Hồ Xuân Hươn g Bà chúa thơ Nôm

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 135)

II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ

4. 2 Nguyễn Du Đại thi hào dân tộc

4.3 Hồ Xuân Hươn g Bà chúa thơ Nôm

Sinh ra và lớn lên khoảng nửa cuối Thế kỷ XVIII - nửa đầu Thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hƣơng “tự mình sừng sững, chiếm vị trí đặc biệt trong làng thơ Việt Nam”(26.T5). Thi phẩm để lại không nhiều chỉ khoảng trên dƣới 50 bài thơ Nôm Đƣờng luật và tập thơ “Lưu Hương Ký” mới phát hiện và đƣợc coi là của Xuân Hƣơng. Thế nhƣng chỉ bằng bấy nhiêu thôi, Xuân Hƣơng đã đƣợc coi là một nhà thơ, một hiện tƣợng thơ độc nhất vô nhị với không ít cách đánh giá phẩm bình khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học. Chẳng hạn, JăngRixtal - nhà thơ Pháp trong bài tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hƣơng sang tiếng Pháp từng đánh giá. Hồ Xuân Hƣơng là “Một trong những tên tuổi lớn nhất của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ thi sĩ hàng đầu của Châu á”(26.T10).Một trong những thành tựu đặc sắc của nghiên cứu phê bình thơ cổ nói chung và thơ Hồ Xuân Hƣơng nói riêng làm nền tảng cơ sở cho những nghiên cứu khám phá sau này là đóng góp của Xuân Diệu. Nhiều kết quả nghiên cứu, khám phá tinh tế đặc sắc của ông đã trở thành những định luận có tính chất bền vững. Định luận: Hồ Xuân Hƣơng - Bà chúa thơ Nôm là một minh chứng tiêu biểu.

Nhƣ chúng ta đã biết, việc nhận thức, khám phá thơ cổ điển trƣớc đây còn nhiều cực đoan, ấu trĩ, nhiều ngộ nhận hẹp hòi. Ví nhƣ, vào những năm 59 - 60 của thế kỷ, có nhiều ý kiến nêu vấn đề thơ Xuân Hƣơng dâm, tục có nên dạy ở nhà trƣờng không Liệu cho in và giới thiệu thơ của bà có lợi hay hại? Nhiều ngƣời đã tham gia tranh luận, nhiều quan điểm, cách đánh giá khác nhau

thể nói hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng về cơ bản đã đƣợc đánh giá nhìn nhận ở tính xác định và bền vững. Đến lúc này, hầu nhƣ những ý kiến đối lập, còn hồ nghi hay băn khoăn ở tài năng, giá trị, tính nhân bản của thơ Hồ Xuân Hƣơng đều đã “im hơi lặng tiếng”.

Trong nhiều đánh giá, khai thác của các nhà nghiên cứu phê bình thì định luận: Hồ Xuân Hƣơng - Bà chúa thơ Nôm đƣợc coi là điển hình nhất. Chỉ vẻn vẹn bảy chữ thôi mà khái quát đƣợc một phong cách thơ độc đáo kì tài.

Từ mệnh đề đó, một lần nữa, chúng ta thấy đóng góp của Xuân Diệu trong việc tìm hiểu gia tài văn học cổ là rất lớn. Điểm qua những sách báo và ngay cả trong ngôn ngữ hàng ngày mỗi khi nói đến Xuân Hƣơng, chúng ta đều thấy tên bà gắn liền với lời đánh giá của Xuân Diệu. Chẳng hạn trong sách giáo khoa Văn lớp X Phổ thông trung học, khi viết về Hồ Xuân Hƣơng, trong lời tiểu dẫn, G.S Đặng Thanh Lê cũng đã viết: “Hồ Xuân Hƣơng đƣợc mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu)” hay trong lời giới thiệu Hồ Xuân Hương thơ và đời Lữ Huy Nguyên cũng đã viết: “Còn Xuân Diệu thì gọi thẳng bà là

nhà thơ dòng Việt, là Bà chúa thơ Nôm, kể về độc đáo thì đứng vào bậc nhất trong văn học Việt Nam, mà lại hai lần độc đáo”(26.T6).

Trong cuốn “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam”, PGS. Nguyễn Bá Thành trong phần “Thơ ca dân tộc qua các nhà thơ lớn” cũng đã viết: “Xem xét trong toàn bộ lịch sử thơ ca Việt Nam cho đến Thế kỷ XX thì Hồ Xuân Hƣơng xứng đáng danh hiệu “Bà chúa thơ Nôm” nhƣ Xuân Diệu đã đặt cho bà”(62.T95)

Với 113 trang nghiên cứu phê bình về Hồ Xuân Hƣơng, Xuân Diệu đề cập tới khá nhiều phƣơng diện. không thể điểm hết những đóng góp của Xuân Diệu trên tất cả mọi phƣơng diện đó mà chỉ giới hạn vào một số nét tiêu biểu.

Trong rất nhiều đóng góp của Xuân Diệu khi nghiên cứu phê bình Hồ Xuân Hƣơng, chúng tôi thấy nổi lên hai vấn đề. Đó là một cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ nó là ngọn lửa, là sức sống mãnh liệt trong thơ Xuân Hƣơng; thứ hai

là những nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Đó là hai vấn đề ảnh hƣởng và chi phối hầu nhƣ toàn bộ những luận điểm đánh giá về Hồ Xuân Hƣơng của Xuân Diệu .

Chúng ta đã từng biết đƣợc lòng yêu mến thiết tha của Xuân Diệu đối với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và sau này với Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng... Nhƣng với Hồ Xuân Hƣơng, nữ thi sĩ duy nhất trong số 10 tác giả văn học cổ ( Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn, Tản Đà, á Nam Trần Tuấn Khải) ngƣời dám ngạo nghễ đứng lên trên tất cả giáo lý, thiết chế của xã hội đƣơng thời mà đả kích, chế giễu, mà đấu tranh đòi quyền bình đẳng, đòi trả lại những giá trị bản ngã, chân chính tự nhiên, muôn thủa của con ngƣời. Ngƣời nữ thi sĩ ấy “đã cất tiếng lên và tiếng của nàng ai đã nghe thì không quên đƣợc, không quên nổi”. (140.T5 ) đƣợc Xuân Diệu dành cho một tình cảm, một lòng yêu mến đặc biệt. Ngƣời đã có những câu thơ tạo sự ám ảnh thƣờng trực, nó lặn sâu vào tƣ tƣởng tình cảm và mỗi giác quan của ngƣời đọc.

Khi Xuân Diệu viết “lòng Xuân Hƣơng là lửa, tay Xuân Hƣơng có điện, nên các chữ đều sống cả lên” thì hình nhƣ ngƣời đọc cũng nhận thấy: “chất lửa”, “chất điện” đó cũng đã truyền cho ngòi bút ngƣời phê bình.

Khi chú ý đến những chữ cử động trong thơ Xuân Hƣơng, Xuân Diệu đã phát hiện ra cái bí quyết của thơ Xuân Hƣơng là lửa sống. Ngôn ngữ thơ Xuân Hƣơng đƣợc điều khiển bởi tâm hồn Xuân Hƣơng, chữ hay, độc đáo nhƣng không phải cái khéo của kĩ thuật. Tài sử dụng từ ngữ của Xuân Hƣơng có lẽ đã đạt tới khả năng tự nhiên của “thợ trời” chứ không phải “thợ vẽ”. Mỗi chữ đều có sức sống, biết cựa quậy hay “có thể bò lổm ngổm, có thể mấp máy, có thể bay, có thể duỗi, có thể khom khom, ngửa ngửa, có thể chũm choẹ, hi ha, cốc, om, khua, vỗ; nó có thể um, xoe, xoá, loét, rì; nó có thể nối nhau thành chuỗi vần vang động: bom, chòm, om, mòm, tom, hoặc ọp ẹp: heo,

những chữ nào mà âm thanh bẹt dí, những chữ chết nào đứng trơ không cựa quậy ở trong câu. Đây không phải là kỹ thuật đâu Đấy là tâm hồn truyền sức sống cho ngôn ngữ ”(140.T83 ).

Bằng cảm quan nhạy bén và tinh tế, Xuân Diệu đã phát hiện ra cốt lõi căn bản trong thơ Hồ Xuân Hƣơng là sống mãnh liệt. Lòng ham sống, yêu đời, yêu sự sống đã làm nên bản chất đích thực của thơ Xuân Hƣơng. “Thơ Xuân Hƣơng rất sống, chính cái “rất sống” đó làm cho thơ của Xuân Hƣơng ở mãi trong lòng nhân dân”. Hơn thế nữa, con ngƣời còn truyền sức sống tâm hồn cho cảnh vật làm cho những vật vô tri cũng có hồn. Qua tấm lòng Xuân Diệu, thơ Xuân Hƣơng hiện lên thật đẹp đẽ, khoẻ khoắn, thanh tao, tràn đầy sức sống .

Viết về Xuân Hƣơng, ngay từ những dòng đầu tiên, Xuân Diệu đã khẳng định là thơ Xuân Hƣơng “rất xuân, rất tình”. Bức tranh “hai tố nữ, dƣới mắt Xuân Hƣơng nhƣ dày dày nổi lên một màu thịt da mát mẻ, tốt tƣơi. Nhìn cảnh Hồ Tây, khi đứng ở “đài khán xuân”, Xuân Hƣơng là ngƣời biết cảm nghe cả cái không khí buổi chiều xuân nhƣ thấm lấy lòng ngƣời, cái tình của Xuân Hƣơng rất say, tứ thơ thật phóng khoáng bay bổng. Và chỉ có con mắt xanh non của một nữ thi sĩ có tâm hồn sáng trong đẹp đẽ, có tấm lòng xiết bao trân trọng, cảm nhận thật tinh tế mới phát hiện đƣợc cái “thanh tân”, “non tơ phong nhuỵ” trong tƣ thế nhịp nhàng hoà đối của ngƣời “Thiếu nữ ngủ ngày” không định ngủ mà tự nhiên thiếp đi:

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông , Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng, Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long...

Với những cách viết táo bạo của mình, Xuân Diệu đã bênh vực Xuân Hƣơng coi bà là ngƣời dám đi trên vực thẳm cheo leo mà không rơi xuống bao giờ. Thơ Xuân Hƣơng tục hay thanh, đố ai bắt đƣợc Bảo là thanh thì cái nghĩa

thứ hai giấu đƣợc ai mà Xuân Hƣơng nào đâu muốn giấu. Bảo là tục, là nhảm thì có gì là tục là nhảm nào Ví nhƣ bài “Đánh đu”: rõ là cảnh đánh đu, lời thơ cứ trang nhã, trong veo, có duyên, đầy nhạc tính :

Trai đu gối hạc khom lưng cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song

Đấy, cái bí quyết của Xuân Hƣơng là thế, là lửa sống. Nếu coi đặc tính của văn học là nghệ thuật ngôn từ thì ngôn từ ở đây đã đƣợc điều khiển bởi tâm hồn “lửa sống” của trái tim khối óc thi nhân. Nhiều bài thơ Xuân Hƣơng không phải chỉ là “đố tục giảng thanh” giảng ra thì thanh, mà chính lời thơ rất thanh:

Càng nóng bao nhiêu thời càng mát Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày Hồng hồng má phấn duyên vì cậy

Chúa dấu vua yêu một cái này.

“Đánh đu”, “Vịnh giếng” cũng là những bài, lời thơ thanh tú ngọt ngào. Có cái thanh tú ngọt ngào đó là do cái thanh tú ngọt ngào ở chính trong tâm hồn Xuân Hƣơng. Nhìn nhận qua loa thì cho thơ Xuân Hƣơng có hai nghĩa; nghĩa phô ra và nghĩa ngầm; nhƣng nghĩ sâu hơn, linh động hơn thì phải thấy rằng: thế giới tâm hồn Xuân Hƣơng rất đặc biệt, nó tiếp nhận ngoại cảnh rồi hoà nhuyễn với tâm hồn mình và tạo ra một sản phẩm đặc biệt mới và khác.

Dệt cửi là một việc dệt cửi thật, đồng thời nó lại thành ra:

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau Con cò mấp máy suốt đêm thâu

dòng Việt, là Bà chúa thơ Nôm (đứng đầu, nhƣ chúa các loài hoa) cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Cái quan niệm “nôm na” gắn liền với hệ luận “mách qué” dƣờng nhƣ không tồn tại nữa mà tan rã trƣớc đài thơ của Xuân Hƣơng. Ngƣời đọc thơ Xuân Hƣơng thấy đúng là thơ thuần Nôm nên cứ thấy trong trẻo, thanh tao và đại chúng gần gũi tuyệt vời. Rõ ràng Xuân Hƣơng là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc dân gian hoá các đề tài của thơ Đƣờng luật - một thể thơ vốn mang tính bác học, trang trọng của khoa cử, thƣờng chỉ hƣớng về những đề tài trang nghiêm, cao quí.

Trong bối cảnh, Hán văn là chính thống, sáng tác bằng chữ Hán càng nhiều điển tích điển cố, càng đƣợc coi là uyên bác và sâu sắc thì “sừng sững” hiện lên một Xuân Hƣơng thuần Nôm. Nhƣng điều đặc biệt ở đây là cái thuần Nôm, thuần Việt đó lại có khả năng diễn tả đƣợc tất cả những cung bậc tinh vi nhất của tâm hồn con ngƣời, có khả năng miêu tả chân thật nhất đời sống của ngƣời Việt mà sáng tác bằng chữ Hán không theo kịp. Chính vì thế thơ Xuân Hƣơng là thứ thơ dễ “vào” nhất và “ấn tƣợng” nhất. Đúng là nếu đã nghe “thì không quên đƣợc, không quên nổi” nhƣ Xuân Diệu đã từng nhận định. Xuân Diệu còn ví tâm trí Xuân Hƣơng là một lò cừ, nung nấu đủ các chất liệu tầm thƣờng, thô kệch thế mà lại cho ra lò những sản phẩm thơ cực hay. Ngay cả những tiếng chửi “chém cha, thây cha, mặc mẹ, cha kiếp” vào thơ Xuân Hƣơng cũng thành ra không còn dung tục tầm thƣờng mà lại thể hiện một bản lĩnh, một cái nhìn phản kháng đối với xã hội phong kiến suy tàn.

Với một phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, sâu sắc, những hình ảnh thơ luôn ám ảnh thƣờng trực trong Xuân Diệu, không phải một vài ngày, vài tháng mà có khi tới hàng chục năm, bắt ông phải giải mã bằng đƣợc ít nhất thì cũng giải toả đƣợc những băn khoăn thắc mắc mà bản thân đặt ra. Bằng cách ấy, ông đã phát hiện ra “tính tƣ tƣởng” trong ba bài thơ Cảnh thu, Trăng thu và Tát

nước. Với bài “Tát nước”, một bài mà “có cũng nhƣ không trong ngót 200 năm nay, chẳng ai đoái hoài nói năng đến nó một lời nào, trong khi đó thì “Dệt

Qua sự phân tích, thẩm bình của Xuân Diệu, ngƣời ta chẳng thấy cái dâm, cái tục đâu mà đích thực là nhà thơ nữ “có quan điểm cứng cáp”, “đùa bình dân”, “tâm hồn đẹp biết ngần nào”, “cá tính mạnh mẽ do phản ánh của một xã hội vào một tâm hồn đặc biệt”. Phát hiện ra sức sống trong thơ Xuân Hƣơng, Xuân Diệu kịch liệt phản đối lối đọc thơ cứ “bắt bẻ tầm thƣờng, tẹp nhẹp” để thoả mãn một thú nhỏ mọn thì đâu hiểu đƣợc sức sống đó.

Ông lý giải một cách thuyết phục vấn đề “dâm và tục” trong thơ bà; cũng xuất phát từ quan điểm ấy, một niềm vui lớn mà văn học đƣa đến cho tâm trí con ngƣời là sự thấu hiểu, thấu cảm, là sống gấp hai, gấp ba, là sống tự nhân lên đến mức ngƣời khác, là khám phá thấy loài ngƣời trong bản thân mình, là vấn đề văn học là nhân học, là hiểu biết, khám phá và sáng tạo. Sức sống trong thơ Xuân Hƣơng không chỉ là sự sống, lòng ham sống mãnh liệt của con ngƣời mà còn là sự sống, là cuộc sống của thiên nhiên tạo vật. Cảnh vật đất nƣớc quê hƣơng trong thơ Xuân Hƣơng rất đậm đà thắm thiết và có nét khác ngƣời. Đó là một thiên nhiên luôn cử động, cựa quậy không tĩnh lặng đầy tính ƣớc lệ nhƣ thơ thiên nhiên của Bà Huyện Thanh Quan. Xuân Diệu viết rất hấp dẫn lôi cuốn về điều đó: “Xuân Hƣơng là một nhà nghệ sĩ lớn, biết phun tâm hồn mình vào cảnh vật, làm cho chúng sống lên ngồn ngộn”, “Xuân Hƣơng nhƣ một nhà điêu khắc biết tạc cho đá sống và yêu. Chính Xuân Hƣơng là Bà tạo hoá”.

Xuân Diệu còn phát hiện Xuân Hƣơng cũng là ngƣời cảm thông đƣợc với cả đá khi đá mƣợn hình ngƣời và đƣợc ngƣời gọi là “ông chồng bà chồng”. Ông cho đây là cách gọi của quần chúng “tránh sự kệch cỡm mà gọi rất thanh, rất xuất sáo”(xuất sáo từ dùng riêng của Xuân Diệu: trên mức xuất sắc). Ông ví bài thơ nhƣ một tác phẩm điêu khắc lộ thiên mà nhà nghệ sĩ đã thổi sức sống vào cho đá với bao nhiêu kín đáo, bao nhiêu trang trọng chứ không hề tự nhiên chủ nghĩa. Ông ca ngợi và khẳng định: Xuân Hƣơng nhƣ một nhà điêu khắc truyền cả hơi sống, cả tình yêu vào đá, đến nỗi đá cũng ửng hồng lên nhƣ có máu chạy: đá cứng lắm, nặng lắm, mà nó chẳng nằm chết nhƣ đá, nó giãi ra, nó

cọ mãi, nó già giặn tình xuân Ông cho rằng một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ nhƣ vậy là ƣu tú.

Qua thơ Xuân Hƣơng, Xuân Diệu chỉ ra cho bạn đọc thấy cái khía cạnh: “Con ngƣời đòi giải phóng, đòi phát triển, không những đòi giải phóng trong suy nghĩ, hành động mà đòi giải phóng cả những giác quan”.

Xuân Hƣơng viết về các nhà sƣ thật đặc biệt. Xuân Diệu so sánh để cho ngƣời đọc thấy đậm nét hơn sự đặc biệt đó: “Nguyễn Khuyến khinh sƣ, Tú Xƣơng giễu sƣ, Xuân Hƣơng ghét sƣ”. Ghét cay ghét đắng, ghét thậm ghét tệ. Cho nên đã lật tẩy, đã bóc trần cái giả tu, cái “sƣ hổ mang” bằng hai câu đối nhau chan chát. “Oản dâng trƣớc mặt dăm ba phẩm”. Thiện nam tín nữ cúng là cúng Phật, nhƣng sƣ ngồi đó tụng niệm, hoá ra ngƣời ta dâng oản cho sƣ, đằng trƣớc mặt linh thiêng đƣờng bệ lắm thay Trong khi đó “Vãi nấp sau lƣng sáu bảy bà”, vãi cũng là một thứ oản của sƣ đó thôi, nhƣng cúng ở sau lƣng. Cái thứ lƣng che đƣợc cho sáu, bảy bà vãi nấp thì phải “lƣng tròn” đến đâu, ăn tốn cơm gạo, tƣơng oản đến đâu

Điều mà Nguyễn Khuyến hiền lành nói chóng vánh có 5 chữ: “Y a kinh một bộ” thì Xuân Hƣơng lại phóng to ra nhƣ bắt lấy hồn vía sƣ. Cái hồn vía âm

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 135)