Cũng về vấn đề này, một chuyên gia về văn học Việt Nam hiện đại đã viết trong một bài nghiên cứu: “Quan niệm về con người chính là những nguyên tắc chiếm lĩnh, cắtnghĩa đời sống của nhà
Trang 1HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYấN KHU VỰC DUYấN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
BÁO CÁO CHUYấN ĐỀ
Nam Định, thỏng 8 năm 2015
Nam định – năm 2012 năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU……… 1
B NỘI DUNG……… 2
I Giới thuyết chung về quan niệm nghệ thuật về con người………2
II Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 – 1975……… 2
1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa mới từ 1945 - 1975 và sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người………2
1.1 Từ sự tác động của bối cảnh lịch sử xã hội mới, văn hóa mới……….
… 2
1.2 …đến những đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 -1975……….……… 3
2 Sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người ở phương diện nội dung trong văn xuôi 1945 - 1975……….………4
2.1 Con người sử thi và những dạng thức biểu hiện……… 4
2.1.1 Con người sống đời sống cộng đồng của dân tộc và cách mạng 4
2.1.2 Con người xả thân vì nghĩa lớn……… 6
2.1.3.Con người tìm thấy ý nghĩa và giá trị cuộc đời mình trong sự gắn bó với cộng đồng………8
2.14 Con người hiện thân cho dân tộc và thời đại……… 9
2.2 Những nhận thức về con người cá nhân……… 12
3 Nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 -1975……… 12
3.1 Nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi……… 13
3.1.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật……… 13
3.1.2 Kết cấu, cốt truyện……… 13
3.1.3 Giọng kể ……… 13
3.2 Nghệ thuật thể hiện trong thơ……… 13
3.2.1 Thể thơ……… 13
3.2.2 Ngôn ngữ, hình ảnh……… 14
3.2.3 Giọng điệu ……… 14
TIỂU KẾT……… 15
III Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975………… 16
1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa mới sau 1975 và sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người……… 16
1.1 Từ sự tác động của bối cảnh lịch sử xã hội mới, văn hóa mới……… 16
1.2 …đến những đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975……….……… 17
Trang 32 Sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở phương diện nội dung
trong văn học sau 1975……… 18
2.1 Tiếp tục khuynh hướng ca ngợi phẩm chất con người ở những cung bậc đa dạng hơn………18
2.2 Con người tự ý thức……….……….…19
2.3 Con người bi kịch……….… 22
2.4 Con người tự nhiên, bản năng……….… 25
2.5 Con người vô thức, tâm linh……….………… 26
3 Nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975……… 28
3.1 Nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi……….… 28
3.1.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật……… 28
3.1.2 Độc thoại nội tâm và kĩ thuật dòng ý thức……… ….….…28
3.1.3 Thủ pháp huyền thoại hóa……… ….……29
3.1.4 Trần thuật đa điểm nhìn……… ……….……….29
3.1.5 Kết cấu……… ……….………….29
3.1.6 Tổ chức ngôn ngữ hướng tới tính đa thanh, tính cá thể………….…….……… 30
3.2 Nghệ thuật thể hiện trong thơ……….……….… 30
3.2.1 Sự mở rộng biên độ về thể loại ……….… ….….…30
3.2.2 Sự thay đổi về tầm vóc, ý nghĩa của hình ảnh……….…….31
3.2.3 Sự phân hóa về các xu hướng ngôn ngữ……….….…31
3.2.4 Kết cấu linh hoạt, hiện đại……….… ….……32
3.2.5 Giọng điệu đa dạng……… ….…….32
TIỂU KẾT……… ….…….33
C KẾT LUẬN……… ….…….34
D VẬN DỤNG……….… ….……35
Hướng dẫn học sinh triển khai đề vận dụng……….…….……35
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chuyên đề……… ….……41
Bài viết của học sinh……… ….… 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……….50
Trang 4A MỞ ĐẦU
con người Nhà văn chân chính, dù viết về điều gì và thể hiện như thế nào trong tác phẩmthì điểm xuất phát và đích đến cuối cùng cũng là cõi nhân sinh lớn rộng ngoài kia Conngười trong nghệ thuật chính là sự phản ánh những mẫu người trong thực tại Nhưng dù có
là hai vòng tròn đồng tâm thì con người trong đời sống và con người trong nghệ thuật cũng
không bao giờ là một Bởi từ đời thực bước vào tác phẩm, hình tượng con người đã trởthành đứa con tinh thần của nhà văn, in dấu và thể hiện cả quan niệm, sự hình dung, cáchthức và phương tiện tạo tác của chủ thể nghệ sĩ Vì vậy, hoàn toàn chính xác khi cho rằng:tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người chính là bước đi thiết thực để khám phá tínhđộc đáo, chiều sâu tư tưởng trong cách thể hiện con người của nhà văn cũng như của mỗithời đại văn học
Tuy nhiên, thời đại nào, văn học ấy Phải nói thêm, mỗi thời đại lại xây lên một
quan niệm nghệ thuật mới về con người Trải qua 30 năm chiến tranh (hết chống Pháp rồichống Mĩ), với đại thắng mùa xuân năm 1975, chúng ta bước sang một trang mới: độc lập,thống nhất, đồng thời cũng phải vươn dậy mạnh mẽ để thay đổi chính mình Văn họckhông nằm ngoài hiện thực lịch sử ấy Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trongvăn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay giúp chúng ta một lần nữa nhìnnhận rõ hơn một vấn đề quan trọng của văn học ở mỗi chặng đường lịch sử cũng như sựkhác nhau giữa chúng, từ đấy thấy rõ hơn sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc
Trong thực tế dạy văn và học văn, không ít người còn chưa lí giải được: vì sao cũng
là con người ấy nhưng xuất hiện trong văn học thời chiến tranh họ lại mang một suy nghĩkhác, một hành động khác Trong suy nghĩ của học sinh, có thể các em đều ghi nhớ được
rằng con người trong văn học 1945-1975 là con người mang vẻ đẹp sử thi, còn con người trong văn học sau 1975 là con người đời tư, đời thường; các em hoàn toàn có thể lấy được
dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm trong chương trình để làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản ấy.Nhưng lí giải vì sao lại có sự khác nhau như thế, vì sao lại có bước chuyển như vậy trongcách nhìn về con người ở các nhà văn thì vẫn còn không ít học sinh thực sự lúng túng
Nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp các em hiểu thấu vấn đề để khi cần thiết các em
có thể tự tin cắt nghĩa, giải thích; cũng là một cách thiết thực chúng ta góp vào phong trào
chống học chay, học vẹt hiện nay
Trang 5B NỘI DUNG
I Giới thuyết chung về quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những vấn đề vấn đề được quantâm hàng đầu trong nghiên cứu, lí luận phê bình Dễ hiểu vì sao đã có nhiều quan niệm củanhiều nhiều nghiên cứu về vấn đề này
Nhà lí luận hàng đầu - Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật vềcon người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết , tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn,tầm cảm của nhà văn về con người trong tác phẩm của mình”
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách nhìn khábao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâutriết lí của tác phẩm”
Cũng về vấn đề này, một chuyên gia về văn học Việt Nam hiện đại đã viết trong
một bài nghiên cứu: “Quan niệm về con người chính là những nguyên tắc chiếm lĩnh, cắtnghĩa đời sống của nhà văn, là nơi đánh dấu trình độ tư duy nghệ thuật, của một thời đại,một trào lưu, một tác giả”
“Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con người làhình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với cácphạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thước đo của hình
thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật”.
Mới đọc, có lẽ nhiều người sẽ cho rằng: cùng một vấn đề nhưng mỗi người đã cómột cách hiểu và một cách đặt vấn đề khác nhau
Song tìm hiểu kĩ sẽ thấy, các khái niệm trên khác nhau mà không mâu thuẫn, khácnhau mà vẫn thống nhất trong một cái nhìn về bản chất của quan niệm nghệ thuật về conngười Có khác chăng chỉ là do lối diễn đạt muôn hình muôn vẻ của ngôn ngữ nghệ thuật
và nếu có sự khác nhau nào đó trong cách đặt vấn đề thì đó là do các nhà nghiên cứu đãnhìn nhận quan niệm về con người ở các góc độ khác nhau mà thôi
Từ việc tham khảo tài liệu, kết hợp với thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạyvăn học, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một cách hiểu như sau:
Quan niệm nghệ thuật về con người là phạm trù quan trọng của thi pháp học.
Đó là cách nhìn, cách cảm, cách cắt nghĩa, lí giải và cách thể hiện đầy độc đáo, sáng tạo của mỗi nghệ sĩ, mỗi thời đại nghệ thuật về con người Quan niệm ấy thể hiện cụ thể, sống động trong tác phẩm của nhà văn.
II Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 - 1975
1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa mới từ 1945 - 1975 và quan niệm nghệ thuật về con người 1.1.Từ sự tác động của bối cảnh lịch sử xã hội mới, văn hóa mới…
Cách mạng tháng Tám năm 1945 không chỉ là một bước ngoặt trong lịch sử, mà còn mở
ra một thời đại văn học mới của dân tộc Ba mươi năm văn học từ 1945 đến 1975 là kết quả, côngsức sáng tạo lớn lao và phong phú của các thế hệ nhà văn, của cả dân tộc ta, đồng hành với sự
Trang 6nghiệp dựng xây, bảo vệ và phát triển chế độ XHCN Như một quy luật, văn học luôn gắn liềnvới cuộc sống và có ích cho đời Dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn học ngày càng có vị trí rộng lớn
và sâu xa trong đời sống xã hội, nhà văn ngày càng thấy rõ hơn trách nhiệm sáng tạo cao cả củamình Vì mục tiêu Độc lập, Tự do và CHXH, sự nghiệp cách mạng vô cùng to lớn của Đảng, của
toàn dân tộc đã dành cho văn học nghệ thuật một vai trò quan trọng “ Văn hóa nghệ thuật là một
mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” Bắt nhạy với yêu cầu của thời đại, các nhà
văn đã tìm thấy con đường vươn tới lý tưởng Chân, Thiện, Mĩ của con người và nghệ thuật trong
sự gắn bó với Cách mạng và kháng chiến Hiện thực cách mạng nóng hổi và “sắt lửa mặt trận”
đã tạo nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao nhà văn, thổi bùng lên ngọn lửa trong tâm hồn họ.Chính những nhận thức mới về vai trò, vị trí của văn nghệ, về trách nhiệm của nhà văn trong đờisống đã có ý nghĩa rất quan trọng trong ý thức nghệ thuật của văn học 1945 – 1975 Vì thế, nhữngđịnh hướng miêu tả con người của nền văn học mới đã được xác lập và phát triển
Song song với sự trưởng thành của cả nền văn học là trưởng thành về ý thức nghệ thuậtcủa lớp lớp nhà văn nghệ sĩ Đường lối văn nghệ luôn bám sát sự phát triển của cuộc sống và vănhọc, giữ vai trò chỉ đạo và định hướng, tạo điều kiện để mỗi nghệ sĩ có thể phát huy tài năng củamình để đóng góp vào sự nghiệp chung Quan niệm nghệ thuật về con người vì lẽ đó cũng gắnchặt với nhiệm vụ và chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, về tínhgiai cấp, tính dân tộc của văn học Vì thế, vấn đề quan niệm về con người đã được trực diện nêu
ra như một trọng điểm trong ý thức nghệ thuật của người nghệ sĩ, của nền văn học mới
1.2 …đến những quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 - 1975
Trong quá trình phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám, quan niệm nghệ thuật về conngười trong ý thức của nhà văn ngày càng phong phú và tăng cường khả năng cảm thụ, miêu tảcuộc sống và con người Những tìm tòi, sáng tạo của mỗi tác giả là vô cùng đáng quý và cần thiếtnhưng chỗ dựa của họ vẫn là sự lãnh đạo của Đảng Đảng đã trang bị cho đội ngũ nhà văn mộtphương pháp suy nghĩ, một cách nhìn mà họ vừa có thể hòa nhập vào vừa có thể tách ra để nhìnnhận, suy nghĩ và thấu hiểu Có thể thấy, quan niệm về nhân sinh, cách hiểu và hình dung về conngười, phương hướng đi sâu vào cuộc sống để khám phá con người trong ý thức nghệ thuật củagiai đoạn 1945 – 1975 biểu hiện trên các khía cạnh sau:
- Nếu con người lý tưởng của văn học trung đại chủ yếu là những kẻ sĩ, những tài tử giainhân; nếu văn học 1930 – 1945 chú ý đến những thanh niên trí thức hoặc hướng về tìm hiểu sốphận, phẩm chất của những con người bé mọn thì trong giai đoạn 1945 – 1975, thực tế cách mạng
đã mang lại cho người cầm bút những định hướng mới về quan niệm con người Đối tượng thẩm
mĩ chính của văn học giai đoạn 1945 – 1975 là con người quần chúng cách mạng Vì thế, quanniệm con người trong ý thức nghệ thuật giai đoạn này được xây dựng trên sở quan niệm về conngười cách mạng, về quần chúng cách mạng Chính vai trò của quần chúng nhân dân trong cáchmạng xã hội, trong thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là nền tảng, là cơ sở nảysinh ý thức cho quan niệm con người quần chúng của nền văn học mới Trong suy nghĩ củangười cầm bút, quần chúng nhân dân như một tập thể, như những con người cụ thể ngày càngphát triển phong phú và toàn diện hơn, trở thành nhân vật chính của văn nghệ Từ đây, con ngườicao đẹp mà văn học hướng tới miêu tả là con người quần chúng cách mạng, là con người của
Trang 7cộng đồng dân tộc trong nhiệm vụ cách mạng với các phẩm chất cách mạng của mình Cái đẹp,cái cao quý của con người mà nền văn học mới tìm tòi, phát hiện, xây dựng, cổ vũ là thuộc vềnhững con người xuất hiện, trưởng thành cùng sự nghiệp cách mạng và kháng chiến, xây dựngCNXH và chống Mỹ cứu nước của toàn dân ta
- Vẻ đẹp thẩm mĩ của con người được nhìn nhận và thể hiện trong ý thức và hành độnghướng về cách mạng, về nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc Vẻ đẹp ấy trước hết được biểuhiện ở sự giác ngộ và tự nguyện gánh lấy những sứ mạng xã hội, sứ mạng cách mạng của conngười, ở những nỗ lực, cố gắng cải biến thiên nhiên, cải biến xã hội và bản thân vì hạnh phúc củanhân dân Vẻ đẹp của nhân vật văn học phải gắn liền với tinh thần anh dũng, chí căm thù, xả thân
vì dân tộc, quên mình vì lý tưởng So với văn học công khai trước cách mạng, quan niệm về vẻđẹp của con người quần chúng là biểu hiện mới của ý thức nghệ thuật 1945 – 1975 Nhìn nhậncon người trong sự gắn bó với lí tưởng xã hội tốt đẹp, với lực lượng cộng đồng với ý thức tự giácthực hiện các nhiệm vụ cách mạng, văn học đã xây dựng được các nhân vật khỏe khoắn, phơiphới trong cái giản dị rất đời thường của con người, kế thừa được những thành tựu khám phá vàthể hiện sức mạnh của con người lao động, con người yêu nước chống ngoại xâm, con người yêu
tự do, chống áp bức bóc lột trong văn học truyền thống, mở rộng và khơi sâu vẻ đẹp sức mạnhcủa con người đến những tầm cao mới của dân tộc và thời đại, mang lại sức hấp dẫn và có tácdụng giáo dục mạnh mẽ cho văn học
Như vậy, với quan niệm về vẻ đẹp của con người gắn với ý thức về sứ mạng và lí tưởngcách mạng, với sức mạnh và hành động cải tạo và dựng xây cuộc sống của dân tộc ngày càngtốt đẹp, với tinh thần thời đại, văn học 1945 – 1975 đã thực sự đổi mới ý thức nghệ thuật từtrong quan niệm con người Trên cơ sở quan niệm về con người ấy, các nhà văn đã sáng tạo ranhững hình tượng điển hình, sống động, khắc họa chân dung và vẻ đẹp tinh thần của con ngườiViệt Nam trong một chặng đường lịch sử sáng chói chiến công của dân tộc Tất cả những điều
đó được minh chứng rõ nét qua các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca – các thể loại đạtđược những thành tựu đáng kể của giai đoạn văn học này
2 Sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở phương diện nội dung trong văn học 1945 - 1975
2.1 Con người sử thi và những dạng thức biểu hiện
Trong ý thức nghệ thuật của nền văn nghệ mới, con người được chú ý khám phá thểhiện trước hết ở các phẩm chất anh hùng cao đẹp với thái độ ngợi ca, biểu dương nhưnhững tấm gương ngời sáng Cách nhìn nhận đánh giá ấy đã gắn liền văn học với cảm hứng
sử thi và con người trong văn xuôi 1945 – 1975 cũng chủ yếu được miêu tả từ quan niệm
sử thi về con người như thế
2.1.1 Con người sống đời sống cộng đồng của dân tộc và cách mạng
Từ cuộc phục sinh của tâm hồn dân tộc trong lòng mỗi người dân và mỗi nghệ sĩ sauCách mạng tháng Tám, từ những phẩm chất tốt đẹp của các tầng lớp nhân dân trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, trong sự nghiệp cải tạo và xây dựng đất nướcngày càng đổi mới, các tác giả văn xuôi 1945 – 1975 đã khắc họa nổi bật hình ảnh nhữngthế hệ người Việt Nam sống hết mình với sự nghiệp chung của cộng đồng Ở loại hình
Trang 8nhân vật này, đời sống chung của dân tộc và cách mạng được cảm nhận như đời sống riêngcủa con người Nhân vật như không hề có cảm giác về riêng bản thân mình, không có cátính, không nhu cầu, đòi hỏi Nhân vật phát ngôn như đại diện cho ý thức của cả một lớpngười, hoặc hòa tan vào tập thể, bình đẳng với mọi người trong những hoạt động vì nghĩalớn, vì lí tưởng chung Xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi viết về đêm trước của cuộcCách mạng là kiểu nhân vật sống cuộc đời lầm than đói nghèo của nhân dân, họ cất tiếngnói phê phán chế độ thực dân, phát xít, đòi quyền sống Thảm họa đói năm 1945 trong đời
sống dân tộc cũng được ghi đậm trong Vợ nhặt (Kim Lân), Lột xác (Nguyễn Tuân) …Anh
Tràng có thể khác người ở việc lấy vợ trong hoàn cảnh trời đất tăm tối vì đói khát nhưng cảcâu chuyện ấy cũng tồn tại trong khung cảnh nghèo đói chung của không chỉ xóm ngụ cư
mà của cả bao vùng miền đất nước Nhân vật Thị không giống muôn người phụ nữ kháctrong cách liều lĩnh theo không một người đàn ông xa lạ về nhà, sẵn sàng gửi phận chongười vừa đãi mình bốn bát bánh đúc và đâu biết hạnh phúc ấy sẽ là dòng trong hay bếnđục đợi chờ nhưng câu chuyện đầy éo le của Thị được nảy sinh từ chính cái đói trong thảmhọa kinh hoàng của dân tộc năm ấy và số phận bất hạnh đó của Thị chỉ là một trong số ítnhưng điển hình cho bao người phụ nữ khác cũng lăn lóc trong cái chốn chợ đời ấy Cảnh
đời cơ cực ấy cũng giống như nhân vật Xan trong truyện ngắn Buổi chiều xám , nhân vật người ăn mày trong Tiếng nói của Nguyên Hồng
Khi cả dân tộc tưng bừng chào đón và một lòng tham gia cách mạng, trong sáng táccủa các nhà văn Hoài Thanh, Trần Đăng, Nguyễn Tuân, Nam Cao…xuất hiện mẫu hìnhmới về con người sống trong những ngày náo nức đó Đó là những cô thôn nữ “ tươi cười
trong nón”, nai nịt gọn gàng cứ chiều chiều lại tập múa đại đao trong sân trường ( Dân khí
miền Trung – Hoài Thanh); đó là những đứa trẻ bán báo, bác hàng rong, anh em thợ
thuyền, các bà, các mẹ,… (Một lần tới thủ đô – Trần Đăng) Cùng với phong trào kháng
chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến, đội ngũ những người viết ngày cảng đôngđảo Đề tài về con người kháng chiến ngày cảng mở rộng, đồng thời cách nhìn con ngườitrong cuộc sống cộng đồng ngày càng được khẳng định Hình tượng những đơn vị bộ đội,những cơ quan, những làng quê, những cán bộ, đội viên vệ quốc, những chị cứu thương,
em liên lạc, những bà mẹ, người dân ở mọi miền quê, mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh đượcnhìn nhận và miêu tả trong những hoạt động “toàn dân kháng chiến, toàn diện khángchiến”, theo tinh thần “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” Đó là những người dân vùng
căn cứ địa kháng chiến trong tập Núi Cứu Quốc (Tô Hoài) một lòng tin vào cách mạng, ở
cụ Hồ, ở cán bộ dù trong hoàn cảnh nào cũng hết lòng đi theo tiếng gọi của sự nghiệp
chung Cứ nghe Độ nói về những người dân quê trong Đôi mắt (Nam Cao) chuyện trò:
“viết chữ Quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên Mở miệng ra làthấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít… Họ hát Tiến quân ca nhưngười buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm” Luôn hướng vềkháng chiến, kiến quốc của dân tộc là những dấu hiệu của kiểu nhân vật làm nhiệm vụchung, nghĩ sự nghiệp chung” rất phổ biến trong văn xuôi kháng chiến
Trang 9Con người sống trong cuộc sống cộng đồng “vì nghĩa quên thân” đã từng xuất hiệntrong văn học dân tộc Nhưng chỉ sau cách mạng, phẩm chất này mới này được ý thức mộtcách đầy đủ nhất Vẫn là con người của đời sống cộng đồng, nhưng từ sau cách mạng, nhân
vật ông Hai làng chợ Dầu (Làng – Kim Lân) đã có những đổi thay Từ con người của làng
quê, ông trở thành con người của kháng chiến, của sự nghiệp chung Sự thay đổi trong tìnhcảm, trong cách nhìn của ông với ngôi mộ của viên tổng đốc,với phong cảnh trong làng, sựthay đổi trong thái độ của ông trước và sau khi nghe tin cải chính về làng đã chứng tỏ điều
đó Nếp sống của ông, niềm vui, nỗi buồn của ông là những minh chứng sinh động củahình tượng con người toàn tâm, toàn ý trong đời sống kháng chiến chung của dân tộc
Văn xuôi chống Mỹ cũng xây dựng hàng loạt hình tượng những con người sống hếtmình cho lý tưởng Độc lập - Tự do Trong truyện ngắn Nguyễn Thi, những người dân, từ
những em bé, đến mẹ Nguyễn thị Út (Mẹ vắng nhà) hay Những đứa con trong gia đình
đều náo nức tham gia, bận rộn hay vui mừng lo lắng theo diễn biến của trận đánh Khó cóthể kể hết các nhân vật luôn hòa mình giữa phong trào, giữa cuộc chiến đấu như Phước
(Hoa rừng – Dương Minh Hương), Hựu, Quế (Khói – Anh Đức), Cam (Hai anh em – Phan Tứ), Ông Hai (Truyện bên bờ sông Vàm Cỏ - Lê Văn Thảo)…luôn coi việc tham gia cách
mạng, cầm súng đánh giặc giải phóng quê hương, thống nhất đất nước là niềm vui sướngnhất trên đời
Như vậy, trong suốt 30 năm sau Cách mạng tháng Tám, bám sát cuộc sống của nhândân bảo vệ và xây dựng đất nước, văn học đã sáng tạo nhiều dáng vẻ cụ thể tô đậm biểutượng con người sống đời sống cộng đồng, sống với những lo toan, vất vả những vui sướng
tự hào chung của Tổ Quốc, nhân dân Những nét vẽ ấy khiến văn học nước ta đã thể hiệnkịp thời và bao quát các sự kiện cơ bản của đời sống xã hội, giúp văn học cảm nhận vàmiêu tả được sự vươn mình trưởng thành của con người dưới ánh sáng cách mạng, cảmnhận và miêu tả nhân cách mới, tầm vóc và sức mạnh mới mẻ, kỳ vĩ chưa từng có của cácthế hệ người Việt Nam làm nên những chiến thắng lịch sử suốt hai cuộc kháng chiến chốngpháp và chống Mỹ
Không chỉ xuất hiện ở thể loại văn xuôi, lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca Việt Nam,các nhà thơ giai đoạn 1945 – 1975 mang tới một quan niệm nghệ thuật về con người xã hộivới một số đông, tạo thành một lực lượng xã hội hùng hậu Họ là số đông “vạn nhà”, “vạnkiếp” “vạn đầu”, là “bao hồn khổ” với “ những lưng cong xuống luống cày, là “khối người,
khối đời, đoàn chiến hạm, đoàn chim quyết thắng, dòng người cuộn thác” (Từ ấy- Tố Hữu).
Họ là “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc” (Tây Tiến - Quang Dũng), là “Lũ chúng tôi, bọn người tứ xứ…” (Ngày về - Chính Hữu), là “người người lớp lớp” (Đất nước- Nguyễn Khoa
Điềm) sống giản dị, bình tâm, vô danh mà làm nên Đất Nước Các tác giả đã xây dựng
nên những hình tượng tập thể kì vĩ, đầy sức mạnh, hào hùng chưa từng có trong thơ ca
cách mạng Số đông ở đây không chỉ là số nhiều, nó là sự giàu có, phong phú, bất tận, vữngbền, vô địch Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gọi là “nhân dân”, Tố Hữu gọi họ bằngnhiều cách khác nhau “bạn đời, bạn lòng, bạn muôn đời”… Chính Hữu gọi bằng hai tiếng
“đồng chí”…
Trang 102.1.2 Con người xả thân vì nghĩa lớn
Trong cách nhìn nhận con người của văn học dân tộc, cha ông ta đã từng đề caonhững nhân vật “ trọng nghĩa khinh tài”, những nhân vật “ vị nghĩa vong thân” Sau Cáchmạng tháng Tám, trong quan niệm của những người làm chủ cuộc đời, làm chủ quê hươngđất nước và giác ngộ lí tưởng tiên tiến của thời đại, “trung với nước, hiếu với dân” là tiêuchuẩn đạo đức cao nhất Đó là cách sống quên mình để thực hiện nhiệm vụ cách mạng, đểhoàn thành sự nghiệp chung Trong mọi hoàn cảnh, con người xả thân vì nghĩa lớn luônhướng về lợi ích chung, gạt bỏ những đòi hỏi và quyền lợi riêng tư để thực hiện nhiệm vụ
Trong văn xuôi viết về đề tài kháng chiến, các tác giả đã thể hiện loại hình nhân vậtnày từ nhiều phương diện khác nhau của cuộc sống Có kiểu nhân vật tự thu xếp, khắcphục hoàn cảnh, nguyện vọng,thói quen riêng để gia nhập vào sự nghiệp chung như nhân
vật chính trong Một đêm năm ngoái (Nguyễn Huy Tưởng), nhân vật Sìn (Đi dân công – Tô
Hoài) dù biết rõ cảnh vợ con nheo nhóc, vất vả vẫn thu xếp việc nhà để hoàn thành côngviệc Cách mạng giao Hay nhà văn Đỗ Chu kể chuyện kháng chiến của vợ chồng anh
Khang, chị Tiềm (Mùa cá bột), chị nói với anh “ nếu còn Tây thì nhất định không chịu có
con”…Hay kiểu nhân vật gắn thù nhà với nợ nước, vượt qua những mất mát riêng tư để
phấn đấu cho những thắng lợi chung Nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
đã vượt lên nỗi đau khôn xiết của đời mình Mười đầu ngón tay bị kẻ thù thiêu đốt khiếnthể xác anh như rụng rời, ứa máu Vợ con bị kẻ thù sát hại, tra tấn bằng roi sắt một cáchmạn rợ trước mắt anh khiến nỗi đau như đẩy đến cùng cực của đời người Nén chặt nỗi đautrong tim và gạt đi nước mắt, Tnú đã tham gia lực lượng, giết tên tướng chỉ huy trong hầm
cố thủ bằng chính đôi bàn tay tàn tật của mình Ba năm đi lực lượng, nỗi nhớ quê hươngcũng thật khôn xiết nhưng chỉ được phép cấp trên, anh mới về thăm làng và sáng hôm saulại vội vã lên đường Đó còn là một thiếu nữ đẹp từ cái tên đến vóc dáng con người như
Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu) dù mảnh dẻ là thế mà kiên cường
dám giành các ác liệt của đạn bom về mình để che chở cho người lính lái xe Trường Sơntrong lần đầu gặp gỡ Với các mô típ nghệ thuật trên, văn xuôi 1945 – 1975 đã nêu bật và
ca ngợi những tấm gương quên mình vì nước của tầng lớp những con người Việt Nam, họ
là những con người bình thường, biết chủ động tự vươn lên để trở thành con người cao cả,khắc họa và mở rộng hình ảnh con người sử thi trong nền văn học mới
Liền mạch với văn học kháng chiến, hình thức nhân vật xả thân vì nghĩa lớn cũngđược phổ biến ở các sáng tác viết về cuộc sống và con người trong sự nghiệp đấu tranh giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước Hình tượng các thế hệ miền Nam kiên cường, chấpnhận hi sinh gian khổ để giữ gìn uy thế của cách mạng, để thể hiện tình cảm của người dânThành Đồng Tố Quốc với miền Bắc, với Bác Hồ, với sự nghiệp chung Toát lên ở hầu hếtcác nhân vật là lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng quên mình vì sự
nghiệp chung như hình tượng ông Tám Xẻo Đước (Đất – Anh Đức) thà chết chứ không dời
nhà để giữ trọn ân nghĩa với cách mạng, làm gương cho lối xóm, giữ vững phong trào đấutranh chống địch dồn dân, lập ấp Trong truyện ngắn của Phan Tứ, không chỉ có bác Tám
Sành (Lửa đêm) bị cảm nặng vẫn tham gia đốt rào, phá ấp chiến lược, cùng bà con nổi dậy
Trang 11mà còn có Cam (Hai chị em) cũng hăng hái lao vào trận mong giải phóng cho quê hương…
Truyện ngắn Nguyễn Trung Thành đã khắc họa được những thế hệ nối tiếp nhau, một lòng
đi theo cách mạng, bất chấp gian khổ hi sinh (Rừng xà nu), nhà văn cũng nhiệt thành ngợi
ca những du kích, chiến sĩ giải phóng quân vì mục đích diệt thù mà quên cả mạng sống của
mình (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc)
Cùng với văn xuôi giai đoạn này, thơ ca cũng khơi gợi, đề cao tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, ý thức làm chủ và quyết tâm xả thân của con người thời đó ( Ðất
nước Nguyễn Ðình Thi; Bao giờ trở lại Hoàng Trung Thông; Bên kia sông Ðuống
-Hoàng Cầm; Ðôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng) Các phẩm chất của kiểu con người sử
thi trong thơ ca cũng được biểu hiện ở tinh thần đoàn kết, đấu tranh, có tình hữu ái giaicấp, tình cảm nhân loại, khát vọng tự do, xả thân vì quê hương đất nước… Đó chính là sự
kế thừa những vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam như lòng thương người, tìnhcảm nhân đạo, tình yêu nước, tình yêu nam nữ và sáng tạo ra nét mới phù hợp với hoàncảnh thời đại Thơ Tố Hữu là một minh chứng điển hình cho điều đó Từ con người số
đông mang hận thù xã hội cũ, say mê tương lai, quyết tử đấu tranh của Từ ấy, đến con người làng quê bình thường đầy tin tưởng, ân tình sâu nặng đối với cách mạng trong Việt
Bắc, con người trẻ trung sung sức, son sắt mang tầm vóc đất nước của Gió Lộng, con
người bốn nghìn năm đầy khí phách hiện ngang trong Ra trận và con người thể chất, xương thịt nhưng rất đỗi kiên cường, anh dũng trong Máu và hoa Mỗi quan niệm mới về
con người của Tố Hữu đều rọi một ánh sáng mới, mở rộng giới hạn thể hiện các khả năngcách mạng vô hạn của con người Việt Nam luôn sống bằng đạo lý, lẽ phải, tình thương, caohơn mọi thử thách gian khổ và luôn luôn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, Tổ quốc
2.1.3 Con người tìm thấy ý nghĩa và giá trị cuộc đời mình trong sự gắn bó với cộng đồng
Văn xuôi 1945 – 1975 đã góp phần khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp chói ngời và khảnăng cải tạo cuộc sống, cải tạo con người của cách mạng và thời đại khi xây dựng kiểu
nhân vật hồi sinh nhờ Cách mạng Lột xác của Nguyễn Tuân đã thể hiện khá tỉ mỉ và cảm
động hình tượng chàng thanh niên Nguyễn đi tìm ý nghĩa và giá trị cuộc sống cho mình.Anh đã có những giây phút bế tắc, tự cho rằng cuộc đời mình là vô nghĩa Rồi Nguyễn gặpCách mạng, soi mình vào cuộc đời chung rộng lớn, anh đã từng bước tìm thấy niềm tin trên
con đường hòa vào với sự nghiệp chung Trong Vợ nhặt, Kim Lân để cho vợ chồng Tràng
bén duyên hạnh phúc vì cái đói cũng đã nghĩ đến “đoàn người đói ầm ầm kéo nhau đi trên
đê Sộp Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”, nghĩ tới việc tham gia cách mạng như là conđường để giữ gìn mạng sống và hạnh phúc vừa mới nhen nhóm của mình
Con đường đi của Nguyễn, của vợ chồng Tràng, dù xuất phát từ hoàn cảnh khác
nhau, cũng đi chung con đường của Độ (Đôi mắt – Nam Cao), của vợ chồng A Phủ, Lưu, Hoan (Đường về - Nguyễn Đình Thi)… Nhờ sức mạnh của bản năng sống mãnh liệt mà
Mị và Aphủ dìu nhau thoát khỏi ách bóc lột, sự đày đọa bố con Thống Lí, nhưng sau khigặp A Châu, gặp cách mạng, họ mới thực sự sống tự do, chống lại áp bức bất công Như APhủ nói với Mị: “Em phải đi họp du kích thì cái gan em nó mới to ra, mới khỏi sợ, mới biết
Trang 12thù nó được” Và chỉ trên đường cùng chồng đi họp du kích bàn cách đánh giặc, lần đầu
tiên nghe đến bố con Pa tra, Mị không còn thấy sợ nữa” Hay nhà văn Độ (Đôi mắt – Nam
Cao), từ tình trạng bế tắc “chỉ còn một dúm xương và rất nhiều bản thảo không biết báncho ai”, Độ đã tìm thấy niềm tự tin ở sự dẻo dai “đi hàng mười lăm cây số, ngủ ngay trongnhà in, đèn sách và máy chạy ầm ầm, tìm thấy những cảm hứng mới cho văn nghệ” khi “đitheo bộ đội, đi diễn kịch tuyên truyền, nhập bọn với đoàn văn hóa kháng chiến”, cuộc sốngcủa Độ như được hồi sinh với những trang đời mới như thế Xây dựng kiểu nhân vật nàychứng tỏ các tác giả đã tiếp cận dòng chảy lớn của phong trào dân tộc từ những cảnh ngộ
đa dạng của cuộc sống con người, phản ánh và cắt nghĩa đầy đủ hơn lực lượng và sức mạnhchiến thắng của nhân dân cũng như khả năng cảm hóa, tỏa sáng của sự nghiệp Cách mạng
2.1.4 Con người hiện thân cho dân tộc và thời đại
Kiểu nhân vật hiện thân cho dân tộc và thời đại là những con người mang ý thức, tưthế tiêu biểu cho dân tộc và thời đại Loại hình nhân vật này không chỉ sống đời sốngchung của cộng đồng, không chỉ hết mình vì tập thể mà còn là những hình tượng kết tinh
và tiếp nối những phẩm chất tốt đẹp trong trường kì lịch sử của dân tộc, quê hương, giácngộ sâu sắc lí tưởng tiên tiến của thời đại, trở thành hiện thân của sự gặp gỡ giữa quá khứ
và hiện tại, đại diện cho cộng đồng Đâycũng là kiểu nhân vật có ý nghĩa khái quát và tầmvóc sử thi
Từ những ngày đầu kháng chiến, các tác giả truyện ngắn đã phát hiện và miêu tảkiểu nhân vật suy nghĩ và hành động với tư cách là người dân nước Việt, con cháu của Bác
Hồ Dù già hay trẻ, khoẻ mạnh hay thương tật, chiến đấu ở chiến trường hay sinh sống ởhậu phương… những nhân vật này đều thể hiện sức mạnh và niềm tự hào của dân tộc vừa
được giải phóng Một em bé 13, 14 tuổi mang tinh thần là Cháu Bác Hồ (Nguyễn Công
Hoan) dùng dao bắt hai tên xâm lược đền tội, khi bị thương chỉ “nghĩ đến Bác và gọi Bác”.Tình cảm với lãnh tụ là một biểu hiện của tình cảm với đất nước và mỗi nhân vật như đều
cảm thấy mạnh mẽ hơn Đọc Làng (Kim Lân), ta còn nhớ một chi tiết Kim Lân khắc họa
hình ảnh nhân vật ông Hai khi ông đau khổ vì bị coi là dân của làng theo giặc Sức mạnhduy nhất để ông có thể tự tin ở danh dự của mình được khơi lên từ niềm tin và lòng trungthành của bố con với Cụ Hồ, dù trong trường hợp nào,ông cũng thuộc về Cách mạng và
kháng chiến Nhân vật Hoàng (Đôi mắt – Nam Cao) khi muốn chứng minh với Độ rằng
mình vẫn thuộc về cộng đồng nhân dân, vẫn tin tưởng ở kháng chiến đã viện lí do “có lẽchỉ vì tôi tin vào ông Cụ” Hay có những nhân vật chỉ thoáng xuât hiện trong truyện nhưngtính chất đại diện cho dân tộc lộ ra rất rõ khi họ được miêu tả với ý thức chung của cộngđồng Một anh thanh niên vác bó tre đi ngăn quân thù mang ý thức “cuộc trường kì kháng
chiến của ta phải chia làm ba giai đoạn…” Hay cán bộ A Châu (Vợ chồng A Phủ - Tô
Hoài) chỉ có ước mong “bao giờ ta lấy lại độc lập, bấy giờ tha hồ đi, đi đâu cũng được ởyên, làm ruộng làm nương, làm buôn làm bán, ở đâu cũng sung sướng…” Bên cạnh đó,các nhà văn cũng nhìn thấy ở mỗi sự việc, con người cụ thể kiểu nhân vật biểu hiện sự vậnđộng và khí thế chung của thời đại Các tác giả thường bộc lộ cách cảm nhận và miêu tảnhân vật trong những liên tưởng khái quát sâu rộng Những đổi thay của cảnh vật và con
Trang 13người ở nông trường Điện Biên (Mùa Lạc – Nguyễn Khải) không chỉ liên quan đến Đào,
Duệ…mà cũng là câu chuyện “cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”, là chuyện sức vóc con người
có thể thay đổi được cuộc sống nhiều đến thế
Thời kì chống Mỹ, trong văn xuôi xuất hiện phổ biến hàng loạt hình tượng conngười hiện thân của truyền thống chống ngoại xâm, tiêu biểu cho sức mạnh của các thế hệngười Việt Nam không ngừng đấu tranh cho lí tưởng Độc lập, Tự do và chủ nghĩa xã hội.Tầm vóc của con người Việt Nam chống Mỹ không chỉ thể hiện trong chiều rộng của miềnvùng đất nước, trong chiều sâu của truyền thống dân tộc mà còn bằng dấu hiệu và thước đo
chung của nhân loại trên tầm cao thời đại Hình tượng Chiến và Việt của Những đứa con
trong gia đình (Nguyễn Thi) không chỉ là hình ảnh cụ thể của cả thế hệ, cả dân tộc vùng
dậy đau thương mà còn là sự tiếp nối truyền thống oanh liệt của cha ông thủa trước Các
nhân vật trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) được miêu tả như hiện thân của truyền
thống bất khuất gìn giữ buôn làng và đoàn kết đánh giặc của dân tộc Tây Nguyên Sâuthẳm trong sức mạnh diệt thù, trong tâm hồn Tnú là cả quá trình trưởng thành nhờ sự nuôidưỡng dạy dỗ của buôn làng và cán bộ cách mạng, là “ tiếng chày chuyên cần, rộn rã củangười đàn bà và những cô gái Stra, của mẹ anh ngày xưa, của Mai, của Dít từ ngày lọt lòng
anh đã nghe tiếng chày ấy rồi” Cũng vậy, ông Tám Xẻo Đước (Đất - Anh Đức), ông Tư (Giấc mơ ông lão vườn chim- Anh Đức), ông Sần (Về làng – Phan Tứ)… là những người
mang truyền thống gắn kết nhất mực với quê hương, bởi vì trên mảnh đất ấy, con người đã
nối nhau làm ra lịch sử của mình Hay tiếp bước cụ Mết (Rừng xà nu) là các thế hệ Tnú,
Mai, anh Brôi, sau đó là Dít, bé Heng Họ giống như những thế hệ xà nu với sức sống bất
diệt mà đạn đại bác không thể tiêu diệt nổi Tiếp nối ông nội là ba, má, chú Năm (Những
đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) và sau đó là Việt, Chiến Dòng sông truyền thống
của gia đình Việt được hòa kết từ khúc thượng nguồn đến hạ nguồn, khúc sông sau hứahẹn sức chảy mãnh liệt hơn khúc sông trước và hòa vào dòng sông truyền thống của cả dântộc
Cùng chung đặc điểm đó về con người trong văn xuôi, thơ ca cũng khắc họa đượcnhững hình tượng vừa bình thường, chân chất vừa phi thường, chói sáng Truyền thống chaông và khí phách của giai cấp vô sản được kết tinh ở người anh hùng thời đại mới Tiêubiểu hơn cả là hình ảnh người Vệ quốc quân, hình tượng Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu
Rất nhiều bài thơ hay về Bác: Hồ Chí Minh, Sáng tháng Năm (Tố Hữu); Ảnh cụ Hồ, Thơ
dâng Bác (Xuân Diệu); Bộ đội ông Cụ (Nông Quốc Chấn); Ðêm nay Bác không ngủ (Minh
Huệ) Tất cả góp phần xây lên hình tượng cao đẹp về lãnh tụ, đó là một con người tài năngkiệt xuất, có lòng nhân ái mênh mông và lối sống giản dị, khiêm tốn
Đó còn là những con người có lí tưởng cao cả vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội,
có ý thức sâu sắc về tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại Mỗi cá nhân được thể hiện như làbiểu hiện tập trung ý chí, khát vọng và sức mạnh của cộng đồng, dân tộc, thời đại Nói vềchị Trần Thị Lý, Tố Hữu viết:
Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Trang 14Không phải cho em Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài người
Khám phá và miêu tả những con người tiêu biểu của thời đại mình bao giờ cũng là khátvọng của các nhà văn chân chính ở mọi thời đại Lịch sử văn học các thời đại đều gắn liền
với mẫu người tiêu biểu của thời đại ấy Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu; Hoa ngày
thường, Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới, Ngày vĩ đại của Chế Lan
Viên; nhiều bài thơ của Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Huy Cận, Phạm TiếnDuật, Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Nam Hà… đều xây dựng được những hình tượngtiêu biểu cho ý chí, khí phách của con người và thời đại Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát hiện ra sựhoá thân của con người vào đất nước lung linh kì ảo:
Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói lung linh
Có phải thịt da em mềm mại trắng trong
Đã hoá thành những vầng mây trắng?
(Khoảng trời hố bom)
Lê Anh Xuân khắc họa một dáng đứng Anh Giải phóng quân, dáng đứng Việt Nam:
Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Đó là những con người dù ở trong hoàn cảnh nào cũng sống với những lí tưởng lớnlao, những tầm vĩ mô trong ý thức về dân tộc, thời đại, lịch sử Con người ấy đối diện với
thời gian hai mươi thế kỉ của dân tộc để tự hào Cả năm châu chân lí đang nhìn theo (Tố Hữu) Trong thời đại ra ngõ gặp anh hùng, với sức mạnh dân tộc dồn tụ Bốn mươi thế kỷ
cùng ra trận (Tố Hữu), con người cũng như sống lại với sự thử thách và lựa chọn của cha
ông, đồng cảm với khí phách hào hùng, ngưỡng mộ những chiến công oanh liệt Khônggian, thời gian được đo bằng kích thước vĩ mô như thời đại, thế kỉ, có khi kết hợp vớithước đo vi mô nhưng đều biểu hiện con người trong tầm vóc lớn lao, kì vĩ Khí phách của
tổ tiên và truyền thuyết lịch sử sống dậy, xôn xao náo nức trong những trang thơ:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng
Trang 15đẹp về các tầng lớp, thế hệ con người Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống, vừathấm sâu tinh thần thời đại
2.2 Những nhận thức về con người cá nhân
Tuy nhiên, nền văn học của 30 năm sau Cách mạng cũng như cả dòng văn họcmang cảm hứng anh hùng không hề bỏ qua lĩnh vực con người cá nhân Trong văn xuôi,con người cá nhân được phát hiện, cảm nhận, miêu tả khá đa dạng qua nhiều kiểu nhân vật.Nổi bật là kiểu nhân vật mang những đặc điểm và nhu cầu tự nhiên có nhu cầu khẳng địnhmình trước cuộc đời, muốn được sống, được hưởng hạnh phúc, muốn biến những mơmộng, những nguyện vọng riêng thành hiện thực Có kiểu nhân vật sống sâu sắc với nhữngmất mát đau thương trong mối thù chung, họ cũng có những nỗi đau khôn nguôi về thểxác Ngoài ra còn có kiểu nhân vật mang tính cách năng động phức tạp, dấu ấn cá nhânhiện lên qua những suy nghĩ, việc làm trực tiếp hướng về bản thân, hoặc không dễ quy kếtđơn giản…Những kiểu nhân vật như vậy chứng tỏ các tác giả văn xuôi giai đoạn nàykhông chỉ cảm thụ và đánh giá con người chủ yếu ở phương diện sử thi mà còn coi cácbiểu hiện cá nhân là một phạm vi cuộc sống mà văn học khám phá, ghi nhận để làm nhạybén và giàu có hơn thế giới tinh thần của con người Vì dung lượng chuyên đề không chophép, nên chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu kiểu nhân vật này.Xét cho cùng, đóng góp của nền văn học này chính là sáng tạo ra kiểu nhân vật sử thi vớinhững biểu hiện của nó, khẳng định sự trưởng thành,vươn lên của con người của dân tộctrong hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc
Ở thể loại thơ, nhân vật trữ tình dù có xa lạ với những nét mềm yếu, đau thươngnhưng người ta vẫn không né tránh sự hi sinh, mất mát Cái chết được nói tới là một cách
để khẳng định sự bất diệt của con người trong ân nghĩa thuỷ chung, trong sự sống muônđời; khẳng định sự bất tử của mỗi cá nhân hữu hạn trong Tổ quốc Từ cái chết của người
chiến sĩ vô danh trong Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân, đến sự hi sinh của người
thanh niên xung phong trong bài thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ, đều chung một nguồn cảm hứng:đất nước, Tổ quốc chính là cõi vĩnh hằng, bất diệt mà con người có thể hoá thân Nhữngkhía cạnh bình thường khi được nói tới cũng nhằm thể hiện trạng thái tinh thần vượt lêntình thế của một dân tộc vốn lạc quan, tự tin, quyết thắng Người ra đi trong lòng có
“hương thầm”, “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, “tiếng cười hăm hở đầy sông, đầy
cầu” Tình yêu đôi lứa quyện chặt trong tình yêu Tổ quốc Vì đất nước người ta hy sinh,
đất nước cũng sinh ra để vì tình yêu đôi lứa: Anh yêu em như yêu đất nước (Nguyễn Đình Thi); Đất nước là nơi ta hò hẹn (Nguyễn Khoa Điềm); Đất nước theo em ra ngõ một mình
(Hữu Thỉnh)… Người chiến sĩ mang theo lòng yêu nước, mang theo tình yêu mà ra trận
Trên đường ra trận, họ còn nhận thêm tình yêu Ngọn đèn bọc trong ống bơ/ Để em mờ tỏ
đến giờ trong tôi (Hữu Thỉnh); Đường đánh giặc trẩy xuôi về bến bãi/ Lý ngựa ô em hát đợi bên cầu (Phạm Ngọc Cảnh) Và cái đích cuối con đường đánh giặc của họ là làm sống
lại những tình yêu, xóa sạch những đợi chờ hóa đá của cả nghìn năm trước: Anh sẽ về cho
đá lại là em (Nguyễn Đức Mậu).
3 Nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 -1975
Trang 163.1 Nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi
3.1.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, các kiểu nhân vật tập thể đã tỏ rõ sự cách tântrong quan niệm nghệ thuật về con người giai đoạn này so với giai đoạn trước Cách mạng,giúp nhà văn khái quát và miêu tả nổi bật vẻ đẹp mang tầm cỡ dân tộc, giai cấp của conngười Có thể kể một số hình tượng tập thể người lao động xây dựng cuộc sống mới trong
truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải), Rẻo cao (Nguyên Ngọc), Mùa cá bột (Đỗ Chu) Hay hình tượng tập thể trong truyện ngắn chống Mỹ như Lửa từ những ngôi nhà (Nguyễn Minh Châu), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Quán rượu người câm (Nguyễn Quang
Sáng)… Việc miêu tả chân dung nhân vật, ngoài hình tượng nhân vật tập thể với số lượngđông đảo thì các ở hình tượng điển hình, các truyện ngắn đều phác họa được diện mạochung của nhân vật với những nét cương nghị, mạnh mẽ, nụ cười tin tưởng, lạc quan;những vóc dáng chắc khỏe – đó là dấu hiệu gợi lên sức mạnh vô địch của con người dântộc, của nhân dân kháng chiến Thế giới nội tâm của nhân vật thường là biểu hiện đa dạngcủa tình cảm yêu nước, của tâm lý biến chuyển ngày càng hướng về cách mạng, khángchiến, hướng về tập thể Việc thể hiện các nội dung và phạm vi nhân vật qua các thời kì đãphản ánh sự vận động của cách nhìn nhận và đánh giá của nhà văn về con người
3.1.2 Về phương diện kết cấu, cốt truyện
Các tác phẩm văn học giai đoạn này đã xây dựng được các tình huống đa dạngnhưng đều là cách triển khai qua các mâu thuẫn giữa địch với ta, mâu thuân cá nhân – tậpthể để thể hiện quan niệm của tác giả về con người về con người sử thi, hoặc trình bày cáctình huống nội tâm nhân vật để thể hiện quan niệm về con người cá nhân Những tìnhhuống như vậy thường đan xen nhau, thường được miêu tả trong những dấu mốc thời gianlịch sử, thời gian sự kiện xã hội, trên nền những không gian rộng lớn của các hoạt độngcộng đồng Dù đó là hoàn cảnh thực hay chỉ được thể hiện qua nội tâm, nhà văn như muốnsoi chiếu, thể hiện con người trong khung cảnh cuộc đời chung Cách xây dựng các hìnhthức không,thời gian như vậy không chỉ tái hiện phông nền câu chuyện, mà còn thể hiệnquan niệm con người của nhà văn
3.1.3 Việc sử dụng phối hợp các giọng kể
Các tác phẩm văn xuôi giai đoạn này khi mang tới giọng thân mật, khi trang trọngngợi ca, khi châm biếm hài hước hay trăn trở tìm tòi nghiên cứu cũng như lời phẩm bìnhkhi trần thuật đã góp phần thể hiện sự phong phú trong cảm thụ, lập trường nhìn nhận đánhgiá của nhà văn về con người Đó cũng là dấu hiệu chứng tỏ nỗ lực của nhà văn trong việctạo ra các hình thức nghệ thuật không ngừng làm giàu khả năng miêu tả, sự độc đáo và tácđộng thẩm mĩ của ngôn ngữ truyện ngắn nói riêng, văn học nói chung
3.2 Nghệ thuật thể hiện trong thơ
3.2.1.Thể thơ
Sự đa dạng là nét nổi bật của thể thơ giai đoạn này Các thể thơ cổ (thất ngôn tứtuyệt, bát cú, cổ phong) hiện diện bên cạnh những tìm tòi mới mẻ (thơ không vần, phá thể,hợp thể, tự do) Những thể truyền thống như lục bát, ngũ ngôn được sử dụng phổ biến
Trang 17Hiện tượng này ta gặp nhiều trong thơ Tố Hữu với tập thơ Việt Bắc, thể thơ truyền thống
quen thuộc giúp nhà thơ chuyển tải được những vấn đề chính trị lớn lao, dễ đi vào lòngngười Hình thức câu thơ tự do hơn: số lượng câu, số chữ trong một dòng thơ đã thực sự
được giải phóng như thơ Chế Lan Viên: Ôi độc lập/ Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quốc/
Khi tự do về chói ở trên đầu Thơ Nguyễn Đình Thi có những tìm tòi mới lạ, đã cách tân
thơ kháng chiến, đưa nó thoát khỏi ảnh hưởng của thơ Mới Ông muốn thơ phải là tiếng nói
tự do chân thực, phóng túng, không lệ thuộc vào vần điệu
3.2.2 Ngôn ngữ, hình ảnh
Ngôn ngữ thơ giai đoạn này mang vẻ đời thường, tự nhiên, phong phú đến vô cùng.Lời ăn tiếng nói của quần chúng hàng ngày được chú ý vận dụng trong quan niệm thẩm mỹmới mẻ, mạnh dạn đưa vào thơ từng đoạn, câu, khổ , bài ca dao dân gian Nhớ về thơ
những ngày đầu kháng Pháp, bài Vui bất tuyệt của Tố Hữu – ca ngợi cách mạng với lời lẽ rất nồng nhiệt, sử dụng không ít từ Hán Việt có ý nghĩa trìu tượng: như đại hội, hoa đăng,
ngân hà,… cách nói khoa trương : xôn xao, cuồn cuộn tác phẩm tuy mang nội dung mới
nhưng vẫn là cách biểu lộ của thời thơ Mới Chỉ độ hai năm sau, đọc Cá nước, Bầm ơi của
Tố Hữu mới nhận ra một cốt cách khác, một giọng thơ khác, giản dị gần gũi như ca dao :
Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm/ Bầm ơi có nhớ không bầm/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
Hình ảnh thơ cũng tươi mới hơi thở của cuộc sống mới, chất liệu thơ sáng Pháthuy tinh hoa ngôn từ khi còn thơ Mới, Thâm Tâm đã phả vào đó chất liệu tươi sáng của
cuộc sống mới phục sinh Trái hồng trĩu xuống cây rơm/ Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp
làng/ Lúa vươn thân hút ánh vàng/ Nguồn tươi vồng nở thu sang tốt lành" Qua thời gian,
hình tượng thơ, cảm hứng thơ cũng không còn màu sắc yêng hùng, lãng mạn của nhữngnăm đầu kháng chiến mà trở nên gần gũi, bình dị, phù hợp với quan niệm về người anhhùng thời đại mới Đại chúng hoá trở thành một tiêu chuẩn thẩm mỹ trong thơ Nếu đọc
những câu thơ : Trầm ngâm nghê bay trong lãnh cung/ Xuân thơm bối rối ngọt vô cùng/
Chao ôi, thánh thượng vô tâm quá/ Lòng thiếp buồn như một tâm nhung , dù giấu tên tác
giả đi, người ta vẫn có thể đoán nó được viết trước cách mạng; không phải chỉ ở các chữ
như lãnh cung, thánh thượng… mà còn bởi vẻ đài các của câu thơ nữa Và nếu đọc những câu thơ của Tế Hanh như: Dân tộc rớt mồ hôi thấm đất/ Căng như đồng/ Tay ghì cán
cuốc/ Tay ghì tay xe/ Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao / Có mối tình nào hơn thế nữa? không thể nhầm lẫn với giai đoạn nào khác bởi đó là vần thơ tràn đầy lãng mạn của thơ những năm đầu cách mạng Thơ thời kì này trực tiếp, gần gũi , nghe giản dị : Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều- Nguyễn Đình Thi; hình tượng người chiến sĩ – hình tượng nghệ thuật trung tâm được viết thật giản dị, họ đi ra từ cuộc sống lao động hàng ngày, họ bước vào chiến trường với quê hương anh nước mặn đồng chua/ làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.(Đồng chí- Chính Hữu )
3.2.3 Giọng điệu
Với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng trữ tình - sử thi, thơ ca thời kì này được thểhiện bằng giọng điệu thơ phong phú, đa dạng mà âm hưởng bao trùm là hào hùng, sảng
Trang 18khoái, lạc quan Tâm thế các nhà thơ tựa như những ca sĩ cất lên những giai điệu hào hùng,
hướng về quê hương xứ sở: Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát / Ca ngợi trăm lần Tổ quốc
chúng ta (Tố Hữu) Chất giọng hào sảng được hiện lên ngay ở tiêu đề thi phẩm, từ Gió lộng, Ra trận, Hai đợt sóng, Hoa dọc chiến hào, Mặt đường khát vọng , Vầng trăng và quầng lửa… đến: Người con gái Việt Nam, Dáng đứng Việt Nam, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng… Các nhà thơ như đều muốn vươn tới tầm không gian bao quát, cao rộng để: Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau / Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu (Tố Hữu)
Bên cạnh giọng hùng ca làm chủ âm, thơ ca giai đoạn này còn có thêm giọng trữtình thống thiết, xuất phát từ cảm hứng trước vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Namtrong những tháng năm gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng
TIỂU KẾT:
Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến những kiểu con người trong thơ văn
ba mươi năm sau Cách mạng là một trong những đóng góp nổi của nền văn học giai đoạn này Quan niệm ấy chịu sự quy định của ý thức nghệ thuật đương thời, nảy sinh
và phát triển trên cơ sở đề cao vai trò, tác dụng giáo dục, nêu gương của văn học trong quan hệ gắn bó và phục vụ các nhiệm vụ cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta Ý thức ấy là cơ sở khơi dậy những truyền thống tốt đẹp trong văn học dân tộc, làm phát triển một dòng văn học mang ý thức sử thi với những đặc trưng thẩm mĩ riêng Nhìn khái quát, dòng sử thi mới sau Cách mạng thiên về khám phá, thể hiện con người quần chúng, tiêu biểu là Công – Nông – Binh – lực lượng chủ yếu của cách mạng, luôn ý thức mối quan hệ và ý nghĩa công việc mình làm với tập thể, với cộng đồng; mang vẻ đẹp khỏe khoắn, mãnh mẽ của những hành động cống hiến, luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, hoặc biết điều chỉnh mình sao cho hài hòa với sự nghiệp chung… Những cảm nhận sự thi về con người ấy là cơ sở để sáng tạo ra những biểu tượng phong phú về con người quần chúng trong nhiều tác phẩm văn học 1945 – 1975 với các kiểu nhân vật sống đời sống kháng chiến và cách mạng, những hình tượng con người xả thân vì nghĩa lớn, tìm thấy giá trị đời mình trong sự gắn bó với cộng đồng, những con người hiện thân của dân tộc và thời đại Qua việc khảo sát các tác phẩm cụ thể, dù lĩnh vực con người cá nhân đã được đề cập đến nhưng chuyên đề đã nhận thấy con người trong văn học cách mạng 1945 – 1975 vẫn chủ yếu là hình tượng con người sử thi Cùng với những hình tượng nghệ thuật sinh động ấy, các phương diện hình thức nghệ thuật cũng được phát huy hiệu quả gắn với đặc trưng thể loại, tiêu biểu ở truyện ngắn và thơ ca, khiến cho quan niệm nghệ thuật
về con người trở nên mật thiết với quá trình sáng tạo, với toàn bộ các yếu tố của cấu trúc chỉnh thể trong tác phẩm văn học.
Trong quá trình ba mươi năm ấy, chúng ta có thể nhận ra các nhà văn đã sớm nhận ra và dần khắc phục những nhược điểm trong quan niệm và miêu tả con người, không ngừng làm cho hình tượng con người trong văn xuôi và thơ ca trở nên đa dạng
và có sức khái quát sâu rộng Tuy nhiên, về cơ bản, các nhà văn cũng chỉ đổi mới làm
Trang 19giàu có trong phạm vi quan niệm nghệ thuật về con người sử thi Khả năng cũng như hiệu quả cảm thụ và miêu tả con người của văn học giai đoạn này chỉ trở nên phong phú, sâu sắc hơn khi cùng với sự vận động của lịch sử, xuất hiện những bổ sung, đổi mới có tính chất loại hình về quan niệm con người Và điều đó đã được thể hiện khá rõ trong giai đoạn văn học sau 1975.
III Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975
1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa mới sau 1975 và sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người
1.1 Từ sự tác động của bối cảnh lịch sử xã hội mới, văn hóa mới…
Thắng lợi ngày 30/4/1975 đưa dân tộc ta bước vào một giai đoạn mới, đồng thời đánhdấu một thời kì mới của nền văn học dân tộc Sau khoảng 10 năm chuyển tiếp, văn họcbước vào giai đoạn đổi mới mạnh mẽ
Khác với hoàn cảnh chiến tranh, đời sống hòa bình đưa con người trở về với quỹ đạođời thường, tạo điều kiện nảy sinh những nhu cầu mới, những quan niệm thẩm mĩ mới, hìnhthành nên những lớp công chúng mới Ý thức cá nhân đã được đánh thức trở lại với những đòihỏi cụ thể, bình thường nhất Nhiều giá trị trong thời chiến đã đổi khác và thay thế nó lànhững hệ giá trị mới đang trong quá trình hình thành Đời sống văn hóa tư tưởng vì vậy cũng
vô cùng phức tạp, thậm chí khủng hoảng ở một bộ phận nào đó Tình hình đó đã tác độngmạnh mẽ vào ý thức của nhà văn và được phản ánh trong thực tiễn sáng tác
Bên cạnh sự đổi thay của xã hội - lịch sử trong nước, chúng ta cũng chịu ảnhhưởng trực tiếp của quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, đặc biệtmạnh mẽ từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự kết thúc của tình thế chiến tranh lạnhgiữa hai phe trên thế giới Đường lối đổi mới của Đảng đề ra chủ trương mở cửa, từng bướchội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, vì thế, ảnh hưởng của toàn cầu hóa ngày càng rõ rệtđến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng ở nước ta Toàn cầu hoá đã mở
ra nhận thức mới cho con người Việt Nam hôm nay Cái nhìn về con người từ đó cũng thayđổi Bên cạnh việc khẳng định những giá trị mang bản sắc dân tộc, con người còn được nhấnmạnh trong tính nhân loại, trong bản chất phổ quát của con người Mặc dù kinh tế nước tacòn chậm phát triển, nhưng con người Việt Nam hôm nay vẫn có những dấu ấn thể hiện tâmthức của con người thời đại hậu công nghiệp trên thế giới
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế, văn học Việt Nam không còn bị khép kíntrong tính chất khu vực của những nền văn học XHCN như trước đây mà đã từng bước mởrộng sự giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều nền văn học trên thế giới Các trào lưu, líthuyết văn học vốn đã quen thuộc, có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Tây trong thế kỉ XX
đã từng bước được giới thiệu và tiếp nhận ở Việt Nam qua việc dịch thuật (cả sáng tác và
lí luận), qua một lớp tác giả, công chúng có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với đời sống vănhọc thế giới, nhất là bộ phận người Việt ở hải ngoại Từ phân tâm học đến chủ nghĩa hiệnsinh, trào lưu tiểu thuyết mới, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đến chủ nghĩa hậu hiện đại, các
Trang 20quan niệm mới về tiểu thuyết ở phương Tây… đã dần trở nên quen thuộc với người viết vàcông chúng văn học ở nước ta.
Còn phải kể đến một trong những nhân tố tác động đến sự đổi mới quan niệm nghệthuật là những định hướng phát triển văn học nghệ thuật của Đảng và Nhà nước ta Đườnglối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng và sau đó là Nghị quyết 05 của Bộ chính trị vềmột số vấn đề văn hóa văn nghệ, cuộc gặp gỡ của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đạidiện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987… đã thực sự thúc đẩy công cuộc đổi mới văn họctheo tinh thần đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật Chưa bao giờ vai trò, trách nhiệmcủa người cầm bút và tính chân thực của văn học lại được đặt ra một cách ráo riết, toàn diệnđến thế Một không khí dân chủ trong đời sống văn hóa và văn học đã thực sự có tác độnglớn lao đến đội ngũ những người sáng tác
Tất cả những yếu tố nói trên đã làm biến đổi ý thức nghệ thuật của nhà văn và côngchúng văn học Trung tâm của sự đổi mới ý thức nghệ thuật đó chính là đổi mới quan niệmnghệ thuật về con người
1.2 …đến những đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975
Chịu tác động của hoàn cảnh thời chiến, văn học trước 1975 tập trung vào nhiệm vụgiáo dục con người mới, con người cộng đồng Hình mẫu con người được gửi gắm vàocác nhân vật lí tưởng Phát hiện con người cộng đồng trong mỗi cá nhân, con người như mộtsản phẩm hoàn hảo của hiện thực cách mạng là cống hiến của văn học thời vệ quốc Xungđột dân tộc và xung đột giai cấp đã buộc văn học đặt con người vào trong điểm nhìn ý thức
hệ Chiến tranh kéo dài khiến một số nguyên tắc miêu tả con người trở thành quy phạm.Con người bị lấn át bởi sự kiện, trở thành phương tiện “xâu chuỗi các sự kiện lịch sử”, giúpnhà văn khám phá và biểu hiện lịch sử
Văn học sau 1975 không thể không tự điều chỉnh khi cái phông thời đại đã hoàn toànthay đổi Ý thức về con người cá nhân, sự khích lệ tinh thần dân chủ khơi thông những ẩn ứcdồn nén, những khát khao được nghiên cứu, thể hiện con người trong văn học Văn học đãthực sự có nhiều phát hiện phong phú về con người và điều đó khẳng định bước trưởng thànhcủa tư duy nghệ thuật Xuất phát từ quan niệm con người không đơn trị, con người đa diện,con người luôn biến đổi, phức tạp, bí ẩn…., văn học giai đoạn mới ít có những nhân vật đẹphoàn hảo, nhất phiến Nhân vật đời thường, phàm tục đi vào tác phẩm, hiển hiện như lẽ tựnhiên Con người bị đồng tiền làm cho biến dạng, trở nên độc ác, con người cứng đờ, đónghộp trong khuôn mẫu, tẻ nhạt, tham lam, con người dị dạng, tha hóa, giống quỷ hơn giốngngười, con người xơ cứng với những giáo điều và niềm tin mù quáng, con người u mê, tămtối, hoang dãc con người ắp đầy tham vọng, sẵn sàng đánh đổi cả tình thân, nhân tính cho uyquyền và danh lợi - Con người từ điểm nhìn sử thi đã được đặt vào điểm nhìn thế sự, đời tư.Con người đa ngã, phức tạp, bí ẩn tạo ra nhiều đối thoại với con người trong văn học giai đoạntrước đó, nhưng lại xác thực hơn với những gì diễn ra trong thực tại của cuộc sống mỗi mộtcon người
Trang 21Trong giới hạn cho phép, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ vấn đề trong phạm vi vănxuôi (chủ yếu là truyện ngắn, tiểu thuyết, kí – các thể loại phát triển vượt trội, tạo ra gươngmặt mới cho văn học) và thơ sau 1975, trên bình diện nội dung và sự đổi mới trên phươngdiện nghệ thuật.
2 Sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người ở phương diện nội dung của văn học sau 1975
2.1 Tiếp tục khuynh hướng ca ngợi những phẩm chất con người nhưng ở những cung bậc đa dạng
Vừa bước ra khỏi chiến tranh, dư âm của cuộc chiến vẫn còn, hào khí mang tínhcộng đồng vẫn khắp, cộng với niềm vui đất nước thống nhất nên trong một số lượng sángtác nhất định, các tác giả vẫn tiếp tục hướng đến ca ngợi những con người mang tâm thếnhập cuộc tích cực gắn với thành tố tập thể, sự phân tuyến ranh giới giữa tốt xấu, thiện ácvẫn tương đối rạch ròi So với giai đoạn trước, văn học đã tiếp tục một cuộc khám phá sâuhơn về con người trên cảm hứng nhân văn sâu sắc với những cung bậc đa dạng
Cùng với hướng tiếp cận chiến tranh ở cự li gần, từ chiến hào vào người lính hoặc
những cán bộ chỉ huy ở đơn vị cơ sở (các tiểu thuyết Trong cơn gió lốc – Khuất Quang Thụy, Năm 75 họ đã sống như thế - Nguyễn Trí Huân, Họ cùng thời với những ai – Thái
Bá Lợi) là cách tiếp cận chiến tranh từ cái nhìn toàn cục (kí sự Tháng Ba ở Tây Nguyên – Nguyễn Khải, Đại thắng mùa xuân – Văn Tiến Dũng, Đất miền Đông – Nam Hà) Từ đỉnh
cao của chiến thắng trọn vẹn, nhìn lại và tái hiện những khó khăn, thậm chí cả những thất
bại tạm thời của ta trong chiến tranh cũng chính là cách khẳng định những giá trị lớn lao
của sự hi sinh và ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng.
Bên cạnh việc tiếp tục bộc lộ khuynh hướng ca ngợi những con người giàu truyềnthống đấu tranh cách mạng, mang đậm những phẩm chất của tâm hồn Việt, văn học sau
1975 đã nhìn nhận con người dưới góc độ đời tư mang tính chất “phi sử thi hóa” (TrầnĐình Sử) Hình tượng con người ở nhiều tác phẩm giai đoạn trước đổi mới không chỉ xuất
hiện như những giá trị để khẳng định tư tưởng xả thân mà chủ yếu là sự tự khẳng định
những giá trị bản thân trong ngọn lửa cách mạng Mảnh đất tình yêu với phẩm chất tốt
đẹp trong mỗi người vẫn được Nguyễn Minh Châu thể hiện bằng niềm tự hào và ngợi casâu sắc Với những truyện của Chu Lai, Khuất Quang Thụy… người đọc tìm thấy ý chí vàphẩm chất tuyệt vời của người lính: quả cảm, chân thành, cố gắng thích nghi, hội nhập vớicuộc sống mới
Nhưng chiến tranh không chỉ được nhìn từ mặt trước mà còn được nhìn từ phía sauvới bao nỗi đau trĩu nặng, bao nhức nhối khó lành Họ nói về niềm vui chiến thắng, nhưngcòn nói nhiều hơn về sự hi sinh, về những chịu đựng thầm lặng của nhân dân, về nhữnggương mặt đồng đội, kẻ còn người mất Nói khác đi, trong khi cố gắng miêu tả sự lớn lao,
kỳ vĩ của Tổ quốc, các nhà thơ đã quan tâm trực diện đến số phận của cá nhân, thậm chí
nhiều khi số phận của đất nước được đo ướm bằng nỗi đau của cá nhân: Một mình một
mâm cơm/ Ngồi bên nào cũng lệch/ Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền (Hữu
Thỉnh - Đường tới thành phố) Ý thức về thế hệ mình với sự lựa chọn trách nhiệm trước
Trang 22lịch sử, bên cạnh lòng tự hào, còn có cả nỗi xót xa: Chúng tôi đã đi không tiếc cuộc đời
mình/ Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc (Những người đi tới biển – Thanh Thảo) Trong những tác phẩm này, mặc dù
cái bi chỉ là yếu tố để làm nổi bật cái tráng nhưng rõ ràng, cái nhìn về chiến tranh đã sâu
hơn, gắn nhiều hơn với những suy tư cá nhân về số phận dân tộc và số phận con người.
2.2 Con người tự ý thức
Từ sau 1975, cuộc sống đã dần trở lại với quy luật bình thường của nó cùng lúc conngười đối mặt với những biến động, đổi thay của xã hội Guồng quay xã hội gián tiếp cho ýthức cá nhân thức tỉnh, họ quay về đối diện chính mình, với những đòi hỏi riêng của mỗingười, mỗi số phận Và người cầm bút, bằng tư duy phân tích và cái nhìn đời tư đã khámphá con người ở phương diện tự ý thức
bi tráng nổi trội trong các sắc điệu thẩm mĩ của tác phẩm Bước vào những năm 80, cái Tôi
sử thi mờ dần, thay vào đó là cái tôi thế sự với những xúc cảm khác, những nỗi buồn, sự lo
âu, tâm trạng xót xa day dứt trước hiện trạng xã hội, nhân thế Với xu hướng đào xới đếntận cùng bản thể con người, cái tôi cá nhân được khai thác ở mọi bình diện, tầng bậc, trongmọi mối quan hệ
Tự nhận thức về cái tôi đi liền với ý thức tự vấn, là xu hướng nổi bật ở nhiều tác
phẩm Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là một truyện ngắn luận đề về tính đa diện, nhiều
mặt trong một bản thể Quá trình tranh đấu, tự thú của người họa sĩ chính là quá trình con
người ngồi trước tấm gương soi vào nhân cách Tiếp tục hướng này, tác giả cho Lực (Cỏ lau) không ngừng day dứt về quãng đời quá khứ Giang Minh Sài (Thời xa vắng) khi nhận ra
mình “sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp mặt mọi người, chứ không phải chohạnh phúc của mình”, đã quyết định trở về quê hương làm lại cuộc đời Các nhân vật trữ tìnhtrong thơ cũng không nguôi khắc khoải về bản ngã của mình Khi cái cá nhân không còn là
“ngọn gió siêu hình” ở thời đại mới, những lời tự vấn: Mà sao tôi chẳng là tôi (Ngô Minh),
Ta là ai, thăm thẳm có ta không (Trần Nhuận Minh) là sự nhận thức về vị trí của cái tôi với
những giá trị của riêng nó, không chấp nhận sự áp đặt từ bên ngoài, tẩy chay lối sống bầy đànphi bản sắc
Con người cá tính hiện nay đang được khẳng định như một giá trị Đó là nhu
cầu ý thức về mình, xác định chỗ đứng của mình trước thế giới và trong các quan hệ xã hội,
cá nhân Hiện tượng lấy tên mình đặt cho một bài thơ, một tập thơ không còn là hiếm nhưmột cách khẳng định cái tôi ngay từ tiêu đề tác phẩm (Trang Thanh - Trang Thanh, Vili inlove - Vi Thuỳ Linh…) Con người ngày nay có khát vọng tạo dựng một chân dung riêng
Trang 23biệt của mình trong thơ Đó có thể là chân dung ngoại hình, nhưng quan trọng hơn cả vẫn
là chân dung tinh thần Con người cá tính dám làm và dám chịu trách nhiệm về những việc
đã làm, dù có thất bại nhưng luôn tỏ ra kiêu hãnh Khát vọng khẳng định cái tôi cá tính cònthể hiện ở chỗ mỗi nhà thơ đều cố gắng tìm cho mình một phong cách riêng, giọng điệuriêng, đặc biệt là ở các nhà thơ trẻ như Nguyễn Quang Hưng, Thụy Anh, Lữ Thị Mai, ĐiệpGiang, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly
Dám nhìn thẳng vào thế giới riêng tư của cái Tôi, các tác giả cất tiếng nói mạnh mẽ về
nhu cầu tình yêu trần thế Văn học trước 1975 do yêu cầu của thời đại, nói về tình yêu đôi
lứa chẳng qua là để nói về vẻ đẹp lý tưởng, vẻ đẹp của đức vị tha, lòng dũng cảm và sựthuỷ chung Văn học sau 1975, khi những nghĩa vụ công dân, trách nhiệm cộng đồng đãhoàn tất, con người có nhu cầu trở về với tình yêu trần thế, rất thực, rất đời nên rất phongphú và sâu sắc Tình yêu với các dạng thái và cung bậc của nó, từ những rung động banđầu cho đến tình yêu mang màu sắc nhục thể đều hiện lên trên những trang viết vừa tinh tế,gợi cảm, vừa táo bạo, quyết liệt, vừa nồng nàn, đằm thắm của các nhà văn, đặc biệt là cáccây bút nữ Với quan niệm “Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào mà khổ đau cũng đầythi vị Chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp”
(Gió thiên đường – Trần Thùy Mai), không chỉ những người đàn bà bình thường mà những
cô gái bị khiếm khuyết về ngoại hình như Nấm (Đàn bà xấu thì không có quà - Y Ban)
cũng luôn mơ ước “Một tình yêu, tình dục, một chồng vợ, một mái ấm gia đình và nhữngđứa con” Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài, thơ Vi Thuỳ Linh ta như ngheđược tiếng reo hò khởi loạn của cõi thầm kín, vốn là vùng cấm bao đời nay bị thứ văn họcsạch sẽ thơm tho chôn chặt, giấu kỹ Nhân vật trong tác phẩm của Dương Thu Hương,Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Hồ Thị Hải Âu, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư,
… đa số đều ráo riết trong hành trình kiếm tìm một tình yêu lí tưởng, đắm say, duynhất Ít người trong số họ đạt được mơ ước, thậm chí nhiều người rơi vào bi kịch, tuynhiên, con người vẫn không từ bỏ sự lựa chọn của mình
2.2.2 Khát vọng kiếm tìm bản thể
Có thể nói, để khẳng định bản sắc riêng, con người buộc phải tham gia vào cuộckiếm tìm Ở văn học sau 1975, con người khao khát truy tìm cái thuộc về bản ngã, thuộc vềcái tôi, muốn sống thực với khao khát, thể hiện khát vọng sinh tồn, tìm lí tưởng cho chínhmình, không a dua, chống lại sự mỏi mòn của công thức, của khuôn khổ định sẵn
Trong văn học dân gian, sự kiếm tìm khởi nguồn từ khi loài người băn khoăn,muốn cắt nghĩa về nguồn gốc của mình và toàn bộ thế giới xung quanh Ở văn học viếtthời kỳ trung đại, khi con người về cơ bản bình ổn với những chuẩn mực, giá trị chungđược định ra theo khuôn mẫu của cộng đồng, khát vọng kiếm tìm chỉ gắn với những conngười dám hoài nghi những gì có sẵn, họ trăn trở trong hành trình tìm kiếm lí tưởng mớicho bản thân (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát…) Đến thời kì hiện đại, văn họckiếm tìm sự tự do trong cá tính, khát vọng bứt phá khỏi những ngột ngạt của đời sốngthường nhật Đặc biệt, ở thời kỳ đương đại, con người khao khát kiếm tìm giá trị của cánhân, của nhân cách và những hệ giá trị trong mối quan hệ người – người Tìm những gì họ
Trang 24đã trải qua, đã đánh mất, nhìn nhận lại những giá trị đích thực của bản thân, đánh giá vị trícủa mình trong cõi nhân sinh thế tục là hành trình muôn thuở của con người Càng có ýthức sâu sắc về mình, con người càng khao khát tìm kiếm Dù trong hành trình kiếm tìm ấy,
có thể nó va vấp, lầm lạc, không ai hiểu và đôi khi phải trả giá rất đắt Tuy nhiên nó chấpnhận tất cả Bởi điều con người quan tâm là được sống theo những suy nghĩ, những chân lícủa mình, tìm ra nguồn cơn sự thật, được thể hiện, khẳng định mình trong cuộc sống
Trong văn xuôi, c on người kiếm tìm đã manh nha trong tác phẩm của các nhàvăn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, xuất hiện nhiều trong tác phẩmcủa các nhà văn lớp sau: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phan Thị VàngAnh, Hồ Thị Hải Âu, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn BìnhPhương… Dù mức độ quan tâm thể hiện khác nhau nhưng các nhà văn đã có tiếng nóichung về khát vọng “tìm mình” trong cõi nhân sinh của con người Những trải nghiệm vànhững điều chưa tới có thể làm con người vừa tò mò, vừa hoang mang, hoài nghi, thậmchí tuyệt vọng, nhưng họ vẫn ra đi dù hành trình đó hầu như đều thất bại
Thời hậu chiến, con người lâu nay quen đồng bộ, đồng bộ ở cách nghĩ, cách viết vàphần nào đó cách sống, đột ngột bị đẩy vào tình thế buộc nhìn lại mặt mình: ta thấy mìnhkhông giống ai, đúng hơn – giống tất cả mọi người mà không nét nào là của mình Thế nên,
nỗi hoài nghi về sự phản ánh trung thực của diện mạo về nhân cách con người là sự ám ảnh
trong nhiều bài thơ Nhận ra cuộc đời mỗi người chỉ như “góc diễn tấu vỉa hè hay trang
trọng sân khấu thời cuộc” (Mặt – Trần Quang Quý), các nhà thơ thể hiện khát vọng ráo
riết tìm lại mặt thực, nhân cách thực của chính mình: “Mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt
mình đi tìm mặt/ Ta đói mặt người ta khát mặt ta” (Người đi tìm mặt - Hoàng Hưng).
Tuyên ngôn của Trần Quang Quý: “Hãy lột chiếc mặt nạ tự phỉnh mình” (Quen) là tiếng
thơ kêu đòi tự do cho cá thể bị đánh cắp, mặt người bị đánh cắp Cách cảm nhận đó đã thểhiện một cái nhìn duy lý, biện chứng đối với cuộc sống phức tạp đa chiều chứ không phải
là một cách nhìn khuôn sáo một chiều đơn giản, đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm mộtcách cấp thiết của người nghệ sĩ với những vấn đề nhân bản của con người thời đại Xétđến cùng, những tiếng gọi mặt ráo riết, cuộc trốn chạy hoảng hốt khỏi sân khấu thời cuộc,chính là sự thể hiện của một nhân cách tỉnh táo- ý thức được thực trạng, dám nhìn thẳngvào sự thật, và khát khao muốn được là mình, muốn sống thật với chính mình!
2.2.3 Ý thức về giới
Trong hành trình nhận thức về cái tôi và khát vọng kiếm tìm bản thể, văn học sau 1975còn thể hiện sự thức tỉnh mạnh mẽ của cá nhân thông qua ý thức về giới
Một số cây bút nữ hết sức hứng thú khi đặt vấn đề về khẳng định cái tôi làm
chủ, thoát khỏi sự phụ thuộc vào nam giới N gười phụ nữ sẵn sàng “đột phá”
thành trì vốn được coi là đặc quyền, thế mạnh của đàn ông, đó là tình dục Họ sẵnsàng chủ động bày tỏ ham muốn, tìm kiếm sự thăng hoa, phá bỏ thế thượng phong của
nam giới (Gia đình bé mọn, Bóng đè, Nhân gian, Đức Phật, nàng Savitri và tôi…), thực hiện cơ chế tự yêu, tự soi ngắm, tự thỏa mãn (Tự, Người đàn bà trước gương,
Vân Vy, 1981…) Làm chủ tư duy, khẳng định bản lĩnh cá nhân cũng chính là một
Trang 25hình thức xác lập cái tôi không phụ thuộc của nữ giới (Diễm trong Bước hụt, Cải trong
Bi kịch nhỏ của Lê Minh Khuê; các nhân vật nữ trong Mười ngày, Khi người ta trẻ của
Phan Thị Vàng Anh…) Sự đề cao mẫu tính của người phụ nữ chính là một hình thứckhẳng định những ưu việt và vai trò của nữ giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội
Cái nhìn khá thẳng thắn về vấn đề đồng tính (Một thế giới không có đàn bà (Bùi
Anh Tấn), Song song (Vũ Đình Giang), 1981 (Nguyễn Quỳnh Trang)) cũng là tiếng nói
mong muốn được nhìn nhận bình đẳng…
2.2.4 Theo đuổi những đam mê riêng, vượt qua khuôn thước số đông
Khi nhận thức về giá trị của cái tôi, con người cá nhân luôn có khát vọng tìm kiếm
những giá trị đích thực của đời sống Nhân vật Nhĩ (Bến quê) đã đi gần hết cuộc đời
mới nhận ra rằng anh đã phiêu lãng và viển vông nơi những vùng đất xa xôi, trong khi hạnhphúc giản dị hiện tồn ngay ở bên cạnh, ở người vợ hiền, ở vẻ đẹp bình dị mà quyến rũcủa một bãi bồi bên kia sông Nhân vật của Tạ Duy Anh, Nguyễn Khải đem đến suy cảm
về sự mỏng manh, hữu hạn kiếp người, để rồi tìm được câu trả lời: “Sống hết mình cho một
lí tưởng cao cả là cách sống dài nhất” Các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
(Cải ơi, Dòng nhớ, Cuối mùa nhan sắc, …) đều tìm đến ý nghĩa của sự sống bằng cách
sống như mình mong muốn Cái mà họ theo đuổi đôi khi hết sức giản đơn mà cái giá phảitrả cho nó thật nghiệt ngã Giá trị của con người nằm ở chỗ, người ta đã nhận ra mình nênsống như thế nào để được là chính mình
Cá nhân con người luôn có những lựa chọn khác nhau nhằm thực hiện đam mê,
khát vọng Họ có thể kiếm tìm tình yêu lí tưởng như những người phụ nữ trong truyện của
Dương Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Huệ (Cát đợi, Tình yêu ơi, ở đâu?, Hậu thiên đường,
Sơ ri đắng, Tân cảng, Giai nhân) Họ cũng khao khát kiếm tìm sự nghiệp lí tưởng như Tự
(Đám cưới không có giấy giá thú), họa sĩ Xuân Tư (Bán cốt – Võ Thị Hảo).
Có thể nói, tự ý thức là phẩm chất của con người trong đời sống Khi còn ý thức
về bản thể, về nhân vị, khát vọng kiếm tìm còn tiếp tục thiêu đốt họ Khi phản ánhkhát vọng tự vấn, kiếm tìm của con người, văn học sau 1975 đã thực sự khẳng định đượcgiá trị nhân bản của nó
2.3 Con người bi kịch
Nếu nhân vật trong văn học 1945-1975 được khắc họa trong tư thế làm chủ và vượtlên hoàn cảnh thì nhân vật trong văn học sau 1975 với bản chất con người thực của đờithường, không phải lúc nào cũng vượt lên được hoàn cảnh Họ rơi vào bi kịch Bi kịch ấygắn với sự tan vỡ của giấc mơ, sự bất lực trước những đòi hỏi tất yếu, trước sự tha hóa củanhững giá trị đời sống không gì ngăn cản nổi; nó cũng gắn với sự tự ý thức về cái khó chia
sẻ khi một mình đối diện với nỗi đau, đặc biệt là nỗi đau tinh thần
2.3.1 Bi kịch cô đơn
Nhìn con người bằng thước đo nhân bản, văn học sau 1975 đã phát hiện ra sự khôngtương hợp giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cá nhân với chính nó trong sự biến đổi dữ dằn
của thời cuộc Kiểu nhân vật cô đơn lạc thời, bất hòa với môi trường sống trở thành một
mẫu người tương đối phổ biến trong văn xuôi, đặc biệt xuất hiện nhiều trong tác phẩm của
Trang 26những nhà văn viết ở cả hai giai đoạn trước và sau 1975 Với Sắm vai, Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu biểu hiện khá sâu sắc sự cô đơn của con
người trong khả năng tự ý thức về chính mình Nguyễn Khải đưa ra hàng loạt cảnh báo về
những vết nứt không thể hàn gắn trong gia đình Tiến (Một cõi nhân gian bé tí), tướng Thuấn (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp), Trung tướng giữa đời thường (Cao Tiến Lê)
cả đời trận mạc nhưng thực sự ngơ ngác “luống cuống khổ sở”, thậm chí “kinh hãi đauđớn, trước lối sống ô trọc, hỗn tạp”của đời thường
Nhiều nhà văn nữ như Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Lê Minh Khuê, Dạ Ngân… gặp nhau trong nhận thức hết sức tinh tế về sự vênh lệch
giữa các thế hệ trong gia đình khi cha không hiểu con, vợ không hiểu chồng, chị em
không hiểu nhau (Khi người ta trẻ, Kịch câm, Chị em họ…)
Bên cạnh việc xây dựng kiểu con người cô đơn do bất hòa với thời đại và môi trường
sống, văn xuôi sau 1975 còn xây dựng kiểu con người cô đơn do bị ruồng bỏ, hắt hủi Đa
số, họ là những con người vì lí do này hay lí do khác bị loại ra khỏi xã hội, bị ngăn cáchtrong quan hệ đồng loại, quan hệ với người thân Họ không có nơi chốn để trở về dù gia
đình họ ngay bên cạnh Hằng (Những thiên đường mù), lão Thiệt (Ngày xửa ngày xưa), những con người khuyết tật, dị dạng, mồ côi như Đăng (Tâm hồn mẹ), Khó (Trái tim hổ), Cún (Cún) mang nỗi đau là những kẻ lạc loài Có thể nói, hoàn cảnh, môi trường là một
tác nhân không nhỏ tạo ra sự trống trải, cô độc, lạc loài của con người ngay trong cuộc sốngcủa chính nó Đó cũng là một cảnh tỉnh với mỗi chúng ta, khi con người đang bị phân rãthành những mảnh vỡ rời rạc, lạc điệu, vô âm sắc
Khi ý thức về cá nhân phát triển ở trình độ cao, con người có nhu cầu khám phá sâu
vào bản thể, tự cô đơn vì vậy càng bộc lộ nhiều hơn Không hòa mình vào nhịp sống
chung của xã hội, những cái tôi của thế hệ mới tách ra, sống với những tín điều của riêng
họ về giá trị đạo đức, về nhân cách, về lí tưởng Dĩ nhiên, vì cái nhìn khác người mà cái tôi
có thể phải trả giá đắt Và cũng vì điều đó, cái tôi ấy hoàn toàn cô đơn, giữa đám đông,
trong gia đình, giữa những người thân thuộc nhất Điển hình cho tư tưởng này là Thiên sứ, (Phạm Thị Hoài), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối… (Tạ Duy Anh)…
Buồn, cô đơn cũng trở thành cảm giác thường trực trong thơ Có nỗi buồn về thầntượng bị gẫy đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn TrọngTạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện tồn tại mà
“xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và có những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa: Em
chết trong nỗi buồn - Chết như từng giọt sương - Rơi không thành tiếng (Lâm Thị Mỹ Dạ).
Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến Tuy nhiên cũng xuất hiện không
ít nỗi đau giả, những tiếng khóc vờ vì cảm xúc hời hợt và thói triết lý vặt trong thơ Thậmchí, việc nói quá nhiều đến nỗi buồn, kể lể dài dòng về chúng một cách nông cạn đã khiếncho không ít tác phẩm rơi vào tình trạng mòn sáo Điều quan trọng là nhà thơ phải thể hiệnđược những nỗi buồn sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản
Nếu đem so sánh, có thể thấy trong văn học 1930-1945, đặc biệt là Thơ Mới một thờicũng chăm chú khai thác nỗi cô đơn của con người, nhưng cơ bản vẫn là cái cô đơn cá thể,