Xuân Diệu quan niệm về chất lượng thơ

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 70)

I- Xuân Diệu quan niệm về thơ

4.Xuân Diệu quan niệm về chất lượng thơ

Sở dĩ thơ có vị trí xứng đáng và sức hấp dẫn đặc biệt trong đời sống con ngƣời từ cổ chí kim, đơn giản là vì chất lƣợng của thơ, vì những bài thơ hay sống mãi trong lòng ngƣời đọc. Cho nên nói đến thơ là phải nói đến chất lƣợng thơ.

Là một nhà thơ lớn, Xuân Diệu càng có nhiều quan niệm sâu sắc toàn diện hơn về chất lƣợng thơ, về các yếu tố làm nên chỉnh thể bài thơ hay nhƣ: chủ đề, tƣ tƣởng, hình tƣợng, kết cấu, cấu tứ, bố cục, ngôn từ, nhạc điệu... Để có những bài thơ hay, với nhà thơ, khó khăn biết là dƣờng nào. Bởi một bài

thơ hay có thể giới thiệu một dân tộc sâu sắc hơn bao nhiêu lời nói. Có

những bài thơ, chỉ một bài thôi mà để lƣu luyến bâng khuâng ám ảnh khôn nguôi cho biết bao ngƣời đọc. Theo Xuân Diệu quan niệm, “chừng nhƣ một bài cũng đủ cho biết đƣợc cả một tác giả” hay “tính sổ xong, cái còn lại của những thi sĩ, đó là những bài thơ”. Trong những bài thơ hay tất yếu phải có những câu thơ hay, những câu cắm những nét điển hình. Chẳng hạn :

- Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam

Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng; (Tố Hữu) hay - Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. (Huy Cận) và - Trái đất ba phần tư nước mắt

Đi như giọt lệ giữa không trung (Xuân Diệu )

Những câu thơ hay có khi làm ngƣời ta quên cả bài để nhớ đến nó, hoặc khi nhớ đến nó, ngƣời ta nhớ lại cả bài thơ. Nhƣng thơ hay không phải do ý muốn mà có. Một bài thơ hay, nhƣ là sự xuất thần không định trƣớc. Nó nhƣ báu vật từ trên trời rớt xuống mà nhà thơ diễm phúc tình cờ vớ đƣợc. Dẫu ra đời từ nguyên nhân nào thì thơ hay vẫn cần đạt đƣợc những tiêu chí sau : phải có vần điệu, dễ đọc, dễ nhớ, ghi sâu vào lòng bạn đọc, phải giản dị xúc động và ám ảnh, phải gây ấn tƣợng mới lạ, có giọng điệu riêng và có sức lay động lâu bền trong lòng bạn đọc... Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta vẫn khó bao quát đƣợc hết các tiêu chí về thơ hay bởi ngƣời đọc thơ, cảm và hiểu thơ lại tuỳ thuộc vào vô vàn yếu tố chủ quan và khách quan. Nhƣng theo chúng tôi, tựu chung lại muốn có thơ hay, nhà thơ, tức chủ thể sáng tạo, phải đảm bảo các yếu tố tối thiểu : có tài, có tâm, có vốn sống và lao động nghệ thuật hết mình.

Trong cuộc đời sáng tác, nhà thơ nào cũng mong muốn có nhiều bài thơ hay, khi đã có thơ hay thì mong cả bài hay, từng đoạn, từng câu, từng chữ đều hay. Tuy nhiên, trên thực tế không đơn giản nhƣ vậy. Cả bài hay, đó là điều lý tƣởng nhƣng cũng có bài hay từng câu, từng đoạn hay từng phƣơng diện, từng yếu tố nhƣng vẫn là thơ hay và làm nên giá trị ở những mức độ khác nhau. Từ

đó, cho ta thấy, nét hay vẻ đẹp của thơ cũng thật đa dạng. Và Xuân Diệu là ngƣời bàn khá nhiều về chất lƣợng của thơ.

Xuân Diệu quan niệm, chất lượng của thơ “là một vấn đề quan trọng,

một vấn đề nền tảng”. Theo ông : thơ hay là “thứ thơ lớn”, thơ dở là “thứ thơ

bé”. Nói thơ hay là để tôn vinh nó, ngợi ca sự sáng tạo nghệ thuật của chủ nhân nó. Đồng thời cũng là để phê phán thứ thơ dở. Hay nói cách khác bàn về thứ thơ dở cũng là để sáng tỏ thơ hay. Trong nghiên cứu phê bình và sáng tạo thơ vấn đề chất lƣợng thơ, có thể nói đƣợc quan tâm hàng đầu. Bởi vậy những quan niệm của Xuân Diệu về chất lƣợng thơ có ý nghĩa to lớn không chỉ ở phƣơng diện lý luận mà còn trên phƣơng diện thực tiễn sáng tác.

Xuân Diệu đã quan niệm nhƣ thế nào là “thứ thơ lớn” và “thứ thơ bé” ? Theo ông “thứ thơ lớn” là những tác phẩm thơ có tình cảm lớn, suy nghĩa rộng sâu và có cách nói theo phong cách lớn, bút pháp lớn. Đề tài, chủ đề, dụng ý tốt chƣa đủ. Bài thơ phải vƣợt lên trên những thứ đó để thể hiện chất xúc cảm mạnh mẽ, sức sống về những tình cảm, tƣ tƣởng lớn của nhân dân ngấm vào máu thịt, cốt tuỷ nhà thơ chuyển hoá thành tƣ tƣởng, tình cảm của chính nhà thơ. Thơ lớn còn phải là thứ thơ, có đầy đủ kỹ thuật, hiểu tỷ mỉ cặn kẽ những phép tắc làm thơ. Nắm chắc đƣợc những điều đó, nhƣng không lấy kỹ thuật là chính. Kỹ thuật chỉ là “hình”. Cảm xúc, suy nghĩa sâu sắc của tâm trí mới là “chất”. “Thứ thơ lớn” là thứ thơ phải coi trọng “chất” hơn “hình”. Chẳng hạn, với quan niệm trên, khi giới thiệu thơ của thi hào R.Tagor, ông viết : “Thơ Tagor mê ly nhƣ mùi hƣơng Ấn độ...” nhƣng "hình" của hƣơng không quan trọng bằng "chất" của hƣơng... Thơ Tagor thơm phức vì nó làm bằng lòng yêu mê cuộc sống”. Còn “thứ thơ bé” là thứ thơ có tình cảm bé, suy nghĩa nhỏ, hẹp, cách nói theo phong cách bé, bút pháp bé. Thứ thơ chỉ đi vào hình thức giả tạo, kiểu kỹ thuật vặt, rung động nổi lên trên mặt lời chứ không xoáy sâu đƣợc vào lòng ngƣời đọc. Thứ thơ bé là thứ thơ thiếu tình cảm liền mạch, kết dính câu chữ cho nên thơ gầy và bé, ngày càng còi cọc và chết dần trong sự thử thách của thời gian.

Xuân Diệu quan niệm thơ hay phải lấy chân thật làm nền tảng. Ông từng đƣa ra khẩu hiệu thơ phải “Chân, chân, chân ! thật, thật, thật !”. Theo đúng nguyên lý của sáng tạo nghệ thuật, thơ phải lấy gốc ở trong cuộc đời, trong sự sống và trong tâm hồn con ngƣời. Thơ không nên theo kiểu mầu mè, hào nhoáng hay tỉa tót khéo léo, kiểu khéo vặt. Chân thi sĩ phải là ngƣời có những cảm xúc thật, thấm sâu đến tận gan ruột, rung động thật đến tận đáy tim, tận chân tơ kẽ tóc của mình. Tính chân thật trong thơ, theo Xuân Diệu cũng là sự phù hợp với độ đầy vơi của cảm xúc. Nghĩa là mình có bao nhiêu tâm hồn thì viết bấy nhiêu, đừng gắng gƣợng, mƣợn hơi của ngƣời khác để thổi cái bong bóng của mình. Thơ phải “chân” nhƣ cái hƣơng tự nhiên của tâm hồn. Khi bàn tới chất lƣợng của thơ, một lần nữa Xuân Diệu khẳng định : thà rằng là hạng thơ khá, thơ thƣờng, thơ dở chứ nhất định không chấp nhận thơ giả. Cũng nhƣ là vàng, là bạc, là đồng hay thiếc còn hơn là “mạ vàng”.

Xuất phát từ quan niệm trên, Xuân Diệu phân tích chùm thơ của Balaga Điminôva - nữ thi sĩ Bungari khi viết về Việt Nam là một thứ thơ đặc biệt. Loại thơ mà biến cảnh vật bên ngoài thành nội tâm, giản dị coi thƣờng trang sức, không xum xuê ở hình ảnh, ở ngôn từ nhƣng lại đƣợc tắm trong một không khí tâm tình đầy xúc cảm chân thành, sâu lắng. Chính tâm hồn, cảm xúc đặc biệt của nhà thơ đã biến những bài thơ, câu thơ giản dị nhất cũng làm rung động lòng ngƣời : ... “Lương tâm yên tĩnh lạ lùng

Ở giữa trận cuồng phong bão táp”. ... “Các bạn Việt Nam

Các bạn trả giá rất cao, cao nhất Cho hạnh phúc ”.

Bên cạnh quan niệm lấy chân - thật làm nền tảng, Xuân Diệu còn đòi hỏi thơ phải “rất tỉnh” đồng thời cũng phải “rất mê”, hơn “mê”, trên “mê” còn phải “say”. Thơ phải vừa “thực”, vừa “mộng” nhƣng đừng từ cái “mộng” bƣớc sang cái “mỵ” tức là uỷ mỵ là xa rời thực tế, là phiêu lƣu lang bạt kỳ hồ. Ông quan

chứa mộng, nhà thơ phải luôn luôn thƣờng trực cuộc đấu tranh giữa cái say tỉnh với cái say say. Ngƣời làm thơ phải say mê, mới truyền đƣợc cái say mê cho bạn đọc. Nhƣng thi sĩ không thể say say mà phải say tỉnh chứ say say không có sự sáng suốt của lý trí dẫn đƣờng, thì chỉ là sự mù mịt việc đời, ù ù, cạc cạc chỉ còn cái chủ quan không có cái khách quan dẫn đến mất cả nhân cách. Để vƣơn tới những sáng tác thơ hay, nhà thơ luôn phải đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn nhiều chiều giữa cá nhân với tập thể; cá nhân với xã hội và ngay trong nội bộ chính bản thân. Một lần nữa ông khẳng định : thơ hay ngoài tính chân thật, giầu cảm xúc làm nền tảng thì không thể thiếu cái “say”. Cái say thơ quyện với cái say đời sẽ là cơ sở, điều kiện cho thơ hay. Tuy nhiên có đôi lúc do quá lệ thuộc vào thực tế mà bản thân nhà thơ cũng sa vào ghi chép, kể lệ sự thật theo kiểu phản ánh, khiến cho vô hình chung một vài sáng tác thơ của ông đã trở nên dễ dãi, ít suy cảm, hạn chế sức ngân vang trong lòng ngƣời đọc.

Bàn về thơ hay, Xuân Diệu cũng cho rằng nhà thơ phải tìm đƣợc chất tình cảm sức sống kết dính trong cả bài thơ, làm đƣợc điều đó có nghĩa là thơ có phong cách lớn, bút pháp lớn “biết bắt chi tiết phục tùng đại cục”. Đại cục là cục diện lớn, một đề tài, một chủ đề, một vấn đề nào đó sinh sôi nhất trong thực tại của cuộc sống và lòng ngƣời. Nó chi phối cả bài thơ, thấm vào mạch văn nhƣ một chất bổ chạy toả đi khắp cơ thể. Theo Xuân Diệu quan niệm, bài thơ cần đẹp tổng thể rồi mới đẹp chi tiết, mà chi tiết không đƣợc tỉa tót phình lên lấn cả đại cục. Nhà thơ phải chăm lo cho cái đẹp toàn cục trƣớc khi đi vào chi tiết. Nhƣng điều quan trọng ở đây là phải tạo đƣợc chất keo gắn kết tự nhiên cả bài thơ. Đó là tình yêu, là chất tình cảm trong thơ, thiếu điều đó thì thơ “gầy và bé”. Tạo đƣợc nó thì thơ “sống và lớn”. Vì thế Xuân Diệu khẳng định : “cái thơ bậc nhất, cái hay nhất của thơ là sáng tạo tình cảm, sáng tạo chất sống, thứ mới đến sáng tạo hình ảnh, sáng tạo ngôn ngữ.”(72.T24)

Một tiêu chí của thơ hay, theo Xuân Diệu, phải “giản dị và phong phú”. Nó là “chủ nghĩa cổ điển mới mãi muôn đời”. Theo ông, đó chính là cái tinh diệu của thơ. Thơ “phong phú” là rất quí, nhƣng cần phải “phong phú” trong sự

“giản dị” thì mới thật kỳ diệu cũng nhƣ lời thơ của ngƣời dân xứ Đagatxtan từng viết: Những chiếc bình đẹp nhất

Nặn từ đất bình thường Như câu thơ đẹp nhất

Từ những chữ bình thường. (Lời ghi trên bình)

Xuân Diệu đã có một bài tiểu luận trƣớc cách mạng bàn về hai loại thơ: khó cố ý và khó tự nhiên. Ông cho rằng : cái cốt yếu của thơ là sự khó vì nói những điều khó, phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, sáng tạo tìm cách diễn đạt mới mẻ trong những từ ngữ thông thƣờng, nhƣng nếu là một nhà thơ tài năng thì tất cả điều đó không phải cố tình tạo ra để đánh đố mọi ngƣơì mà bản thân nó hình thành một cách tự nhiên. Chẳng hạn, thơ của Bác hay đến kỳ lạ rất uyên bác thâm thuý (kiểu khó tự nhiên) nhƣng lại cũng rất giản dị dễ hiểu nhƣ trong bài: “Cảnh chiều hôm”: Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng

Hoa tàn hoa nở cũng vô tình

Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình.

Với những bài thơ nhƣ thế, ngƣời ít học cũng có thể sơ bộ hiểu đƣợc nội dung bài thơ. Nhƣng ngƣợc lại nhà nghiên cứu lỗi lạc cũng cảm thấy cái hay khôn cùng của bài thơ, cái phần khó có thể hiểu và diễn tả hết đƣợc. Đó chính là cái phần “hàm súc”, “dƣ ba” trong thơ mà Xuân Diệu đã có lần đề cập tới.

Không chỉ đề xƣớng một quan niệm thơ hay phải “giản dị phong phú”, Xuân Diệu còn phê phán lối thơ “khó cố ý”, “khó cao kỳ” khó đến tối tăm bí hiểm. Ngƣời đọc thơ chỉ có thể “kính nhi viễn chi” chứ không dễ gì hiểu nổi.

Đành rằng thơ phải có trang sức, nhƣng trang sức không phải là sự trƣng diện kiểu loè loẹt. Nó không giống nhƣ kiềng vàng chuỗi hạt, hoa tai của những ngƣời đàn bà giầu, đẹp mà vô tri. Trang sức của thơ là hình tƣợng, là âm thanh, chữ nghĩa, nhịp điệu của chính tâm hồn nhà thơ gửi gắm trong đó. Từ quan niệm đó, Xuân Diệu ca ngợi những câu thơ hiện thực rất sớm trong văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc và thế giới. Thơ của ông “xuất sáo đối với quan niệm thông thƣờng về thơ”. Nó rất giản dị, để cho sự vật tự nói nhƣng nó rất thâm tuý, sâu sắc vì thi sĩ đặt tình cảm của mình vào đó rồi. Xuân Diệu cho rằng : cái hay của thơ trƣớc hết không phải ở hình tƣợng, âm thanh, sáng kiến... là những điều quan trọng lắm lắm, mà thơ hay trƣớc hết ở cái thế, ở sự phân tích đƣợc tâm lý trong hoàn cảnh. khi đọc thơ cũng vậy, nhƣ xem ngƣời, chƣa nên lác mắt vì quần áo, trang sức, mà cho đến khuôn mặt đẹp cũng chƣa đáng sợ ! Hãy xem vầng trán suy nghĩ gì và hai con mắt nó là tấm gƣơng, là cửa sổ của tâm hồn. Vì thế, ngƣời đọc thơ tinh tế phải biết lắng nghe, thấu hiểu “cái im lặng” trong thơ cũng nhƣ “cái im lặng” trong tình yêu, nó quí giá và sâu sắc vô cùng.

Khi bàn về thơ hay phải “giản dị phong phú”, Xuân Diệu rất thận trọng, cái thận trọng của một nhà nghiên cứu khoa học rất nghiêm cẩn trƣớc những vấn đề mà mình nêu ra. Ông cho rằng : “đã là lời bàn, thì không tự phụ đây là chân lý duy nhất”(135.T42), hoặc “tôi không nghĩ rằng phong cảnh này lại loại trừ phong cảnh khác không giống nó”. Vì rất tâm đắc nên trình bày nhƣ một số suy nghĩ cá nhân.

Theo Xuân Diệu, tác phẩm nghệ thuật đƣợc bắt đầu nảy sinh ra khi có một nội dung chứa đựng trong một hình thức. Mà nội dung lớn tức khắc bao trùm tất cả nghệ thuật. Đó là bản thân cuộc sống, bản thân thế giới gồm có vũ trụ, thiên nhiên và đời sống xã hội con ngƣời. Ông khẳng định : Hai quy luật lớn chi phối một tác phẩm nghệ thuật “là nội dung quy định hình thức và nội dung và hình thức gắn liền”. Đi vào cụ thể ông nói : “thơ Nadim Hitmét dùng rất nhiều im lặng. Trong thơ Đimitrôva cũng có cái im lặng. Cái im lặng ấy là sự giản dị phong phú”. Xuân Diệu cho rằng trong sự sáng tạo của nhà thơ thì thứ nhất, thứ nhì là sáng tạo chất sống, thứ ba và thứ tƣ mới đến sáng tạo ngôn ngữ. Sự sáng tạo ngôn ngữ tài giỏi, cũng chỉ mới là thơ hay nhì chứ không phải hay nhất.

Khi bàn về chất lƣợng thơ, Xuân Diệu xin mạn phép cả những thi hào, thi bá của thế giới. Ông bộc lộ quan niệm : ngay V.Huygô bên cạnh khối lƣợng

tƣ tƣởng và tình cảm của nhân loại mà ông đã xáo trộn và diễn tả thật là rộng lớn trong thơ thì “ông phù thuỷ của ngôn ngữ ấy” cũng sáng tạo lời thừa thãi quá kiến ngƣời đọc thơ phải mệt và đôi lúc “lời thơ nhiều hơn là chất thơ”. Đó là lý do khiến cho Xuân Diệu cảm thấy dịch thơ Huygô khó hơn là khi dịch thơ Nadim Hitmét. Nhƣng Xuân Diệu vẫn khẳng định thơ Huygô đã đạt tới sự “giản dị phong phú” ít nhất trong tập “Ngẫm nghĩ” (Las Contemplations). Khi ông viết về tình cảm của mình là ngƣời cha có đứa con gái yêu quí đã mất. Ở đây, tài ngôn ngữ của Huygô đã nhƣờng cho tình cảm nói, và những bài thơ kỳ diệu nhất lại là những bài thơ trần trụi nhất, hầu nhƣ không có trang sức.

Con gái tôi hơi xanh, nhưng nhìn kỹ lại hồng. Bé xíu thôi, mà có đoi mắt lớn...”

Những câu thơ nhƣ vậy có thể làm cho ngƣời ta ứa nƣớc mắt. Thơ hay, theo Xuân Diệu cũng nhƣ ngƣời đẹp. Cái đẹp toát ra từ trong sâu thẳm của tâm hồn, cộng với bƣớc đi rất thoải mái, bộ phận phục tùng đại cục. Nhƣ thế, họ đã đạt tới chỗ giản dị mà phong phú. Nhìn cả ngƣời cũng đẹp, nhìn từng nét mặt,

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 70)