Quan niệm về thơ từ 1975 đến nay

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 37)

II- Những quan niệm cơ bản về thơ

2. Quan niệm về thơ trong văn học hiện đại

2.3. Quan niệm về thơ từ 1975 đến nay

Thơ từ 1975 đến nay, tuy vẫn nằm trong dòng chảy liên tục của thơ ca dân tộc nhƣng cũng có những đổi thay khá rõ. Đó là thơ vận động theo hƣớng dân chủ hoá. Tinh thần nhân bản là cảm hứng bao trùm nhƣng phát triển hết

Có thể nói thơ sau năm 1975, đặc biệt sau 1986 lại là cuộc hành trình đi từ cái ta (chung) đến cái tôi (riêng). Cái tôi giờ đây một lần nữa nhƣ đƣợc bừng tỉnh và ý thức về mình, về muôn mặt của đời sống, của thế thái nhân tình. Nó mang đậm màu sắc triết lý và đƣợc soi sáng dƣới nhiều bình diện. Có cái tôi tự ý thức nhận ra mình và chối bỏ hào quang “Ta là đất thôi, xin đừng nặn ta thành tƣợng thần” (Thu Bồn). Nếu phải lấy một nhà thơ khá tiêu biểu cho quan niệm về thơ từ năm 75 đến nay thì ngƣời đọc dễ dàng tìm đến với Chế Lan Viên, một nhà thơ lớn chiếm lĩnh cả ba đỉnh cao ở ba giai đoạn trƣớc cách mạng, trong kháng chiến và đặc biệt ở thời kỳ đổi mới khoảng từ năm 1986 trở đi.

Trong di sản khoảng một ngàn bài thơ để lại cho đời, Chế Lan Viên có tới 558 bài thuộc giai đoạn Di cảo sáng tác khoảng từ 1987 - 1988 đến khi từ giã cõi đời. Cũng nhƣ hầu hết các nhà thơ, trong kháng chiến đang từ “giọng cao” tràn đầy lạc quan, hy vọng vào một tƣơng lai xán lạn của đất nƣớc, Chế Lan Viên đã chuyển sang “giọng trầm” với những day dứt, băn khoăn, hoài nghi, đau khổ. Nó vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa có cái tôi, vừa có cái ta, vừa biện chứng, lại vừa siêu hình... Thơ trong Di cảo sau 1975 của ông cũng nhƣ của không ít nhà thơ đã đặt ra và gợi mở lại nhiều những vấn đề tƣởng nhƣ đã định hình hay thành quá khứ, tƣởng đã đƣợc giải quyết ổn thoả nhƣng thực ra vẫn còn bề bộn, ngổn ngang trăm mối. Đó là vai trò của nghệ thuật, chức năng của ngƣời nghệ sĩ, mối quan hệ giữa thơ ca và chính trị, chân thực lịch sử và hƣ cấu tƣởng tƣợng, sự sống và cái chết, tồn tại và hƣ vô... Sự hoài nghi có tính triết học trong thơ đã đem đến âm hƣởng chung của thơ sau 1975 đó là bớt đi những ngợi ca một chiều và đào sâu vào những trăn trở, day dứt cá nhân, những tình cảm cá nhân đầy tính nhân đạo. Từ đỉnh cao của vinh quang chiến thắng mang tầm vóc dân tộc và thời đại, nhà thơ cảm thấy nhƣ lạc lõng, nhƣ hụt hẫng, nhƣ xa lạ trƣớc những toan tính, bon chen của cuộc đời phồn tạp, trƣớc những nhu cầu cơm áo gạo tiền tối thiểu của cuộc sống mà nhiều lúc đã trở thành gánh nặng đầy âu lo của mỗi ngƣời. Bởi thế, đã có lúc vị trí nhà thơ

chân chính đƣợc quan niệm một cách chua chát đắng cay : “Vị trí nhà thơ nhƣ rác đổ thùng” hay “tôi chỉ là nhà thơ cƣỡi trâu”...

Chúng ta thấy rõ ràng, sau 1975, thơ lại đi từ cái chung đến với cái riêng, nhận ra cái chung cộng đồng một cách chân xác hơn. Bởi vậy, thơ không hề xa rời với cái chung mà còn làm cho cuộc sống hiện ra phong phú hơn, màu sắc phức tạp hơn, đa chiều hơn và cũng chính vì thế mà chân thực, nhân bản hơn.

Nhƣng sẽ là vội vàng khi muốn biểu dƣơng thơ hôm nay đã có những bƣớc tiến rõ rệt, cũng nhƣ chƣa thật thuyết phục nếu xem thơ đang rơi vào trì trệ, bế tắc. Công bằng và thận trọng mà xét thì điều có thể dễ thấy nhất là thơ đang vận động, tìm hƣớng đi và đã có những thể nghiệm sáng tạo đƣợc ngƣời đọc chấp nhận, hoan nghênh nhƣng rõ ràng còn quá ít những tác phẩm thơ hay có sức lôi cuốn và gây đƣợc chú ý đặc biệt hay làm xôn xao dƣ luận từ phía độc giả. Đó là một thực tế không lấy gì làm vui.

Thơ hôm nay, muốn đến đƣợc với độc giả không phải là chỗ đề tài lớn hay nhỏ, vấn đề chung hay riêng mà chính là ở quan niệm, thái độ, tấm lòng của ngƣời sáng tác với cuộc sống. Nhà thơ phải thực sự “nhập cuộc, phải yêu, phải tin và hành động” (53.T137). Gần đây, số lƣợng thơ in ra không phải là ít “nhƣng chất lƣợng chƣa đạt tới một tỷ lệ cần thiết, nhiều bài cứ nhạt nhạt, nhanh chóng rơi vào quên lãng. Nói đến cuộc sống mà sao ngƣời đọc cứ thấy hời hợt, câu chữ gọn gàng mà ý tứ thì trôi tuột đi, ít đặt ra đƣợc những vấn đề sâu sắc, không có những phát hiện và lý giải mới về những vấn đề của cuộc sống hiện tại”(53.T137).

Có thể nói quan niệm nổi bật về thơ sau 1975 là khẳng định con ngƣời cá tính. Thơ trở về với đời tƣ, cái tôi đƣợc biểu hiện và trở thành một khát vọng âm thầm nhƣng mãnh liệt. “Em trở về đúng nghĩa trái tim em” (Xuân Quỳnh).

Ta đã trở về, đã trở về

Nếu nhƣ trƣớc kia, âm hƣởng chung của thơ là niềm vui, sự tận hƣởng gần nhƣ là tuyệt đối thì nay thay vào đó là âm hƣởng trầm lắng, đầy ƣu tƣ về thân phận con ngƣời. Hành trình trở về cũng là hành trình mở ra một thế giới nội tâm nhiều sắc thái. Dƣờng nhƣ xu hƣớng chung là giãi bày, bộc bạch và tự phác hoạ cái chân dung đích thực của bản thân mình:

Vẽ tôi một nét môi cười

Một dòng nước mắt, một đời phù du. (Vẽ tôi - Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng)

Hay day dứt, ám gợi hơn : Anh là tháp Bayon bốn mặt, Giấu đi ba, còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó, mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình.

( Tháp Bayon bốn mặt - Chế Lan Viên)

“Ai? Tôi!” cũng là một bài thơ chứa đựng nhiều khổ tâm day dứt của nhà thơ họ Chế. Chính ông đã viết những câu thơ “cổ võ” để động viên ngƣời lính “không tiếc mạng”. Sau chiến tranh, họ trở về bán quán nuôi đàn con nhỏ. Quán treo đầy huân chƣơng mà lũ trẻ vẫn nghèo, đói. Nhà thơ tự chất vấn lƣơng tâm: Ai chịu trách nhiệm vậy?

Lại chính là tôi!

Người lính cần một câu thơ giải đáp về cuộc đời , Tôi ú ớ.

Người ấy nhắc những câu thơ làm người ấy xung phong Mà tôi xấu hổ.

Trong nỗi buồn và sự cô đơn, con ngƣời ta thƣờng nhận ra những triết lý về thân phận con ngƣời. Là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, từ góc độ nhân bản nhất, nhƣ là sự nhạy cảm trƣớc nỗi đau nhân thế, trƣớc sự chƣa hoàn thiện của cuộc đời, Tố Hữu cũng đã thốt lên“Trái tim tự xát muối cô đơn”.

Dù đứng ở góc độ nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận những tìm tòi sáng tạo trong quan niệm về thơ và thực tiễn sáng tác thơ sau

1975. Chƣa “nở rộ” và “đƣợc mùa” nhƣ trong kháng chiến, nhƣng nội dung, đề tài, nghệ thuật biểu hiện ở mặt này mặt khác đã có những đóng góp đáng nghi nhận, nhất là trong việc “mở rộng chiều kích và chú ý đúng mức đến đặc trƣng thơ”(53.T394). Nền thơ Việt Nam từ cổ chí kim vẫn nhƣ một dòng sông dào dạt cuộn chảy hƣớng về tƣơng lai. Muốn cho những cánh đồng thơ đƣợc mùa bạt ngàn xanh tốt đâu chỉ cần “tro anh bón sắc hồng” nhƣ cách nói của nhà thơ Tố Hữu về những đóng góp lớn lao trong di sản thơ Chế Lan Viên mà, theo chúng tôi còn cần sự hiểu biết lòng yêu mến, sự say mê của mỗi con ngƣời đối với thơ.

CHƢƠNG THỨ HAI

QUAN NIỆM CỦA XUÂN DIỆU VỀ ĐẶC TRƢNG THƠ

Là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu là một trong số hiếm các nhà thơ có cả một hệ thống quan niệm về thơ và phê bình thơ. Xuất phát từ đặc trƣng thể loại, Xuân Diệu có nhiều ý kiến bàn bạc, phân tích thấu đáo có sức thuyết phục về bản chất của thơ, nhà thơ, qui trình sáng tạo thơ và chất lƣợng thơ... Sau đây chúng tôi xin trình bày một số quan niệm cơ bản của Xuân Diệu xung quanh đặc trƣng của thơ :

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)