Quan niệm về thơ từ 1945 đến 1975

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 35)

II- Những quan niệm cơ bản về thơ

2.2.Quan niệm về thơ từ 1945 đến 1975

2. Quan niệm về thơ trong văn học hiện đại

2.2.Quan niệm về thơ từ 1945 đến 1975

Nếu cần phải khái quát quan niệm về thơ qua các thời kỳ, chúng ta có thể mƣợn lời tổng kết của Hoài Thanh : “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần xƣa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trƣớc là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi”. Cái tôi Thơ mới có khi đƣợc thiêng liêng, thần thánh hoá, có khi lạc lõng bế tắc. Và giờ đây khi lịch sử đã sang trang cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại đã thay đổi chế độ xã hội, thay đổi vận mệnh dân tộc thì quan niệm về thơ cũng lại vận động, và biến đổi từ cái tôi sang cái ta nhƣng cái ta ở đây khác hẳn về chất so với cái ta trong văn học thời phong kiến. Đó là cái “ta” mang lý tƣởng của Đảng của dân tộc và nhân dân. Cái “ta” quan niệm thơ phải là một vũ khí chiến đấu, một công cụ tƣ tƣởng hữu hiệu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Do đó thơ không thể trốn vào “tháp ngà” thoát ly đời sống hay suốt ngày “buồn rớt”, “mộng rớt”, “ngắm rớt” mà phải tiếp cận với cuộc sống và bám chắc vào cuộc đời sôi động không ngừng cuộn chảy. Giờ đây nhà thơ không còn thấy cô đơn bế tắc trƣớc cuộc đời mà trái lại đang rất lạc quan tin tƣởng, nguyện cống hiến hết mình cho cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lƣợc, chống đói nghèo lạc hậu, “chiến đấu cho nhân phẩm của cả dân tộc và chiến đấu cho sự phát triển cao đẹp của mỗi con ngƣời”(94.T6). Nhà thơ quan niệm : “Tôi cùng xƣơng thịt với nhân dân của tôi, Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu, Tôi sống với cuộc đời chiến đấu, Của triệu ngƣời yêu dấu gian lao”(Xuân Diệu); hay “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu).

Với một quan niệm và một tình yêu đất nƣớc, nhân dân lớn lao cao đẹp nhƣ thế, các tác giả đã đem đến cho thơ một bản hoà âm nhiều cung bậc, có những cung bậc “cao khoẻ ”, nhƣng cũng có những cung bậc “trầm lắng” mang nhiều nỗi niềm tâm sự.

Do độ lùi thời gian, quan niệm về thơ sau năm 45 đã thoáng hơn và tiếp cận gần hơn tới chân lý. Bên cạnh những đóng góp lớn lao ở đội ngũ đông đảo, ở số lƣợng tác phẩm phong phú, ở nhiệm vụ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, thiên về ngợi ca phục vụ đại chúng, trƣớc hết là công - nông - binh. Thơ đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc. Nhƣng đồng thời quan niệm về thơ trong thời kỳ này cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém trong đề tài, trong cảm xúc và nghệ thuật biểu hiện, chẳng hạn nhƣ thơ thƣờng chỉ thiên nói về cái ta cộng đồng, cái ta quốc gia dân tộc. Điều đó là cần thiết trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể : chiến tranh. Nhƣng không có nghĩa là cái riêng với những trăn trở, day dứt, nỗi buồn đau của mất mát chia ly hay nỗi đớn đau uất ức về một nỗi thế thái nhân tình... lại bị xem là “có vấn đề” về tƣ tƣởng... để rồi quy chụp và lên án...

Đánh giá quan niệm về thơ cả một giai đoạn không hề đơn giản. Cần có một phƣơng pháp luận khoa học, một sự đánh giá thận trọng và thoả đáng. Hạn chế là một thực tế, nhƣng không vì thế mà “quá khích” đẩy lên bình diện chủ đạo bao trùm, bỗng chốc phủ nhận cả nền thơ, cho đó là thơ minh hoạ, chỉ thuần tuý tuyên truyền, cổ động, vô hồn không xúc động... Đúng là “quay phải mạnh thành ra quay trái”. Làm sao có thể phủ nhận một giai đoạn thơ ca dân tộc với bao đóng góp lớn lao mà ở đó luôn có sự “kết hợp giữa trữ tình và hùng tráng, giữa cảm xúc và suy nghĩ” và không chỉ dừng lại ở đó, thơ sau 45 cũng đã có sự vừa kế thừa truyền thống vừa cách tân hiện đại. Từ dân tộc có thêm quốc tế nhờ đó mà thơ có thêm một dáng vẻ mới vừa quen vừa lạ, vừa tƣơi trẻ gần gũi vừa sắc sảo sâu xa. Nhà thơ Chế Lan Viên từng có những quan niệm rất chân thành sâu sắc về nhiệm vụ của thơ :

Thơ xưa hay than mà ít hỏi Đảng dạy ta thơ phải trả lời Phải cầm lấy ván bài nhân loại Không để dòng nước chảy trôi xuôi” Hay “Vay ngoài đời và trả trên trang giấy

Cái vốn đời cho, cái lãi phải làm ra

Quan niệm về thơ giai đoạn này không chỉ chú trọng đến nội dung mà còn chú trọng đến hình thức ngôn ngữ, thể loại. Coi đó cũng là một phƣơng tiện để biểu đạt nội dung. Trong đó sự sáng tạo về ngôn ngữ đƣợc đặc biệt chú ý. Ngôn ngữ thơ phải có sự kế thừa, biến hoá cho phù hợp với nội dung, với thị hiếu thẩm mỹ của thời đại : thực tế hơn, hình tƣợng hơn, sinh động và khoẻ khoắn hơn. Mỗi nhà thơ, tuỳ theo phong cách và bút pháp, ngôn ngữ hiện ra nhiều vẻ, đa dạng : “Ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên sắc sảo trong cách vận dụng liên tƣởng, so sánh; Huy Cận sâu lắng, đậm đà; Xuân Diệu sống động biến đổi nhƣ cuộc đời; Hoàng Trung Thông có tiếng nói khoẻ, giầu chất sống; Nguyễn Đình Thi có ngôn ngữ tự nhiên gần với tiếng nói hàng ngày. Các nhà thơ trẻ có ngôn ngữ thơ tƣơi mới hơn, góc cạnh hơn”(53.T327). Tóm lại, quan niệm về thơ từ 45 - 75 đã kéo thơ trở lại với đời sống chính trị của dân tộc. Từ đây, thơ đồng nghĩa với “Đƣờng ra trận mùa này đẹp lắm!”, là “Hoa dọc chiến hào” là “Đầu súng trăng treo”... Mỗi vần thơ là một viên đạn nhằm hƣớng quân thù, là bông hoa cắm trên mộ chiến sĩ đã hi sinh, là tiếng thét căm thù, là lời kêu gọi tranh đấu, là đi từ “ta là ai ? đến “ta vì ai?”:

Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt Ta vì ai? khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh

Thơ giờ đây không còn là tiếng hát lẻ loi, cô đơn, bế tắc nữa mà là “tiếng hát át tiếng bom”, là “chất thép” và nhà thơ phải biết “xung phong”, “vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ”.

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 35)