Xuân Diệu quan niệm về mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, cách thức, phương pháp phê bình

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 80)

II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ

1. Xuân Diệu quan niệm về mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, cách thức, phương pháp phê bình

phương pháp phê bình thơ.

Phê bình thơ, theo Xuân Diệu quan niệm, là chiếc cầu nối giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc. Vấn đề thiết cốt là phải phát hiện bảo vệ những giá trị đích thực của thơ, đồng thời giúp các nhà thơ có ý thức phấn đấu nâng cao chất lƣợng sáng tác, hƣớng tới xây dựng một nền thơ hiện đại phát triển. Đó là một quan niệm phê bình thơ đúng đắn. Trong nhiệm vụ của phê bình thơ, điều quan trọng, theo Xuân Diệu là phải đƣa cái đúng, cái tốt, cái hay cái đẹp của thơ tới đông đảo bạn đọc. Trình độ của độc giả ngày càng cao. Họ không chỉ cần cái đúng thuộc phạm trù chân lý, cái tốt thuộc phạm trù đạo đức mà còn cần cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn thuộc phạm trù thẩm mỹ làm thoả mãn những nhu cầu về tình cảm, những khát khao, mơ mộng của công chúng...

Ông khẳng định nhân dân lao động yêu cầu các nhà thơ, bằng tài năng và vốn sống thông qua cái đẹp, sự rung động, xúc cảm sâu sắc trƣớc cuộc đời mà thoả mãn đáp ứng “một mảng tâm hồn” - món ăn tinh thần không thể thiếu cho bạn đọc yêu thơ.

Từ đó ông nhấn mạnh và xác định nhiệm vụ chính của phê bình là không phải “lên lớp” mà là “giúp các bạn yêu thơ hiểu một thời đại, một nền thơ, một nhà thơ”. Một quan niệm mang tính chất bao trùm xuyên suốt của Xuân Diệu về phê bình thơ là ngƣời phê bình thơ phải có một nhãn quan phóng khoáng, phải có tầm nhìn rộng lớn và có quan niệm nghệ thuật đúng đắn. Lấy những tiền đề đó làm cơ sở vững vàng cho việc dám đấu tranh để bảo vệ thơ hay phê phán thơ dở. Đối với ông, nhiệm vụ của phê bình thơ không phải chỉ qua phê bình mà giới thiệu thơ cũng là một hoạt động của công tác phê bình. Nhiều nhà thơ lớn trong và ngoài nƣớc đã đến đƣợc với bạn đọc là từ những bài giới thiệu của ông.

Với một tƣ duy khoa học, Xuân Diệu khẳng định : nhà phê bình thơ phải có một quan điểm lịch sử cụ thể trong phê bình không thể cứ nói chung chung. Nhà thơ là một cá nhân cụ thể trong một hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, thời

gian, không gian... cụ thể chứ không phải là nhà thơ trừu tƣợng “nghĩa là một thi sĩ sống làm thơ chứ không phải một thi sĩ trong óc của người phê bình”. Một bài thơ hay là sản phẩm trong cuộc sống “nó mang máu thịt cụ thể của một nhà thơ trong một chặng của đời mình”. Cho nên, nhà phê bình không chỉ theo cái “tạng”, cái sở thích riêng của mình để mà chủ quan đánh giá. Xuân Diệu cho rằng nhà phê bình phải vƣợt qua cái mà mình không thích thú lắm để hƣởng những cái ƣu tú của thi sĩ, đừng hẹp hòi thiên vị. Ông còn quan niệm : một nhà phê bình có bản lĩnh là phải sẵn sàng “lâm trận” ngay cả những đề tài “vận hạn” nhƣ mảng thơ cổ điển, vừa khó, vừa khổ, vì quá cổ và có nhiều ngƣời đã bàn, đã viết. Làm sao sáng tạo, phát hiện đƣợc cái mới đây? Khó khăn vô cùng! Bởi thế, phê bình của Xuân Diệu, không chỉ đóng khung đối với các tác phẩm đƣơng đại mà ông viết rất sâu sắc và hay về thơ ca cổ điển. Bằng sự kết hợp hài hoà giữa phê bình (rất chủ quan) và nghiên cứu (rất khách quan), quan niệm về phê bình của ông rất gần gũi với quan niệm phê bình hiện đại. Nhà phê bình ở đây đã phải đấu tranh trên hai mặt để làm sống lại đẹp đẽ những nhà thơ có tài đã qua và biểu dƣơng xứng đáng những nhà thơ có tài đang sống. Để làm đƣợc điều đó, Xuân Diệu cho rằng nhà phê bình cần phải có thái độ khách quan, thẳng thắn, đồng thời phải dũng cảm và có bản lĩnh khi khen và cả khi chê. Khen thái quá do khả năng kém hay do một động cơ phi thơ nào đó cố nhiên cũng không đƣợc. Nhƣng chê phũ phàng, chê vùi dập là không nên.

Xuân Diệu quan niệm muốn cho phê bình phát triển đúng hƣớng, các nhà phê bình phải trung thực, thiện chí để bàn bạc trao đổi, không tự ái, không ngại sửa chữa chỗ phê bình sai. Phê bình văn học cũng nhƣ tất cả các lĩnh vực khác, trong quá trình phát triển của mình phải liên tục soi sét lại bản thân và tự điều chỉnh. Mục đích không phải là cản trở, gây khó khăn mà mục đích là để ngày càng nâng cao chất lƣợng của phê bình. Nhà phê bình cũng không nên chỉ áp dụng một phƣơng pháp nghiên cứu phê bình một cách máy móc, cứng nhắc,

một vấn đề nào đó. Nhà phê bình cần phải thấy sự vận động và biến đổi không ngừng của bản thân công tác nghiên cứu phê bình khi thời gian thay đổi, phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc cập nhật và đa dạng hơn. Nếu nhà phê bình chỉ quen lối làm việc theo cảm tính, định kiến rồi qui kết, chụp mũ hay tâng bốc thái quá hoặc nặng về tỉa tót dùng tiểu xảo, già kỹ thuật mà thiếu thiên chân, thiếu đi cái tâm của nhà phê bình thì cũng nhƣ khi làm thơ, thơ đó không thể sống lâu đƣợc trong tâm hồn bạn đọc. Với phê bình, ảnh hƣởng tác hại của nó còn ở phạm vi và mức độ lớn hơn cả sáng tác thơ.

Một số quan niệm về phê bình thơ nhƣ đã trình bày ở trên đƣợc Xuân Diệu vận dụng trong hầu hết các bài nghiên cứu phê bình của mình từ : thơ cổ điển, thơ hiện đại đến thơ nƣớc ngoài hay một tác giả, một tác phẩm, một trào lƣu... Và về đại thể những điều ông đƣa ra đều có căn cứ khoa học, có lý có tình, giầu sức thuyết phục.

Phê bình vừa là một hoạt động mang tính khoa học, vừa là một hoạt động mang tính nghệ thuật. Theo Xuân Diệu quan niệm, nhà phê bình thơ phải am hiểu đặc trƣng của văn nghệ, đặc điểm của sáng tác thơ. Sách “Thuyết uyển” xƣa phân biệt hệ quả của ba cách học : “lấy tai mà nghe thì học ở ngoài bì phu, lấy tâm mà nghe thì học ở cơ nhục, lấy thần mà nghe thì học ở cốt tuỷ”. Quan niệm của Xuân Diệu là muốn đi đƣợc vào cái cốt tuỷ linh diệu nhất của thơ thì ngƣời đọc, nhà phê bình thơ phải “lấy thần mà nghe”. Một nhà phê bình thơ ngoài tài năng, sự công tâm, thẳng thắn, có bản lĩnh, có cá tính, còn phải am hiểu đặc trƣng bản chất thơ, am hiểu đặc điểm sáng tác thơ, phải có quan niệm về phƣơng pháp lí luận phê bình thơ đúng đắn không thể chỉ theo cảm tính, ấn tƣợng chủ quan.

Sở dĩ Xuân Diệu khái quát đƣợc đặc điểm trên là do xuất phát từ thực tiễn của công tác phê bình trong những năm kháng chiến. Trong khi nhiều nhà phê bình thơ chỉ chú trọng đến nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền của phê bình thơ, thì bằng một tƣ duy khoa học và sự nhạy cảm của tâm hồn, Xuân Diệu lại thấy không ổn. Ông cho rằng : do quan niệm hẹp hòi phiến diện về nhiệm vụ

của văn học mà dẫn tới tình trạng phê bình gò bó, máy móc, không hiểu đƣợc đặc trƣng bản chất của văn nghệ. Tại sao lại bắt một tác phẩm nào cũng phải có các yếu tố chính trị, công nông liên minh, vai trò của Đảng, của mặt trận, bảo vệ hoà bình thế giới...? Chất lên lƣng một con ngựa (tác phẩm) nhiều nhiệm vụ nhƣ thế, thử hỏi con ngựa làm sao cất bƣớc đi cho nổi, đừng nói đến chuyện sáng tạo và phi nhanh. Thêm nữa, đằnh rằng do ảnh hƣởng của không khí lịch sử, thời đại nhƣng thơ vẫn phải là thơ, nghệ thuật trƣớc hết phải mang tính nghệ thuật chứ không thể chỉ thiên về biểu dƣơng, ít chỉ ra những yếu kém, sơ lƣợc khiến cho không ít những sản phẩm thơ kém đƣợc trau chuốt, khổ luyện, bất chấp cả phép tắc thông thƣờng trong quá trình sáng tạo thơ. Goethe nói : lý thuyết màu xám cây đời mãi mãi xanh tƣơi. Vớí tƣ cách là nhà phê bình, Xuân Diệu luôn lƣu ý bạn đọc đến một khuynh hƣớng viết văn mà ông tâm đắc. Đó là gắn bó mật thiết với cuộc sống, chỉ có cuộc sống mới thực sự xanh tƣơi nhƣ cây đời. Từ màu xanh tƣơi của cây đời mà suy nghĩ, bình luận. Ông say mê dẫn ngƣời đọc vào những vấn đề văn học mà ông tâm đắc. Và những sáng tạo của ông nhiều khi là những điểm sáng trên cái nền xanh tƣơi ấy.

Xuân Diệu quan niệm, muốn phê bình thơ có chất lƣợng và đạt hiệu quả thì nhà phê bình thơ cần đi vào những bài cụ thể mà ở đó có sự phân tích tinh tế, chính xác, có tình có lý, phải luôn bám sát vào văn bản gốc chứ không đƣợc suy diễn, tán dóc bất chấp văn bản, phê bình lấy đƣợc.

Vốn là một nhà thơ lớn, am hiểu và thông thạo “Công việc làm thơ”, kỹ thuật, cách thức, bếp núc của nghề thơ, nghiệp thơ, Xuân Diệu có thế mạnh trong việc phê bình thơ. Theo ông, phê bình đúng, hay bên cạnh tài năng, tƣ tƣởng, lập trƣờng, vốn sống... nhà phê bình còn phải rất am hiểu đặc trƣng của văn nghệ. Đặc trƣng của thơ khác đặc trƣng của văn xuôi cho nên phê bình thơ cũng khác với phê bình văn xuôi. Nhà phê bình thơ phải am hiểu sâu sắc nghệ thuật ngôn từ, những phép tắc cấu tứ, hình ảnh nhịp điệu...trong thơ rồi ứng dụng một cách linh hoạt, phù hợp để giải mã, chỉ ra đƣợc những chỗ đúng, chỗ

thơ và phê bình thơ. Xuân Diệu rất tâm đắc với câu thơ của Nguyễn Công Trứ : “Giở duyên với rượu khôn từ chén, Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”.

Trong nghiên cứu phê bình thơ, Xuân Diệu hay lƣu ý đến tiêu chuẩn của nhà phê bình thơ. Ông gọi đó là những “thước đo”. Việc thống nhất các tiêu chuẩn thẩm mỹ sẽ là cơ sở cho việc đánh giá, phê bình thơ chính xác. Đánh giá một nhà phê bình, cần phải thông qua hệ thống thƣớc đo, những tiêu chuẩn phê bình của họ. Nhà phê bình nào cũng có những quan điểm và hệ thống thƣớc đo riêng trong hệ thống chung. Và Xuân Diệu, có thể nói, là một trong những ngƣời có hệ thống thƣớc đo phong phú nhất về các tiêu chuẩn thơ. Hệ thống thƣớc đo này càng phong phú, càng xác lập đƣợc chính xác nhiều giá trị ở mức độ khác nhau về thơ. Trên thực tế, Xuân Diệu đã đề xuất ra một hệ thống

tiêu chuẩn phê bình thơ có giá trị, đó là sự biểu hiện sinh động, cụ thể hoá quan niệm về thơ của ông.

Trƣớc hết, ông đƣa ra : thước đo về sự hài hoà giữa nội dung và hình

thức. Ông quan niệm hai quy luật lớn của tác phẩm thơ là nội dung quy định

hình thức và nội dung và hình thức gắn liền. Tất cả những tìm tòi, sáng tạo về hình thức suy cho cùng cũng chỉ để phục vụ nội dung. Ông chứng minh, trong trƣờng hợp bài thơ “Thăm mả cũ” trƣớc cách mạng của thi sĩ Tản Đà, khi nói về một “khách văn chương” trong xã hội phong kiến, Tản Đà đã dùng thể thất ngôn cổ thể, không ghép vào niêm luật bằng trắc theo luật Đƣờng để thể hiện:

...Tài cao, phận thấp, chí khí uất,

Giang hồ mê chơi quên quê hương...

Theo Xuân Diệu, thoạt đọc lên, tƣởng nhƣ thiếu sự hài hoà ăn nhập giữa nội dung và hình thức, nhƣng ngẫm kỹ lại thấy cái nhạc điệu phóng túng, trúc trắc, đầy uẩn khúc ấy mới ăn nhập và phù hợp với nội dung là cái tâm trạng uất ức, ngông nghênh nhƣ bất mãn, muốn phản kháng, muốn bứt phá tất cả của ngƣời “khách văn chương” đang bế tắc trong tƣ tƣởng dƣới xã hội cũ.

Thứ đến, Xuân Diệu đƣa ra : thước đo về bộ phận và tổng thể. Theo

hết phải xúc cảm toàn bộ cái hồn, cái tinh tuý chung của bài thơ, đừng mải tra xét các bộ phận. Nếu cứ chăm chăm, phân tích, giải phẫu từng bộ phận, nâng giá trị chúng lên mà quên cái tổng thể là nhầm lẫn, thiếu thẩm mỹ sáng suốt. Ngƣợc lại, nếu đem tách chặt từng bộ phận ra một cách không biện chứng thì mỗi bộ phận tuy chƣa hay nhƣng đem giáp lại thành một cơ thể sống thì tự nhiên hoàn chỉnh toát ra một cái gì đó rất tinh vi, tế nhị và hấp dẫn lạ thƣờng. Mấy câu thơ trong một bài tứ tuyệt cổ của Trung Quốc qua phân tích của Xuân Diệu là một ví dụ : Song the mừng rỡ mở thư phong,

Mảnh giấy đôi bề thấy trắng không. Hẳn ý chàng không chi khác cả, Yêu em có nói cũng không cùng.

Bài thơ nói đến nỗi vui mừng của một ngƣời vợ ngóng đợi tin chồng, nay đƣợc bức thƣ của chồng thì sung sƣớng quá vội mở ra xem, ai ngờ do ngƣời chồng đãng trí hay vội quá mà gập nhầm tờ giấy trắng bỏ vào bì thƣ gửi cho vợ. Nếu ta đem tách từng câu ra thì các câu rất bình thƣờng chƣa có sáng tạo gì đáng kể. Nhƣng khớp lại, đọc kỹ liền mạch, ta nhận ra sự thống nhất và đáng yêu biết bao. Ngƣời vợ hiền hậu, thông minh và chí tình đã chuyển cái đãng trí, đáng giận của chồng thành một sự dụng ý thâm thuý, để ngầm thể hiệu sự vô hạn của tình yêu. Chính chất tình cảm đó đã kết dính các chi tiết trong bài thơ, làm bài thơ nhƣ con bƣớm sống, bay lƣợn chứ không phải từng mảng ép khô trƣng bày trong hộp kính.

Hay nhƣ trong văn học cổ có nhiều chữ tồn nghi với nhiều khảo dị, Xuân Diệu đã lấy thƣớc đo về sự tƣơng xứng giữa bộ phận và tổng thể để giải quyết. Ông quan niệm cái hay của một chữ không phải đặt trong văn mạch của một câu mà phải đặt trong văn mạch của cả đoạn, thậm chí cả bài thì mới hiểu thấu. Chỉ xin dẫn một ví dụ về chữ “thói” và chữ “thú” trong câu “Giang hồ quen thú vẫy vùng. Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”, khi mô tả về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Lúc đầu, Xuân Diệu cũng tán thành chữ “thói” nhƣ có bản chép và cho rằng đó là cách tự nói xấu mình, một cách ngang tàng của Từ Hải. Nhƣng khi đọc đi đọc lại trong tính tổng thể của toàn đoạn và cả tác phẩm thì chữ “thói” lại không ổn, không thích hợp với tính cách đƣờng hoàng của một anh hùng cái thế. Theo ông, ở đây phải chọn chữ “thú”. Vẫy vùng là một cái thú, một niềm vui, một niềm tự hào, nhƣ thế mới hợp, mới hay, mới nhất quán với tính cách của nhân vật Từ Hải.

Ngoài ra, Xuân Diệu còn bàn đến thƣớc đo về sự hài hoà tƣơng xứng của ngôn từ thơ. Theo ông, đây là một phép tắc lớn trong nghệ thuật. Mỹ học về cái đẹp phải chăng cũng có mầm mống từ sự hài hoà tƣơng xứng này. Là nhà tinh thông các phép tắc sáng tạo thơ : từ thơ ca cổ điển đến hiện đại, Xuân Diệu có giác quan rất tinh nhạy về sự tƣơng xứng của ngôn từ thơ. Nhờ đó, ông đã phát hiện ra nhiều nét đẹp, vẻ hay rất tinh vi của ngôn từ trong sự hài hoà tƣơng xứng về câu chữ. Trƣờng hợp trong bài “Cảnh thu” của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng là một ví dụ : “Bầu dốc giang sơn say chấp rượu

Túi nghiêng phong nguyệt nặng vì thơ”.

Trong bản của Ngô Tất Tố chép là : “Túi nghiêng phong nguyệt nặng vì thơ”; Bản của Dƣơng Quảng Hàm lại chép khác : “Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ”. Nghĩ mãi, theo Xuân Diệu chữ lưng hay chữ nghiêng đặt vào đây đều không ổn. Văn viết phải có thế, giữa các câu, các chữ phải có sự hài hoà tƣơng xứng. Chữ “lưng” là trạng từ không thể đối xứng đƣợc với “dốc” là động từ; chữ “nghiêng” cũng không hơn đƣợc là bao. Mầy mò tra cứu tìm tòi mãi, Xuân

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)