II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ
4. 1 Nguyễn Trãi nhà thơ mở đầu nền Văn học cổ điển Việt nam
Khi bắt đầu công trình “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, ngƣời Xuân Diệu chú ý đầu tiên là Nguyễn Trãi với vị trí một nhà thơ lớn mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam. Nguyễn Trãi là nhà thơ dân tộc số một. Mặc dù có một bộ phận không nhỏ là thơ chữ Hán (ức Trai thi tập - 105 bài) nhƣng Nguyễn Trãi vẫn là “người đất Việt” đầu tiên đã làm thơ bằng tiếng Việt. Với tình hình sƣu tầm văn thơ cổ của ta hiện nay, thì 254 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi là cái vốn lớn và xƣa nhất - Nhƣng quí báu hơn cả là Nguyễn Trãi để lại cho kho tàng văn học dân tộc một di sản tinh thần vô giá của một tâm hồn thi sĩ chân chính.
Nguyễn Trãi đã ở vị trí xứng đáng trong bảo tàng lịch sử, Nguyễn Trãi còn ở vị trí xứng đáng trong bảo tàng văn học. Vì vậy, việc “trở về” của tập “Quốc Âm thi tập” đƣợc coi là “Một tin mừng lớn lao, một sự kiện rung chuyển lịch sử văn học”.
Tuy nhiên, việc nhìn nhận và đánh giá, giá trị của Quốc Âm thi tập lúc đầu chƣa có đƣợc tiếng nói chung. Vào thời điểm 1957 khi mà Quốc Âm thi tập đƣợc tìm thấy, có một luồng quan niệm hẹp hòi, một số ngƣời chƣa đi sâu
vào tìm hiểu đã đánh giá vội vàng, đại để: “Tập thơ Nguyễn Trãi cũng không có gì lắm”; lại có ngƣời theo khuynh hƣớng xã hội học tầm thƣờng sau khi đọc những bài “Thanh nhàn” đã vội qui chụp tác giả là yếm thế, là xa lánh cuộc đời. Cho đến những năm 79 - 80 vẫn còn luồng ý kiến chƣa đánh giá đúng thơ Nguyễn Trãi vì “thơ Nguyễn Trãi buồn”.
Và Xuân Diệu đã thẳng thắn phản đối những quan niệm sai lệch đó. Ngay năm 1957 ông đã viết bài: “Nguyễn Trãi - nhà thơ mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam ” để xác định đúng phƣơng hƣớng đánh giá thơ Nguyễn Trãi. Rằng nhà phê bình không đƣợc cái “cấc lấc tự phụ”, không đƣợc nghe thơ với “lỗ tai bằng đất”, và cũng chớ cho mình là “thông minh chóng hiểu” để mà qui kết vội vàng.
Nhà phê bình phải đọc thơ Nguyễn Trãi với tất cả tâm hồn, phải có sự thông cảm đến cao độ, nếu không chỉ là kẻ “thực bất tri kì vị” bƣớc vào đền thơ rồi lại bƣớc ra nào có dính chút lan xạ nào, đồng thời phải tri âm đồng điệu nhƣ Thánh Thán đọc Tây Sương ký, phải đánh giá đƣợc phần tích cực, phần
sâu sắc vƣợt lên trên những hạn chế nhất định.
Ngƣời phê bình phải đọc tác phẩm với thái độ trân trọng nâng niu “hai tay nâng đỡ lấy của quí tinh thần, tiếp nhận lấy gia tài nghệ thuật của cha ông năm sáu thế kỷ trước”. Bởi họ, do hạn chế tất yếu của lịch sử mà khó khăn trong sự tìm chân lý. Nhƣng tài năng, trí tuệ và đức độ thì vẫn sáng vằng vặc.
Xuân Diệu đã đọc thơ Nguyễn Trãi đúng nhƣ phƣơng pháp ông đã xác định. Đọc bằng sự nâng niu trân trọng và đầy cảm phục - Cái đọc nhƣ biến mình là ngƣời trong cuộc cho nên cũng vui, buồn, xót xa, phẫn nộ... và phải nhìn tổng thể mới thấy thơ Nguyễn Trãi rất riêng, rất lớn, độc đáo vô cùng.
Về phƣơng diện thơ Nôm, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã viết : “Về thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta nên quí trọng hơn nữa thơ chữ Nôm, tiếng ta, của Nguyễn Trãi, đó là vốn rất quí của dân tộc”. Xuân Diệu đã so sánh để thấy rõ hơn sự đóng góp của Nguyễn Trãi: Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều hạn chế về tài thơ. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ Nôm rất xuất sắc, tài hoa trong ngôn ngữ. Tú Xƣơng, với thơ Nôm là một nhà thơ cỡ lớn vì sự sâu sắc của xúc cảm đến đau đớn vào gan ruột. Tuy nhiên tầm vóc chƣa cao rộng bằng thơ Nguyễn Trãi.
Đứng trong thể loại “thi” tiếng Nôm thì bản lĩnh nhất là Hồ Xuân Hƣơng và Nguyễn Trãi - trong 254 bài Quốc Âm Thi Tập, những bài, câu, đoạn hay thì “treo giải nhất chi nhường cho ai”.
Xuân Diệu cho rằng: một cái ấm đất, một chiếc chiếu cói từ đời Đinh, Lý, Trần lƣu lại đƣợc cho dù chƣa có mỹ thuật thì cũng cứ quí báu và làm ta cảm động huống chi đây là 254 bài thơ đầu tiên làm bằng tiếng mẹ đẻ cổ nhất của ta. Tất nhiên trƣớc đó, đời Trần (Thế kỷ XIII-XV) Hàn Thuyên đã làm thơ tiếng Việt theo đƣờng luật rồi Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An... nhƣng bây giờ không thấy. Còn vài bài thù ứng của Nguyễn Biểu, Trần Quí Khoáng thì không đáng kể. Ngay nhƣ bài thơ của Hà Nhiệm Đại (đỗ Tiến sĩ khoảng năm Sùng Khánh, triều Mạc Mậu Hợp (1566 - 1572) là bài thơ đáng quí và rất hiếm vì nó là bài thơ cổ nhất bằng tiếng Nôm viết về Nguyễn Trãi:
Hịch thư nhiều thủa tài mau mắn, Pháp độ trăm đường sức sửa sang, Công giúp hồng đồ (*)
cao nữa núi ( *hồng đồ: cơ đồ lớn)
Danh ghi thanh sử sáng bằng gương .
Đọc bài thơ lên mới thấy cái vất vả, gắng gỏi của ngƣời viết những câu thơ nôm cách đây 400 năm. Trong khi đó thơ Nôm của Nguyễn Trãi trƣớc Hà Nhiệm Đại hai thế kỷ đã rất thành công trong những vần thơ Nôm thanh thoát, sảng khoái, tài hoa.
Xuân Diệu đã đánh giá rất cao, cái hay, cái đẹp của thơ Nôm Nguyễn Trãi, Ngƣời là nhà thơ lớn mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam. Thơ của Ngƣời không cần đại ngôn, đọc những câu hay lên ta sẽ thấy ngay điều đó. Nguyễn Trãi là nhà thơ dân tộc, trƣớc hết nội dung thơ ông nói những vấn đề của một nhà tƣ tƣởng Việt Nam. Những vấn đề đó trên căn bản đã đƣợc giải quyết trong thời đại chúng ta, nhƣng tấm lòng ngƣời đặt ra thì vẫn còn thắm sắc, tƣơi màu. Nguyễn Trãi là nhà thơ dân tộc, vì ông là một trong những ngƣời đầu tiên nhào nặn ngôn ngữ Việt Nam làm cho nó có một sức diễn tả tinh tế, khúc chiết, trong sáng ngay từ thế kỷ XV, trong khi ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác trên thế giới mới đang hình thành.
Xuân Diệu đã phân tích mối quan hệ giữa nội dung tƣ tƣởng và ngôn ngữ nghệ thuật và khẳng định chính tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đã xuyên thấm vào trong ngôn ngữ nâng nó lên, làm cho nó trƣởng thành. Xem xét những bài thơ Nôm của các chúa Trịnh mấy trăm năm sau vẫn còn khúc khắc, gập ghềnh mới thấy ở tận thế kỷ XV, tƣ tƣởng con ngƣời đã tự nâng cao lên để diễn tả cho đƣợc những nhận thức, cảm xúc của tâm hồn mình là một sự phi thƣờng.
Qua sự phân tích thẩm bình của Xuân Diệu, chúng ta thấy Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những câu thơ vào hàng trong sáng nhất của Tiếng Việt. Khi ngôn ngữ có hồn, thơ Nguyễn Trãi có một sức cao lạ thƣờng, một sức sâu thăm thẳm. Cái cao của tƣ tƣởng là luôn giành đƣợc quyền chủ động, vƣợt lên trên mọi hoàn cảnh, không mê sang giàu, không sợ uy vũ. Cái sâu của tâm hồn là tình cảm xót xa, chăm chắm, đau đớn nghĩ đến non sông, thế sự, lòng ngƣời.
Cái mâu thuẫn thống nhất ấy đáng quí vô hạn mà nghệ thuật lồ lộ bằng hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu. Cái “chất” đó thơ sau không bì đƣợc.
- Nước chảy âu khôn xiết bóng non
- Cành có tinh thần: ong chửa thấy
- Hái cúc lan hương bén áo,
Tìm mai, đạp nguyệt tuyết xâm khăn...
Nếu ngồi mà tỉa tót, cố tình trau chuốt làm sao ra đƣợc những câu thơ nhƣ thế. Thơ ấy là thứ thơ thốt ra từ trong tâm trí, tự nhiên trong sáng mà sâu sắc lạ thƣờng. Ngƣời xƣa gọi thế là “văn của hoá công”.
Thơ hay, cách phân tích thẩm bình của Xuân Diệu cũng thực kì tài. Đúng là Xuân Diệu có con mắt xanh cho nên mới phát hiện ra tƣ tƣởng và tâm hồn cao sâu của Nguyễn Trãi trong các từ “cao”, “cái”, “con” trong câu thơ:
Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc Nhà ngặt đèn xanh, con mắt xanh.
Rằng: “cao” là “không công nhận tuổi mình già”; “cái” tức là sự “hất hàm quắc mắt và lắc đầu” chứ không “êm ả xuôi lơ”; “con” chính là “con mắt xanh” sâu thẳm thức suốt đêm với ngọn đèn, thức vì ƣu quốc ái dân, thức để đấu tranh với cái tà ác, bất công trong xã hội chứ không phải “cặp mắt xanh” thô lố nhƣ cá thia tầu vừa dung tục, vừa vô tình, vô giá trị.
Chỉ ra đƣợc nhƣ thế là Xuân Diệu đã vận dụng thành thục phép tƣơng xứng trong ngôn từ thơ, giúp cho ngƣời tìm hiểu, giảng dạy và thƣởng thức thơ cổ điển có một định hƣớng thẩm mỹ vững vàng hơn.
Ngƣời ta thƣờng nói một nhà phê bình cần đạt ba tiêu chuẩn : cái tâm, cái tài và sự trung thực. Có thể nói, Xuân Diệu luôn đảm bảo tiêu chuẩn ấy. Dễ mấy nhà phê bình tự “vạch áo cho người xem lưng” bộc bạch cả những chỗ non yếu trong cách hiểu của mình nhƣ Xuân Diệu Thông thƣờng ta thƣờng thấy họ luôn chứng minh cho sự uyên bác, sành đời và sành nghề mà ít khi bộc
lộ sai sót, ngộ nhận ngây thơ. Nhƣng ở đây, chúng ta còn khâm phục và mến yêu, tin tƣởng hơn một bậc với cách viết đầy chân thật, chân thành của Xuân Diệu. Chế Lan Viên nói “phương pháp biểu hiện là phụ cái chính là sự thành thật, chân thành”(9.T102). Điều đó khẳng định bản lĩnh, phong cách của một nhà phê bình, đồng thời cũng là con đƣờng ngắn nhất đƣa cái hay cái đẹp, cái linh diệu của thơ đến với bạn đọc. Phải có sự ám ảnh đồng điệu đến mức nào đó thì mới có việc chiêm bao, có việc “chỉ bảo” và trách của “cổ nhân” để giải mã câu thơ. Nhƣng suy cho, sự “chỉ bảo” đó chẳng qua cũng là sự mách bảo của chính tâm hồn và trí tuệ Xuân Diệu đấy! Hãy nghe Xuân Diệu kể về giấc mơ của mình khi tƣởng thấy ức Trai : “Này, đồng chí Xuân Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tôi Tôi già bao giờ mà đồng chí bảo tôi già”(141.T61). Cho nên “tuổi cao” chứ không phải “tuổi già”; rồi đến “cái râu bạc” đổi thành “chòm râu bạc” mới thật tệ chứ. Nghe thì xuôi tai, hiền lành đấy nhƣng tẹt dí đâu còn là “nhà hành động- nhà thơ lớn Nguyễn Trãi”, còn gì là con ngƣời “ngót sáu thế kỷ không ngủ”, “ôi nếu Nguyễn Trãi tuổi già tóc bạc chòm râu bạc thì Nguyễn Trãi vừa khòm lưng bước, vừa vuốt chòm râu một cách bùi ngùi an phận, một cách đầu hàng”(139.T69)
Chỉ qua một vài từ trong đôi câu thơ, Xuân Diệu cũng chỉ ra đƣợc tài năng kiệt xuất của Nguyễn Trãi trong cách sử dụng từ ngữ, cách gieo vần, cách đối “ đấy là giá trị âm thanh của một từ cái trong thơ Việt Nam ; đấy là ngòi bút, phép thơ, bản lĩnh, thân phận của Nguyễn Trãi trong một chữ, một tiếng” (93.T223) nó là cơ sở để tạo nên những câu thơ thần. Nhƣng cũng phải nói rằng gốc của tài năng lại chính do “chất lượng nội dung tâm hồn ức Trai là cao, là sâu rộng là đẹp, nó liệt những câu thơ thành công ấy vào loại hạng nhất, vào loại có nhiều nội tâm”(139.T18).
Khi tìm hiểu về thơ thiên nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu đánh giá: “trong thơ Việt Nam, chưa có một nhà thơ nào yêu mến thắm thiết, đất nước, thiên nhiên và có những vần thơ đẹp đẽ, tinh vi sâu sắc về thiên
Nguyễn Trãi với thiên nhiên là một hình tượng đặc biệt, do bản tính của Nguyễn Trãi và đồng thời do tình thế hoàn cảnh của Nguyễn Trãi”. Khi Nguyễn Trãi bất đắc dĩ phải lui về ở ẩn trên núi Côn Sơn đã là một bi kịch rồi. “Lúc ấy hỏi còn ai là bạn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi do sự cao quí của tâm hồn, rất yêu thiên nhiên, yêu trời đất sông núi, cỏ cây hoa lá một cách thắm thiết và cao quí”. Cho nên không có gì là khó hiểu tình yêu đặc biệt của Nguyễn Trãi với thiên nhiên. Chỉ cần đặt tâm trí mình vào thời đại, vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà Nguyễn Trãi sống sẽ thấu cảm đƣợc với cổ nhân. Chính vì thế, một lần nữa Xuân Diệu khẳng định: “theo ý tôi, trong thơ Việt Nam ta, chưa có ai viết được những vần thơ về thiên nhiên hay và cao như Nguyễn Trãi”. Đúng là thơ đã ở vào cái mức “đứng giữa đất trời, ở trong vũ trụ”.
Một nhà thơ đã làm tới các chức vị cao, rƣờng cột của triều đình, một đại trí thức uyên bác vô song nhƣ thế mà khi nói đến việc đồng áng nhà nông, đến các thứ rau cỏ dân dã, đời thƣờng lại tự nhiên, sâu sắc mà thắm thiết vô cùng:
- Ao quan thả gửi hai bè muống
Đất bụt ươm nhờ một luống mùng
- Ao cạn vớt bèo cấy muống
Trì thanh vớt cỏ ươm sen ...
Và đây Nguyễn Trãi giầu về của cải hay giầu về tâm hồn, một tâm hồn lộng gió của thiên nhiên, của vũ trụ:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Cái giầu có về vàng bạc của Nguyễn Trãi cũng thật đặc biệt. Nó không phải là vàng bạc thật mà là vàng bạc của thiên nhiên. Với Nguyễn Trãi, hoa cúc là vàng, bạc là hoa mai.
Phát hiện ra cái hay, cái đẹp trong thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi qua
kết hợp hài hoà giữa “đạo người” và “đạo trời”, ý thức về đạo làm ngƣời chân chính, giữ đúng vị trí “vật linh trưởng” của muôn loài (4.T17). Còn Xuân Diệu, ông lại đi từ cái đẹp thƣờng trực ở trong tâm hồn, cái đẹp là bản chất của tâm hồn. Cho nên khi gặp cái đẹp trong vũ trụ thì tƣơng ứng ngay, thốt ra thơ đẹp.
Nhƣ trên đã nói, chân dung Nguyễn Trãi qua “Các nhà thơ cổ điển Việt
Nam”, chủ yếu là trong Quốc Âm thi tập, ngay tiêu đề “Đọc Quốc Âm thi tập
của Nguyễn Trãi” cũng nói rõ điều đó, nhƣng dù tài năng đến đâu cũng khó lòng mà bằng vài nét bộ phận đã nói đƣợc cái toàn thể, một cái toàn thể lớn lao, vĩ đại vô song. Hiểu thế và cũng là cách viết trùng điệp nhƣ các làn sóng vỗ, để có thêm căn cứ xác đáng cho sự phân tích đánh giá, Xuân Diệu có mở rộng thêm phạm vi để so sánh, đối chứng đặng làm hoàn chỉnh hơn, sáng hơn chân dung con ngƣời và sự nghiệp văn thơ Nguyễn Trãi.
Khi tìm hiểu, chúng tôi thấy một điều đặc biệt là, tuy Xuân Diệu chỉ tìm hiểu Quốc Âm thi tập nhƣng nếu đọc kĩ trên cơ sở đã hiểu khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, ta thấy hiện lên cả trƣớc tác đồ sộ của ông.
Chẳng hạn Xuân Diệu liên hệ với thơ chữ Hán bài: Thính vũ (Nghe mưa) Tịch mịch phòng trai tối
Suốt đêm nghe tiếng mưa Não nùng ghê gối khách Thánh thót điểm canh mờ Qua trúc, khua bên cửa Hoà chuông vang trong mơ Ngâm rồi vẫn chẳng ngủ
Đứt nối đến tinh mơ. (Xuân Diệu dịch)
tận của nhạc mưa” cũng nhƣ dựng lại cả cái bất tận của lòng ngƣời, của sự suy tƣ trăn trở.
Với “Bình Ngô đại cáo” đỉnh cao của văn thơ yêu nƣớc - áng thiên cổ hùng văn và đƣợc coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, Xuân Diệu chỉ bình đôi dòng thôi đã lƣu giữ và trở thành định luận trong tâm trí bạn đọc: Bình Ngô đại cáo “hạ một câu đổ xuống như một trái núi”, “”.Văn liền mạch nhau, đọc sảng khoái từ đầu chí cuối, đoạn nào cũng đáng cho ta trích, chỉ mới đọc lên, nghe bằng lỗ tai, mà có cảm giác như văn đã khắc vào đá, chữ đúc trong đồng”(139.T85).
Trong nghiên cứu phê bình thơ, Xuân Diệu rất tỷ mỉ, nhiều khi ông “soi”