một cách chân xác hơn Bởi vậy, thơ không hề xa rời với cái chung mà còn làm cho cuộc sống hiện ra phong phú hơn, màu sắc phức tạp hơn, đa chiều hơn và cũng chính vì thế mà chân thực, nhân bản hơn

Nhưng sẽ là vội vàng khi muốn biểu dương thơ hôm nay đã có những bước tiến rõ rệt, cũng như chưa thật thuyết phục nếu xem thơ đang rơi vào trì trệ, bế tắc Công bằng và thận trọng mà xét thì điều có thể dễ thấy nhất là thơ đang vận động, tìm hướng đi và đã có những thể nghiệm sáng tạo được người đọc chấp nhận, hoan nghênh nhưng rõ ràng còn quá ít những tác phẩm thơ hay

có sức lôi cuốn và gây được chú ý đặc biệt hay làm xôn xao dư luận từ phía độc giả Đó là một thực tế không lấy gì làm vui

Thơ hôm nay, muốn đến được với độc giả không phải là chỗ đề tài lớn hay nhỏ, vấn đề chung hay riêng mà chính là ở quan niệm, thái độ, tấm lòng của người sáng tác với cuộc sống Nhà thơ phải thực sự “nhập cuộc, phải yêu, phải tin và hành động” (53.T137) Gần đây, số lượng thơ in ra không phải là ít

“nhưng chất lượng chưa đạt tới một tỷ lệ cần thiết, nhiều bài cứ nhạt nhạt, nhanh chóng rơi vào quên lãng Nói đến cuộc sống mà sao người đọc cứ thấy hời hợt, câu chữ gọn gàng mà ý tứ thì trôi tuột đi, ít đặt ra được những vấn đề sâu sắc, không có những phát hiện và lý giải mới về những vấn đề của cuộc sống hiện tại”(53.T137)

Có thể nói quan niệm nổi bật về thơ sau 1975 là khẳng định con người

cá tính Thơ trở về với đời tư, cái tôi được biểu hiện và trở thành một khát

vọng âm thầm nhưng mãnh liệt “Em trở về đúng nghĩa trái tim em” (Xuân

Quỳnh)

“Ta đã trở về, đã trở về

Ôi con đường nhỏ ven đồi lau xám” (Ý Nhi)

Trang 40

Nếu như trước kia, âm hưởng chung của thơ là niềm vui, sự tận hưởng gần như là tuyệt đối thì nay thay vào đó là âm hưởng trầm lắng, đầy ưu tư về thân phận con người Hành trình trở về cũng là hành trình mở ra một thế giới nội tâm nhiều sắc thái Dường như xu hướng chung là giãi bày, bộc bạch và tự phác hoạ cái chân dung đích thực của bản thân mình:

Vẽ tôi một nét môi cười Một dòng nước mắt, một đời phù du (Vẽ tôi - Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Hay day dứt, ám gợi hơn : Anh là tháp Bayon bốn mặt,

Giấu đi ba, còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó, mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình

( Tháp Bayon bốn mặt - Chế Lan Viên)

“Ai? Tôi!” cũng là một bài thơ chứa đựng nhiều khổ tâm day dứt của nhà thơ họ Chế Chính ông đã viết những câu thơ “cổ võ” để động viên người lính “không tiếc mạng” Sau chiến tranh, họ trở về bán quán nuôi đàn con nhỏ Quán treo đầy huân chương mà lũ trẻ vẫn nghèo, đói Nhà thơ tự chất vấn lương tâm: Ai chịu trách nhiệm vậy?

Trong nỗi buồn và sự cô đơn, con người ta thường nhận ra những triết lý

về thân phận con người Là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, từ góc độ nhân bản nhất, như là sự nhạy cảm trước nỗi đau nhân thế, trước sự

chưa hoàn thiện của cuộc đời, Tố Hữu cũng đã thốt lên“Trái tim tự xát muối cô

đơn”

Dù đứng ở góc độ nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận những tìm tòi sáng tạo trong quan niệm về thơ và thực tiễn sáng tác thơ sau

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w