1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quan niệm về giáo dục của john locke trong tác phẩm vài suy nghĩ về giáo dục (luận văn thạc sỹ nhân văn khác)

90 319 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 757,87 KB

Nội dung

* Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”: Cuốn sách “Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới”, của nhóm các tác giả, Nxb

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biến ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Quang Hưng

đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý cho luận văn của tôi được hoàn thành

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Triết học, Phòng Quản lý Đào tạo đã làm việc trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên Hà Nội - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình

Tôi xin được cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học của khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có những chia

sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hướng cho tôi để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thành

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu./

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Linh

Trang 5

1

MỤC ỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ GIÁO DỤC 8

1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành quan niệm của John Locke về giáo dục 8

1.2 Những tiền đề tư tưởng cho quan niệm của John Locke về giáo dục 16

1.3 Quan niệm của John Locke về con người và nhận thức - cơ sở của tư tưởng triết học về giáo dục 27

1.4 Giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của John Locke và tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục” 31

CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM JOHN LOCKE VỀ GIÁO DỤC TRONG TÁC PHẨM “VÀI SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC” 41

2.1 Mục đích giáo dục 41

2.2 Nội dung giáo dục 47

2.3 Phương pháp giáo dục 57

2.4 Phương tiện giáo dục 68

2.5 Đánh giá những đóng góp và hạn chế trong quan niệm của John Locke về giáo dục trong tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục” 72

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 6

John Locke (1632 - 1704) là một trong những triết gia tiêu biểu của triết học Anh Ông có đóng góp đáng kể cho tri thức của nhân loại trên nhiều lĩnh vực Ông được xem là tiền bối của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII Dựa trên nền tảng của con người là lý tính và kinh nghiệm của con người trong hoạt động thực tiễn, John Locke đã đưa ra quan niệm đúng đắn

về giáo dục Đây là những lời khuyên của ông tới các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái cũng như những ưu tiên giáo dục được thể hiện qua các chương trình cụ thể Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về giáo dục phải

kể đến là “Vài suy nghĩ về giáo dục”

Thực tế cho thấy, tính ưu việt của giáo dục ở các nước châu Âu là sự kế thừa và phát triển quan niệm về giáo dục của các nhà tư tưởng trên cơ sở thực tiễn của từng quốc gia và ở Việt Nam cũng vậy Để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thì việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố quan trọng Trong đó, giáo dục là đòn bẩy quyết định Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã có những bước đổi mới đáng kể và đạt được những thành tựu không nhỏ, tuy nhiên bên cạnh

đó nó còn tồn tại một số hạn chế trong công tác đào tạo, công tác đào tạo kỹ

năng cho “người học” chưa được quan tâm nhiều Điều này dẫn đến tình trạng,

Trang 7

3

các thế hệ được đào tạo ra “có kiến thức” nhưng “thiếu kỹ năng” Do đó, đổi

mới căn bản và toàn diện về giáo dục đào tạo đang trở thành yêu cầu khách quan và cấp bách ở Việt Nam Thực hiện được nhiệm vụ đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi có sự tổng kết nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng giáo dục của John Locke góp phần nâng cao nhận thức

và định hướng cho những vấn đề về xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, cũng như bổ sung và làm rõ thêm

những ý nghĩa và giá trị trong quan niệm đó Với lý do trên, tôi chọn “Quan niệm về giáo dục của John Locke trong tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”” làm đề tài luận văn của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Triết học của chính trị - xã hội nói chung và triết học của John Locke

về giáo dục nói riêng là đề tài lôi cuốn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Qua quá trình nghiên cứu và tiếp cận với những tư liệu liên quan đến đề tài, tác giả tổng quan tư liệu chủ yếu liên quan đến hai nhóm chủ đề lớn như sau:

* Nhóm các công trình chuyên khảo nghiên cứu về John Locke:

Cuốn sách “Chát với John Locke” của tác giả Bùi Văn Nam Sơn, Nxb

Trẻ (2016), Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Thông qua cuộc giao lưu và trao đổi trực tuyến với phóng viên và John Locke, Bùi Văn Nam Sơn

đã hóa thân vào cả hai nhân vật, qua đó đã giới thiệu về cuộc đời, đặc điểm triết học về nhận thức, đạo đức học và triết học chính trị cũng như những tác phẩm nổi bật của John Locke

Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Dịu (2009) với đề tài “Quan niệm chính trị xã hội của John Locke” Luận văn đã làm rõ quan niệm chính trị - xã

hội của John Locke Trong đó, nhấn mạnh các vấn đề về quyền con người, quyền lực nhà nước và đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế trong quan

Trang 8

4

niệm của ông

Luận văn Thạc sỹ của Đinh Thị Hồng Vững (2013) với đề tài “Quan niệm của John Locke về nhà nước trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền” Tác giả luận văn đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về nhà nước trong

tác phẩm Trong đó, tác giả tập trung làm rõ các vấn đề về nguồn gốc, bản chất, giới hạn và sự phân chia quyền lực nhà nước Từ đó, nêu ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm của John Locke về nhà nước

Bài viết “Một số tư tưởng triết học chính trị của John Locke: thực chất

và ý nghĩa lịch sử”, tạp chí triết học số 1(188) năm 2007, tác giả Đinh Ngọc

Thạch Trong bài viết của mình tác giả đã khai thác những tư tưởng về triết học chính trị của John Locke từ việc thừa nhận các quyền tự nhiên của con người Từ đó, ông đưa ra quan niệm về sự phân chia quyền lực trong xã hội công dân

Tác giả Lê Công Sự với bài viết “Locke và triết lý về con người”, tạp chí Nghiên cứu con người, số 3(42) năm 2009 Bài viết đã phân tích những triết lý của John Locke về con người qua hai tác phẩm là “Tiểu luận về trí năng con người” và “Khảo luận thứ hai về chính quyền” Với tác phẩm “Tiểu luận về trí năng con người" tác giả luận bàn quan niệm của John Locke về bản chất và khả năng của trí tuệ con người Còn với tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”, tác giả đi vào quan niệm của John Locke về trạng thái tự

nhiên, sự phát sinh của trạng thái chiến tranh và trạng thái nô lệ Sự xuất hiện quyền sở hữu làm phát sinh trạng thái xã hội mới - trạng thái xã hội công dân thông qua khế ước xã hội Qua đó, tác giả đưa ra một số đánh giá quan niệm

về con người của John Locke và liên hệ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bài viết “Quan niệm của John Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm

“Khảo luận thứ hai về chính quyền””của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền,

Trang 9

5

tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn số 3

năm 2012; Ở bài viết này, tác giả đã làm rõ quan niệm của John Locke về nguồn gốc, bản chất của sở hữu và từ đó đi đến khẳng định mục đích chính của nhà nước là bảo toàn sở hữu của con người

Như vậy, có thể thấy rằng các công trình trên khi trình bày quan niệm triết học chính trị - xã hội của John Locke như một phần không thể thiếu trong tư tưởng triết học chính trị - xã hội cận đại ở phương Tây Tuy có những hạn chế nhất định nhưng không thể phủ nhận được những đóng góp to lớn của ông đối với sự phát triển của triết học khai sáng nói riêng và triết học nhân loại nói chung

* Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”:

Cuốn sách “Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới”, của nhóm các tác giả, Nxb Văn hóa Thông tin (2008) đã đề cập đến

quan niệm về giáo dục của các nhà tư tưởng nổi tiếng trên thế giới: Jean Jacques Rousseu, John Locke, Emile Durkheim, John Dewey Trong phần trình bày về John Locke, tác giả đã làm rõ tiểu sử, cuộc đời cũng như quan niệm của John Locke về giáo dục qua các tác phẩm tiêu biểu của ông

Tác giả Trần Thị Phương Hoa với bài viết “Giáo dục châu Âu trong

mối quan hệ với triết học”, tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 10 (121) năm 2010

đã giới thiệu khái quát tư tưởng giáo dục của một số triết gia đại diện ở châu

Âu, từ thời cổ đại đến hiện đại Đặc biệt, tác giả đã trình bày quan niệm của John Locke về giáo dục, về sự hình thành nhân cách của con người - những công dân đã trở thành tư tưởng dẫn đường cho giáo dục hiện đại Tư tưởng

này được thể hiện khái quát qua hai tác phẩm “Luận về nhận thức của con người” (1689) và “Vài suy nghĩ về giáo dục” (1693)

Bài viết “Vấn đề giáo dục đạo đức qua một số lý thuyết triết học giáo

Trang 10

6

dục phương Tây” của nhóm tác giả Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Hùng, tạp chí Triết học số 5 (300), tháng 5/2016 đã trình bày các khuynh hướng giáo dục của các nhà tư tưởng tiêu biểu trên thế giới: Plato với tác phẩm “Cộng hòa” - sự giáo dục đạo đức theo đường lối triết học duy tâm; triết học giáo dục của John Locke được thể hiện trong tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục” Tác phẩm đã đưa ra nguyên tắc giáo dục đạo đức dựa trên sự trải

nghiệm về việc học, thực hành Vai trò của người lớn ở đây là dẫn dắt, tạo điều kiện cho trẻ xây dựng, phát triển bản thân để trở thành một người công dân có trách nhiệm trong xã hội

Như vậy, có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới dừng lại ở việc giới thiệu tới người đọc tổng quan triết học chính trị của John Locke nói chung hoặc chỉ dừng ở các bài viết đề cập đến vấn đề dưới góc độ khái quát về chính trị học, giáo dục học chứ chưa đi sâu vào phân tích quan

niệm của John Locke về giáo dục trong tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”

cũng như chưa đánh giá được giá trị và hạn chế của quan điểm đó Thông qua

việc khảo cứu tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”, tác giả luận văn muốn

làm rõ những đóng góp cũng như mặt hạn chế trong quan niệm của John Locke về giáo dục để có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Luận văn làm rõ quan niệm của John Locke về giáo dục trong tác phẩm

“Vài suy nghĩ về giáo dục”; qua đó, phân tích những giá trị và hạn chế của nó

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ sau:

+ Làm rõ điều kiện, tiền đề và cơ sở lý luận cho sự hình thành quan

niệm của John Locke về giáo dục và giới thiệu khái quát về tác phẩm “Vài

Trang 11

7

suy nghĩ về giáo dục”

+ Phân tích quan niệm của John Locke về mục đích, nội dung, phương

pháp và phương tiện giáo dục trong tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”

+ Đánh giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm về giáo dục của

ông trong tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quan niệm của John Locke về

giáo dục

- Phạm vi nghiên cứu: Với những mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn

tập trung nghiên cứu dưới góc độ triết học những nội dung cơ bản của quan

niệm của John Locke về giáo dục qua khảo cứu tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, xã hội

- Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu, so sánh…

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn nghiên cứu quan niệm của John Locke về giáo dục qua tác

phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”; chỉ ra những đóng góp, hạn chế của tư

tưởng này

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập môn lịch sử triết học giáo dục và nghiên cứu sâu hơn về tư tưởng của John Locke

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 9 tiết

Trang 12

8

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ GIÁO DỤC 1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành quan niệm của John Locke về giáo dục

Xã hội Tây Âu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII diễn ra những biến đổi sâu sắc về kinh tế và xã hội

Thời kỳ Phục hưng diễn ra quá trình tích lũy tư bản đầu tiên Quá trình ấy bao gồm: Dùng bạo lực tách những người sản xuất trực tiếp - công nhân ra khỏi

tư liệu sản xuất; đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất của họ Di chuyển từng làng một và khoanh những miếng đất không còn nông dân cày cấy để biến thành bãi chăn cừu Chính những thay đổi này dẫn đến sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và mâu thuẫn với phương thức sản xuất phong kiến, dẫn đến cuộc cách mạng tư sản thay thế phương thức sản xuất phong kiến bằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật thời trung

cổ bước vào thời kỳ tan rã Thời kỳ này, xuất hiện nhiều phát kiến địa lý và nhiều sáng chế kỹ thuật nên đã đẩy nền kinh tế của các nước châu Âu sang bước phát triển mới Lực lượng sản xuất thời kỳ này đã đạt đến trình độ cao hơn so với thời kỳ trước, cùng với đó là sự công khai thừa nhận vai trò ngày càng to lớn của giai cấp tư sản trong xã hội

Thế kỷ XVI - XVIII là thời kỳ cách mạng tư sản sơ khai ở Tây Âu Ảnh hưởng và tiếng vang của cuộc khởi nghĩa nông dân Đức năm 1525 đã kéo theo hàng loạt các cuộc cách mạng nổ ra tiêu biểu là cách mạng tư sản Hà Lan (1560 - 1570), sau đó là cách mạng tư sản Anh (1642 - 1648), rồi đến cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản chứng tỏ sự phát triển và tính ưu việt của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Nó đã trở thành một xu thế, tất yếu lịch sử Trung tâm công, thương nghiệp, khoa học, văn hóa chuyển sang Hà Lan, Anh và Pháp

Trang 13

Một số thành tựu tiêu biểu phải kể đến là “thuyết nhật tâm” của

Copernic Lý thuyết này đã chỉ ra rằng trái đất chỉ là một trong nhiều hành tinh quay xung quanh Mặt trời Thuyết nhật tâm của Copernic đã đặt một nền móng khoa học vững chắc cho Thiên văn học Đây được coi là hành vi cách mạng đầu tiên của con người vì dám thách thức quyền uy của giáo hội và chế

độ phong kiến; “cơ học cổ điển" của Newton đã chứng minh mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều vận động và phát triển theo quy luật cơ học, “các phát minh toán học" của R Descartes… Đây là những tiền đề khoa học tự

nhiên vững chắc cho các nhà duy vật luận giải về thế giới Thời kỳ này đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ khoa học tự nhiên thực nghiệm Các tri thức

khoa học được khái quát từ các tài liệu do thực nghiệm mang lại

Phong trào văn hoá Phục hưng phát triển lên đến đỉnh cao vào thế kỷ XVI và lan mạnh ra khắp các nước tạo thành một cao trào rộng lớn làm biến đổi xã hội Các trào lưu tư tưởng mới ra đời vừa phản bác lại thực tồn xã hội đó vừa khôi phục lại những giá trị văn hóa tinh hoa của thời kỳ cổ đại ở Tây Âu

Từ những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội và những thành tựu mới trong khoa học tự nhiên, triết học thời kỳ này có một bước phát triển mới Nằm trong guồng quay đó, nước Anh có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất

cả các lĩnh vực kinh tế xã hội Bối cảnh lịch sử nước Anh sau cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng của John Locke Trong

tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”, phần lời người dịch - Lê Tuấn Huy cũng đã đưa ra nhận định về việc này: “Có lẽ sẽ không sai khi nói rằng tầm mức đó của Locke, ngoài khả năng thiên tư của con người ông, có phần

Trang 14

10

đóng góp đáng kể của bối cảnh một nước Anh đang ở vào những giai đoạn đầy ắp những sự kiện đi vào sử sách, là những điều có thể nói đã cuốn xoáy Locke vào đó một cách “không thương tiếc”” [19, tr 10] Thế kỷ XVI - XVII

là sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản, hàng loạt các cuộc cách mạng công nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đang diễn ra rầm rộ ở châu Âu, trong đó tiêu biểu là cách mạng công nghiệp ở nước Anh Có thể nói rằng, các mạng ở Anh là cuộc cách mạng tư sản thứ 2 trên thế giới, sau cuộc cách mạng

tư sản Hà Lan thế kỷ XVI, nhưng nó có ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn châu Âu và thế giới

Trong lĩnh vực kinh tế: Thứ nhất là sự phát triển của công thương nghiệp

Từ cuối thế kỷ XVI, các ngành công nghiệp ở Anh phát triển mạnh mẽ Ảnh hưởng và tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng Điều này đã làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất chủ yếu bằng lao động thủ công sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh với quy mô lớn Ở Anh thời điểm này đã sự xuất hiện các khu công nghiệp Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội Các phường hội trung cổ ở Anh đến thế kỷ XVII đã đi đến chỗ suy sụp

Nghề sản xuất len dạ phát triển trên toàn đất nước, giữa thế kỷ thứ XVI,

số lượng len dạ bán ra ngoài chiếm đến 80% số lượng hàng hóa xuất khẩu của nước Anh Năm 1614, việc xuất cảng len nguyên sơ bị cấm Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến len, thúc đẩy sự mở rộng thị trường hàng hóa ra bên ngoài Bên cạnh những ngành công nghiệp cũ xuất hiện những ngành sản xuất mới: Bông giấy, tơ lụa, thủy tinh…

Trong lĩnh vực thương nghiệp, nước Anh giai đoạn này cũng có nhiều thành tựu nổi bật Thị trường dân tộc dần dần được hình thành, các cơ sở kinh doanh của người nước ngoài dần dần bị sụp đổ Thương nhân Anh mở rộng

Trang 15

11

buôn bán với thị trường thế giới, thành lập những công ty thương mại hoạt động từ Ban Tích đến châu Phi, từ Trung Quốc đến châu Mỹ Giai đoạn này Trung tâm mậu dịch lớn nhất nước Anh là Luân Đôn Sự hình thành của sở giao dịch dẫn đến sự lưu thông về ngoại thương diễn ra thuận lợi và nhanh chóng Sự phát triển của ngoại thương kéo theo sự phát triển của công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải… Chính điều này đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, kéo theo sự ra đời của quan hệ sản xuất mới thay thế quan hệ sản xuất cũ

Nước Anh giai đoạn này đã có hàng trăm công trường thủ công với hàng ngàn lao động làm thuê nhưng chủ yếu vẫn là công trường thủ công bị phân tán Các chủ xưởng thường chuyển hướng về nông thôn, lao động bị lệ thuộc vào nhà tư bản Việc mua bán nguyên liệu và sản phẩm luôn đi song song với việc cho vay nặng lãi Chính điều này đã đẩy cuộc sống của người thợ thủ công vào cảnh ngộ khổ cực và bi đát Họ trở thành công nhân làm thuê cho nhà tư bản Nước Anh vào giai đoạn này tuy có nhiều chuyển biến quan trọng nhưng nhìn chung vẫn thua kém Hà Lan về nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải…

Thứ hai, tình trạng nông nghiệp và sự xâm nhập của Chủ nghĩa tư bản vào nông thôn Nước Anh đầu thế kỷ XVII vẫn là một nước nông nghiệp

Trong 5 triệu rưỡi dân cư có 1/5 ở thành thị; 4/5 là ở nông thôn Quan hệ sản xuất phong kiến thống trị lâu đời Nông dân sống trên đất của địa chủ phải nộp tô và sống nhờ vào một phần ruộng đất của công xã Do ảnh hưởng từ lợi nhuận của ngành công nghiệp len dạ, địa chủ không thoả mãn với nguồn địa

tô thu được của nông dân, họ tước đoạt ruộng đất của nông dân đang cày cấy, rào ruộng đất riêng và một phần ruộng đất của công xã để biến chúng thành đồng cỏ chăn cừu, cấm súc vật của nông dân vào đó Nông dân không có ruộng đất để trồng trọt, chăn nuôi Điều này đã làm cho cuộc sống của người

Trang 16

12

nông dân càng khổ cực hơn Thomas More đã miêu tả thảm cảnh này trong

tác phẩm Utopia: “Những con cừu xưa kia ngoan ngoãn hiền hậu biết bao, bây giờ đều trở thành những con vật hung hãn tham lam Cừu ăn thịt người, phá hoại ruộng vườn, nhà cửa và thành thị" [25, tr 11]

Chính quá trình chuyển hóa “cừu ăn thịt người” đã làm chuyển biến

mạnh mẽ trong lòng xã hội Đây là tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

C Mác nhận xét: “Cơ sở của toàn bộ quá trình tiến triển này chính là sự tước đoạt ruộng đất của nông dân chỉ được tiến hành triệt để ở nước Anh thôi; vì vậy trong sự phác họa sau đây của chúng ta, tất nhiên là nước Anh sẽ giữ một địa vị bậc nhất” [21, tr 221-222].

Chính quá trình chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế đã dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong giai cấp và kéo theo những biến động chính trị của nước Anh Cùng với quá trình biến đổi chính trị, giai tầng trong xã hội nước Anh có sự phân hóa và mâu thuẫn sâu sắc Bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa người nông dân với vua chúa phong kiến, trong lòng xã hội Anh còn xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới:

Thứ nhất là mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc cũ với tầng lớp quý tộc mới

Tầng lớp quý tộc cũ luôn tìm mọi cách để duy trì chế độ phong kiến chuyên chế, kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc mới Đây là hệ quả tất yếu từ sự thâm nhập của chủ nghĩa

tư bản vào nông nghiệp Tầng lớp quý tộc cũ là lớp trên sống bằng địa tô phong kiến, họ có địa vị cao trong xã hội Họ gắn liền với chế độ quân chủ chuyên chế, ủng hộ và bảo vệ chế độ phong kiến Chính vì vậy, họ là thế lực chống đối cách mạng và trở thành đối tượng của cách mạng

Tầng lớp quý tộc mới gắn với lợi ích của giai cấp tư sản không chỉ thu địa tô mà phần lớn lợi nhuận là từ sản xuất công nghiệp và thương nghiệp, do

đó tiềm lực kinh tế của tầng lớp này mạnh hơn rất nhiều so với quý tộc cũ Họ

Trang 17

13

bao gồm chủ yếu là trung và tiểu quý tộc, họ chuyển sang kinh doanh và sản xuất hàng hóa nhỏ Nguyện vọng của họ là biến quyền chiếm hữu ruộng đất hiện có thành quyền sở hữu tài sản, thoát khỏi hoàn toàn sự ràng buộc của chế

độ phong kiến Trước bối cảnh giai cấp phong kiến tăng cường kiểm soát quyền chiếm hữu của quý tộc mới và bảo vệ chặt chẽ quyền lợi ruộng đất của giai cấp quý tộc và giáo hội Đây là điều kiện thuận lợi để giai cấp tư sản hợp tác với giai cấp quý tộc mới chống lại chế độ phong kiến Cùng với sự phát triển nhanh chóng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản

đã vươn lên trở thành một lực lượng có thế lực kinh tế mạnh trong xã hội Anh Tuy nhiên giai cấp tư sản lại không có chút thế lực chính trị nào, họ bị đè nén, kìm hãm sự phát triển từ chế độ phong kiến Do đó, giai cấp tư sản muốn giành lấy quyền chính trị từ tay giai cấp phong kiến và khẳng định địa vị của mình

Thứ hai là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động nghèo.

Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Anh chỉ mang tính chất nửa vời vì nguyện vọng của người nông dân không được giải quyết mà thay vào đó là quá trình chuyển hóa ruộng đất từ hình thức sở hữu phong kiến sang hình thức sở hữu tư bản Chính điều này đã làm cho những người nông dân bị cướp hết ruộng đất và trở thành người vô sản Họ phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản hoặc nhà quý tộc mới để nhận lấy tiền công rẻ mạt Cuộc đời của họ theo nhận xét của một nhà văn đương thời là sự luân phiên giữa khổ nhục và đấu tranh không ngừng Bị bóc lột nặng nề với 2 tầng áp bức nên họ luôn mang trong mình mâu thuẫn với giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến

Có thể thấy rằng với sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra biến đổi rất lớn đối với nền kinh tế nước Anh và đưa nước Anh trở thành cường quốc số một thế giới Tuy nhiên bên cạnh đó, xã hội vẫn tồn tại những mầm mống cũ của quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu Điều này đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, tất yếu dẫn đến sự xung đột về mặt

Trang 18

14

chính trị giữa giai cấp tư sản và phong kiến Chính sự biến đổi về kinh tế, xã hội dẫn đến sự biến đổi sâu sắc về mặt chính trị Đến giữa thế kỷ XVII, nước Anh vẫn là một quốc gia phong kiến quân chủ chuyên chế Vua là người sở hữu ruộng đất trong toàn quốc, ban cấp cho các chư hầu và thuộc hạ Các quý tộc và chư hầu hàng năm phải nộp tô thuế, cống vật cho vua Vua nắm trong tay mọi cơ quan quyền lực của đất nước Vua có quyền kiểm tra các hoạt động hành pháp, tư pháp và các hoạt động của nhà thờ Đồng thời, vua còn là người đứng đầu giáo hội Anh, nắm trong tay cả vương quyền lẫn thần quyền

Ngoài tiền tô thuế của các chư hầu, nhà vua không còn khoản thu nào khác Cung đình luôn rơi vào tình trạng túng thiếu Vương quốc không có quân đội thường trực Trong thời kỳ này, giữa Vua và Nghị viện, giữa thế lực phong kiến và thế lực tư sản luôn có sự xung đột gay gắt xung quanh những chính sách lớn, đặc biệt là vấn đề tài chính

Giữa thế kỷ XVII, sự chuyển biến sâu sắc trong cơ cấu nghị viện ở Anh dẫn đến sự đấu tranh gay gắt giữa các thế lực mới, tiến bộ chống lại nhà vua

và tập đoàn phong kiến phản động

Bên cạnh những mâu thuẫn về mặt chính trị, những cuộc xung đột tôn giáo giữa người Anh giáo, người Tin lành và người Công giáo đã đẩy nước Anh vào những cuộc nội chiến kéo dài Với sự thất bại và cái chết của Charles

I, nước Anh đã bắt đầu những thử nghiệm mới trong các định chế của nhà nước bao gồm: Việc thủ tiêu vương quyền, xóa bỏ cơ quan quyền lực của giới quý tộc cha truyền con nối và uy quyền của Giáo hội Anh, cùng lúc với việc thiết lập nền bảo hộ của Oliver Cromwell (1599 - 1658) vào những năm 1650

Sự sụp đổ sau chế độ bảo hộ và cái chết của Cromwell được nối tiếp bằng thời kỳ phục hồi của vương triều Stuart (Charles II) với việc quay trở về nền quân chủ, viện quý tộc và giáo hội Nước Anh lúc này có những xung đột giữa quốc vương và nghị viện, những tranh cãi về sự khoan dung tôn giáo

Trang 19

15

trong thời gian từ 1660 - 1688

Sau khi Charles II mất, James II lên nắm quyền với ý đồ xác lập vương quyền chuyên chế Để chống lại James II, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã dựa vào Vinhem Orange (William III) là quốc trưởng Hà Lan và là chồng của công nương Marry II Vua James II bị trục xuất khỏi nước Anh và vương vị được trao cho William III và vợ là Mary II, cùng với đó là việc chuyển từ chế

độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến Từ đây, quyền lực tối cao được chuyển từ tay quốc vương sang tay quý tộc mới và tư sản, làm thay đổi căn bản chính thể nước Anh Lịch sử gọi cuộc chính biến 1688 - 1689 là

cuộc “Cách mạng vinh quang”.

Như vậy có thể thấy rằng, cách mạng công nghiệp Anh đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới điều kiện kinh tế, xã hội nước Anh cũng như ở các quốc gia châu Âu khác Nó đập tan nền quân chủ phong kiến, thiết lập chế độ

tư bản chủ nghĩa mở đường cho sức sản xuất phát triển Tuy nhiên, cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để, mang tính chất bảo thủ Sau khi cách mạng giành thắng lợi, giai cấp tư sản Anh đã liên minh với quý tộc mới đã không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân Thực tiễn này cũng ảnh hưởng lớn đến tư tưởng triết học của các nhà triết học Anh thời kỳ này trong đó có John Locke Nó đặt dấu ấn trong thế giới quan của các nhà triết học chưa triệt để, chưa thể đoạn tuyệt hoàn toàn với các giáo lý tôn giáo

và chế độ phong kiến Chính trong thời gian này, một số tổ chức đã kêu gọi việc hình thành hệ thống giáo dục quốc gia và phổ cập giáo dục tiểu học nhằm tránh việc giai cấp công nhân ngày càng yếu kém đi Tuy nhiên điều này đã gặp phải sự phản đối của nhiều người Tầng lớp thượng lưu của xã hội không tán thành sự phát triển văn hóa cho giai cấp lao động Trẻ em ở những gia đình lao động nghèo không muốn bỏ việc kiếm tiền để giành thời gian cho giáo dục Nhà thờ lo ngại việc mất ảnh hưởng khi trẻ em được giáo dục tại

Trang 20

16

các cơ sở công lập thay vì đến các cơ sở của nhà thờ

Trước bối cảnh của nước Anh nói trên, là một nhân chứng lịch sử, một

cá nhân tham dự tích cực vào các sự kiện đó, cùng với quá trình tham gia học tại trường Westminster và Đại học Oxford đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng của John Locke Quan niệm đó được phản ánh rõ nét qua các tác phẩm

tiêu biểu của ông Một trong những tác phẩm phải kể đến là “Vài suy nghĩ về giáo dục”

1.2 Những tiền đề tư tưởng cho quan niệm của John Locke về giáo dục

Giáo dục chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia Người ta coi giáo dục là phương thức hữu ích để truyền thụ kiến thức Điều này được các nhà tư tưởng châu Âu đặc biệt quan tâm kể từ thời Hi Lạp cổ đại cho đến ngày nay Việc các triết gia can thiệp vào giáo dục không phải là ngẫu nhiên mà do mối liên quan chặt chẽ giữa triết học và giáo dục

* Quan niệm về giáo dục của các triết gia thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại:

Các triết gia Hy Lạp cổ đại coi giáo dục là một đối tượng quan trọng cho tư tưởng Bản thân triết học khi giải quyết một trong hai vấn đề lớn nhất của nó là nhận thức luận cũng có nghĩa là tìm hiểu về quá trình nhận thức của con người, đồng nhất với vấn đề của giáo dục Đại biểu tiêu biểu của thời kỳ này phải kể đến là Socrates và Plato

Đặc trưng trong triết học của Socrates là “nghệ thuật tranh luận” Để

thực hiện lời nguyền với thần linh là tìm ra một người khôn ngoan hơn mình, Socrates đã thực hiện cuộc hành trình gặp gỡ đủ mọi loại người để chất vấn Theo ông, việc tranh luận hay chất vấn đối với ông không nhằm mục đích giáo huấn, khoe khoang tri thức mà chủ yếu là để khơi dậy nơi họ những tri thức tiềm ẩn Do vậy, ông xây dựng một phương pháp đối thoại tích cực, hay phương pháp truy vấn, vặn hỏi, qua đó giúp mọi người tránh sự ngộ nhận (cho mình là người khôn ngoan nhất), vượt qua mọi sai lầm, định kiến cá

Trang 21

17

nhân để xác định đúng bản chất của sự vật, để xác định đúng bản chất của sự vật, rồi sau đó đi đến những việc làm đúng đắn hay điều thiện Phương pháp đối thoại như vậy người đời sau gọi là biện chứng pháp Socrates (Socrates dialectics), phương pháp đó được tiến hành thông qua bốn bước cơ bản:

Bước thứ nhất mang tính “mỉa mai”, trào lộng hay phản chứng Theo Socrates, trong đối thoại, người đối thoại phải biết tạo nên “tình huống có vấn đề” và lập luận vấn đề đó để dồn đối phương vào thế tự mâu thuẫn với chính

mình, từ đó bản thân người bị chất vấn tự nhận ra sai lầm của mình và công nhận ý kiến của người chất vấn là đúng Để thực hiện được mục đích này thì

chủ thể thực hiện đối thoại phải biết “mỉa mai” hay châm biếm đối phương

Bước thứ hai là chủ thể đối thoại phải biết “đỡ đẻ” cho đối phương, nghĩa là giúp họ “đẻ” ra chân lý, nhằm tạo lập tri thức mới Nếu không làm

được như vậy thì mọi tri thức chỉ là tiềm ẩn trong đầu mà không thoát ra được bên ngoài để trở thành chân lý hay tri thức phổ quát

Bước thứ ba là bước có tính “quy nạp” Ở bước này chủ thể đối thoại

cần phải đi từ việc phân tích các sự vật, hiện tượng đơn lẻ đến việc khái quát thành tri thức chung và nắm bắt bản chất vấn đề tranh luận

Bước thứ tư, khi đã có tri thức chung, chủ thể cần đi đến sự “định nghĩa”, tức kết luận vấn đề một cách xác thực, nắm bắt bản chất các sự vật

như chúng vốn có trong thực tế, xác định đúng bản chất của đối tượng nghiên cứu, đến đây vấn đề có thể kết luận, cuộc tranh luận kết thúc

Như vậy, có thể thấy rằng qua bốn bước, con người đã được trang bị một hệ thống các khái niệm chuẩn xác qua quá trình tranh luận Biện chứng pháp hay phương pháp truy vấn Socrates đúng như lời nhận định của Bryan

Magee: “Đã làm cho ông trong chừng mực nào đó, trở thành người nổi tiếng nhất trong tất cả các triết gia, ông đã tiến hành truy hỏi không ngừng về những khái niệm nền tảng của chúng ta” [22, tr 26]

Trang 22

18

Đây cũng chính là một trong những phương thức quan trọng nhất trong giáo dục Trên thực tế, những bài giảng của Socrates đều được tiến hành dưới hình thức thảo luận với học trò của mình mà Plato là một trong số đó Ông còn mở trường học để dạy thuật hùng biện Điều này đã giúp người công dân bảo vệ mình trước tòa án Socrates luôn chú ý tới vấn đề con người, mà trọng tâm trong bản tính con người là đạo đức Trong tranh luận cũng vậy, ông coi trọng các vấn đề liên quan đến con người: Con người là gì và con người sẽ đi đến đâu? Danh dự là gì? Đạo đức là gì? Bản ngã là gì?

Có thể nói rằng các triết gia Hy Lạp đã vận dụng triệt để nghệ thuật tranh luận vào giáo dục Cả cuộc đời ông luôn tìm kiếm sự khôn ngoan của con người Socrates không chỉ lấy mình làm gương, ông còn lo lắng cho số phận con cái, sợ rằng chúng sẽ hư hỏng vì chạy theo dục vọng nhất thời mà không quan tâm đến việc tu dưỡng đạo đức, làm điều thiện Do vậy, ông đã không quên nhắn nhủ những người có mặt trong phiên tòa, mong họ quan tâm

đến con cái sau khi ông tạ thế: “Xin các bạn một ân huệ là khi các con tôi lớn lên, các bạn hãy trừng phạt chúng; và tôi muốn các bạn hãy trách mắng chúng như tôi đã trách mắng các bạn, nếu chúng tỏ ra chăm lo cho của cải, hay bất cứ điều gì, hơn là chăm lo cho nhân đức; hay nếu chúng tự phụ là một cái gì mà trong thực tế chúng chẳng là gì cả, - các bạn hãy trách mắng chúng như tôi từng trách mắng quí vị, vì không chăm lo điều mà chúng phải chăm lo, và nghĩ rằng mình là cái gì trong khi thực ra mình không là gì cả

Và nếu các bạn làm điều này, cả tôi và các con tôi sẽ nhận được sự công bằng từ tay các bạn” [2, tr 33]

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng triết lý của Socrates không mang tính hàn lâm, tư biện mà thật gần gũi với cuộc sống đời thường Phương pháp của ông không mang tính cao siêu, học thuật mà hiện diện trong các cuộc tranh luận trên đường phố, trong nghị trường và giảng đường đại học Tư

Trang 23

tưởng giáo dục của ông gắn với tư tưởng triết học chính trị Cuốn “Nền cộng hòa” của Plato là những tranh luận liên tục giữa các nhân vật về nhiều vấn đề

trong đó có siêu hình, thần học, đạo đức học, tâm lý học, sư phạm, chính trị

và thẩm mỹ, thuyết cộng sản và xã hội, thuyết nam nữ bình quyền, thuyết hạn chế sinh sản và giáo dục

Xuất phát từ học thuyết về ý niệm, Plato cho rằng bản chất con người được định sẵn từ phần linh hồn Mỗi linh hồn có chức năng khác nhau Từ đó, ông luận giải về khả năng nhận thức của con người và đưa ra tư tưởng về giáo dục dựa trên nguyên tắc tôn trọng khả năng tự nhiên của mỗi con người Đối tượng của giáo dục là các công dân trong nhà nước lý tưởng

Theo Plato, con người sống trong thế giới sự vật cảm tính, được tạo thành từ linh hồn và thể xác, giống như sự vật được tạo thành từ ý niệm và vật chất Điều khiển con người chính là linh hồn gồm 3 phần: lý tính, xúc cảm và dục vọng Phần trội hơn tạo nên tính cách cá nhân, phần cao quý nhất của tâm hồn con người là do thượng đế ban cho, nó ở trong phần đầu của thân thể và làm cho chúng ta lớn mạnh như cây cối với sự phát triển không phải từ đất nhưng từ trời Linh hồn con người có trước thể xác và đó là linh hồn bất tử Khi con người chết đi, thể xác bị phân hủy còn linh hồn tồn tại mãi Thể xác

là nơi giam cầm của linh hồn và gắn liền với nó thì thể xác sẽ không được giải thoát Quan điểm này của Plato giống với quan niệm của Socrates Trong tác

phẩm “Phaedo” cũng đã thể hiện quan điểm này: linh hồn đó “lang thang,

Trang 24

20

quanh quẩn mộ phần, mồ mả, nơi vong linh rập rờn, hình bóng mập mờ linh hồn tạo thành xuất hiện, linh hồn chưa giải thoát, chưa thanh tẩy, song thơ thẩn trong cõi hữu hình, vì thế nên nhìn thấy” [15, tr 26-27] Mục đích của

cuộc đời con người là giải thoát và đưa linh hồn trở về với cội nguồn nơi nó sinh ra, tức thế giới vô hình, thế giới của cái chân - thiện - mỹ Muốn vậy, con

người cần trau dồi đạo đức để cư xử tốt ở đời Trong tác phẩm “Cộng hòa”

và “Hội thoại Timaeus”, ông nhấn mạnh sự cân bằng giữa thể xác và linh hồn

trong mẫu hình con người toàn diện Theo Plato, việc kết hợp hài hòa để phát triển hai yếu tố đó, xây dựng người công dân đức hạnh trong nhà nước lý tưởng thì giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu

Ông coi con người học tập và con người triết học có chung một gương mặt, sự yêu thích học tập cũng như sự yêu thích triết học Đối tượng được hướng đến là công dân tương lai trong nhà nước lý tưởng cho nên cần lựa chọn và đào tạo các thành viên trong quốc gia dựa trên cơ sở tôn trọng tài năng, tạo điều kiện để họ phát huy những phẩm hạnh tương lai một cách tốt nhất Ông hướng đến việc hình thành các đức hạnh hay phẩm hạnh của người cầm quyền: khôn ngoan, can đảm và tự chủ Giáo dục phải hướng đến sự cân bằng về thể xác và tâm hồn để xây dựng con người toàn diện Đây là nền giáo dục dân chủ, phù hợp với năng khiếu của con người chứ không phải là nền giáo dục mang tính chất cưỡng chế Đối tượng được tuyển chọn là những người phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần

Quá trình giáo dục theo quan niệm của Plato trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn đào luyện về tính cách, giúp học sinh biết tự chủ về tâm hồn và thể xác Từ đó, giáo dục giúp cho con người chống lại những cám

dỗ của giác quan Giai đoạn này có hai môn học trẻ được dạy là môn âm nhạc

và môn thể dục Ngoài ra còn phải giáo dục văn học bằng cách kể cho trẻ em nghe những câu chuyện hay (loại bỏ những câu chuyện tầm thường) Ông cho

Trang 25

21

rằng phải lựa chọn những câu chuyện hấp dẫn nhưng phải có ý nghĩa nhằm xây dựng cho trẻ em một tâm hồn đẹp Mục đích của quá trình giáo dục này là rèn luyện tính cách cho con người để trở thành những con người cân đối, hài hòa

và không bị lệ thuộc vào các đam mê thể xác

Giai đoạn thứ hai là quá trình đào tạo trẻ dựa vào các môn tri thức trừu tượng Đặc biệt ông cho rằng cần phải học toán, không phải vì mục tiêu tính toán kinh doanh mà vì vẻ đẹp trang nhã của toán học, vì toán học tạo ra

những tỉ lệ “hài hòa” và học toán làm cho con người trở nên nhanh nhạy hơn

khi học tất cả những thứ khác; với những người có trí tuệ chậm chạp, nếu được học toán họ sẽ sắc bén hơn Một số môn học khác gần với toán phải được đưa ra giảng dạy như môn hình học vì môn này cần cho nghệ thuật chiến tranh Tiếp theo, thanh niên phải học môn thiên văn học vì nó cần cho nghề nông và định hướng khi di chuyển

Giáo dục trải qua các kỳ thi khác nhau Mỗi kỳ thi sẽ lựa chọn ra những người phù hợp với các công việc khác nhau Người tiêu biểu sau kỳ thi sẽ được học triết học, trải qua thực tiễn để trở thành người đứng đầu trong nhà nước lý tưởng Mục đích cao nhất của giáo dục mà ông hướng đến là đào tạo người cầm quyền trong nhà nước lý tưởng với các phẩm chất: thông thái, can đảm, tiết độ, công bằng

Có thể thấy rằng quan niệm về giáo dục của Plato đang hướng đến là giáo dục cho một bộ phận tầng lớp quý tộc trong xã hội chứ không phải là nền giáo dục toàn dân Gắn với tư tưởng giáo dục của mình, ông đưa ra quan niệm

về việc lựa chọn người cầm quyền

Tóm lại, những quan niệm về giáo dục của các nhà tư tưởng thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định song nó cũng

chỉ ra một số điểm tích cực trong quá trình giáo dục như: phát huy “tranh luận” trong quan niệm của Socrates hay “giáo dục con người toàn diện”

Trang 26

* Quan niệm về giáo dục của các triết gia thời kỳ phục Hưng và khai sáng:

Trong suốt thời kỳ Trung cổ, các lý thuyết triết học chịu ảnh hưởng của

nền triết học Kito giáo từ thế kỷ II đến thế kỷ IV “Không có một lý luận giáo dục nào được nêu… Tất cả tổ chức nhà trường Trung cổ thành hình trên một quá trình diễn biến của thực tiễn, ngoài sự can thiệp của lý luận” [36, tr 46]

Giáo dục thời kỳ này gồm hai loại trường chính là trường học của giáo hội và trường của lãnh chúa phong kiến Mục đích của giáo dục thời kỳ này là phục

vụ nhà thờ và lãnh chúa phong kiến nên nội dung học tập chủ yếu là kinh thánh

và quân sự, thiếu bóng dáng của các bộ môn khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, lý luận về giáo dục bùng nổ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng tư tưởng Thời kỳ Phục hưng, Cận đại đã đánh dấu những bước đột phá lớn của nhân loại trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng Nó không chỉ khôi phục lại giá trị văn hóa của thời kỳ cổ đại mà còn gạt bỏ những giáo lý của nhà thờ trong quan niệm của thời Trung cổ Đặc trưmg của thời kỳ này là xây dựng những tư tưởng mới tập trung vào con người và các giá trị vì con người mà triết học Hy Lạp đã đề cao Chính vì vậy, vấn đề giáo dục được nhiều nhà triết học quan tâm

Đại biểu đầu tiên phải kể đến là Erasmus (1469 - 1536) - một tu sĩ người

Hà Lan, được giáo dục ở Pháp Ông đã sớm đưa ra những quan điểm về cải cách nhà thờ và giáo dục, hưởng ứng lời kêu gọi của Martin Luther Erasmus

đã đề ra các phương pháp giảng dạy mới, sách giáo khoa làm cơ sở cho các cải cách giáo dục Năm 1522, Erasmus cho xuất bản sách giáo khoa về viết

văn, trong đó ông kêu gọi “tránh sử dụng từ vựng hoa mỹ, sáo mòn” và cách

Trang 27

23

tốt nhất để phát triển phong cách tự nhiên là học tập, thực hành chăm chỉ và đọc nhiều tác phẩm của các nhà văn có tiếng tăm như Cicero, Plinau khi cuốn sách giáo khoa về viết văn được công bố, ông tiếp tục viết sách cho giáo dục,

trong đó có cuốn “Decopia” được coi là một cuốn sách giá khoa chuẩn mực

trên toàn vùng Bắc Âu được nhiều tác giả sau này sử dụng và cải biên

Erasmus đã đưa ra một cách hệ thống quan niệm về giáo dục của mình bao gồm: mục tiêu, phương pháp và nội dung giáo dục Về mục tiêu giáo dục, ông đề cao việc rèn luyện con người trong nghệ thuật nói và viết Hiện nay mục tiêu này vẫn còn được sử dụng và nhấn mạnh trong các nhà trường ở các nước Âu Mỹ nhằm rèn luyện kỹ năng cơ bản trong giao tiếp khoa học Về mặt nội dung, ông chủ trương học tập nhằm rèn luyện về trí dục, rèn luyện về phép xã giao và đức dục Ông mong muốn trẻ em phát triển một cách tự nhiên, theo tính chất bẩm sinh trong con người Văn học là môn học được chú trọng trong giáo dục nhà trường, trong đó ông nhấn mạnh đến văn chương Hi Lạp cổ đại, khuyến khích học sinh bắt chước văn phong của các nhà cổ đại

Quan niệm về giáo dục của Erasmus có nhiều đóng góp là đã đưa ra được quan niệm về giáo dục một cách hệ thống, mong muốn rời xa nền giáo dục kinh viện của nhà thờ của giai đoạn trước đó Tuy có những giá trị nhất định nhưng hạn chế trong quan niệm về giáo dục của Erasmus là ông vẫn chưa thoát khỏi những khuôn mẫu của thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổ đại

Bước vào thời kỳ Phục hưng, nhiệm vụ của giáo dục hướng đến là xóa

bỏ lễ giáo phong kiến và cổ vũ con người vượt ra khỏi nó Con người ở giai đoạn này trở thành đối tượng trung tâm của khoa học, nghệ thuật, triết học và giáo dục có trách nhiệm phát triển con người một cách toàn diện Để có thể đào tạo một con người toàn diện, giáo dục phải bao gồm nhiều yếu tố, trong

đó có trí dục, đức dục và thể dục Thời kỳ này sự phát triển của giáo dục gắn với các tên tuổi như:

Trang 28

24

Rabelais (1494 - 1553) - nhà văn, nhà tư tưởng người Pháp, người được

coi là “Erasmus của Pháp” Ông là đại biểu có nhiều đóng góp cho quan

niệm về giáo dục thời kỳ này Các tư tưởng về giáo dục đã được Rabelais

chuyển tải trong loạt truyện về “Pantagruel and Gargantua” Cũng như

Erasmus, Rabelais đã chế giễu phương pháp giáo dục và sách giáo khoa thời Trung cổ Ông chủ trương xây dựng một chương trình giáo dục bách khoa bao gồm nhiều môn học, trong đó chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, các môn khoa học xã hội thì có Sử và Luật Mục tiêu giáo dục của ông là đào tạo một tầng lớp thanh niên được giáo dục toàn diện, có đầu óc thực tiễn và thiết thực Nền giáo dục cần có chương trình toàn diện gồm trí dục, đức dục,

mỹ dục, giao tiếp, vệ sinh với nội dung thiết thực và cụ thể nhằm hiểu biết con người và thiên nhiên Bên cạnh trí dục, Rabelais coi đức dục có vai trò hết sức quan trọng Lòng thương yêu con người, tinh thần tôn sư trọng đạo, tự trau dồi bản thân là những nội dung mà ông muốn học sinh nhận thức và rèn luyện Không chỉ bàn đến nội dung giáo dục mà ông còn đề ra các phương pháp giáo dục hiệu quả, đó là phải học ở mọi nơi mọi chỗ, học gắn kết với cuộc sống và thực hành Rabelais cho rằng nguồn kiến thức quan trọng nhất là

sách vở nên phải biết cách “đọc” và kỹ năng này phải được rèn rũa từ nhỏ

Bản thân là một nhà văn hài hước, châm biếm nên những tư tưởng giáo dục của ông được truyền tải thông qua các tiểu thuyết của mình, thông qua các câu truyện phản ánh đời sống thực tiễn của con người Ông định hướng tới một nền giáo dục mang những đặc điểm của xã hội tư bản mang tính thực tiễn

và hướng tới việc phát triển con người toàn diện Tuy nhiên hạn chế của Rabelais trong quan niệm về giáo dục là ông vẫn chưa định hình về việc giáo dục nhân sinh quan

Đại biểu thứ ba phải kể đến là Montaigne (1533 - 1592) Ông là một nhà tư tưởng giáo dục người Pháp, bản thân ông đã có ảnh hưởng nhất định

Trang 29

25

đối với nhiều triết gia, trong đó có Rene Descartes, Pascal, Jean-Jacques Rousseau…Là người sinh ra trong một gia đình giàu có nên ông được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo theo khuôn mẫu thời Trung cổ (học hoàn toàn bằng tiếng Latinh), được tôn vinh trong giới quý tộc Pháp Montaigne trải nghiệm nhiều biến cố khi nước Pháp rơi vào cuộc chiến tranh tôn giáo Chính

vì vậy, triết học của ông là sự phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống, cách ứng xử của con người trước những xung đột xã hội, tôn giáo Trong lý luận về giáo dục, ông chú trọng dạy cho con người sống thật với bản vị của mình chứ không phải sống như những ông thánh mà giáo dục thời Trung cổ hướng tới Quan điểm này của Montaigne đã được các nhà tư tưởng thời Khai sáng phát triển để nhận thức rằng con người muốn trưởng thành và định đoạt

số phận của mình không có cách nào khác là phải học tập, rèn luyện tu dưỡng Những tư tưởng về giáo dục của Montaigne được đề xuất ra từ hơn 400 năm trước nhưng cho tới nay giá trị của nó vẫn được gìn giữ Theo ông, giáo dục không phải là một quá trình thụ động mà có sự tương tác giữa học trò và môi trường xung quanh Hiện nay, phương châm này vẫn được nhiều trường học ở các nước phương tây áp dụng Chủ trương thực hiện các chuyến dã ngoại trong các chương trình học được các trường tuân thủ một cách nghiêm túc

Cũng như Rabelais, Montaigne mong muốn giáo dục những con người toàn diện thông qua thể dục, trí dục và đức dục Ông phản đối việc học vì nhà trường mà chủ trương học vì cuộc sống, học sinh phải áp dụng những điều thông thái từ sách vở vào cuộc sống Quá trình học không phải là nhồi nhét

mà có phê phán, lựa chọn Ví dụ: Đối với môn Sử học, ông cho rằng học Sử

là để tìm hiểu con người qua gương các nhân vật quá khứ chứ không phải là

để biết các sự kiện Qua quá trình tìm hiểu đó, nhằm rèn luyện trí xét đoáncủa con người Mặc dù đứng trên lập trường tư sản nhưng ông đã sớm nhận ra bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân và lên án mạnh mẽ những hành động

Trang 30

26

vô nhân đạo của chúng Ông đứng về phía những người lao động chân chính,

ca ngợi những phẩm chất lương thiện, mặc dù họ là những người nghèo khổ

và không có học thức Đây là quan điểm tiến bộ trong quan niệm về giáo dục của Montaigne

Như vậy, có thể thấy rằng qua việc trình này quan niệm về giáo dục của các triết gia thời kỳ Phục hưng và Khai sáng, ảnh hưởng của bối cảnh xã hội ở nước Anh thời kỳ này đã tác động rất lớn đến John Locke Ông có sự tiếp thu nhiều quan niệm tiến bộ về giáo dục của một số nhà tư tưởng đi trước John Locke đã thấy được hạt nhân quan trọng trong việc xây dựng và phát triển trẻ

em theo “khuynh hướng tự nhiên” và mong muốn thoát khỏi nền giáo dục

kinh viện nhà thờ trong quan niệm của Erasmus để xác định đối tượng giáo dục của mình Ông thấy được vai trò của kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục trong quan niệm của Rabelais, Montaigne để xác định vai trò quan trọng của quá trình tương tác giữa thầy và trò Từ đó, ông đề ra phương pháp giáo

dục mang tính thực tiễn kiểu gia sư “một thầy - một trò” Ông là một trong

những triết gia - nhà giáo dục Anh nối tiếp chủ nghĩa kinh nghiệm củaRabelais, Montaigne và sớm đưa ra tư tưởng về tự do của con người, tạo nền tảng cho lý luận giáo dục phương Tây hiện đại

Tóm lại, qua việc trình bày một số quan niệm về giáo dục của một số triết gia của giai đoạn trước, chúng ta có thể thấy rằng, John Locke đã tiếp thu quan niệm về giáo dục của các nhà triết học giai đoạn trước trên cơ sở kế thừa

có phê phán và chọn lọc Từ đó, John Locke đưa ra quan niệm về giáo dục của mình Ông là người mở đường cho lý luận giáo dục trong việc dám đương đầu với phương pháp hàn lâm và những nguyên tắc thô cứng của nhà trường

và ủng hộ một nền giáo dục vì sự phát triển toàn diện, tự nhiên của trẻ thơ

Hai chuyên luận “Essay Concerning Human Understanding” (Luận về nhận thức của con người) (1689) và “Some Thoughts Concerning Education” (Vài

Trang 31

27

suy nghĩ về giáo dục) (1693) đã thể hiện rõ nét quan niệm về giáo dục của ông Quan niệm này là tiền đề tư tưởng dẫn đường cho giáo dục hiện đại Như nhiều nhà giáo dục khác, ông tán thành một nền giáo dục toàn diện bao gồm trí dục, đức dục, thể dục, trong đó ông đề cao đức dục, đặt đức dục lên hàng

đầu và coi trí dục “là phần cuối và thứ yếu, kiến thức tuy cần, nhưng chỉ ở mức phụ mà thôi” [Dẫn theo 36, tr 267] Ông phản đối việc bắt trẻ sử dụng quá nhiều trí nhớ khi học tập “không cần bắt trẻ phải nhớ quá nhiều Các điều mà trò lưu ý đến, làm trò thích thú, nếu thầy biết trình bày có trật tự và phương pháp nhất định là học trò ghi nhớ mãi, không quên được” [Dẫn theo

36, tr 267] Quan niệm về giáo dục của John Locke nói riêng và các nhà triết học nói chung là tiền đề và tạo bước đà để các nhà triết học giai đoạn sau đưa

ra quan niệm của mình, trong đó phải kể đến Jean - Jacques Rousseau (1712 -

1778) với tác phẩm “Emile hay là về giáo dục” và Immanuel Kant (1724 - 1804) với “Critical Philosophy và Lecture Notes on Pedagogy” (Những ghi

chép bài giảng về sư phạm) Mặc dù các luận điểm về giáo dục của John

Locke gắn liền với một hình thức giáo dục khá đặc biệt kiểu “gia sư”, một

thầy một trò, đặc trưng cho giáo dục dành cho giới quý tộc và tư sản, nhưng những tư tưởng của ông đã vượt thời đại và tràn đầy sức sống trong thời đại ngày nay

1.3 Quan niệm của John Locke về con người và nhận thức - cơ sở của tư tưởng triết học về giáo dục

Có thể nói rằng, quan niệm về con người không được John Locke trình

bày trong tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”, nó được tập trung trình bày trong tác phẩm “Luận về nhận thức của con người” được ông viết năm 1689

Đây là một trong những tác phẩm triết học lớn và có ý nghĩa lớn lao đối với quan niệm về giáo dục của John Locke Tác phẩm đã lí giải các vấn đề liên quan đến tri thức của con người

Trang 32

28

Các triết gia giai đoạn trước đưa ra những quan điểm khác nhau về con

người Aristotle đưa ra định nghĩa: "Bẩm sinh, con người là động vật chính trị" Thomas Hobbes quan niệm con người sinh ra vốn tự do nhưng bản tính

con người là ác, ai cũng có nhu cầu, ước vọng riêng nên đẩy họ vào trạng thái chiến tranh và hỗn loạn… Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa quan niệm của các nhà triết học đi trước, John Locke khẳng định một trong các tính quy định bản tính con người là lý tính Lý tính hay lý trí là những bản tính vốn có của con người, là một trong các tính quy định bản tính người Phê phán học thuyết ý niệm bẩm sinh của Descartes, John Locke khẳng định rằng, không cần có những ý niệm bẩm sinh, mọi người dựa vào những khả năng tự nhiên của mình vẫn có thể có được toàn bộ tri thức và chân lí Nếu như Descartes thừa nhận tư tưởng bẩm sinh, lý trí của con người là do Thượng đế ban tặng, con

người thụ động có được lý trí, thì John Locke đưa ra “nguyên lý Tabula rasa”

(tấm bảng sạch) cho rằng linh hồn con người khi sinh ra là một tấm gỗ mộc, không có một ký hiệu hay ý niệm nào Quan niệm này của John Locke thường

bị hiểu theo nghĩa là tất cả loài người có xuất phát điểm tri thức là như nhau Tuy nhiên, John Locke không tin vào điều này Ông nhận ra rằng, những tính cách, khả năng thể chất và trí tuệ khác nhau của các cá nhân ở một chừng mực nào đó đều là sản phẩm của tự nhiên hơn là sản phẩm của sự nuôi dưỡng, vun đắp Không phải trải nghiệm nào thông qua các giác quan đều hình thành nên tri thức Nó phải có một khâu trung gian chủ động, đó chính là trí tuệ của con người trước những trải nghiệm đó Điều này cũng giống như khi ta theo dõi và quan sát một đứa trẻ từ lúc sinh ra, lớn lên thì sẽ thấy chúng thay đổi theo thời gian, nhờ các giác quan tiếp thu ngày càng nhiều ý tưởng, chúng sẽ dần có ý thức hơn Sau một thời gian, trí óc sẽ bắt đầu nhận thức được sự vật, những cái quen thuộc và để lại ấn tượng dài lâu Do đó, trẻ sẽ nhận thức và phân biệt được những con người giao tiếp hàng ngày ở các mức độ khác nhau

Trang 33

lý và các quy luật tự nhiên là do bản chất của nó vốn đã được ấn định sẵn chứ không phải được lĩnh hội nhờ kinh nghiệm và lý trí Quan niệm này giúp ông thừa nhận sự tồn tại của một số sức mạnh và phẩm chất bẩm sinh, ông nhận ra một số đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã thể hiện ra là chúng lanh lợi hơn những đứa trẻ khác ở một số điểm Đề cập đến phẩm chất này, ông vẫn có xu hướng hướng tới việc nuôi dưỡng hơn là tự nhiên

Như vậy, theo quan niệm của John Locke, nhờ quá trình con người tự do tích cực hoạt động, thông qua những kinh nghiệm thu được từ cuộc sống, con

người ghi lại những ký hiệu, ý niệm trên đó và hình thành lý trí, tức là đã “tự hình thành mình” hay hình thành lý tính của bản thân Như vậy, lý tính của con người có được xuất phát từ kinh nghiệm.“Kinh nghiệm là cơ sở của tri thức

Trang 34

30

chúng ta, tri thức xét đến cùng bắt nguồn từ kinh nghiệm” [26, tr 390]

Ông cho rằng mọi tri thức đều ra đời từ quá trình nhận thức, là kết quả của quá trình nhận thức thế giới của con người và mọi cái có trong trí tuệ thì trước đó đã có trong cảm giác Tri thức xuất phát từ kinh nghiệm, do các tài liệu cảm tính, cảm giác hợp thành Kinh nghiệm của từng người là cơ sở hình thành nhân cách của mỗi người, quá trình tham gia vào các hoạt động xã hội với vị trí và vai trò khác nhau, con người đúc rút kinh nghiệm trên từng lĩnh vực, công việc đặc thù nên lý tính của mỗi người là khác nhau Theo John Locke chính lý tính là cái làm nên bản chất người của từng người, là cái phân biệt giữa mọi người với nhau

John Locke đặc biệt đề cao vai trò của kinh nghiệm Ông chia cấu trúc

của kinh nghiệm làm hai phần Thứ nhất là kinh nghiệm bên ngoài: là các cơ

quan cảm giác của chúng ta, có khách thể là thế giới bên ngoài Đây là cơ sở

của nhận thức cảm tính Thứ hai là kinh nghiệm bên trong là lý tính của

chúng ta có khách thể là hoạt động của bản thân linh hồn, trí tuệ Đây là cơ sở của nhận thức phản xạ Ông chia quá trình nhận thức gồm: nhận thức cảm tính, nhận thức trực quan và nhận thức trực giác, trong đó, nhận thức trực giác

là giai đoạn cao nhất Tuy nhiên hạn chế của ông là đã đưa ra quan điểm siêu hình khi tách rời hai giai đoạn của quá trình nhận thức Ông cho rằng toàn bộ tri thức thu được đều là ý niệm Đôi khi John Locke đồng nhất ý niệm với chính sự vật Điều này dẫn đến sự xóa nhòa ranh giới giữa sự vật và hình ảnh của chúng ta về sự vật

Tóm lại, theo John Locke con người chỉ tích lũy tri thức của mình thông qua kinh nghiệm Kinh nghiệm của con người là cơ sở hình thành nhân cách của mỗi con người Vì vậy, trong quá trình giáo dục phải xác định đúng đối tượng để xây dựng nội dung và có phương pháp giáo dục thích hợp nhằm

giúp trẻ phát triển tự do theo hướng sáng tạo nhưng vẫn trong một “khuôn

Trang 35

31

khổ” giới hạn cho phép Việc rèn luyện thói quen cho trẻ là một trong những

phương pháp giáo dục hiệu quả nhất mà John Locke sử dụng Cách tiếp cận theo lối kinh nghiệm không chỉ đóng vai trò quan trọng trong lý luận và thực tiễn giáo dục mà còn nhất quán với cuộc cách mạng tư tưởng đương thời đang chớm nở do sự phát triển của tri thức khoa học

1.4 Giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của John Locke và tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”

1.4.1 Cuộc đời và sự nghiệp của John Locke

John Locke sinh ngày 29 tháng 8 năm 1632 ở Wrington - một làng nhỏ

ở Somerset, phía Tây Nam nước Anh Cha ông tên là John, là một chủ đất nhỏ hành nghề luật sư, ủng hộ quốc hội anh chống lại vua Charles đệ nhất và giữ cương vị Trung úy trong quân đội nghị viện trong suốt thời kỳ nội chiến nước Anh Mẹ ông là bà Agnes - con gái của một người thợ thuộc da tên Admund Keene Bà hạ sinh ông khi bước vào tuổi 35 Có vẻ rằng, cha của John Locke

là một người rất khắc nghiệt Ông luôn ủng hộ đòn roi và không bao giờ cho rằng việc nuông chiều cậu con trai của mình là điều tốt Điều này đã tạo ra cho John Locke nỗi kính sợ, luôn có khoảng cách với cha của mình và đã tác động vào suy nghĩ, cách nhìn nhận trong quá trình giáo dục của ông

Năm 1647, Locke được gửi đến Westminster School Tại nơi đây với những kỷ luật khắt khe đã để lại những ấn tuợng sâu sắc trong suy nghĩ của cậu bé và sau này John Locke đã lên án hệ thống giáo dục của nước Anh với khuynh hướng thiên về quá khứ Điều này đã giúp John Locke đưa ra suy nghĩ của mình xung quanh vấn đề giáo dục nhằm mục đích thay đổi những kỷ luật hà khắc đó Ông vào học trường Westminster tại Luân Đôn và học tập dưới sự bảo hộ của một trong những hiệu trưởng nổi tiếng nhất của trường - thầy Richard Busby Busby là một thầy giáo nổi tiếng với sự uyên thâm, kỹ

Trang 36

ở Somerset, quê hương của ông nằm trên thị trấn buôn bán nhỏ Ông sinh trưởng trong gia đình Thanh giáo Do ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình, đặc biệt là của người cha nên John Locke luôn đấu tranh bênh vực chế độ nghị viện Khi biết rằng Richard Busby là người theo chế độ quân chủ và không hề che giấu những quan điểm đồng tình chính trị của ông ta Trên thực tế, nhà trường đã phát động việc đọc kinh cầu nguyện cho đức vua trước giờ hành quyết hơn một giờ đồng hồ Buổi hành quyết nhà vua diễn ra tại Whitchall, chỉ cách trường khoảng 100 mét Quá trình học tại trường Westminster, ông theo chuyên ngành ngôn ngữ cổ điển, học tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Sau

đó, ông bắt đầu học tiếng Hebrew Ông là một học sinh chăm chỉ, cần cù Năm 1650, ông nhận được suất học bổng của đức vua Với suất học bổng này, giúp ông có được hai suất học bổng tại hai trường danh tiếng của nước Anh là Oxford và Cambridge Để đạt được mong muốn vào học tại trường danh tiếng này, Locke quyết định ở lại học thêm thầy Busby với học phí 1 bảng Anh/3 tháng học và toàn bộ các kỳ nghỉ hè đó, ông không về quê nhà mà ở tại cơ ngơi của thầy Phó hiệu trưởng với mục đích ôn luyện thêm Năm 1652, ông được đền đáp bằng suất học bổng trị giá 20 bảng Anh vào trường Christ Church của đại học Oxford Mặc dù đạt được ngày hôm nay là có công ơn của thầy Busby và ngôi trường Westminster đã cho ông một nền tảng giáo dục chính thống Tuy nhiên cuộc sống ở đây lại không thích hợp với ông do chương trình học quá nặng (bắt đầu từ 5 giờ 15 phút sáng), những trận đòn roi

Trang 37

33

đau đớn, sự phóng túng của những nam sinh khi hết giờ học khiến ông thấy ác cảm với trường học và thích học ở nhà hơn

Khóa học chính quy tại trường Oxford bao gồm các môn văn học Hi

La, tu từ học, logic học, đạo đức học và hình học Tại đây ông phải học trong thời gian rất nghiêm ngặt (ngày học bắt đầu từ 5 giờ sáng) Ông lấy bằng cử nhân năm 1656 và thạc sĩ năm 1658 Các môn khác mà ông theo học bao gồm: toán học, thiên văn học, tiếng Hebrew, tiếng Ả Rập, khoa học tự nhiên,

y học, hóa học và thực vật học Trong đó, ngôn ngữ, toán học, triết học là những lĩnh vực mà ông say mê nghiên cứu Trong quá trình học tập của mình, ông không thấy được tính hiệu quả trong các tranh luận gay gắt mang tính kinh viện truyền thống Đặc biệt, ông chỉ trích môn tu từ và logic học được dạy trong trường vào thời của ông Thay vào đó, ông bị thu hút bởi những môn học mới bao gồm cả chủ nghĩa duy lý theo thuyết Descartes Ngay từ khi bước chân vào trường Oxford, ông đã giữ cuốn sổ tay gồm tất cả các ghi chép trong y học do mẹ ông sưu tầm Trên cơ sở này, ông dần tiếp cận và tìm hiểu đến những cuốn sách y khoa và tiến hành những thí nghiệm đơn giản Danh mục sách tham khảo của ông gồm hơn 3.600 cuốn, trong đó y học là 402 cuốn

và khoa học là 240 cuốn Tháng 12 năm 1658, ông được bầu làm trưởng hội sinh viên tại trường và có cơ hội mở rộng các chuyên ngành học của mình

Năm 1660, John Locke làm giảng viên tại trường dạy tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh Năm 1663, ông được bầu làm chuyên viên phòng kiểm duyệt đánh giá triết học về đạo đức Đây là một trong những vị trí cao cấp tạo ra tính kỷ luật trong trường John Locke với tư cách là một người giám hộ không chỉ đơn thuần là một giảng viên lý thuyết mà ông còn hướng dẫn các vấn đề liên quan đến tài chính và đạo đức học Trong thời gian tại trường, ông còn quan tâm đến khoa học thực nghiệm và là hội viên Hội Hoàng gia năm 1668

Trang 38

34

Năm 1667, ông rời khỏi đại học Oxford và làm việc cho gia đình bá tước Shaftesbury tại khu nhà Exeter, London Tại đây, ông giữ cương vị là người tư vấn sức khỏe cho cả gia đình và làm gia sư cho cậu con trai nhà bá tước Đây là một đứa trẻ ốm yếu, chậm tiến khoảng 15 - 16 tuổi Locke vẫn tiếp tục vai trò làm người tư vấn sức khỏe và giáo dục cho gia đình cho đến khi Bá tước Shaftesbury qua đời Năm 1668, ông làm thư ký cho Huân tước toàn quyền Carolinas, Huân tước Ashley tức Bá tước Shaftesbury Khi Ashley thuyết phục vua Charles II thành lập Ban Thương mại và Thuộc địa, ông đảm nhiệm vị trí thư ký của Ban này Sau 1675, khi Shaftesbury rời chính trường, ông về lại đại học Oxford lấy bằng cử nhân Y học nhưng sức khỏe của ông không tốt Do căn bệnh hen suyễn và ảnh hưởng của khí hậu London nên John Locke đã chuyển sang miền Nam nước Pháp vào những năm 1670 Tại đây ông làm gia sư cho con trai của nam tước John Banks - một người bạn của Bá tước Shaftesbury Khi Shaftesbury trở lại vũ đài chính trị thì ông lại trở về Anh năm

1679 Năm 1681, Bá tước Ashley - người đứng đầu Đảng Quê hương, lãnh tụ của phe nghị viện chống laị nhà vua Charles II bị kết tội phản quốc Là bạn thân và thư ký trung thành của Ashley, John Locke sợ bị liên lụy nên ông quyết

định sang Hà Lan vào năm 1683 Nơi đây ông viết tác phẩm “Thư bàn về sự khoan dung” bằng tiếng Latinh và trước khi rời Hà Lan, tháng 2 năm 1689 tác phẩm “Luận về nhận thức của con người” được hoàn thành

John Locke đã gặt hái nhiều kinh nghiệm và danh tiếng với tư cách là gia sư trong các gia đình quý tộc có địa vị cao trong xã hội Năm 1683, ông được mời về Hà Lan tư vấn giáo dục Đến năm 1687, ông sống tại Rotterdam trong nhà của một người bạn Ông này lúc đó có 5 mặt con từ 6 - 12 tuổi John Locke chính là người theo sát lũ trẻ và đóng một vai trò trong việc nuôi dạy chúng Cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 không chỉ đánh dấu một bước ngoặt cho nước Anh mà với cả John Locke Locke là người cố vấn trực

Trang 39

là tiếng nói của người đã tham gia trực tiếp vào đời sống chính trị của nước Anh nên đã giúp John Locke đưa ra những luận điểm rất sâu sắc về vấn đề quyền con người, quyền lực nhà nước Có rất nhiều tác phẩm được ông xuất

bản trong giai đoạn này, tiêu biểu như: tác phẩm “Luận về nhận thức của con người” (1689) Đồng thời tác phẩm “Thư bàn về sự khoan dung” (1689) mà

ông viết bằng tiếng Latinh cũng được dịch ra tiếng Anh Trong những năm tiếp theo, ông quan hệ thân thiết với quý bà Masham và sống tại Oates, Essex Cũng trong giai đoạn này, ông viết thêm các tác phẩm về chủ đề giáo dục, triết học và chính trị, nhiều thư từ tranh luận bảo vệ cho các tác phẩm của mình Ông quan tâm nhiều đến hai đứa trẻ nhà bà Masham là Esther và Francis Ông

cũng viết “Một số suy nghĩ về hậu quả của việc hạ thấp tỉ giá và tăng giá trị của tiền tệ” (1691); “Tính hợp lý của Thiên chúa giáo” (1695); “Vài Suy nghĩ

về Giáo dục” (1693) và “Lá thư gửi giám mục Worcester” (1697)…

Năm 1691, ông đã tư vấn cho Adward Clarke rằng nguyên nhân của sự trì trệ, không tiến bộ trong học tập của con trai ông la do thiếu cần cù, chịu khó Biện pháp để cải thiện chính là hãy gửi nó tới trường Westminster hay một ngôi trường nghiêm khắc nào đó Trong lúc tìm một vị gia sư phù hợp với nó thì việc cho nó ở trường chịu những đòn roi vì sự ngỗ ngược của mình thì chắc chắn nó sẽ dễ bảo hơn và chịu học ở nhà Đây cũng chính là cơ sở

đầu tiên để hình thành nên tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”

Trang 40

36

Từ năm 1696 cho đến năm 1700, ông tham gia vào Ban Thương mại một cơ quan quản lý nhiều việc trong đó có cả các việc về nước Mỹ trước khi xảy ra Cách mạng Hoa Kỳ Năm 1700, John Locke về hưu trở về Oates sống những ngày cuối đời và mất ngày chủ nhật 28 tháng 10 năm 1704 vì căn bệnh hen suyễn Văn mộ chí của Locke bằng chữ Latinh do chính ông viết có thể

-được tạm dịch là: “Đây là nơi John Locke an nghỉ Nếu bạn thắc mắc ông ý là con người thế nào thì câu trả lời chính là ông ấy là một con người luôn thỏa mãn với cuộc đời giản dị Một học giả chuyên tâm rèn luyện, ông đã giành trọn những nghiên cứu của mình cho sự nghiệp theo đuổi chân lý Bạn có thể thấy được điều đó qua các tác phẩm của ông” [Dẫn theo 3, tr 20]

Có thể nói rằng, chính nhờ vào triết học mà John Locke được người đời biết đến Hàng loạt những tác phẩm những tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, phản ánh những quan niệm, suy nghĩ, tâm tư của ông trước bối cảnh chính trị - xã hội nước Anh thời bấy giờ Các tác phẩm đã xuất bản của ông bao gồm những cuốn được phát hành ẩn danh đều được gửi tới thư viện Botlian, đại học Oxford Tuy nhiên những ghi chép cá nhân của ông được trao lại cho người

em họ là Peter King và được cất giữ trong gia đình Mãi đến năm 1948, mọi người mới được tự do tham khảo những ghi chép tay của ông khi con cháu của dòng họ King đã bán chúng cho thư viện Bodleian Một thông tin tiểu sử

đồ sộ về cuộc đời qua những trang viết của ông cho công chúng thấy được chân dung của một nhà triết học, nhà giáo dục hàng đầu trong lịch sử tư tưởng

nước Anh Tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục” đã phản ánh sâu sắc quan

niệm về giáo dục của ông

1.4.2 Tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục”

Tác phẩm “Vài suy nghĩ về giáo dục” được dịch từ bản dịch được đăng

trên trang web Modern History Sourcebook Đây là bản tiếng anh Trong đề tài

Ngày đăng: 24/12/2018, 11:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Axtell, J.L.(1968), The Educational Writing of John Locke: A critical Edition with introduction and notes, Cambridge: Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Educational Writing of John Locke: A critical Edition with introduction and notes
Tác giả: Axtell, J.L
Năm: 1968
2. Forrest E. Baird (2006), Tuyển tập danh tác triết học, từ Plato đến Drrida, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập danh tác triết học, từ Plato đến Drrida
Tác giả: Forrest E. Baird
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2006
3. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (2008), Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới
Tác giả: Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
4. Nguyễn Hữu Chí (2002), Về cải cách giáo dục trên thế giới, Tạp chí giáo dục, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí giáo dục
Tác giả: Nguyễn Hữu Chí
Năm: 2002
5. Nguyễn Thị Dịu (2009), Quan niệm chính trị xã hội của John Locke, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm chính trị xã hội của John Locke
Tác giả: Nguyễn Thị Dịu
Năm: 2009
6. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
7. Cao Việt Dũng (2007), Hobbes và Locke, Tạp chí Tia sáng, số 10 (40-43) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tia sáng
Tác giả: Cao Việt Dũng
Năm: 2007
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2016
10. E. Hazan (1972), Tư tưởng sư phạm, Lê Thanh Hoàng Dân (dịch), Nxb Trẻ, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng sư phạm
Tác giả: E. Hazan
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1972
11. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Hà Quốc Trị (2016), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục thế giới
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Hà Quốc Trị
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2016
12. Trần Thị Phương Hoa (2010), Giáo dục châu Âu trong mối quan hệ với triết học, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 10 (121), tr 41 - 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu châu Âu
Tác giả: Trần Thị Phương Hoa
Năm: 2010
13. Nguyễn Văn Hộ (2007), Triết lý giáo dục, Đại học sƣ phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Hộ
Năm: 2007
14. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012), Quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”, Tạp chí Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận thứ hai về chính quyền”
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Năm: 2012
15. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Tư tưởng triết học giáo dục của Plato, Tạp chí Khoa học Đai học Quốc gia Hà Nội; Khoa học xã hội và Nhân văn, Tập 31, số 2, tr. 21 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đai học Quốc gia Hà Nội; Khoa học xã hội và Nhân văn
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Năm: 2015
16. Nguyễn Đắc Hƣng (2009), Suy nghĩ về giáo dục, Tạp chí Tuyên giáo, số 1, tr. 66 - 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tuyên giáo
Tác giả: Nguyễn Đắc Hƣng
Năm: 2009
17. Tạ Ngọc Khanh (2006), Cuộc cách mạng về giáo dục và đào tạo của các nước mới phát triển ở Châu Á và suy nghĩ về giáo dục đào tạo Việt Nam trong hội nhập quốc tế thế giới, Tạp chí Giáo dục, số 149, tr. 45 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Tạ Ngọc Khanh
Năm: 2006
18. V. I . Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb. Tiến bộ, Matxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V. I . Lênin
Nhà XB: Nxb. Tiến bộ
Năm: 1976
19. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu, Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận thứ hai về chính quyền
Tác giả: John Locke
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2007
20. John Locke (2009), Vài suy nghĩ về giáo dục, Dương Văn Hóa tuyển dịch, Nxb Học viện Công dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về giáo dục
Tác giả: John Locke
Nhà XB: Nxb Học viện Công dân
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w