Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua nghiên cứu phê bình thơ cổ

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 99)

II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ

4.Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua nghiên cứu phê bình thơ cổ

Trong tất cả các đề tài mà ngòi bút Xuân Diệu đề cập tới: từ phê bình ca dao, thơ ca hiện đại, thơ ca thế giới đến các buổi phê bình thơ trƣớc công chúng yêu thơ, thì phần nghiên cứu phê bình các nhà thơ cổ điển Việt Nam có thể nói là bề thế và đặc sắc hơn cả. Chúng ta biết rằng, trong đóng góp chung của biết bao nhà nghiên cứu phê bình văn học danh tiếng về các nhà thơ cổ điển Việt Nam nhƣ: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Lê Trí Viễn, Đinh Gia Khánh, Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên, Trƣơng Chính... thì Xuân Diệu vẫn có một vị trí đặc biệt không ai thay thế đƣợc. “Ông tự đặt cho mình cái nhiệm vụ phải nói cho được cái hay cái đẹp, cái hương vị cao quý của văn thơ các danh nhân mọi thời”(141.T8). Ông vô cùng khâm phục và trân trọng Nguyễn Trãi, ngƣỡng mộ thi hào dân tộc Nguyễn Du; tâm đắc thơ Hồ Xuân Hƣơng- Bà chúa thơ Nôm... Ở mỗi tác gia, Xuân Diệu không đề cập đến tất cả sự nghiệp sáng tác mà chỉ đề cập đến một phần mà mình tâm đắc nhất, có sự rung động sâu xa nhất. Nhƣng nói nhƣ thế không có nghĩa là Xuân Diệu chỉ biết về những phần đó mà thôi. Trái lại, tuy “chỉ chú ý tới những bài đặc sắc và tìm hết cái riêng, độc đáo của mỗi nhà thơ qua mỗi bài thơ hay”, nhƣng thực ra Xuân Diệu luôn đặt trong mối quan hệ với tổng thể sự nghiệp sáng tác. Do vậy, đọc văn phê bình của Xuân Diệu về một tác giả nào đó, bàn về một phạm vị hẹp nào đó, tƣởng chỉ thấy “cây” hoá ra thấy cả “rừng”. Trƣờng hợp Nguyễn Trãi là một minh chứng. Xuân Diệu tự giới hạn trong Quốc âm thi tập, nhƣng khi nghiên cứu phê bình, chỉ qua vài sự so sánh đối chiếu, ngƣời đọc thấy đƣợc bức chân dung khá hoàn chỉnh về ức Trai tiên sinh. Chân dung đó với những nét đậm nhạt khác nhau, khắc ghi mãi mãi trong tâm trí bạn đọc. Nó đánh thức và làm sống dậy những truyền thống đặc sắc của cha ông, khơi nguồn cho lòng tự hào và tinh thần yêu mến thiết tha về một nền văn học lớn trong quá khứ. Không chỉ dừng lại ở đó, Xuân Diệu còn muốn, thông qua những công trình nghiên cứu phê bình của mình, tự nó đến lƣợt mình lại cùng

trị tinh thần vô giá của cha ông để đấu tranh xây dựng đất nƣớc, xây dựng một nền văn học tƣơng xứng với tầm vóc lớn lao của lịch sử dân tộc, tƣơng xứng với thời điểm lịch sử mà có nhà báo nƣớc ngoài đến Việt Nam ngay trong những năm đầu chống Mỹ đã cảm nhận: đứng về giá trị tinh thần mà nói ngƣời Việt Nam đã bƣớc sang thế kỉ thứ XXI - Việt Nam là lƣơng tâm, phẩm giá của loài ngƣời.

Tóm lại sự nghiệp nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu nói chung và các nhà thơ cổ điển Việt Nam nói riêng có một giá trí đặc sắc cả về ý nghĩa thời sự xã hội và nội dung học thuật lâu dài. Ở mỗi bài nghiên cứu phê bình, dù ở các thời điểm khác nhau, các đối tƣợng khác nhau, ngƣời đọc đều thấy toát lên một tấm lòng tha thiết với cuộc đời, với thơ. Cũng qua những trang phê bình của Xuân Diệu, chúng ta thấy một tài năng đặc sắc, một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng. Ông luôn thẳng thắn trung thực, tự tin, nhƣng cũng lại rất khiêm nhƣờng bao dung độ lƣợng. Lời viết của ông chứa chan cảm xúc nhƣng cũng lại rất trí tuệ uyên bác... Tất cả những điều đó là kết quả của một nhân cách nghệ sĩ lớn, một tƣ duy vô cùng sắc sảo, một phong cách đa dạng, đặng hội tụ để làm lên một sự nghiệp phê bình lớn lao hệ quả tất yếu của một hệ thống quan niệm đúng đắn, phong phú, sâu sắc về thơ mà Xuân Diệu đã xây dựng cho mình và cho nền thơ ca dân tộc Việt Nam thế kỷ XX .

Có thể nói, phần gặt hái đƣợc nhiều thành tựu nhất trong sự nghiệp nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu phải kể đến bộ sách hai tập : “Các nhà thơ cổ

điển Việt Nam”. Tại sao Xuân Diệu có đƣợc những thành công lớn lao nhƣ

vậy? Nguyên nhân và những tiền đề cần thiết là gì?

Trƣớc khi đi vào một số chân dung văn học tiêu biểu, chúng tôi xin đƣợc trình bầy một số tiền đề cơ sở, mà theo chúng tôi, là cội nguồn cho những thành công rực rỡ trong quan niệm về thơ qua nghiên cứu phê bình các nhà thơ cổ điển Việt Nam.

Thứ nhất, theo chúng tôi, đó là : Một tấm lòng yêu mến thiết tha gia tài

văn học cổ. Một dân tộc đã tự hào kiêu hãnh cất lên: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) ắt dân tộc đó phải có một nền văn học phát triển để góp phần làm nên nền văn hiến đó. Trong nền văn hiến của chúng ta, ngoài kho tàng văn thơ dân gian đồ sộ và vô giá, chúng ta còn có bộ phận văn học thành văn (Văn học trung đại) đạt đến độ “cổ điển” (mẫu mực đặc sắc về tƣ tƣởng về nghệ thuật của ngƣời xƣa mà không thể bắt chƣớc) của các trí thức phong kiến. Những áng văn chƣơng bất hủ đó là một bộ phận không thể thiếu đƣợc của nền văn học dân tộc. Trƣớc tác của họ không những chỉ làm rạng danh cho nền văn học dân tộc mà còn góp phần làm phong phú thêm những giá trị tinh thần vĩnh cửu của nhân loại (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đã đƣợc cả thế giới rƣớc lên đài cao của những thiên tài loài ngƣời). Dƣờng nhƣ mỗi chúng ta, ai cũng đã biết, đã đọc nhƣng rồi ai cũng muốn nó có mặt trên giá sách của mình để thỉnh thoảng dở ra đọc lại, đặng bày tỏ tấm lòng yêu mến tri âm. Xuân Diệu của chúng ta lại yêu mến đến gấp trăm nghìn lần nhƣ thế. Nói nhƣ vậy không hề thái quá. Chúng ta dù yêu đấy, trân trọng đấy nhƣng ta đã đọc lại bao nhiêu lần tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng? Với Xuân Diệu, ông không chỉ đọc một lần, một lúc mà “ riêng tôi, vài chục năm nay đọc đi đọc lại kể có trăm lần, hồ như đã thuộc thế mà mãi gần đây mới nghiên cứu lại, mới gọi là sơ bộ nhận thấy những tầng lớp trong đó, thật tài tình”(139.T138). Trong cách đọc của Xuân Diệu, ta thấy không có cái thảnh thơi của ngƣời chỉ thuần tuý thƣởng thức mà luôn có sự ám ảnh, trăn trở nghĩ suy, dằn vặt day dứt của một ngƣời nghiên cứu phê bình tâm huyết. Bởi lẽ tình yêu tha thiết gia tài văn học cổ của Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở sự thƣởng thức văn chƣơng mà cao hơn ông muốn truyền cả tâm huyết của mình vào những trang viết. Đó là cách Xuân Diệu khẳng định những giá trị to lớn của cha ông đối với tiến trình văn học dân tộc, để đông đảo bạn đọc thấu hiểu, xúc cảm và đồng tình cái mà Xuân Diệu đã

sự”(101.T202), từ hiện tại hiểu hơn quá khứ, từ quá khứ cũng giúp ta hiểu rõ hơn hiện tại, nhất là khi đƣợc tiếp cận với ngọn nguồn lịch sử. Trong “Hồi ký

song đôi”, ngƣời bạn tâm giao vô cùng thân thiết của ông - Huy Cận cũng đã

viết: “Chúng tôi cùng chung một hoài bão thiết tha về văn hoá dân tộc, tâm niệm góp một phần khiêm tốn của mình bồi đắp cho văn hoá nước nhà. Chính theo tinh thần ấy mà trong suốt gần ba mƣơi năm, anh Diệu đã cặm

cụi viết bộ sách đồ sộ: “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” (35.T645 )

Tình yêu lớn lao và tha thiết của Xuân Diệu đối với các nhà thơ cổ điển Việt Nam còn thể hiện ở chỗ ông dám xông pha “đi đầu” vào một đề tài “vận hạn” đã từng thử sức và làm “gẫy lưng” nhiều nhà phê bình. Một đề tài, một công trình “trải mấy mươi năm” nhƣ Xuân Diệu tâm sự, khi đã chọn rồi thì phải mê, ông: “ôm lấy đề tài như Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng”(139.T 97).

Nhƣ chúng ta dã biết, thơ ca cổ điển Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã có biết bao công trình nghiên cứu phê bình, làm sao phải đọc hết để hiểu và rồi theo cách riêng của mình phát hiện ra những điểm mới độc đáo, hấp dẫn không trung lặp .

Hơn nữa, bản thân Xuân Diệu thừa biết viết văn nghiên cứu phê bình, nhất là ôm lấy đề tài các nhà thơ cổ điển là rất hao tâm tốn trí. Nó đòi hỏi phải động não thƣờng xuyên khiến rất “buốt óc” và dễ “tổn thọ”. Biết vậy nhƣng Xuân Diệu vẫn say mê và cố gắng hết mình. Sự nỗ lực đó bắt nguồn từ nhiệt huyết của ngƣời thi sĩ luôn khát khao yêu, khát khao hoà nhập đóng góp với cuộc đời. Khi làm thơ đã thế và khi phê bình cũng vậy:

Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan.

Hay Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần.

Đó là một tình yêu, một niềm trân trọng lớn lao đối với gia tài văn học cổ của cha ông, là sự tri âm đến quên mình của Xuân Diệu. Chính nó đã giúp ông vƣợt lên tất cả. Và tình yêu lớn ấy đã dẫn đến thành công lớn.

Thứ hai, theo chúng tôi, đó là : Một tư duy phê bình xuất sắc. Có một

tình yêu lớn, là yếu tố cần nhƣng chƣa đủ. Bên cạnh tình yêu lớn, một trong những thành công của Xuân Diệu ở đây là một tƣ duy phê bình xuất sắc. Trong nhiều trang viết, ngƣời đọc dƣờng nhƣ thấy phẩm chất nghệ sĩ của một thi nhân với cốt cách, khoa học, uyên bác của nhà phê bình hoà đồng làm một. Nếu nhƣ Chế Lan Viên đem chất chính luận, triết lý vào thơ để tạo nên một phong cách thơ suy tƣởng triết lý đứng hàng bậc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam, thì có thể nói, Xuân Diệu lại rất thành công khi kết hợp đƣợc hài hoà chất trí tuệ và cảm xúc, nét kinh điển mà hiện đại trong văn phê bình của mình. Có ý kiến cho rằng chất cảm xúc nghệ sĩ (đôi chỗ hơi quá ngƣỡng) là hạn chế của ông, bởi họ thiên về quan niệm văn phê bình là thứ văn khoa học và lô gích theo kiểu duy lý. Nhƣng theo chúng tôi, đó không hẳn là hạn chế. Vả chăng nếu coi đó là hạn chế thì : “quan niệm về sự tiêu biểu ở đây bao hàm cả những mặt mạnh lẫn những mặt yếu, cả những cái hay lẫn cái chưa hay”(61.T11 )

Trong tƣ duy nghệ thuật, trực giác đóng vai trò quan trọng trong nhận thức thẩm mỹ, góp phần kích thích ý đồ sáng tạo và trợ lực cho cảm hứng. Tình cảm cũng là một nét tiêu biểu của tƣ duy hình tƣợng. V.Lênin đã từng khẳng định: “Thiếu tình cảm của con người thì không bao giờ và cũng

không thể có những tìm tòi của con nguời về chân lý”(24.T21).

Ngoài ra, chúng ta đã đƣợc biết tới khái niệm “Tư duy thơ” và biết rằng hình tƣợng thơ trƣớc hết là sản phẩm của quá trình tƣ duy. Đó là thứ sản phẩm tinh thần phi vật thể, không sờ nắm đƣợc, cho nên hình tƣợng thơ chỉ tồn tại và phát triển trong quá trình vận động của tƣ duy từ chỗ chợt lóc lên chƣa định hình, còn lờ mờ, bảng lảng đến chỗ phát triển dần dần thành những hình ảnh mới lạ, đa dạng và hoàn chỉnh. Đó chính là quá trình vận động của tƣ duy thơ.

Sang lĩnh vực của tƣ duy phê bình, vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Mặc dầu, trên thực tế, phê bình cũng là sản phẩm của quá trình tƣ duy. Đó cũng là thứ sản phẩm tinh thần phi vật thể không tồn tại trong không gian, thời gian bên ngoài để cho trực quan con ngƣời tri giác đƣợc.

Tƣ duy thơ có thể đạt đến một trình độ thẩm mỹ rất cao ngay ở cả những em nhỏ 6 - 8 tuổi chƣa hiểu biết gì về lý luận thơ. Nhƣng với tƣ duy phê bình thì không thể. Nhà phê bình có tài phải là ngƣời vừa có linh khiếu đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ sáng tác, vừa có một vốn lý luận, vốn hiểu biết sâu rộng về đời sống văn học của Đông Tây kim cổ. Có nhƣ thế tƣ duy phê bình mới sắc bén và có sức nặng của sự phẩm bình đánh giá. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói: “Chỗ khác nhau chính giữa người phê bình và người sáng tác là ở chỗ tuy người sáng tác cũng cần phải học nhiều, đọc nhiều, nhưng cá biệt vẫn có những bài thơ những quyển truyện thành công mà người viết chưa từng có điều kiện học tập nhiều. Người phê bình thì nhất thiết phải học tập nhiều: học văn học, học lí luận, học triết học, học lịch sử, lại phải chịu khó đọc, đọc văn thơ xưa và nay, trong nước và nước ngoài, đọc văn thơ hay đã đành, phần nào đọc cả văn thơ dở nữa.”(28.TII.T1050) Nói cách khác, với nhà thơ khi sáng tác, nếu đã có ý, có tứ, có hình ảnh rồi; những cái đó lại sống trong trí tƣởng tƣợng phong phú của nhà thơ, đƣợc tƣ duy thơ chắp cánh bằng những rung cảm sâu xa của tâm hồn thì thơ có thể “tràn ra” khá dễ. Nhiều nhà thơ đã tâm sự về một số trƣờng hợp ra đời của nhứng đứa con tinh thần nhƣ thế. Tức là từ chỗ cảm xúc thơ xuất hiện đến cầm bút viết một mạch hoàn chỉnh bài thơ và sau đó hầu nhƣ không phải sửa chữa gì, là những trƣờng hợp không hiếm trong làng thơ. Nhƣng với nhà phê bình thì khó có thể nhƣ thế. Khi đã có ý tƣởng rồi, nó đã sống và ám ảnh trong tƣ duy rồi, thậm chí đã có cả một tình yêu lớn, một xúc cảm lớn rồi, nhƣng để đến đƣợc tác phẩm phê bình hay, có giá trị là cả một chặng đƣờng đầy gian nan. Đó là việc, nhà phê bình phải đọc cho thật nhuyễn “đương sự” đến mức “thơ của các cụ quần tôi đến mức mê mệt”, rồi kê cứu, ghi chép, tập hợp những ý kiến đã viết về “đương sự”, vật lộn với kho tƣ liệu tới từng từ, từng chữ. Sau đó, bằng tài năng, hiểu biết, cảm xúc, nhà phê bình mới phân tích, lý giải, cắt nghĩa, phát hiện ra những chỗ hay mà

chƣa ai phát hiện. Đó là cách để chinh phục dần ngƣời đọc bằng chất lƣợng đặc sắc trong bài viết của mình. Cho nên, Chế Lan Viên có nói: “ muốn phê bình giỏi phải sống nhiều (như những nhà sáng tác) học rộng (hơn cả những nhà sáng tác) và biết phê bình một cách công tâm”(8.T9)

Tƣ duy phê bình của Xuân Diệu chủ yếu vận động trên dòng mạch đó và đã đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ. Ngƣời ta dễ dàng nhận thấy trong số các nhà nghiên cứu phê bình về các nhà thơ cổ điển, Xuân Diệu vẫn có những đóng góp riêng đặc sắc “viết hay khó ai thay thế được”(9.T94).

Quả là, bạn đọc không chỉ muốn đọc lại Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng... mà còn muốn nghe Xuân Diệu bàn về các nhà thơ cổ điển đó. Và rõ ràng, sau khi đọc những trang phê bình của Xuân Diệu, chúng ta có cảm giác nhƣ đƣợc “khai sáng” thêm trƣớc bao điều huyền diệu sau cánh cửa của một kho tàng bí mật đã bao lần ta muốn tìm hiểu khám phá mà chƣa đủ sức, giờ đây bỗng đƣợc Xuân Diệu mở khoá mời vào giới thiệu tỷ mỉ những cái hay, cái đẹp, cái bí ẩn, huyền diệu trong đó. Với một tƣ duy phê bình nhƣ vậy, văn phê bình của Xuân Diệu không chỉ có ích cho ngƣời sáng tác, ngƣời phê bình, ngƣời làm công tác giảng dạy văn học mà còn với quảng đại quần chúng nhân dân, nhất là những ai yêu mến, quan tâm đến gia tài văn học cổ, muốn hiểu biết những vấn đề học thuật, về lý luận thơ, về mối quan hệ giữa văn học và cuộc đời, ý nghĩa vai trò của văn học khi đƣa con ngƣời lên vị trí chúa tể

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 99)