II- Những quan niệm cơ bản về thơ
1. Quan niệm về thơ trong văn học trung đại
Trƣớc khi tìm hiểu quan niệm về thơ trong văn học trung đại, chúng tôi
xin đề cập vài nét đến quan niệm về thơ trong văn học dân gian. Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân. Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, khi mà đời sống và nhận thức xã hội của con ngƣời còn
ngƣời. Trong rất nhiều thể loại của văn học dân gian thì ca dao, dân ca chính là thơ khi tách khỏi làn điệu. Một thứ thơ mà ngay các nhà thơ lớn cũng coi đó là mẫu mực về tính chân thực hồn nhiên giầu sức gợi cảm, gợi tả và khả năng lƣu truyền từ đời này sang đời khác.
Ở thủa xa xƣa, do nhiều nguyên nhân, ngƣời xƣa chƣa có điều kiện xây dựng lên một hệ thống lý luận về thơ, nhƣng không vì thế mà ảnh hƣởng tới thực tiễn sáng tác. Chúng ta có cả một kho tàng ca dao dân ca vô cùng phong phú cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nếu nhƣ chúng ta có thể nói: chính quan niệm về thơ của ngƣời xƣa đã chi phối tƣ duy thơ ca dân gian thì cũng có thể nói ngƣợc lại : khối lƣợng sáng tác thơ ca dân gian đồ sộ nhƣ vậy chính là sản phẩm tất yếu của những quan niệm về thơ tuy không đƣợc phát biểu một cách trực tiếp và có hệ thống. Mặc dù ngƣời xƣa không có điều kiện để phê bình, nghiên cứu, không có điều kiện bút chiến, luận đàm nhằm bộc lộ trực tiếp quan niệm về thơ nhƣng chính tƣ duy hồn nhiên chất phác và lòng lạc quan yêu đời, yêu ngƣời, yêu thiên nhiên dào dạt đã tự thân mang tính tƣ tƣởng, mang tính quan niệm về thơ ca. Chính tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc và đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện.
Nếu nhƣ tục ngữ thiên về lý trí, kinh nghiệm thì ca dao thiên về tình cảm (nội dung trữ tình). Ca dao là thể loại thể hiện đƣợc hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn học dân gian. Nếu phải khái quát quan niệm về thơ của ngƣời xƣa thì chắc giản dị hơn nhiều so với những hệ thống lý luận vừa cao siêu, vừa phức tạp mang đầy tính triết luận của thời hiện đại. Phải chăng quan niệm của ngƣời xƣa về thơ không là gì khác mà cũng chính là nơi để ký thác tâm hồn, tƣ tƣởng tình cảm... Những cung bậc muôn màu muôn vẻ trong đời sống tâm hồn tình cảm không dễ gì tìm thấy lối ra trong các thể loại khác nhƣ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích. Sở dĩ nhƣ thế là vì thơ ca dân gian không những phản ánh hiện thực một cách cô đúc mà còn đƣợc chắp thêm đôi cánh kỳ diệu của trí
tƣởng tƣợng. Nó vừa giản dị trong sáng nhƣng cũng lại sâu sắc tinh tế vô cùng. Hãy thử nghe một ví dụ trong vô vàn những ví dụ về ca dao:
- Ca dao Miền Bắc : Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu.
- Ca dao Nam Trung Bộ :
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ thấy không. - Ca dao Nam Bộ : Buổi mai em xách cái thõng (chĩnh) Em xuống dưới ao em bắt con cua Em bỏ vô trong cái thõng
Hắn kêu cái rỏng, hắn kêu cái rẻnh Hắn kêu một tiếng, chàng ôi ! Chàng đành yên phận tốt đôi. Em nay lẻ bạn mồ côi một mình.
Đó là quan niệm của dân gian, đồng thời cũng là nếp tƣ duy nghệ thuật, một nếp tƣ duy xuất phát từ cuộc sống lao động. Nó chi phối toàn bộ tƣ tƣởng, tình cảm quan niệm của con ngƣời, ngay cả trong tình yêu.
Nếu nói thơ ca bắt nguồn từ lao động sản xuất và truyền thống thơ trƣớc hết là biểu hiện truyền thống của nhân dân lao động thì điều đó chỉ phù hợp với thơ ca dân gian. Còn thơ ca trung đại, loại thơ ca “bác học” của các bậc “sĩ nhân quân tử” của các nhà Nho am hiểu chữ thánh hiền đến “thông kim bác cổ” thì thật khó phù hợp. ở mỗi thời kỳ lịch sử, cũng nhƣ ở mỗi ngƣời sẽ có quan niệm thơ khác nhau và quan niệm về thơ chi phối tƣ duy cũng nhƣ sản phẩm thơ.
Ngay từ đầu thế kỷ XV, trong lời tựa cho quyển “Việt âm thi tập”, Phan Phu Tiên (đậu thái học sinh -1399) đã viết : “Tâm hữu sở chi tất hình ư ngôn,
lời nói, cho nên thơ là để nói nên cái chí của mình). Nhƣ vậy, quan niệm Thi dĩ
ngôn chí trong văn học trung đại Việt Nam đã đƣợc xuất hiện từ thế kỷ XV.
Quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” xem mục đích của thơ không phải là “nhận thức và phản ánh hiện thực” mà chủ yếu là để bộc lộ cái chí của mình. Cái chí ở đây cũng muôn hình muôn vẻ, nó có thể là cái tâm, cái hồn, cái mục đích, cái phong cốt... của con ngƣời, của lớp nho sĩ trí thức luôn ôm hoài bão “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” hay nói nhƣ Nguyễn Công Trứ :
Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.
Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rõ hơn nội dung của chí : “Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kể chí để ở sự ẩn dật”. Phân chia và đề cập kỹ hơn từng loại chí, Phùng Khắc Khoan lại viết : “Chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối, gò hang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thanh cao, chí ở nỗi uất úc thì làm ra lời thơ ưu tư, chí ở niềm cảm thương thì làm ra điệu thơ ai oán.”
Lê Quý Đôn còn coi : “Thơ ca là việc làm khi nhàn rỗi của các bậc thánh nhân”. Đồng thời ông bàn thêm về quá trình sáng tạo thơ. Trong “Lời đề tựa” của “Toàn Việt thi lục” ông viết : “ý thú tiên lập, từ tòng điêu chi” tức là: ý tứ lập trƣớc còn từ điệu theo sau. Ngôn ngữ thơ phải phục tùng ý đồ tƣ tƣởng và quan niệm của tác giả.
Lê Thánh Tông, một ông vua học nho, chuộng nho đã đƣa văn chƣơng nhà nho thành chính thống, quan phƣơng và làm văn, làm thơ theo quan niệm văn chƣơng nhà nho. Trong bài tựa sách “Quỳnh uyển cửu ca”, tập thơ xƣớng hoạ của Hội Tao đàn, với tƣ cách là hội trƣởng: Tao Đàn nguyên súy, Lê Thánh Tông đã phát biểu về quan niệm văn chƣơng của mình : “Ta nhân lúc muôn việc được rỗi, nửa ngày được nhàn, thường xem các sách, vui thích lục nghệ, mọi sự huyên náo lắng xuống, một ngọn đèn sáng thơm tho, thị dục ít, tinh thần trong sạch, ở yên, hướng cao, mới phấn khởi nghĩ đến khuôn phép
lớn của Thánh Đế minh vương, lòng cẩn thận của trung thần lương bật”. Liền đó ông sai lấy giấy, bút, mực ghi lại “Chân tình phát triển ra có anh khí dào dạt, thành cách ngôn hay”(2.T118,119). Quan niệm văn (có cả thơ) để chở đạo. Đạo ở đây là đạo của Thánh Đế minh vƣơng tức là đạo trị nƣớc. Đạo ở đây còn là đạo của trung thần lƣơng bật tức là đạo thờ vua. Lê Thánh Tông đã có ý thức dùng văn thơ để phục vụ nhà nƣớc phong kiến. Quan niệm văn chƣơng của ông trong bản “tuyên ngôn” của Hội Tao Đàn là quan niệm văn chƣơng nho giáo truyền thống đƣợc Việt hoá vào thời hoàng kim của chế độ phong kiến Đại Việt.
Phan Huy Chú mở đầu “Văn tịch chí” sách “Lịch triều hiến chương loại chí” đã viết : “Cái hay trong lòng người gửi vào trong văn chương sách vở, cho nên xem đến tư văn thì biết được đạo trời. Thư tịch văn minh của loài người là ở đó”. Quan niệm này coi tất cả văn minh của xã hội loài ngƣời đều thuộc phạm vi văn học. Không phải chỉ có thơ văn mà ngay cả những công trình học thuật, những văn kiện chính trị, triết học, sử học đều đƣợc trau chuốt hình thức biểu đạt sao cho ý đẹp, lời hay nhƣ một tác phẩm văn chƣơng. Chính quan niệm này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến thực tiễn sáng tác của dòng văn học trung đại, cái mà giới nghiên cứu thƣờng vẫn gọi là “Văn - Sử - Triết” bất phân.
Nguyễn Văn Siêu cũng đã từng quan niệm đúng đắn, và đầy sức thuyết phục về chức năng của văn học : “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương”.
Trong thơ ca trung đại, “tư duy thơ không được quan niệm như là sự phát triển tự do của trí tưởng tượng phóng túng, tài hoa mà là sự học tập theo khuôn phép cổ nhân”(62.T39). Cho nên một trong những đặc điểm cơ bản của thơ ca trung đại là mang tính ƣớc lệ, tƣơng trƣng với dày đặc các điển tích, điển cổ. Lê Quý Đôn viết : “Nếu muốn học làm thơ, tất phải theo cổ nhân từng
bước, lấy đấy làm khuôn mẫu, ra công mài giũa lâu ngày, tự nhiên phép luật và âm vận hợp thơ cổ.” (62.T39).
Với quan niệm “sùng cổ”, lấy cổ nhân làm khuôn vàng thƣớc ngọc cho nên thơ bị trói buộc bởi nhiều nguyên tắc, qui chuẩn hà khắc. Nhà thơ khi sáng tác phải hết sức giữ gìn thận trọng trong dùng chữ, đặt câu, luyện ý. Lê Hữu Kiều viết : “Này, làm thơ, nên lập ý không linh hoạt thì mắc vào việc phù phiếm, luyện cách điệu không trang nhã thì mắc vào bệnh quê mùa, đặt câu không sắc sảo thì mắc vào bệnh thô lỗ, kém cỏi, dùng chữ không âm hưởng thì mắc vào bệnh tầm thường, tục tằn”. Mang ý nghĩa tiến bộ, quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” coi thơ cũng là sản phẩm tinh thần gắn liền với chủ thể sáng tạo. Bởi thế, thơ đôi khi là sự phản ánh trực tiếp những tình cảm, tâm trạng cá nhân ở từng thời điểm nhất định. Các bài thơ “Cảm tác”, “Ngôn hoài”, “Tức cảnh” là một minh chứng cho thực tế trên. Nhƣng nhìn chung, ngƣời xƣa vẫn quan niệm thơ là một công cụ để giáo huấn đạo đức, giữ gìn phong hoá, kỉ cƣơng, tôn trọng trật tự xã hội. Quan niệm ấy làm cơ sở cho việc mỹ lệ hoá thơ, đề cao thơ, rằng “ngắm” thơ “nếm” thơ không thể bằng con mắt với khẩu vị thông thƣờng.
Khi khen thơ hay, Nguyễn Du thƣờng dùng “tú khẩu”, “cẩm tâm”, “Lời lời châu ngọc”, “Hàng hàng gấm thêu”... Nhƣ vậy ngƣời xƣa quan niệm , thơ là một đặc sản tinh thần cao quý dùng để bày tỏ tình cảm, để tặng cho nhau. Họ “coi thơ là phương tiện truyền âm và gián tiếp rất cao sang của những người có học. Thơ cũng là công cụ giáo hoá nhân tâm, khuyến điều thiện, răn điều ác, giữ gìn phong hoá, di dưỡng tính tình.” (62.T41).
Phép làm thơ trƣớc hết phải lập ý, sau đó mới tìm lời. Ngôn chí, minh đạo, trƣng thánh, tôn kinh là những nguyên tắc tƣ tƣởng tối cao chi phối quá trình sáng tác cũng nhƣ nội dung, hình thức thơ ca trung đại. Mặc dù quan niệm “thi dĩ ngôn chí” hay “văn dĩ tải đạo”(Theo giáo sƣ Nguyễn Lộc: tuy nói hai mệnh đề nhƣng tựu chung vẫn là một. Bởi vì, một thời gian khá dài trong lịch sử ngƣời ta chƣa có phân biệt cụ thể giữa văn và thơ. Vì vậy, quan niệm
“Thi dĩ ngôn chí” đƣợc bao hàm trong quan niệm “ văn dĩ tải đạo”. Chí ở đây thực chất cũng chính là đạo(27.T56) là những quan niệm mang tính chất chủ đạo chi phối sáng tác của hầu hết các nhà nho trong thời khì phong kiến nhƣng nói nhƣ thế không có nghiã là nó bao quát hết toàn bộ lịch sử phát triển rực rỡ của thơ ca trung đại.
Một bộ phận rất lớn của thơ chữ Nôm và một bộ phận không nhỏ của thơ ca yêu nƣớc và rất nhiều thơ ca dân gian đã vƣợt ra ngoài kỉ cƣơng của kinh và đạo để hƣớng về đời sống hiện thực sinh động. Biết bao nhà nho bất đắc dĩ đã mất lòng tin ở đạo lý thánh hiền. Họ đã dùng thơ, một thứ thơ vƣợt lên trên tầm thời đại để chống trả lại cái trật tự xã hội và sự hà khắc của chế độ quan liêu bảo thủ trì trệ.
Tóm lại, có thể nói, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng văn học thời trung đại ở Việt Nam dƣờng nhƣ chỉ có một quan niệm văn học chính thống của nho giáo. Đó là quan niệm “văn tải đạo”, “thi ngôn chí”. Quan niệm này xuất hiện cùng với sáng tác của các nhà nho khoảng cuối đời Trần. Đến thế kỷ XV trở thành chính thống và kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX mới dần dần nhƣờng bƣớc cho những quan niệm văn học mới.