1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài “haecceitas” (sở ngã tính) và “dasein” (hiện tính thể) trong quan niệm của j.d.scotus và m.heidegger

22 615 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nghiên cứu triết học Đề tài: " “HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH)“DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG QUAN NIỆM CỦA J.D.SCOTUS M.HEIDEGGER " “HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH) “DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG QUAN NIỆM CỦA J.D.SCOTUS M.HEIDEGGER ALEXIS TRẦN ĐỨC HẢI (*) Nghiên cứu so sánh hai khái niệm “Haecceitas” (Sở ngã tính) “Dasein” (Hiện tính thể) trong quan niệm của J.D.Scotus M.Heidegger, làm rõ sự tương đồng khác biệt trong quan niệm của các ông về hai khái niệm này, trong bài viết này, tác giả đã cho thấy, cả D.Scotus lẫn M.Heidegger đều muốn nhấn mạnh cá nhân tính, độc nhất tính, tính cao cả phẩm giá con người. Song, do bối cảnh lịch sử văn hoá rất khác xa nhau, trong quan niệm của các ông đã có sự khác biệt. Do vậy, mặc dầu cả hai ông đều phát hiện ra “nỗi cô đơn tột cùng” “tính thể quy tử” của mỗi con người, song cách giải thích của hai ông về vấn đề này cũng không giống nhau. Sự khác biệt này bắt nguồn từ sự hiểu biết rất khác nhau về ý nghĩa của hiện hữu tính. Chào đời ngày 26-9-1889 tại Messkirch, miền tây nam nước Đức, có cha mẹ là người Công giáo đạo đức, Martin Heidegger học triết học với tư cách là một ứng sinh trẻ cho chức linh mục Công giáo, “nhưng sau hai năm(1) học thần học tại Đại học Freiburg, chứng đau tim tái diễn làm tắt các hy vọng này”(2). Những năm học thần học như thế đã giúp Heidegger làm quen với triết học Kinh viện thời Trung cổ theo trường phái Aristotle. Thời gian này, Heidegger gặp một vấn đề có tầm quan trọng hiện đại - “Vấn đề trạng thái của ý nghĩa luận lý”. “Xác tín rằng các nguồn của Kinh viện – nhất là Scotus, một triết gia sắc sảo vào bậc nhất về luận lý hiện sinh của thời Trung cổ, có thể giúp ông thành công trong việc giải quyết các vấn đề này”, nghĩa là “một vấn đề mang ý nghĩa siêu hình: luận lý học đòi hỏi “viễn ảnh đích thực của nó”, đó là siêu hình học” (FS 2. 406)(3). Ông muốn thực hiện cuộc đối thoại với John Duns Scotus (1266 – 1308) từ lập trường của triết gia Edmund Husserl luận lý học hiện đại của Đức(4). Việc này dẫn đưa Heidegger viết cuốn sách nổi tiếng về Duns Scotus - Lý thuyết các phạm trù ý nghĩa trong học thuyết Duns Scotus (luận án phong hàm Giáo sư tại Đại học Freiburg năm 1915)(5) và tập bài giảng bậc đại học năm 1915 mang tựa đề Khái niệm thời tính trong khoa học lịch sử. McGrath cho rằng, “món nợ của Heidegger với Doctor Subtilis (Tiến sĩ tế vi - Scotus thường được gọi như vậy) sống cuối thế kỷ XIII được thể hiện ở trang đầu cuốn “Thể tính thời tính”, trong đó ông không hỏi về hữu thể, nhưng hỏi về ý nghĩa của hữu thể, ông viết: “biên độ khả thể tính thì rộng lớn hơn thực thể tính”(6). Các chi tiết lịch sử này về mối liên hệ giữa Heidegger(7) - một triết gia hiện tượng luận hiện sinh nổi tiếng của thế kỷ XX, một triết gia kiêm thần học gia sống vào cuối thế kỷ XIII, đã dẫn tôi cố gắng so sánh đặc tính riêng về triết học của hai người: “Dasein” “Haecceitas”. Qua hai thuật ngữ này, Scotus và Heidegger đều muốn nhấn mạnh đến cá nhân tính, độc nhất tính, tính cao cả và phẩm giá con người. Tuy nhiên, do hai bối cảnh lịch sử văn hóa rất khác xa nhau, “nhất là do khái niệm con người có về chính bản thân mình”(8) có thể đã không xuất hiện một số khác biệt trong quan điểm tác động lên thái độ hiện sinh của hai vị trong cuộc sống? Sau đây, tôi sẽ lần lượt trình bày Haecceitas, Dasein của Scotus Heidegger để sau đó, so sánh hai khái niệm này trên một số điểm chính. 1. Haecceitas(9) 1.1. Định nghĩa Xét về từ nguyên, từ Latinh này – một từ ngữ của triết học Trung cổ, do Duns Scotus đặt ra – thường được dịch là “this-ness” (“sở ngã tính”, từ chữ haec, nghĩa là "cái này"), đối lập với chữ “quidditas”, "whatness" (“yếu tính”, từ chữ quid, có nghĩa là "cái gì") để nói lên các phẩm chất riêng, đặc tính hoặc đặc điểm của một vật làm cho vật ấy trở nên một vật đặc biệt, nghĩa là lý do tại sao cá nhân này là cá nhân này chứ không thể là cá nhân khác(10). “Thisness” (sở ngã tính) là yếu tố quyết định, riêng biệt cho cá nhân ấy, làm cho cá nhân ấy vốn là cá nhân hóa thành một người, chẳng hạn biết người ấy chắc chắn là Socrates, chứ không thể là Plato, hoặc Aristotle. Chẳng hạn, Socrate-tính có thể diễn tả “haecceity” của Socrates; Platon-tính là “haecceity” của Plato, v.v Nói tóm lại, đó là tính độc nhất, sự hoàn hảo duy nhất, tính độc đáo(11) tạo cho mỗi người mỗi vật có một giá trị nội tại miên viễn. Triết gia Gabriel Marcel có lý khi nói: “Điều hiện hữu đáng kể, đó là cá nhân này, là thực tại cá nhân tôi”(12). Allan B. Wolter tóm lược về “chức năng hai mặt của “Haecceity” (Sở ngã tính) hoặc “Thisness” (Sở ngã) như sau: (1) nó làm cho mỗi cá nhân là độc nhất không thể có bản sao, ngay cả bởi Thiên Chúa toàn năng; (2) nó phân biệt tận gốc tận cùng cá nhân này với cá nhân khác, dù các cá nhân này khác biệt hoặc giống nhau trong chủng loại”(13). 1.2. Tính chất đa chiều của Haecceitas (Sở ngã tính) 1.2.1. Di sản linh đạo Phan Sinh Scotus ủng hộ cá nhân tính độc nhất cụ thể, không chỉ vì ông “đi theo xu hướng đặc biệt của trường phái Oxford”(14) - nơi mà ông đã dành phần lớn phần đời trí thức với tư cách một sinh viên sau đó là giáo sư(15), mà còn vì ông thừa hưởng sự chọn lựa này từ thánh Phanxicô Átxidi - một con người vô địch về cổ vũ trong luật Dòng tầm quan trọng của mỗi cá nhân, bằng cách nhường phần lớn cho linh hứng ơn Chúa dẫn dắt. Chính cá nhân là quan trọng nhất cho vũ trụ trật tự của Chúa là một giá trị không thể chuyển nhượng được trong cái nhìn của Chúa. Thái độ tôn trọng của thánh Phanxicô đối với mỗi một cá nhân là một sự tôn trọng, bất chấp cá nhân đó là ai, bất kể các đức tính sự nghiệp mà cá nhân ấy đáng hưởng, chỉ bởi cá nhân ấy được Thiên Chúa sáng tạo một cách đặc biệt. Thánh nhân đã khuyên nhủ chúng ta: “Anh em hãy thể hiện phẩm giá mà Chúa trao cho anh em”. Nét độc đáo này của truyền thống linh đạo Phan Sinh đã làm cho một triết gia nghiên cứu về thời Trung cổ - J.W. Thompson khẳng định mạnh mẽ: “Một cá nhân luôn có giá trị hơn mọi vật phổ quát trên thế giới… Thiên Chúa không dựng nên thế giới vì lợi ích của con người phổ quát, nhưng vì lợi ích của từng cá nhân một”(16). Người ta có thể nói rằng, Scotus biết lợi dụng ngôn ngữ triết học để diễn tả điều đã được thánh Phanxicô thể hiện cụ thể trong cuộc đời Ngài. Thật vậy, khi nhìn thế giới, thánh Phanxicô yêu thương mọi loài thụ tạo, loài động thực vật cũng như loài bất động, bởi thật ra trong Giao ước, Thiên Chúa đã có sự cam kết không chỉ với loài người, mà còn với mọi loài mà Người đã dựng nên (xem St. 9, 12-13): “Thay vì nói Sở ngã tính, Ngài nói anh chị em”(17). Trong tạo dựng, con người chúng ta cũng ngang bằng với các loài thụ tạo khác, bởi tất cả mọi loài thụ tạo đều diễn tả Chân, Thiện, Mỹ của Thiên Chúa(18). Thánh Phanxicô sống “haecceitas” của Anh Mặt Trời, Chị Mặt Trăng, chị Chết, anh Lửa, anh Leo, anh Bernard… “Mọi loài trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa là anh chúng ta, là chị chúng ta, như thánh Phanxicô đã gọi một cách thi vị trong Bài ca mặt trời, hoặc Bài ca các tạo vật”. Bài ca này giúp chúng ta tôn trọng mọi tạo vật do Chúa tạo nên nhất là, tôn trọng Trái đất quí giá này, con tàu vũ trụ xinh đẹp của chúng ta, tài sản chung của cả nhân loại”(19). 1.2.2. Sự độc nhất bí nhiệm Tuy nhiên, nói chung, haecceitas được hiểu một cách sống động nhất trong mối quan hệ giữa con người với con người. Nó liên can đến mỗi cá nhân, nhắc đến thực tại sau cùng của mỗi hữu thể(20) vốn chỉ được một mình Chúa biết rõ mà thôi. “Bằng cách loại bỏ thuyết yếu tính của Platon, Scotus đặt bước đầu cho việc cá nhân hóa thực sự, mà nguyên lý không gì khác hơn là ultima realitas entis(21) (thực tại sau cùng của hữu thể); các loài thụ tạo tìm thấy ở đây sự biện minh đầy đủ của mình”(22). Mỗi cá nhân là một hữu thể vốn dĩ đã phong phú hơn yếu tính riêng của mình. Như vậy, Haecceitas là sự hoàn hảo sau cùng của một vật, một sự hoàn hảo cần thiết cho sự hiện hữu cụ thể của một vật. Cá nhân chỉ hiện hữu trong ý nghĩa đầy đủ của hạn từ như thế, bởi chỉ một mình nó là hữu thể đích thực(23), có một “nỗi cô đơn tột cùng”(24) do vậy, nó tạo nên sự bí nhiệm của căn tính mỗi cá nhân. Ingham đã diễn tả tuyệt vời căn tính duy nhất bí nhiệm này của mỗi con người qua mọi thời gian, như sau: “Haecceitas nêu ra được điều không thể diễn tả trong mỗi hữu thể. Tính thánh thiêng của mỗi người, cả của mỗi hữu thể, được diễn tả một cách triết học trong từ ngữ Latinh này. Theo Scotus, trật tự được tạo thành…, được phú cho một ánh sáng nội tâm, ánh sáng này chiếu rọi ra ngoài từ tận nguồn mạch bên trong của nó… Nguồn ánh sáng này đã được Đấng Tạo hoá ban cho mỗi hữu thể. Mỗi hữu thể trong trật tự sáng tạo đã sở hữu một phẩm giá nội tại; phẩm giá này được Thiên Chúa yêu thương ban tặng cùng với một sự thánh thiện vượt quá khả năng hiểu biết của chúng ta”(25). Việc nhấn mạnh vào tính cao cả phẩm giá của con người - cái vốn làm thành chiều kích hiện sinh của học thuyết Scotus đã giúp Scotus đồng thời nhấn mạnh cả sức mạnh tự quyết nội tại (ab intrinseco) của ý chí đối với sự thiện được khám phá - điều này được ý chí thể hiện một cách tự tại -, để rồi, sau đó ông mới nhấn mạnh đến sự tự do tình yêu(26). Sự tự do không phải là cái gì khác hơn ngoài lý do mà nhờ đó, sức mạnh ý chí nổi trội trong phẩm giá, là điều kiện sine qua non (không thể không có) của ý chí. Thánh Âu Tinh đã từng nói: “Trong con người của chúng ta không có gì mạnh hơn ý chí”(27). Mặc dầu sự tự do được mọi người nhất trí nhìn nhận như một nét cơ bản của con người, song sự hiểu biết về bản tính cách giải thích thì nó thật đa dạng. Về điểm này, Scotus đưa ra cái nhìn gợi ý như sau: Cái mà chúng ta lựa chọn để đưa mình đến một trạng thái sống quyết liệt, hoặc là làm chúng ta mở rộng lòng ra hơn hoặc khép kín lòng hơn trước các cảm nghiệm mà chúng ta có thêm về sự Thiện. Như vậy, sự chọn lựa là quan trọng, vì nó thể hiện bản chất con người chúng ta là gì, chúng ta sẽ trở thành ai chúng ta sẽ hoàn thành điều đó như thế nào… Sự đóng góp quan trọng của Scotus là ở chỗ đã giúp chúng ta có được sự hiểu biết về tự do, một sự tự do công nhận việc lựa chọn phản ảnh một thực tại sâu sắc hơn đang hoạt động; thực tại đó là sự cam kết kiên định hướng về sự Thiện để rồi, mỗi người có thể được hoàn thiện bởi cam kết ấy(28). Sự cam kết hướng về sự Thiện là một hành vi của ý chí tự do par excellence (ở mức cao nhất), bởi nó là tình yêu, là hành vi mạnh mẽ nhất cao thượng nhất trong con người(29). Nói tóm lại, “nỗi cô đơn tột cùng”, bí nhiệm của mỗi cá nhân không phải là sự cô lập; độc nhất tính không thể hiểu lầm như là tính ích kỷ. Nó không khép kín con người vào chính mình, mà cởi mở ra cho mọi người khác, trên hết mọi sự, cho một Đấng Tối cao mà con người là hình ảnh phản chiếu hình ảnh của Người. Khi đó, sẽ có sự mở lòng ra cho mọi người khác, hoặc để buông xuôi hay để dấn thân phục vụ: “Chỉ khi nào sự tự hiến dâng bắt nguồn từ sự tự do hoàn toàn của tình yêu, thì khi đó, tính độc nhất của con người mới đạt đến sự thể hiện trọn vẹn nhất của nó”(30). 2. Dasein (Hiện tính thể) 2.1. Cấu trúc thời gian không gian của Dasein: “Tại thể tính” Từ ngữ Dasein trong triết học Đức thời trước Heidegger có nghĩa là “hiện hữu”, nhưng trong ngôn ngữ thường ngày này, nó có nghĩa là sự hiện hữu của từng con người. Tuy nhiên, với Heidegger, từ ngữ này trở nên quen thuộc đến độ người ta có thể nói mà không thấy thái quá, đó là: nói về Heidegger có nghĩa là nói về “Dasein”. “Da-sein” theo nghĩa đen là “hiện hữu ở đó” (da: ở đó; sein: hiện hữu). Tuy vậy, trong quá trình phân tích trình bày tư tưởng của Heidegger, từ ngữ này đã đón nhận nhiều tính chất phong phú nói lên cách nhìn cơ bản của Heidegger về ý nghĩa của sự hiện hữu con người vốn đã được ông diễn tả một cách xuất sắc trong Being and Time (Thể tính Thời tính, 1927) “Chữ “Da-” hoặc “ở đó” trong từ ngữ Dasein có nghĩa rằng, nó không phải là một thực thể khép kín mà là thực thể cởi mở, một cái gì đó “ex” hoặc bên ngoài với chính nó, để làm cho “Dasein” “hiện hữu” hướng về cùng một hiện tượng. Dasein là nơi mà các hữu thể gặp gỡ. Nó cũng có nghĩa là “sự hiện hữu ở đó” của Dasein cho chính nó trong sự tự nhận thức. Tuy nhiên, sự tự nhận thức này không phải là sự tự tỏ bày đời sống tinh thần…, mà là sự nhận thức tình cảm thực tiễn được chính bản thân tạm thời khai mở, liên can đến các khả năng riêng của nó, các chọn lựa, cũng như các bất khả thể, các dự phóng nỗi lo sợ, các hoàn cảnh, quá khứ các giới hạn; tất cả mọi hình thái nhận thức này đều không thể quan niệm được ngoài đặc điểm thời tính của Dasein”(31). Nói tóm lại, Da là “mở” (nghĩa là, mở ra cho mọi hình thái hiện hữu, hoặc “là”); Dasein là “sự mở ra”, nghĩa là hữu-thể-mở ra, hữu-thể-mở, hoặc “sự kiện chúng-ta-mở-ra”. Theo Heidegger, thời tính bối cảnh lịch sử là những nét chính yếu của sự hiện hữu thật sự của Dasein, thế giới của sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, Dasein trong cấu trúc cơ bản của nó là “tại thế” (Weltlich), “tại-thể-tính” (In- der-Welt-Sein). Tình trạng cơ bản này của Dasein đã được Heidegger quan niệm như một hiện tượng đơn vị nhất thống, bởi Dasein không có lợi thế để từ đó, nó có thể nhìn nhận thế giới như một vật thể đồng thời xem nó như một vật thể khác: nó là tại-thể-tính(32). Tom Nenon đã giải thích rõ hơn tính cách cơ bản của “tại-thể-tính” như sau: “Vì bối cảnh này hoặc “thế giới” này bao gồm trước hết một nhóm các cách thức mà Dasein có thể tự ứng xử (thậm chí thụ động theo nghĩa có cái gì đó xảy ra trong nó), thứ đến là sự tự hiểu chính mình của Dasein - nghĩa là sự hiểu biết về sự hiện hữu của nó, xét về các khả năng cũng như giới hạn của nó - để đặt nền móng cho sự hiểu biết về sự hiện hữu của các hữu thể khác trong thế giới”(33). Thật ra, Heidegger đã lấy quan điểm này từ kinh nghiệm độc đáo về hữu thể của người Hy Lạp cổ đại, vì họ không “khách thể hóa” các hữu thể (họ không giản lược chúng vào một khách thể cho một chủ thể tư duy), mà cứ để mặc chúng như chúng hiện diện, như chúng tự trưng bày trong chân lý khai mở (aletheia). Họ cảm nhận tính hiện tượng của vật đang hiện diện, sự tự trưng bày rạng rỡ của vật ấy. Con người, với tư cách Da-sein là hữu thể duy nhất có đặc tính cởi mở với hữu thể, nếu xét theo vị trí, "Da" là cái mà hữu thể đòi hỏi để tự bộc lộ chính mình. Người ta có thể thấy rằng, đối với Heidegger, cảm nhận ban đầu hoặc sự định hướng về kẻ khác luôn được sáp nhập vào bên trong cơ cấu hữu thể của Dasein. 2.2. Trách nhiệm cá nhân của chính Dasein Khi khẳng định cơ cấu cơ bản của “tại-thể-tính” của con người, Heidegger thúc giục chúng ta sống hiện hữu bằng cách hiểu rõ các khả thể hiện hữu, những khả thể mà chính cuộc sống vạch ra hoặc dự phóng, nghĩa là không chỉ hiểu vị trí hiện thời của chúng ta trong lịch sử, mà còn hướng về tương lai nhìn nhận tương lai trong sự hợp nhất với quá khứ như đã có hiện có. Bởi lẽ, “sự hiện diện nội tại” bao gồm hiện diện có định hướng thật sự liên quan đến các tình huống có thể hiểu được. Quan niệm về Dasein trở nên thật sự riêng tư cá nhân: “Dasein” không phải là một vật, mà là “Tôi”, không phải là “cái gì”, mà là “Ai”… Có một hữu thể mà sự hiện diện của nó liên kết vào “toàn thể tính” hoặc “cùng tồn tại” (điều được gọi là Jemeinigkeit trong Being and Time) Existenz (“Sự kiện tính”)(34). Xét như một cá nhân, Dasein là một hữu thể có khả năng nêu vấn đề, một thực tại đi tìm kiếm chính mình, quan tâm đến mọi sự mọi người, cố gắng hiểu phải xử sự ra sao trong các tình huống lịch sử thực tế. Đối diện với một hoàn cảnh hiện sinh như thế, sự quan tâm chủ yếu của con người đối với môi trường quanh nó là sự chăm lo, là thái độ lưu tâm, “sorge”, nhằm chống lại một sự hiện hữu vô nhân sinh mà Heidegger gọi là không trung thực. Bởi lẽ, đối với Heidegger, con người là hữu thể duy nhất mà sự hiện hữu có đặc tính là cởi mở, hướng về hữu thể khác. Những con người, nam cũng như nữ, cũng có thể quay mặt lại với sự hiện diện của mình, quên cả bản thân mình tự đánh mất tính nhân bản của mình. Vì vậy, thái độ lưu tâm là điều cần thiết để phù hợp với cấu trúc thời tính của “tại- thể-tính” của Dasein, nghĩa là hiện tượng của các dự phóng có mục đích hướng về tương lai mà Heidegger mô tả như là “dự phóng bị ném đi”. Nói đúng hơn, trách nhiệm của chúng ta trong các dự phóng cần được hiểu là “sự hàm chứa trong một mạng lưới rộng lớn hơn về các mối tương quan thực tiễn, vốn đã chỉ định công cụ cho bối cảnh, công tác, mục tiêu cho điểm quan trọng cuối cùng của việc chúng ta đang làm mà Heidegger gọi là “vì lợi ích của tất cả”(35). Trái lại, một sự hiện hữu không trung thực sẽ diễn ra khi “Dasein không lấy trách nhiệm về việc công nhận chính mình như nền tảng sau cùng của ý nghĩa, mà chỉ biết thích ứng với bất kỳ hoàn cảnh nào đã diễn ra trong lịch sử chấp nhận chúng một cách chung chung”(36). Bằng cách này, khi một người chấp nhận sự sa ngã hữu hạn tính của đời người, nghĩa là khi anh ta quyết định chấp nhận toàn bộ cuộc đời của mình, chấp nhận cuộc sống của mình đang đối diện với cái chết, đối diện với sự vô nghĩa của hiện hữu, người đó đang chứng tỏ mình sở hữu một sự hiện hữu thực sự trung thực. Khi đó, cái chết của tôi là biến cố duy nhất trong đời tôi, độc nhất trong đời tôi: nó là eigenlich (“trung thực, thật sự”), bởi vì nó là eigen (“của riêng tôi”). Heidegger kiên trì lập luận rằng, chúng ta không bao giờ có thể hiểu được sự chết qua cái chết của người khác ông dùng sự việc này để khẳng định rằng, cái chết vẫn luôn là một chuyện có tính cá nhân. Trong nỗi xao xuyến, lo âu (Angst), tôi dự báo được cái chết sắp tới; nhờ việc "định hướng về sự chết", chúng ta có thể nhìn thấy quá khứ của mình như của riêng ta có khả năng, lần đầu tiên, sở hữu nó như của riêng ta. Nỗi lo sợ có thể đem lại cho con người sự tự do riêng có cho mình, biến các phi lý ngoại lai của sự kiện ương ngạnh này thành một khả năng chính yếu cho sự hiện hữu của mình - đó gọi là “tính-thể-qui-tử” (Sein zum Tode), là “lối thoát khỏi mọi ảo tưởng của “chúng” trong sự tự do đam mê, tự tin âu lo hướng về cái chết”(37). (Xem tiếp >>>) [...].. .“HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH) “DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG QUAN NIỆM CỦA J.D.SCOTUS M.HEIDEGGER (Tiếp theo) ALEXIS TRẦN ĐỨC HẢI (*) 3 Haecceitas Dasein (Sở ngã tính Hiện tính thể) 3.1 Tương đồng khác biệt “Khái niệm haecceity (sở ngã tính) của Scotus giữ một vai trò lớn trong những cuộc thảo luận của các triết gia Kinh viện về cá thể hóa nhờ Gottfried Wilhelm... chức năng của thời tính; haecceitas cho thấy sự hiện hữu tại một thời tính đặc biệt(41) Scotus Heidegger không chỉ đề cao tính ưu việt của cá nhân, mà còn khám phá tính độc nhất tính độc đáo của cá nhân Sau khi đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm ý nghĩa của hiện hữu mà tự bản thân nó, vốn đã không bị giới hạn trong sự tự bộc lộ mình xuất hiện như một vực sâu thẳm, thì nguồn tư duy sự thán... thất vọng, hay phi lý, nhưng như là sự khởi đầu của một hành trình khám phá trong tình yêu thần linh Cuối cùng, chính “vấn đề ý nghĩa của hiện hữu tính , như Heidegger đã chỉ ra, được quan tâm đến Và, vấn đề này, trong thực tại cụ thể của mỗi cuộc đời con người, vẫn luôn là vấn đề về bản tính của hiện hữu: “Tại sao có cái này?”; Tại sao “Dasein”? Tại sao “Haecceitas”? ./ Người dịch: NGUYỄN TRỌNG ĐA (*)... đại(38) chú ý tới, trong đó có Heidegger - người xem sự luận giải của Scotus về trực giác của sở ngã tính (haecceitas) là “một nỗ lực để phục hồi khả năng hiểu biết ban đầu của lịch sử tính chống lại sự nhắc đi nhắc lại các công thức cũ”(39) đến nỗi ông gọi “haecceitas” của Scotus là tính duy nhất dịp duy nhất có thể hiểu được”(40) (the understandable oneness and onceness) của sự sống trong lịch sử... Habilitationsscrift, ông nói rằng, trong thế giới quan Trung cổ, triết học Kinh viện khoa thần bí lệ thuộc vào nhau một cách căn bản” (FS 2 410) Với Scotus, khi dựa vào thế giới quan đậm màu sắc của học thuyết thánh Âu Tinh, mang dấu ấn vừa sống động vừa sâu xa của tinh thần Đấng sáng lập Dòng của ông, thánh Phanxicô Átxidi, ông đã tìm thấy trong “nỗi cô đơn tột cùng” hiện hữu tính tận căn của mình như một con... Trung cổ quan niệm điều mà con người Trung cổ cảm nhận Cảm nhận Trung cổ này lại bám sâu vào “mối quan hệ siêu vượt ưu tiên của linh hồn với Thiên Chúa” (FS 2 409) Con người Trung cổ không đắm mình vào thế giới có thể nhận thức được bằng các giác quan, nhưng luôn nhìn nó trong tương quan với một trật tự hữu thể cao hơn lệ thuộc vào trật tự ấy Trái lại, con người hiện đại lại quay cuồng trong dòng... là gì, dường như ông luôn trung thành với cách tiếp cận hiện tượng luận chú giải luận của mình Điều này làm cho ông vẫn đứng bên ngoài sự chết khủng khiếp, mặc dù luôn quan tâm đến cảm nhận của con người Trung cổ đến nỗi tỏ ra quan tâm đến khoa thần bí thời Trung cổ ông quan niệm người thần bí là người đạt đến kinh nghiệm của thời Trung cổ ở đỉnh cao nhất”(58) Trong phần kết luận của Habilitationsscrift,... suy tư Điều này nói lên rằng, quan điểm triết học của Scotus là khung sườn cho suy tư thần học của ông “Nếu đây là một thế giới được tạo thành thêm nữa, nếu nó được tạo thành từ hư vô, thì thế giới này hoàn toàn dựa vào bản tính của Thiên Chúa - Đấng Tạo hoá quảng đại yêu thương”(55) “Hiện hữu” trong thế giới này là quà tặng của Thiên Chúa; nó “có mặt”, “xuất hiện” trong thế giới này là để đi ra... đặn”(43) Với Duns Scotus, do luôn ca ngợi vẻ đẹp của trật tự ngẫu nhiên như một tặng phẩm của tình yêu thần linh, nên ông không chỉ yêu thích giá trị tuyệt đối không thể thay thế của mỗi sở ngã tính (haecceitas), mà còn khám phá sự mầu nhiệm của con người trong “ultima solitudo” (nỗi cô đơn tột cùng của mình)(44) Thật ra, mỗi người đều phải sống cuộc sống riêng của mình, không ai sống thay cho ai được,... sự hư không phi lý của hiện hữu, như triết gia Schopenhauer đã mô tả một cách chí lý: “Đúng là sự khác biệt nằm giữa sự bắt đầu sự kết thúc của chúng ta! Chúng ta khởi đầu từ sự điên rồ, ham muốn nhục dục đam mê lạc thú, chúng ta kết thúc trong sự tiêu tan mọi phần cơ thể mình mùi hôi thối của thây ma Và, chặng đường từ phần này tới phần kia là toàn đi […] xuống dốc một cách đều đặn”(43) . Đề tài: " “HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH) VÀ “DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG QUAN NI M CỦA J. D. SCOTUS VÀ M. HEIDEGGER " “HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH) VÀ “DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG. TRONG QUAN NI M CỦA J. D. SCOTUS VÀ M. HEIDEGGER ALEXIS TRẦN ĐỨC HẢI (*) Nghiên cứu so sánh hai khái ni m “Haecceitas” (Sở ngã tính) và “Dasein” (Hiện tính thể) trong quan ni m của J. D. Scotus và. (Xem tiếp >>>) “HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH) VÀ “DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG QUAN NI M CỦA J. D. SCOTUS VÀ M. HEIDEGGER (Tiếp theo) ALEXIS TRẦN ĐỨC HẢI (*) 3. Haecceitas và Dasein

Ngày đăng: 28/03/2014, 22:06

Xem thêm: đề tài “haecceitas” (sở ngã tính) và “dasein” (hiện tính thể) trong quan niệm của j.d.scotus và m.heidegger

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w