Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình giới thiệu những tinh hoa

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 97)

II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ

3. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình giới thiệu những tinh hoa

hoa thơ ca thế giới.

Trong các nhà thơ lớn của thế kỷ XX, chúng ta thấy ít ai vƣợt đƣợc Xuân Diệu trong lĩnh vực giới thiệu, phê bình và dịch thơ của các thi sĩ thế giới. Với Xuân Diệu, việc giới thiệu phê bình và dịch thơ thế giới là mong giúp cho bạn đọc Việt Nam không chỉ bó hẹp trong phạm vi văn học dân tộc mà còn phải hiểu biết, tiếp thu những tinh hoa của văn học nhân loại, nhằm làm giầu thêm cho vốn hiểu biết về văn học và văn hoá. Các: Thi hào Nadim Hitmet (1962) ;

V.I . Lênin của Maiacôpxki (1967); Vây giữa tình yêu của Blaga Đimitrôva

(1968); Những nhà thơ Bungari (1978); Nhà thơ Nicola Ghiden (1981)...là những công trình không kém phần công phu, tâm đắc của Xuân Diệu. Chẳng hạn ông cho thơ Đimitrôva là loại thơ : Chân , chân, chân. Thật, thật , thật!

Loại thơ biến sự thật, vật bên ngoài thành ra nội tâm giản dị, coi thƣờng trang sức. Có những cái im lặng nhƣ của Nadim Hitmét nhƣng lại là cái im lặng của sự “ giản dị - phong phú”(141.T55).

Phần lớn những bài viết của Xuân Diệu về các nhà thơ thế giới rất thú vị. Với tâm hồn và linh khiếu đặc biệt của một thi sĩ, Xuân Diệu đã cảm hiểu đƣợc cái “ thần” của từng nhà thơ lớn trên thế giới. Trong bài viết của mình, ông vừa kết hợp đƣợc sự hiểu biết văn chƣơng nghệ thuật với những kỉ niệm cụ thể hữu hình, khiến cho thơ họ ánh lên sinh sắc và trở nên gần gũi, dễ hiểu, thân thiết hơn với chúng ta. Nhiều khi chính sự đồng cảm, tƣơng đắc với nhau trong thơ văn đã làm lên những tình bạn sâu sắc. Chúng ta cảm động thực sự khi đƣợc biết cả gia đình nhà thơ Blaga Đimitrôva để tang Xuân Diệu khi nghe tin ông qua đời. Theo chúng tôi, có đƣợc sự tri âm đó là do Xuân Diệu rất yêu thơ Blaga Đimitrôva và nói đƣợc những cái hay nhất, sâu sắc nhất, đầy đặn và cảm động nhất :“Cái sâu sắc của thơ Đimitrôra còn thể hiện trong một số hình tượng rất là thơ, đôi khi thơ chị đau đớn và cay đắng. Điều đó khó tránh được khi người ta đã từng sống nhiều... Thơ Blaga cũng đã phản ánh, có những bài phác hoạ, nhưng chị có cái tài là biến tất cả thành tâm tình. Balaga biết cách nói với trái tim vì chị có một trái tim lớn .”(114.T94)

Nhìn chung khi giới thiệu phê bình thơ ca thế giới, hình nhƣ Xuân Diệu không muốn bình dài mà chỉ gợi để ngƣời đọc trực tiếp, tiếp cận với tác phẩm để khám phá rung động trƣớc cái hay, cái đẹp của thơ ca nhân loại, nhƣng do hiểu và nắm bắt đƣợc “ cái hồn”, “ cái thần” của mỗi tác phẩm, tác giả, nên qua những đoạn giới thiệu phê bình dù chỉ ngắn thôi ngƣời đọc cũng thấu hiểu và thấm thía hơn là tự mình đọc và mầy mò tìm hiểu .

Chính điều đó làm nên giá trị trong những bài giới thiệu, phê bình thơ ca thế giới của Xuân Diệu. Bản thân ông cũng đã từng nói : giới thiệu thơ cũng là một hoạt động của phê bình thơ và ở đó Xuân Diệu đã bộc lộ không ít những quan niệm về thơ của mình.

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)