Xuân Diệu quan niệm về quy trình sáng tạo thơ

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 62)

I- Xuân Diệu quan niệm về thơ

3.Xuân Diệu quan niệm về quy trình sáng tạo thơ

* Nghề thơ cũng lắm công phu.

Cùng gọi là thơ nhƣng có nhiều cấp độ khác nhau : thơ hay, thơ khá, thơ vừa, thơ thƣờng, thơ kém, thơ dở... nhƣng phàm đã làm thơ ai cũng muốn hay. Vậy quy trình làm một bài thơ thế nào cho hay? Theo Xuân Diệu, cái chính ở đây vẫn không phải là vấn đề kỹ thuật mà cái chính yếu làm cho bài thơ hay phải là cái chất cảm xúc. Trong quy trình sáng tạo thơ, cái chất cảm xúc và “vấn đề kỹ thuật” phải hoà quyện vào nhau một cách tự nhiên không ranh giới để tạo ra sự vận động của tƣ duy thơ, sáng tạo hình tƣợng thơ. Nhƣng để có đƣợc sự vận động của tƣ duy thơ ngƣời làm thơ phải có cảm xúc thật mạnh mẽ, phải có lòng yêu lớn, lòng ghét lớn, lòng say mê lớn, đồng thời phải có khả năng thể hiện, diễn đạt và cố gắng đào sâu suy nghĩ để khám phá những khía cạnh đặc biệt, sáng tạo đƣợc những tứ thơ mới.

Trong bài thơ, Xuân Diệu quan niệm việc cấu tạo tứ thơ là điều căn bản nhất. Nó là sáng tạo chính, sáng tạo thứ nhất còn ngôn từ, chữ, vần là cái sáng tạo hàng thứ hai. Lặp lại những gì sáng tạo dù có đúng, có tốt cũng dễ làm cho ngƣời ta nhàm chán, cho nên làm thơ là sáng tạo không ngừng không lặp lại ngƣời và không lặp lại chính mình. Xuân Diệu ví dụ tứ thơ chống bom nguyên tử của Nadim Hitmét hay quá làm ngƣời đọc rung cảm đến tận chân tóc. Tứ thơ là hình tƣợng linh hồn một em bé gái 7 tuổi đi xin chữ ký :

Mười năm trước em còn sống đó Em chết rồi Hirôsima

Bây giờ em vẫn bảy tuổi thơ

Những em chết không còn lớn nữa...

Trong bài thơ, thi hào đã vào đến tận giữa trái tim bạn đọc. Và theo Xuân Diệu quan niệm “càng vào gần đến đại bản doanh của cảm xúc, thơ càng đơn giản. Đơn giản mà hay vô cùng. Đó là thứ thơ lớn nhất, hay nhất”.

Trong quá trình sáng tạo thơ, khi đã có tứ rồi, tức là có cái quan trọng nhất thì phải chú ý đến toàn đồ bài thơ, đến bố cục chung, đến cái thế của toàn bài, cái mạnh lớn của toàn bài, làm sao cho hơi thơ thống nhất từ đầu đến cuối. Khi đã đƣợc cái tổng thể chung thì dẫu có một số câu, số chữ non, độc giả vẫn yêu đƣợc bài thơ, vẫn dễ lĩnh hội đƣợc cái tứ chính. Khi làm thơ, không nên chỉ chú ý đến chi tiết, nói lan man, lộn xộn nhƣ “cái khuy áo, cái túi áo thì nổi bật, mà cả cái áo không mặc được!

Mỗi nhà thơ, khi sáng tác đều có những “quy trình” sáng tạo riêng. Với Xuân Diệu, ông có kinh nghiệm là đối với một số bài, “tôi hay viết cho nhanh để đuổi bắt lấy cái ý chính” nếu vần điệu chƣa nghĩ ra thì cứ tạm bỏ qua phóng đến tận đoạn kết để có sự nhất quán trong tứ thơ từ đầu đến cuối. Sau đó mới quay trở lại tìm vần điệu cho những chỗ lƣớt qua. Nhƣ thế tứ thơ toàn bài mới mạnh, sẽ là một khối thống nhất của tƣ tƣởng và cảm xúc. Còn nếu anh dừng lại để suy nghĩ, chỉnh sửa vần điệu, có thể đƣợc cái chi tiết nhƣng cái tứ thơ,

chảy sẽ bị suy yếu có khi chệch hay mất cả hƣớng. Đó là một kinh nghiệm thực tế quí báu trong quá trình sáng tạo thơ.

Với yêu cầu nghiêm khắc của quá trình sáng tạo thơ, Xuân Diệu cho rằng mỗi bài thơ là một đơn vị chiến đấu của lời nói. Cho nên kỷ luật phải chặt chẽ nhƣ trong quân ngũ. Sau khi làm bài thơ xong, ngƣời viết cần phải kiểm tra xem có đoạn nào thừa không? Trong mỗi đoạn có câu nào độn không? Trong mỗi câu có chữ nào vô ích? Ngƣời viết phải dũng cảm tỉa ra, loại bỏ cho dù có tiếc. Khi tỉa xong, chữa lại các vần cho liền nhau, nhƣ thế bài thơ sẽ cô đọng hàm súc mà nhẹ nhàng.

Trong quy trình sáng tạo thơ, Xuân Diệu lƣu ý thêm về sự chọn lọc. Ông cho rằng: cái chọn lọc nó định đoạt về căn bản cho giá trị một bài thơ. Bên cạnh việc chọn lời chọn ý, chọn chữ... việc trƣớc tiên là phải chọn lấy một mảng chất liệu của cuộc sống và của tình cảm để đƣa thành bài thơ. Mảng chất liệu giữa bề bộn và muôn màu muôn vẻ của hình tƣợng cuộc sống đó phải có một trung tâm vấn đề, một trọng tâm tình cảm chứ không thể bệ nguyên xi những chất liệu xù xì, thô kệch, những tình cảm lôi thôi, luộm thuộm vào thơ một cách “thiên nhiên chủ nghĩa” nhƣ vậy thì đâu còn nghệ thuât, đâu còn thơ! Khi làm thơ, việc chọn chất liệu nào có sức truyền cảm, sức biểu đạt hơn cả đã là rất khó khăn. Nhƣng biết chọn mảng chất liệu ngay từ lúc khởi đầu của bài thơ là đã ở trong cái thế rất tốt rồi; việc tiếp theo, là chọn ý, chọn lời, chọn chữ, chọn vần điệu, thể loại... để hoàn thành quy trình lao động nghệ thuật sáng tạo thơ.

Xuân Diệu còn quan niệm ý và tứ thơ nhƣ một hình tam giác có ba góc. Ông cho rằng : từ cuộc sống mà toát ra ý, ý ấy muốn trở về tác động trở lại vào cuộc sống, tác động bằng tƣ duy thơ thì ý ấy nên “đầu thai” thành cảm xúc, tình cảm, lúc ấy nó đã trở thành tứ thơ. Ý thơ chƣa phải là sự sống cựa quậy, phập phồng, nhƣng khi đã trở thành tứ thơ thì đã là sự sống rồi, ý thơ thì tác động vào sự sống, còn tứ thơ thì đẻ ra sự sống để tác động vào sự sống một

cách tinh vi hơn. Mà trong nghệ thuật đẻ ra sự sống trong đó có thấm lẫn, có hoà trộn cả tƣ tƣởng, tình cảm, máu thịt của mình mới là đỉnh cao nhất.

Một số cây bút trẻ muốn có “trí tuệ” trong thơ, nên làm thơ bằng ý nghĩ bằng suy nghĩ. Làm thơ nhƣ thế tƣởng là “cao” nhƣng thực ra mới chỉ dừng lại ở giữa đƣờng chứ chƣa phải đẩy suy nghĩ cho đến cùng sự phát triển để nó trở về sự sống, hoá thành sự sống. Ngƣời “làm thơ bằng suy nghĩ” mới chỉ đi đƣợc hai bƣớc của quá trình : từ sự sống mà rút ra ý nghĩ” mà chƣa đi trọn vẹn cả ba bƣớc làm hoàn chỉnh và khép kín quá trình. Tức là từ sự kiện của sự sống mà rút ra ý nghĩ, rồi từ ý nghĩ lại hoá thân thành sự sống ở một trình độ cao hơn. Theo Xuân Diệu quan niệm, đó mới là con đƣờng, là hành trình khép kín trong sáng tạo thơ .

*. Vào trong bếp núc của thơ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có lần nhận xét : “Nếu Hoài Thanh có biệt tài tiên cảm về văn chƣơng thì Xuân Diệu lại rất giỏi đi vào kỹ xảo, đi vào thực tiễn cụ thể của bếp núc nhà nghề”. Trên thực tế : “ thơ là một hình thức nghệ thuật cao quý tinh vi” thế mà Xuân Diệu lại dùng : đi vào “bếp núc” của thơ tức là có cả mắm muối, than củi. Ông cho rằng : “nghe có vẻ tỉ mỉ, lặt nhặt, thậm chí có người còn hiểu là bới lông tìm vết” không đƣợc “sang trọng” cho lắm nhƣng thực ra nó lại rất cần khi làm thơ. Đây cũng là nhan một bài tiểu luận của Xuân Diệu viết năm 1960. Ông quan niệm thơ là một món ăn tinh thần đã là món ăn thì có việc nấu ngon và kém. Bởi vậy việc nấu ăn nhƣ thế nào gắn liền với chất lƣợng của món ăn. Từ gạo nhƣng có thể ra cháo, ra cơm hay là bún là bánh đúc... mỗi sản phẩm có cách chế biến, phép tắc và hƣơng vị riêng. Nếu không nắm vững phép tắc kỹ thuật làm thì sẽ chẳng ra món gì cả. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, ngƣời làm thơ cũng cần phải tinh thông các phép làm thơ từ thơ ca truyền thống đến kỹ thuật thơ hiện đại, không thể có những tác phẩm hay nếu nhƣ anh không hiểu gì về công việc “bếp núc của nhà thơ. Nếu có khắt khe thì xin các bạn làm thơ trẻ phải thấy rằng: nhà thơ bao giờ cũng

nghệ thuật làm thơ, bếp núc của thơ” sẽ “tiết kiệm được xương máu” thời gian cho ngƣời sáng tác. Làm thơ thực sự là một nghề lao động nghiêm túc. Đặc biệt cuốn “Công việc làm thơ” của Xuân Diệu, thực chất là một cuốn sách dạy nghề làm thơ, ông đi sâu vào từng thao tác nhỏ bé, cụ thể nhƣ một bác thợ cả tài hoa mà nghiêm khắc truyền dạy tay nghề cho lớp trẻ. Xƣa nay, có thể nói, chƣa có ai làm công việc này kỹ càng, tỉ mỉ nhƣ Xuân Diệu.

Trong kháng chiến lòng yêu thơ và ham làm thơ của hàng ngàn, hàng vạn quần chúng luôn làm cho Xuân Diệu ngạc nhiên, trân trọng, vui mừng. Nhƣng theo Xuân Diệu, nếu làm cách mạng cần lòng nhiệt tình và cần cả khoa học hiểu biết thì làm thơ nhất thiết cũng phải có lòng nhiệt tình với thơ và nghệ thuật làm thơ, những công việc bếp núc của nghề thơ.

Trong thơ, ngoài câu chữ vần điệu, hình ảnh là một yếu tố quan trọng. Nhiều khi chính âm thanh, nhịp điệu, vần cũng là một bộ phận của hình ảnh. hình ảnh tác động tới con mắt, tới trí tuệ, tới nhận thức; đồng thời hình ảnh cũng diễn đạt tƣ tƣởng, tình cảm và tác động tới trái tim. Có hình ảnh bao trùm cả bài thơ, lại có những hình ảnh chỉ trong một đoạn thơ, câu thơ và theo Xuân Diệu hình ảnh là mãnh liệt nhất. Trong câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du :

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.

Hình ảnh cuộng sen bị bẻ đôi, dứt ra nhƣng các đoạn bị dứt vẫn cứ níu nhau với những sợi tơ lòng; lấy ngó sen để ví lòng Kiều dù bị dứt ra chia ly vẫn thƣơng nhớ chàng Kim là một cách sử dụng hình ảnh tài tình trong sáng tác thơ.

Trong khi chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh trong sáng tạo thơ, Xuân Diệu thẳng thắn phê phán lối dùng hình ảnh gƣợng ép, vô lý không chân thực. Nói nhƣ thế không có nghĩa là thu hẹp biên độ của sự sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ. Xuân Diệu cho rằng: Hình ảnh thơ tha hồ bóng bẩy, duyên dáng, đột ngột, kỳ lạ. Nhƣng phải có cơ sở sự thật. Sự thật gì trong hình ảnh thơ khi viết về đồng bào miền núi của một số bạn miền xuôi :

Buôn rẫy làng ta, Em không trồng hoa Nhưng hoa vẫn mọc. Em không trồng tóc Nhưng tóc vẫn dài.

Xuân Diệu cho rằng không ai đặt chuyện “trồng tóc” bón phân cho tóc để đối chiếu với chuyện “trồng hoa”. Đồng bào tây nguyên có thể chất phác, hồn nhiên nhƣng không vì thế mà mất đi sự tinh tế trong diễn đạt. Chỉ hình ảnh đó đã nói nên sự giả tạo trong bài thơ.

Khi sáng tạo hình ảnh thơ, tính chân thực gắn liền với tính đúng mức của hình ảnh. Đây là một trong những vấn đề lớn của nghệ thuật. Biết dừng đúng lúc, đúng chỗ là cả một vấn đề phức tạp. Chẳng hạn nhƣ Hoàng Trung Thông viết : Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

là câu thơ đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích và truyền tụng, nhƣng cũng nội dung tƣơng tự mà diễn đạt kiểu :

Ta bóp cổ những nương cằn bãi cọc Bắt nhả ra hàng triệu tấn thóc vàng.

Bóp cổ đất, bắt nhả thóc thì còn đâu mỹ cảm cho ngƣời đọc. Đó là “quá mức” mà chƣa “đúng mức”.

Nói hình ảnh phải chân thực, nhƣng không có nghĩa là “thật thà như đếm”. Nhiều hình ảnh không có thực nhƣng nó “chân” nó đúng với tình cảm và nói đƣợc cái bay bổng của hồn ngƣời chẳng hạn nhƣ Tố Hữu vui say với ngày Huế tháng Tám đã viết : “Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi. Tuy không có trong đời thực nhƣng lại có “thực” trong hồn nhà thơ, câu thơ vẫn xuôi, vẫn hay không hề gợn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Sáng tạo thơ là một quá trình lao động vất vả, nghiêm ngặt.

những trƣờng hợp nhƣ vậy. Vả chăng, nếu có đi chăng nữa thì cũng không tiêu biểu cho quá trình sáng tạo thơ. Xuân Diệu nói nhiều đến những gian nan, đau khổ, dằn vặt, phiền toái trong quá trình sáng tạo thơ đặng làm nổi bật tính chất “lao động” thực sự vất vả, cực nhọc, đòi hỏi sự nghiêm ngặt của một nghề theo đúng nghĩa của nó. Đây là một quan niệm rất sâu sắc của Xuân Diệu về quá trình sáng tạo thơ.

Tập tiểu luận “Mười lăm năm lao động thơ ” (1960), thực sự là mƣời lăm năm lao động vất vả cật lực đầy tâm huyết say mê. Nói nhƣ cách nói của nhà thơ Trần Đăng Khoa: khi quan sát ông làm việc trên bàn viết còn cảm thấy vất vả, cực nhọc hơn cả ngƣời nông dân cày ải trên mảnh ruộng của mình vào lúc đang trƣa nóng nực nhất. Ngƣời làm thơ không phải lúc nào cũng dồi dào cảm hứng và thơ tràn ra một cách dễ dàng. Chính Xuân Diệu, một nhà thơ cỡ lớn mà cũng có lúc cảm thấy “hồn thơ túng thiếu, khô cạn”, muốn làm thơ mà thơ chẳng ra, “tấm lòng cố gắng hát mà cứ khan khản, rè rè, tắc”. Xuân Diệu lý giải hiện tƣợng “” thơ có nguyên nhân quan trọng ở tƣ tƣởng, tình cảm. Đồng thời, ông chỉ ra phƣơng hƣớng khắc phục rằng: trong quá trình sáng tạo thơ yếu tố trƣớc hết là nhà thơ phải yêu đời, gắn bó máu thịt với cuộc đời, hoà mình vào cuộc sống sôi động vui buồn, khổ đau, sung sƣớng... với mỗi số phận con ngƣời. Nếu không có yếu tố đầu tiên đó thì khó lòng đi tới hoàn chỉnh quá trình sáng tạo một tác phẩm thơ có giá trị.

Một quan niệm mang tính nhất quán về quá trình lao động sáng tạo thơ là việc Xuân Diệu luôn luôn nhấn mạnh đến mối quan hệ mật thiết không thể tách rời giữa: Cuộc sống Nhà thơ Tác phẩm Cuộc sống. Suy cho cùng đây có thể coi là qui trình kép kín của quá trình sáng tạo thơ : Hiện thực cuộc sống là hƣơng hoa muôn sắc, là rộng lớn vô cùng. Nhà thơ nhƣ con ong cần mẫn đi tới muôn phƣơng để hút nhuỵ về làm mật ngọt cho đời tạo nên những tác phẩm thơ có giá trị. Và đến lƣợt mình tác phẩm thơ phải đi vào cuộc sống, phục vụ cuộc sống.

Từng là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới (32 - 45). Sau khi đi theo cách mạng, hoà mình vào không khí chung của thời đại, Xuân Diệu luôn luôn tranh luận và phản đối quan niệm của một số ngƣời cho rằng các nhà thơ tiền chiến sáng tác “một cách ung dung”. Không ung dung đâu, thực ra đau khổ lắm. Dƣới khía cạnh xã hội, Xuân Diệu kể lại nỗi đau khổ của thi sĩ trong xã hội cũ mà các nhà thơ trẻ bây giờ đâu có biết cái “kiếp trước” của bọn chúng tôi. Xuân Diệu quan niệm sự ra đời của một tác phẩm thơ nhƣ những giọt lệ ngọc từ hồn nẩy ra, nhƣ sự mang thai và sinh nở những đứa con tinh thần với bao nhiêu vật vã, đau đớn.

Trong nhiều cách nói hình tƣợng về quá trình sáng tạo thơ. Chẳng hạn Chế Lan Viên ví nhà thơ nhƣ vai trò bà mẹ ăn giò lợn để biến ra sữa nuôi con, Tố Hữu coi quá trình sáng tạo thơ nhƣ con ong đi hút nhuỵ hoa về làm mật cho đời. Pautốpxki xem tác phẩm “Bông hồng vàng” đƣợc đúc nên từ những hạt bụi vàng từ bàn tay tài hoa cần mẫn của ngƣời thợ kim hoàn gom góp lại... Xuân Diệu lại quan niệm theo một cách riêng về quá trình sáng tạo thơ. Đó là việc ông đặc biệt nhấn mạnh và bàn nhiều tới mối quan hệ: Tằm - Dâu - Tơ. Xuân Diệu quan niệm nhà thơ nhƣ con tằm, thực tại là lá dâu xanh, tác phẩm nhƣ lạch tơ vàng óng. Ba đối tƣợng có mối quan hệ máu thịt chặt chẽ không

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 62)