II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ
2. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình thơ hiện đại
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thế kỷ XX là thế kỷ xuất hiện nhiều nhà thơ nhất. Ngƣời ta sẽ đặt câu hỏi: Tại sao lại nhƣ vậy? ngoài yếu tố không khí thời đại, hiện thực hào hùng của hai cuộc kháng chiến vĩ đại... chắc không ai phủ nhận đƣợc vai trò của các nhà phê bình thơ (ngƣời định hƣớng và thúc đẩy sáng tác). Và trong số các nhà phê bình thơ đó, Xuân Diệu nổi bật lên với tài năng, trí tuệ, tấm lòng say mê bộc trực mà chân thành hiếm có. Ở thời điểm này, nhiều ngƣời coi phê bình văn học là ngƣời lính“ gác cổng” là cái “ roi ngựa” rất nghiêm khắc, nhiều khi đến cực đoan. Nhƣng cũng có lúc lại dễ dãi, xuôi chiều. Với Xuân Diệu thì khác. Ông có nghiêm khắc nhƣng luôn công tâm và hết mình. Nhiều nhà thơ trẻ trƣởng thành trong hai cuộc kháng chiến đều ít nhiều có công lao phát hiện, dìu dắt, chăm sóc của Xuân Diệu nhƣ: Trần Đăng Khoa, Khánh Chi, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật... Khi phê bình thơ ca hiện đại, Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở sự phát hiện, ghi nhận khuyến khích, biểu dƣơng mà còn chỉ ra một cách rất nghiêm khắc những non yếu, những hạn chế của các cây bút trẻ nói riêng và của thơ đƣơng thời nói chung. Thứ thơ “ gầy”, thơ “ bé” chạy theo hình thức, theo kĩ thuật, hay sa vào kể lể trùng lặp mà thiếu đi sự sáng tạo đích thực, sự rung cảm sâu xa của tâm hồn. Thứ thơ lúc thì dễ dãi, đơn giản kiểu “ ba cọc ba đồng” mà chƣa phải là những hình tƣợng thơ,
Nhiều năm, với tƣ cách là trƣởng Ban giám khảo các cuộc thi thơ, giới thiệu tuyển thơ, bình thơ trên đài Tiếng nói Việt Nam và ở khắp mọi miền đất nƣớc, Xuân Diệu luôn nhƣ một ngƣời thầy giỏi công tâm, chân thành nghiêm khắc có khi đến khó tính với mỗi tứ thơ, bài thơ, từ dùng trong thơ. Tấm lòng của Xuân Diệu với sự phát triển của nền thơ hiện đại là rất lớn lao . Ông mong muốn có một nền thơ ca phát triển tƣơng xứng với tầm cỡ vĩ đại của dân tộc. Thơ phải đặc sắc về mặt kỹ thuật, nghệ thuật mà không mất đi thiên chân, mất đi cảm xúc chân thành vốn là bản chất muôn đời của thi ca.
Phê bình thơ ca hiện đại, thoạt đầu tƣởng là đơn giản, dễ dàng nhƣng thực ra không hẳn nhƣ vậy. Đời sống văn học hiện đại, nhất là thơ vô cùng phong phú và phức tạp. Đâu là văn chƣơng đích thực, đâu là phi văn chƣơng, đâu là văn chƣơng của một thời và đâu là văn chƣơng của muôn đời ? Mọi giá trị chƣa đƣợc định hình. Lại nữa, ngƣời nghệ sĩ tài năng “không phải bao giờ cũng đƣợc ngƣời đời hiểu thấu một cách dễ dàng, chu đáo. Giữa ngƣời nghệ sĩ và bạn đọc thƣờng cần phải có ngƣời làm môi giới: ngƣời đó là nhà phê bình” (28.TI,T26). Vì vậy, càng đòi hỏi tầm trí tuệ, bản lĩnh và tâm huyết lớn của nhà phê bình - những nhà phê bình có tài năng, phẩm chất và uy tín lớn. Trong số đó, nổi bật lên một Xuân Diệu - nhà phê bình văn học chân thành, xông xáo hết mình và đầy tài năng. Quả thật, hiếm có ai “ bao sân” đƣợc trong một phạm vi rộng lớn nhƣ vậy. Trên thi đàn thơ ca hiện đại đƣơng thời, luôn xuất hiện tiếng nói phê bình đầy trọng lƣợng của Xuân Diệu. Từ việc phân tích phê bình các bài thơ trên báo tƣờng của anh bộ đội, chị dân quân đến việc phân tích phê bình đánh giá các tập thơ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; cả những ngƣời bình thƣờng chƣa có tên tuổi đến các nhà thơ lớn của thời đại nhƣ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chế Lan Viên... Và thông thƣờng những phân tích, phê bình đánh giá của Xuân Diệu luôn có sức nặng và đƣợc đặt ở những thang bậc giá trị cao của những phạm trù thẩm mỹ, phạm trù chân lý.
Chẳng hạn, với trƣờng hợp Trƣờng ca “Khúc hát người anh hùng” của Trần Đăng Khoa - thần đồng thơ, ông cũng không hề “nương tay” mà
“phê” theo đúng cảm nhận của mình, trong khi đó cũng với trƣờng ca ấy có ngƣời đã đánh giá “ đánh dấu một bƣớc tiến mới của thơ Trần Đăng Khoa”(141.T266) và không ít ngƣời tán thành tƣởng đó là sự thật. Còn Xuân Diệu lại nói : “ trong tập thơ này, Khoa làm xiếc đấy” và không tán thành việc
“người phê bình tặng huân chương một cách quá rộng tay”, ông thẳng thắn nhận xét: “Tôi lại thấy ngược lại, là ở đây ngòi bút và ngôn ngữ của tác giả đã phát triển thêm nhiều, nhưng thơ, chất thơ thì thì sút đi không ít” (141.T266), hay thơ đã nặng về kỹ thuật thì chỉ là “thợ vẽ”, thiếu đi cái “thiên chân” tự nhiên của ngƣời “thợ trời”. Bạn đọc và ngay cả chính tác giả Trần Đăng Khoa cũng đồng tình, công nhận sự phân tích đánh giá của ông là đúng đắn và sâu sắc. Đúng là, Trƣờng ca “không thất bại nhưng cũng chưa thành công, thơ không hay cho nên không nổi lên được”(87.T52). Chỉ với một ví dụ trên chúng ta cũng thấy đƣợc những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu cho mảng phê bình thơ hiện đại. Vì vậy, có thể nói rằng : quan niệm về thơ qua phê bình đã đóng góp không nhỏ cho những thành tự của thơ ca hiện đại Việt Nam .