II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ
2. Xuân Diệu quan niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ, nhà phê bình thơ với công chúng thơ.
thơ với công chúng thơ.
Là nhà thơ gắn bó máu thịt với cuộc đời với nhân dân, hơn ai hết Xuân Diệu thấu hiểu sâu sắc mối quan hệ hữu cơ giữa tác phẩm và công chúng. Theo ông, công chúng luôn “là người thanh tra, ngự sử cuối cùng”. Tác phẩm chỉ sống thực sự khi nó đi vào thế giới tâm hồn của ngƣời đọc, khi nó sinh sôi, nẩy nở, vận động và phát triển trong đó. Tác phẩm chỉ có giá trị đích thực khi nó đƣợc lƣu giữ và trở thành bất tử trong bảo tàng trái tim bạn đọc. Xuân Diệu khẳng định : thật ngây thơ và dại dột biết bao khi nhà phê bình thơ không thấy đƣợc rằng “mỗi cá nhân người đọc là then chốt”. Công chúng - bạn đọc bao giờ và ở đâu cũng là lẽ sống là mục đích cuối cùng của nhà thơ, nhà phê bình. Với Xuân Diệu đây là mối quan tâm hàng đầu, là xuất phát điểm, là động lực cho ông khi đi vào viết và nghiên cứu phê bình thơ. Bởi thế, ta thấy công chúng luôn là đối tƣợng bàn tới trong hàng loạt các bài tiểu luận của Xuân Diệu nhƣ : Tâm tình với bạn đọc, Đưa cái đúng - tốt - hay của thơ vào quần
chúng, Thêm thơ nữa cho thời đại của chúng ta, Quy luật cuộc sống và quy luật trong tác phẩm thơ... Xuất phát từ thực tiễn, Xuân Diệu cho rằng : Điều
sống còn là làm sao cho sản phẩm thơ đến đƣợc với bạn đọc, đƣợc bạn đọc công nhận mến yêu hơn nữa. Muốn thực hiện đƣợc điều đó, Xuân Diệu yêu cầu nhà thơ và nhà phê bình thơ phải thấu hiểu và gần gũi với công chúng hơn nữa và phải mở rộng hoạt động phê bình để làm chiếc cầu nối đƣa thơ đến với công chúng nhiều hơn nữa. Mặc cho ai đó trốn vào “tháp ngà”, lẩn trốn lên tiên
giới..., Xuân Diệu luôn hiện diện ngay giữa cuộc đời với niềm say mê vô bờ bến : Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn
Làm dây đa quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất. ( Thanh niên) Trong xã hội xƣa, cả số lƣợng và chất lƣợng bạn đọc rất hạn chế. Họ chỉ là một bộ phận nhỏ hẹp thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Còn giờ đây bạn đọc rất đông đảo và phong phú cả về số lƣợng và chất lƣợng. Xuân Diệu gọi họ là “vú sữa vĩ đại nuôi dưỡng các nhà văn, nhà thơ”, họ là thứ của cải quí giá vô ngần của ngƣời sáng tác. Ông đã xúc động thốt lên : “sự công nhận của đông đảo quần chúng là nguồn sức mạnh, nguồn cảm hứng của tôi”.
Theo Xuân Diệu, mối quan hệ giữa ngƣời sáng tác với công chúng là mối quan hệ giữa mình với ta tuy hai mà là một, là mối quan hệ biện chứng
hai chiều : bản thân nhà thơ phải nâng cao vốn sống, cách nhìn, nếp nghĩ, sự cảm xúc cùng kỹ thuật của nghề thơ cho bằng và hơn bạn đọc, còn về phần bạn đọc cũng không nên chỉ một mực là cao hơn nhà thơ, “Mình là nghìn vạn tri âm, tri kỷ của ta ! Ta là kẻ luôn luôn tìm đến hoà làm một với mình”. Đó là mối quan hệ thống nhất có đấu tranh thể hiện một tƣ duy biện chứng đầy khoa học của Xuân Diệu.
Xuất phát từ thực tiễn, Xuân Diệu phê phán kiểu đọc thơ, hiểu thơ theo quan niệm “tĩnh” về công chúng. Ông phản đối một số ý kiến “mỵ” quần chúng, tỏ ra có vẻ vì quần chúng nhƣng lại chứa đựng một cách nhìn thiển cận, cứng nhắc và hẹp hòi, không có lợi. Theo ông : “quần chúng là đất mà tác phẩm là hạt giống, là cây. Nếu miếng đất thần thông thì sẽ nhân cái hạt tác phẩm lên đến bao nhiêu nữa”. Nếu có gặp nơi đất khô, khó, thì phải tƣới, phải bồi dƣỡng đất chứ không thể trồng cây ra ngoài đất. Nghệ thuật không phải sinh ra đã là nghệ thuật của quần chúng ngay mà phải sau tổng số những cố gắng, là do kết quả của cả một quá trình phấn đấu và tuyên truyền. Và Xuân
Diệu đã cố gắng tìm mọi cách càng nhanh càng tốt xoá bỏ sự thiệt thòi của quần chúng về việc thƣởng thức văn học.
Một trong những biểu hiện, vừa sinh động đa dạng, vừa độc đáo hấp dẫn của Xuân Diệu trong quan niệm về mối quan hệ giữa nhà phê bình với công chúng thơ, đó là sự kết hợp song song hai mảng phê bình viết và phê bình nói. Có thể nói chƣa có nhà thơ, nhà phê bình nào vƣợt đƣợc Xuân Diệu trong lĩnh vực này. Theo tâm sự của Huy Cận ngƣời bạn thơ thân thiết nhất của Xuân Diệu thì : cho đến lúc mất, anh Diệu có tới hàng ngàn cuộc bình thơ cho mọi đối tƣợng về tất cả các giai đoạn từ thơ cổ điển đến thơ hiện đại và cả thơ ca nƣớc ngoài. Lúc ấy, trong điều kiện in ấn và các phƣơng tiện thông tin đại chúng còn nghèo thì những buổi bình thơ trực tiếp trƣớc công chúng yêu thơ trên khắp mọi miền đất nƣớc, càng có ý nghĩa đặc biệt hơn. Ngoài thế mạnh của các yếu tố phi ngôn ngữ nhƣ : điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cƣời sự nồng ấm, say sƣa của diễn giả, qua những cuộc bình thơ trực tiếp với công chúng, Xuân Diệu còn cảm nhận đƣợc trực tiếp, ngay lập tức, lòng say mê, thích thú của thính giả : từ sự im lặng chăm chú lắng nghe, đến những tràng pháo tay ròn rã hay những tiếng xuýt xoa trầm trồ thán phục của mọi ngƣời... Những giây phút nhƣ thế là sự hoà đồng, thấu hiểu, là mối giao cảm tuyệt diệu, niềm sung sƣớng hạnh phúc đến ngất ngây thực sự của cả hai phía : ngƣời nghe và diễn giả. Cũng có lúc do muốn ngƣời nghe cùng đồng cảm và chia sẻ với mình về một ý thơ, một hình tƣợng thơ, Xuân Dịêu đôi lúc có tán rộng ra, phóng to qui mô của hình tƣợng để ngƣời nghe dễ hiểu và có ấn tƣợng. Vì vậy buổi bình thơ của ông luôn có duyên và hấp dẫn không ai cƣỡng đƣợc.
Sau mỗi buổi bình thơ, công chúng đƣợc tăng thêm sự hiểu biết, đƣợc thƣởng thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn cái hay cái đẹp của tác phẩm thơ. Cũng từ đó mà công chúng mếm mộ, yêu quý ông hơn, thích đƣợc nghe ông nói chuyện thơ hơn. Dƣờng nhƣ ở đâu trên mọi miền đất nƣớc từ những sinh viên, học sinh, trí thức đến anh em công nhân hay cả những ngƣời lao động nghèo
đƣợc nghe ông bình thơ và rất yêu mến ông. Nếu coi cái đích cuối cùng, nói nên ý nghĩa giá trị của thơ, phê bình thơ là ở sự thích thú và yêu quí của công chúng thì điều đó ông đã làm đƣợc một cách xuất sắc qua cả hai hình thức phê bình nói và phê bình viết. Có đƣợc điều đó là do ý thức và quan niệm sâu sắc của Xuân Diệu về mối quan hệ giữa nhà thơ, phê bình thơ với công chúng thơ.
Nằm trong mối quan hệ biện chứng giữa nhà thơ, phê bình thơ với công chúng thơ, trong khi yêu cầu nhà thơ, nhà phê bình thơ phải gắn bó mật thiết với công chúng, Xuân Diệu cũng đòi hỏi, về phần mình, công chúng thơ cũng phải là một công chúng tự giác có thái độ tích cực và nên mở rộng “khẩu vị thưởng thức” để đến với nhà thơ, nhà phê bình thơ một cách nhanh chóng hơn. Thơ hay không thể đọc một cái là hiểu ngay, hiểu hết mà có khi phải đọc đi đọc lại nhiều lần, ngẫm nghĩ mãi thì mới phát hiện và khám phá đƣợc cái hay cái đẹp ẩn kín trong thơ. Đừng đọc qua loa đại khái, suy nghĩ hời hợt nông cạn rồi vội vứt đi cho là không hay, hay cho là đã hiểu hết, nhƣ thế là đã phụ thơ và bỏ rơi không ít thơ hay. Xuân Diệu còn đòi hỏi công chúng thơ, ở bộ phận tiên tiến số ít, phải giữ vai trò hạt nhân để làm lan toả theo kiểu phản ứng dây chuyền nhằm tác động đến đông đảo bạn đọc. Bộ phận này đòi hỏi phải có bản lĩnh, khi đọc thơ họ thƣờng khó tính. Vì khá sành về thơ nên họ không chấp nhận thơ dở mà chỉ đọc thơ hay, khẩu vị của họ cao nên không xuề xoà dễ dãi.
Nhƣ vậy, quan niệm của Xuân Diệu về mối quan hệ giữa nhà thơ, phê bình thơ với công chúng thơ là một quan niệm rất biện chứng. Đó là một cách nhìn theo quan điểm “động”. Một quan điểm giúp cho cả hai phía cùng phải cố gắng phấn đấu nỗ lực vƣơn lên để tự nâng cao và hoàn thiện mình.
Tóm lại, hơn nửa thế kỷ miệt mài say mê lao động sáng tạo, với niềm khát khao giao cảm với đời, với tâm huyết làm sao đóng góp đƣợc thật nhiều cho nghệ thuật, cho cuộc đời, Xuân Diệu đã xác lập cho mình một hệ thống quan niệm về thơ và phê bình thơ một cách đúng đắn, phong phú và sâu sắc. Mọi vấn đề về đặc trƣng bản chất của thơ, quan niệm về nhà thơ, qui trình sáng tạo thơ, chất lƣợng thơ...đều đƣợc Xuân Diệu bàn đến một cách thấu đáo có lý
có tình, phù hợp với thực tế khách quan đƣợc nhiều ngƣời tán thành ủng hộ. Quan niệm về phê bình thơ của Xuân Diệu cũng rất đa dạng, phong phú vừa cụ thể rõ ràng, vừa mang tính nhất quán, lại vừa biến động linh hoạt. Có thể nói,
chính phê bình thơ đã cụ thể hoá quan niệm về thơ của ông.
Khi bộc lộ quan niệm về phê bình thơ, Xuân Diệu nhấn mạnh đến ý thức về mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, cách thức phƣơng pháp của phê bình thơ, các tiêu chuẩn “thước đo” giá trị thơ, mối quan hệ hữu cơ giữa nhà thơ, nhà phê bình thơ với công chúng thơ... Đó là “trƣờng liên tƣởng thẩm mỹ” (Nguyễn Đăng Mạnh) về thơ và phê bình thơ đến nay vẫn có giá trị soi sáng về mặt lý luận và cả thực tiễn sáng tác. Nó giúp chúng ta nâng cao khiếu thẩm mỹ trong sáng tác, phê bình và thƣởng thức thơ, đồng thời qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng : Xuân Diệu không chỉ là một nhà thơ lớn, một nhà “phê bình lỗi lạc” mà còn là một nhà lý luận có một hệ thống quan niệm về thơ sâu sắc .
CHƢƠNG THỨ BA
QUAN NIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA XUÂN DIỆU VỀ THƠ
Nếu nhƣ ở chƣơng thứ hai, chúng tôi trình bày quan niệm của Xuân Diệu về đặc trƣng thơ (thiên về lý luận) thì ở chƣơng thứ ba này chúng tôi đi sâu, tìm hiểu, trình bày quan niệm và những đánh giá thẩm bình của Xuân Diệu về thơ (thiên về thực tiễn sáng tác). Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy một thực tế là quan niệm về thơ của Xuân Diệu phần lớn không đƣợc bộc lộ qua thơ (có chăng thì cũng chỉ bộc lộ một cách gián tiếp, không nhiều, qua những hình ảnh bóng bẩy, hàm ẩn) mà chủ yếu bộc lộ một cách trực tiếp và rõ nét qua tiểu luận, nghiên cứu phê bình và giới thiệu thơ. Chúng tôi cho rằng điều đó không có gì khó hiểu. Bởi lẽ, thơ trƣớc hết là tiếng nói của tình cảm, của trái tim, của tâm hồn và trí tƣởng tƣợng bay bổng. Trong khi đó quan niệm về thơ lại là kết quả của tƣ duy lý luận, của suy lý lô-gích. Những ý kiến, những quan điểm về nghệ thuật, về thơ nhƣ thế đâu dễ tìm lối ra trên trang thơ mà lại đắc dụng hơn trên những trang văn xuôi tiểu luận phê bình, giới thiệu thơ. Đây lại vốn là thực tiễn sáng tác sinh động của chính bản thân Xuân Diệu .
Sự nghiệp nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu rất phong phú và đồ sộ. Phƣơng châm sống của ông là : “phần tinh hoa của ngƣời nghệ sĩ và cũng là phần sống của đời họ là ở tác phẩm’’ và “ ông đã sống cốt chỉ để phục vụ cái ông viết”(47.T252). Xuất phát từ những tiền đề trên, một hệ luận tƣơng xứng với ngót 20 tập phê bình - tiểu luận xuất sắc của Xuân Diệu đã lần lƣợt ra đời phục vụ đắc lực cho sự phát triển của văn học nƣớc nhà. Từ khởi đầu với:
Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm (1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1960), Đi trên đường lớn (1968), Thơ Trần Tế Xương (1970), Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971), Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971), Mài sắt nên kim (1977),
Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn (1978), Tìm hiểu Tản Đà (1982), Đọc thơ Á Nam (1984), đến tập sách cuối cùng : Công việc làm thơ (1984). Nhìn vào sự nghiệp nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu, nếu chỉ căn cứ vào phần định lƣợng thôi (chƣa xét phần định tính) đã thấy khối lƣợng tác phẩm đồ sộ ít ai sánh kịp. Trong số đó, chúng ta thấy Xuân Diệu bàn đến mọi vấn đề từ công việc “ bếp núc” của nghề viết văn làm thơ đến những chuyển biến về tƣ tƣởng tình cảm của bản thân; từ việc vùi đầu vào nghiên cứu phê bình thơ cổ, cận, hiện đại đến những chuyến đi tới mọi miền đất nƣớc (có khi cả ở nƣớc ngoài) để bình thơ cho công chúng yêu thơ; từ việc bồi dƣỡng, khuyến khích các nhà thơ trẻ đến việc định hƣớng cho một nền thơ, một nền phê bình chân chính.... Mỗi mặt hoạt động sáng tạo, Xuân Diệu đều có những đóng góp quan trọng đánh dấu những thành tựu của một tài năng xuất sắc. Ở đây, chúng tôi không có ý định đi sâu vào từng mặt mà chỉ sơ qua vài nét quan niệm về thơ qua hoạt động nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu từ các mảng đề tài khác nhau, nhằm có một cái nhìn tổng thể chung về sự nghiệp nghiên cứu phê bình của ông .
Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu phê bình, Xuân Diệu luôn có đƣợc những phát hiện mới mẻ, những lý giải thoả đáng, không chỉ bằng sự sâu sắc uyên bác của trí tuệ mà cả sự chân thành sôi nổi của trái tim giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc cái lớn lao, cái sâu sắc ẩn kín bên trong mà ngƣời khác chƣa thấy. Qua đó, Xuân Diệu khẳng định, gợi mở, dự báo... Và dù ở đề tài nào thì nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu cũng chiếm đƣợc tình cảm, sự mến mộ của đông đảo bạn đọc. Có lẽ những đóng góp lớn lao trên, theo chúng tôi, là đƣợc khơi nguồn từ những quan niệm đúng đắn và phong phú về thơ của Xuân Diệu .
1- Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua tìm hiểu phê bình ca dao.
ăn tiếng nói hàng ngày. Ông đã có những bài viết về sức sống hồn nhiên, vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc mà không kém phần thanh tao, sự trong sáng mà không kém phần sâu sắc, tinh tế của ca dao. Trong phê bình ca dao, cùng với tài thẩm thơ tinh tế, vốn sống hàng ngày phong phú, Xuân Diệu luôn “ điểm huyệt” trúng những câu thơ, những từ ngữ hay nhất, đắt nhất. Muốn thế, không thể đọc “ một cách khách quan” nhƣ ngƣời ngoài cuộc mà phải “sống với nó” biến nó thành “không khí ta thở” thì mới cảm đƣợc “ cái hồn của ca dao”.
Không chỉ với ca dao cổ, mà với ca dao kháng chiến cũng cần phải nhƣ thế. Xuân Diệu đã tâm sự: “tôi đã sống, đã hấp thụ, tiêu hoá, chung chạ giao hoà với một số ca dao bộ đội trong kháng chiến, đến nỗi chúng đã biến thành một mảnh kỉ niệm, một mảnh của đời mình, bây giờ rút chúng ra là rút từ trong kí ức, có dính liền với xƣơng thịt - cái xƣơng thịt của mình”(114.T86).
Là nhà thơ có “đặc sản” thơ tình nổi tiếng, Xuân Diệu rất tâm đắc với ca dao về chủ đề tình yêu. Chính vì thế ông đã bắt đƣợc cái hồn, nhận ra đƣợc cái cốt lõi tinh tế trong nhiều câu ca dao mà không phải ai cũng nhận ra. Đó là cái tâm lý “ để dành” rất kì lạ, rất đáng yêu. Vừa muốn ngắm nhìn nhau mãi, vừa nhƣ sợ nhìn nhiều nó “hao hụt” đi :
Ngó em không dám ngó lâu
Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi hay: Thò tay mà ngắt ngọn ngò