Xuân Diệu quan niệm về bản chất thơ

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 42)

I- Xuân Diệu quan niệm về thơ

1. Xuân Diệu quan niệm về bản chất thơ

Là một nhà thơ lớn, từng có nhiều thành tựu cắm những mốc quan trọng trong nền thơ hiện đại Việt Nam, nhƣng bản thân Xuân Diệu cũng cảm thấy đi tìm bản chất hay một định nghĩa cho thơ không phải là chuyện đơn giản. Ông đã băn khoăn khẳng định : “thật là khó định nghĩa thơ là cái gì?”. Đã có biết bao nhiêu ngƣời đi tìm bản chất của thơ, định nghĩa cho thơ nhƣng mọi sự dƣờng nhƣ vẫn đang ở phía trƣớc, đang nằm trong một hệ thống mở, một trạng thái động, mà chƣa có định nghĩa cuối cùng. Trong “Ngày phán xử cuối cùng” nữ thi sĩ Bungari Blaga Đimitrôva cũng đã phải thốt lên “Ôi, nếu tôi biết thơ là gì thì cả đời tôi, tôi chẳng đau khổ thế này”(55.T9) Ngƣời xƣa nói “thơ nhƣ con rồng thần”, Bạch Cƣ Dị, nhà thơ lớn Trung Quốc cho rằng : “Thơ ấy, là gốc ở tình, ngọn ở lời, hoa ở âm thanh, quả ở ý nghĩa”. Stael (1706 - 1817) quan niệm : “thơ là phải thể hiện đƣợc màu sắc, âm thanh, nhịp điệu... tất cả những vẻ đẹp của trái đất này”. Tố Hữu viết : “thơ là tấm gƣơng của tâm hồn”, “là cái nhuỵ của cuộc sống”. Sóng Hồng lại khẳng định “thơ là sự thể hiện con ngƣời và thời đại một cách cao đẹp”... Với Xuân Diệu, một con ngƣời luôn đắm say với cuộc sống thì thơ là sự sống mãnh liệt, sâu sắc, say mê... đƣợc lọc qua tâm hồn và trí tuệ. Có thể nói, đây là một quan niệm bao trùm quá trình sáng tác và đem đến niềm tin suốt đời trong quá trình lao động sáng tạo của ông. Hay nói gọn hơn, ông quan niệm bản chất của thơ đó là sự sống.

Quan niệm đó thể hiện ngay từ “Lời đƣa duyên” mở đầu tập “Thơ thơ”). Trong lời giới thiệu những bài thơ của mình, chúng ta thấy sự sống trào dâng, sôi nổi, ăm ắp, mãnh liệt trong nỗi niềm thi sĩ. Không yêu sự sống đến thiết tha, không thể có những lời văn chứa chan cảm xúc nhƣ thế : “Đây là lòng tôi đƣơng thì sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân, và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa : tôi đem tặng cho ngƣời... Tôi để lòng tôi trong những câu những tiếng, tôi đã gửi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói ghém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu... Tôi đã ráng bỏ từng mảnh đời tôi trong hàng chữ, để gửi đi, gửi đi cho ngƣời, cho bốn phƣơng”.

Trong một tác phẩm văn học, cái mà ngƣời ta yêu quí trƣớc hết là cuộc sống. Và chân lý cuối cùng, chân lý cao nhất của nghệ thuật, suy cho đến cùng, vẫn là cuộc sống. Nghệ thuật không thể là một cái gì khác, một thế giới khác ở ngoài cuộc đời. Bản chất của thơ thực ra không thể nằm ngoài quy luật ấy.

Cùng với chân lý nền tảng trên, Xuân Diệu cho rằng chúng ta cần phải biết đến một chân lý thứ hai nữa : là quy luật của nghệ thuật, của tác phẩm. Thơ nói riêng nghệ thuật nói chung chỉ có thể phát huy tác dụng của nó, thực hiện cái chức năng cần thiết của nó thông qua tác phẩm. Hai chân lý trên phải hoà trộn vào nhau một cách máu thịt không thể tách rời. Có chân lý thứ nhất mà không có chân lý thứ hai thì đó chỉ là chất cuộc sống ở dạng “thô” chƣa có giá trị nghệ thuật. Nhƣng nếu có nhân lý thứ hai mà thiếu chân lý thứ nhất thì thơ chơi vơi, tự nó không là cái gì hết.

Thơ trƣớc hết là hiện thực cuộc sống nhƣng thơ còn là thơ nữa. Một tác phẩm thơ phải thoả mãn những quy luật của cuộc sống và thoả mãn những quy luật của thơ. Văn học là nghệ thuật ngôn từ mà thơ có thể nói là nghệ thuật của nghệ thuật ngôn từ. Vì thơ làm bằng ngôn ngữ rất chọn lọc, rất sinh động, ít chữ, ý nhiều (ý tại ngôn ngoại), “thi trung hữu hoạ”, “thi trung hữu nhạc”... Thơ không những để cho ngƣời ta xem bằng mắt mà còn phải để cho ngƣời ta nhớ, ngƣời ta thuộc, truyền ra rất rộng, lƣu lại rất lâu. Những điều đó đều biểu

kêu mà rỗng, mà phải là thứ ngôn ngữ đẹp một cách tự nhiên, chân thật, sâu sắc chứa đựng biết bao nỗi niềm, biết bao tâm cảm.

Theo Xuân Diệu, tác phẩm thơ đƣợc sinh ra là do sự quyện xe của thực tại khách quan với tâm hồn trí tuệ con ngƣời; và ở trong thơ trữ tình, sự quyện xe đó tập trung đến độ điển hình. Ông cho rằng : “Thơ là một sản phẩm của tâm hồn, trí tuệ con ngƣời; mà tâm hồn trí tuệ có đƣợc là do có thực tại khách quan; và mặt khác, tâm hồn, trí tuệ đó có một tác động trở lại vào thực tại” (141.T33).

Cùng là một mảng hiện thực cuộc sống nhƣng khi vào thơ nó phải in dấu ấn cá nhân : càng sâu sắc, càng độc đáo càng hay. Dù độc đáo và cá thể nhƣng không hề đơn độc, lập dị. Xuân Diệu khẳng định bản chất của thơ : “là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tƣơng ứng, đồng khí tƣơng cầu của những con ngƣời lao động phấn đấu, suy nghĩ yêu thƣơng trong cái phần cao nhất, sâu nhất của họ, tức là tâm trí”(141.T34). Trong nhiều ý kiến về thơ của Xuân Diệu, chúng tôi cho rằng : “định nghĩa” sau đây mang tầm khái quát cao về bản chất của thơ. “Thơ là sự cộng thêm vào thực tại một tâm hồn, một trí tuệ, một tình

cảm, một sáng tạo”.

Khi bàn về bản chất của thơ, Xuân Diệu chú ý đến một phẩm chất có tính quy luật. Thơ đó là rút lấy tinh chất. Tức là giữa ngổn ngang, bề bộn của sự vật, sự việc, hiện tƣợng, thơ lọc ra những phần thô để lấy cái tinh chất nhất, cái “thần” của nó.

Truyện Kiều của Nguyễn Du dài 3254 câu, trải dài trong khoảng thời gian 15 năm và không gian rất rộng lớn, nhƣng từng chặng sự việc, tác giả đều rút lấy cái tinh chất, từ cái dài đã rút lấy cái ngắn, từ cái ngắn, lại có khả năng gợi mở đƣợc cái dài. Nếu bản chất của thơ là tinh chất của cuộc đời thì phần tinh chất đó sẽ luôn có khả năng đập đƣợc vào sự xúc cảm, sự suy nghĩ của con ngƣời. Nó không phải là cái vỏ hình thức bên ngƣời mà nó lặn ở bên trong. Trong các loại hình nghệ thuật, có lẽ thơ là loại hình khá phổ thông và gần gũi với quảng đại quần chúng. Ai cũng có thể đọc thơ, thuộc thơ, ngâm nga thơ,

thậm chí những lúc hứng lên có thể xuất khẩu thành thơ một cách khá dễ dàng. Thơ không phải chỉ là sản phẩm độc quyền của nhà thơ hay những ngƣời nghiên cứu văn học mà nó thuộc quyền sở hữu của tất cả mọi ngƣời, mọi giới... Nói nhƣ thế không có nghĩa là thơ chỉ cần đến cái chung khái quát mà một quy luật thứ ba, theo Xuân Diệu, có lẽ đó cũng là bản chất của thơ, cái làm cho thơ có khả năng tồn tại thăng hoa và đi sâu vào tâm trí bạn đọc. Đó chính là cá tính của nhà thơ và cái nhọn sắc cá thể hoá trong tác phẩm thơ.

Với quan niệm nhƣ vậy, trong nhiều lần bàn luận, Xuân Diệu thƣờng đề cập đến các vấn đề : cá tính là gì, cá tính bắt nguồn từ đâu ? tại sao cần có cá tính? Theo Xuân Diệu, cá tính ở đây không phải là sự “khúc khuỷu của tính nết cá nhân”. Cái khúc khuỷu lập dị đó tự nó chẳng có ý nghĩa gì hết. Cá tính ở đây là cá tính của sự sáng tạo thơ. Nó nằm trong quy luật biện chứng của đời sống là : cái chung thể hiện qua cái riêng, riêng càng sâu thì chung lại càng phong phú; cái riêng càng sâu sắc, độc đáo càng hay.

Cá tính do đâu mà có ? Xuân Diệu khẳng định ngoài tƣ chất riêng : còn do nhiệt tình tài năng sáng tác. Nhà thơ biết lấy chất liệu từ đời sống và đóng “con dấu riêng” của mình vào sẽ tạo ra tính cá thể trong thơ. Vậy tính cá thể có cần không ? Xuân Diệu nhấn mạnh là rất cần. Thơ phải thông qua cái riêng, cái độc đáo để nói cái chung thì cái chung mới hay, mới có giá trị. Đúng nhƣ Max cũng đã từng nói : một ngƣời, nhất là thi sĩ nếu không có cái gì riêng của mình thì coi nhƣ cũng không có cái gì cả.

Quan niệm của Xuân Diệu về cá tính trong thơ là mang tính khoa học, đúng đắn, là xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của thực tiễn sáng tác và yêu cầu của bạn đọc.

Thông qua một tâm hồn, một trí tuệ, lọc lấy cái tinh chất của cuộc sống, đồng thời tác giả phải có cá tính sáng tạo, theo Xuân Diệu, là những đòi hỏi khách quan, là bản chất của thơ.

trƣờng tồn và vĩnh viễn. Con ngƣời trong cuộc sống đó nếu yêu đời thì không thể “đứng yên”. Nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Diệu luôn luôn trong niềm khát khao giao cảm với đời. Ông quan niệm ngƣời thi sĩ phải sống trong thế giới cảm xúc, của tình yêu thƣơng :

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây, Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến...”

Từ nhu cầu vận động không ngừng của cảm xúc và trí tuệ mang tính chất tự thân của bản thân thi sĩ, chúng ta thấy, nhƣ một quy luật mang tính quan niệm, mang tính hệ thống, cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu hình nhƣ chƣa một lần ở trạng thái “tĩnh” ở điểm “chết” ngay cả những lúc cô đơn, buồn chán, thất vọng nhất. Thƣờng thì cái tôi trữ tình luôn cảm thấy cuống quýt, vội vàng cuồng nhiệt đến si mê. Xuân Diệu từng viết :

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ Mà vạn vật là muôn đá nam châm

Chỉ là một “Cây kim bé nhỏ” tƣởng nằm yên tĩnh lặng trong bọc, nhƣng không nó đang ở trạng thái chuyển động hết sức mau lẹ, tinh nhạy bởi sức hút của “muôn đá nam châm”. Vật càng nhỏ, sức hút càng mạnh. Tình yêu cuộc sống, muốn giao hoà cùng cuộc sống của Xuân Diệu nhƣ những tế bào bất khả phân trên một cơ thể đạt đến độ hoàn thiện, tinh vi nhất. Đó là : cuộc sống.

Quan niệm thơ là sự sống còn thể hiện khá rõ trong “Vội vàng”. Qua bài thơ, thi sĩ nhƣ muốn nói : tất cả là của ta đấy, chúng gần lắm, vừa tầm tay lắm, còn chần chờ gì nữa ! Mỗi lời thơ vang lên nhƣ một sự thúc giục hết sức nhiệt tình. Làm sao có thể thờ ơ đƣợc trƣớc “tuần tháng mật” đắm say ngọt ngào, trƣớc “đồng nội xanh rì” cuộn trào sức sống, trƣớc “cành tơ phơ phất” dồi dào sinh lực, trƣớc “khúc tình si” hân hoan mê đắm, trƣớc “sáng chớp hàng mi” rạng ngời chói lói. Tất cả, tất cả nhƣ đang mời chào đầy quyến rũ. Vạn vật đều mang vẻ đẹp khác thƣờng. Đến mức nhà thơ cảm thấy cái vô hình nhất là thời

gian cũng trở nên cái hữu hình, đầy hấp dẫn. Có thi sĩ nào trên trái đất này thấy “Tháng riêng ngọn nhƣ một cặp môi gần” của một mỹ nữ trẻ trung đang hé mở khát khao chờ đợi ? Có lẽ trong văn học Việt Nam và của cả thế giới chƣa có ai nói đƣợc về sự mời mọc, quyến rũ của cuộc đời đầy ấn tƣợng và độc đáo đến thế. Phải có một quan niệm sâu sắc nhƣ thế nào về cuộc đời và thơ thì mới có đƣợc thi phẩm hay đến mê hoặc nhƣ vậy.

Khi nói đến bài thơ “Vội vàng” chúng ta không thể không nhắc tới một quan niệm sống rất đáng chú ý của nhà thơ. Và đến lƣợt mình quan niệm sống đã chuyển hoá thành quan niệm về thơ. Chỉ có bản chất của thơ mới có thể dung nạp, bao chứa và biểu hiện đƣợc những cung bậc trào dâng của cảm xúc về cuộc sống một cách đắc địa nhƣ thế. Chúng ta thấy dƣờng nhƣ mỗi câu mỗi chữ đều chở nặng ý vị tuyên ngôn, đặc biệt ở đoạn cuối :

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều, Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi,

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”

Cả mạnh thơ cuồn cuộn, ào ạt, cuốn ngƣời đọc vào cảm giác gấp gáp muốn hoà tan ngấu nghiến vào cuộc đời. Sự lặp lại của cụm từ “ta muốn” cùng sự xuất hiện dày đặc của những động từ gây cảm giác mạnh nhƣ “ôm”, “riết”, “thâu”, “cắn”, ngƣời đọc nhận ra đƣợc một thông điệp rất quan trọng của nhà thơ. Nó in dấu ấn sâu sắc quan niệm của ông về cuộc sống, con ngƣời và thi ca; đó là : đã sống thì phải sống hết mình, phải biết khẳng định cái “tôi” cá nhân, phải luôn khát khao giao cảm với đời. Và chiếc cầu giao cảm trực tiếp và linh

những mảnh hồn sôi nổi và tinh tế, chân thành và nồng nàn nhất của mình để tìm đến những tâm hồn bè bạn bốn phƣơng, ở mọi nơi mọi lúc của hôm nay và vĩnh viễn mai sau.

Quan niệm về đời đã để lại dấu ấn sâu đậm trong quan niệm về thơ. Ảnh hƣởng sâu sắc của nền văn minh phƣơng Tây, trong niềm khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu đồng thời muốn khẳng định cái tôi một cách chói lói mạnh mẽ nhất : “Hái một mùa hoa lá thủa măng tơ

Đốt muôn nến sáng mặt trời chói lói Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Giục giã). Nằm trong quan niệm bản chất thơ là cuộc đời, chúng ta thấy còn gì đời hơn trong thơ, khi Xuân Diệu nói riêng và các nhà thơ mới nói chung đã thoát ra khỏi hệ thống thi pháp cổ có tính chất ƣớc lệ, sùng cổ và phi ngã. Lần đầu tiên họ nhìn thấy cuộc đời và vũ trụ bằng con mắt “xanh non” của chính mình. Họ ngơ ngác và đầy vui sƣớng. Với Xuân Diệu tất cả đều là mùa xuân, là “tình yêu thứ nhất”. Trong mắt ông bản chất của thơ là nơi cuộc đời ngự trị, là “tình không tuổi và xuân không ngày tháng”.

Khi quan niệm, bản chất thơ là cuộc đời, chúng ta không thể không nhắc tới một đặc điểm cơ bản trong thơ Xuân Diệu : đấy là một thế giới nghệ thuật đầy xuân sắc lung linh và tình tứ. Trong đó chuẩn mực của cái đẹp, giờ đây theo ông và các nhà thơ mới là : con ngƣời. Con ngƣời tràn đầy sinh lực và sự hƣng phấn, giữa tuổi trẻ và tình yêu. Chính bởi quan điểm mỹ học này đã khiến Xuân Diệu sáng tạo ra đƣợc nhiều hình ảnh mới mẻ độc đáo, đẹp một cách khoẻ khoắn đầy sức sống.

Con ngƣời thật nhất với tất cả biến thái của nó đã biểu hiện trong thơ. Với ông bản chất thơ là thế, những lúc vui và yêu đời ta thấy không thiếu những câu thơ rất tƣơi vui, tình tứ :

Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời,

Sao buổi đầu xuân êm ái thế !

Cánh hồng kết những nụ cười tươi” (Nụ cƣời xuân). Hay “Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền ” (Thơ duyên). tất cả mọi vật đều tìm đến nhau và tìm đôi trong niềm hạnh phúc tràn đầy, viên mãn. Chúng đang dƣờng nhƣ đẹp ngời lên trong mối giao cảm hết mình.

Nhƣng ngƣợc lại, chúng ta cũng không ít lần bắt gặp những bài, những câu thể hiện nỗi cô đơn, buồn thảm não nề, thê thiết :

- “Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá Hai người nhưng chẳng biết bơ vơ” (Trăng). - “Chớ để riêng em phải gặp lòng em.. . Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,

Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.” (Lời kỹ nữ).

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)