1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thương mại các mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

41 978 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng ấy, hàngnăm ngành bánh kẹo Việt Nam lại phải đối mặt với không ít những tai tiếng: hàng trăm vụ việc lùm xùm liên quan đến chất lượng vệ sinh

Trang 1

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết nghiên cứu nghiên cứu của đề tài khóa luận

Trong những năm gần đây, theo đà phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất vàtinh thần của người dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người liên tụctăng (năm 2009 đạt 1050$/người/năm, năm 2010 là 1168$, đến năm 2011 con số đã lêntới 1300$)15 Cùng với sự gia tăng trong quy mô cơ cấu dân số trẻ, dân số thành thị, nhucầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên mạnh mẽ, trong đó có bánh kẹo

Với mỗi gia đình Việt Nam, Tết Nguyên Đán không thể thiếu mứt Tết, bánh quy;Trung thu phải có Bánh nướng, bánh dẻo; Tết thiếu nhi luôn đầy đủ muôn hình vạn dạngsắc màu bánh kẹo cho các cháu lựa chọn, chung vui; tiệc sinh nhật đi liền với gato, bánhmềm; lễ hội có những giỏ quà, hộp bánh sang trọng làm quà biếu tặng Đó là những nétđẹp truyền thống ngàn đời, là những gì rất Việt Nam còn sót lại đến tận bây giờ và mãimãi về sau

Ngày nay, các chuyên gia dinh dưỡng đã khám phá ra những lợi ích không ngờ tới

mà bánh kẹo mang lại cho cuộc sống của con người, điển hình như kẹo bạc hà tăngcường trí thông minh, kích thích sự tỉnh táo, socola giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệtim mạch, bánh bí ngô giúp kéo dài tuổi thanh xuân, bánh cookies giảm stress…

Những nguyên nhân này khiến cho bánh kẹo trở thành một thị trường đầy tiềmnăng tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khá cao (10-12%/năm), mức tiêu thụ bình quânvào khoảng 1,8kg/người/năm Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng ấy, hàngnăm ngành bánh kẹo Việt Nam lại phải đối mặt với không ít những tai tiếng: hàng trăm

vụ việc lùm xùm liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng ngàn tấn bánhkẹo nhập lậu, bánh kẹo dởm, bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất sứ được bày bán tràn lantrên thị trường, tốc độ phát triển ngành thiếu ổn định, cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng…

Tất cả những thực tế kể trên khiến cho vấn đề phát triển thương mại ngành hàngbánh kẹo trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và ngày càng thu hút được sự quan tâm củacác cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc (lấy công ty cổ phần Phú Trường quốc tế làm đơn vị nghiên cứu)” Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, Đại

học thương mại

Trang 2

Sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra phỏng vấn, thu thập và phân tích, sosánh các dữ liệu, luận văn đã đi sâu nghiên cứu các chính sách phát triển nguồn hàng,hiệu quả mà các chính sách này mang lại cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng nhưphát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc Từ đó đưa

ra các nhóm giải pháp phát triển nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng nàymột cách hợp lý nhất

Và so với luận văn này, có hai điểm khác biệt nổi bật nhất mà khóa luận của emmang lại đó là cách tiếp cận về thực trạng hoạt động và các nhóm giải pháp

+ Về thực trạng: Tác giả Bùi Thị Thanh Huyền dựa vào kết quả điều tra, phỏngvấn và ý kiến từ các chuyên gia để đưa ra thực trạng về nguồn hàng và các yếu tố ảnhhưởng cũng như các chính sách phát triển nguồn hàng còn em lại đi sâu phân tích các dữliệu thứ cấp để làm rõ thực trạng PTTM về quy mô, chất lượng và hiệu quả thương mạicủa Công ty mình nghiên cứu

+ Về giải pháp: Trong khi luận văn đi sâu nghiên cứu về giải pháp nguồn hàngbánh kẹo nhập khẩu thì bản thân em lại đưa ra giải pháp về thị trường nhằm phát triểnthương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa

hàng cho mặt hàng bánh kem xốp trên thị trường Hà Nội của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị”, Luận văn tốt nghiêp, Khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương mại.

Chỉ bằng những phương pháp cơ bản: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơcấp, thứ cấp, luận văn đã trình bày được một cách tổng quan nhất các vấn đề lý luận liênquan đến tổ chức mạng lưới bán hàng, các nhân tố môi trường cụ thể ảnh hưởng đến tổchức mạng lưới bán hàng bánh kem xốp của Công ty, thực trạng hoạt động cũng nhưnhững khó khăn mà Công ty đang gặp phải Qua đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhấtnhằm hoàn thiện công tác này một cách hợp lý

Tuy cùng chọn Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị làm đơn vị nghiên cứunhưng trong khi tác giả Nguyễn Thị Hường chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm bánh kemxốp trên địa bàn Hà Nội thì khóa luận của em lại khai thác tất cả các loại bánh kẹo màCông ty kinh doanh và mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn bộ thị trường nội địa Và nếunhư luận văn của tác giả này thiên về mảng tổ chức mạng lưới bán hàng thì bản thân emlại đi sâu khai thác cá khía cạnh của phát triển thương mại như quy mô, chất lượng, hiệuquả Cũng chính vì thế mà giải pháp của hai đề tài hoàn toàn khác nhau

Trang 3

Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), “Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo trên

thị trường Hà nội của công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai”, Luận văn tốt

nghiệp, Khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương mại

Luận văn nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóacủa các doanh nghiệp, từ đó đi vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ mặthàng bánh kẹo và đánh giá tình hình tiêu thụ bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường Hà nộicủa công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai Đề tài đưa ra một số giải phápcho công ty và kiến nghị với cơ quan Nhà nước để đẩy mạnh tiêu thụ bánh kẹo nhập khẩutrên thị trường Hà nội

Đề tài tập trung nghiên cứu về mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu, phạm vi nghiên cứucũng chỉ bó hẹp trên địa bàn Hà Nội, các biện pháp đưa ra chỉ nhằm đẩy mạnh tiêu thụchứ chưa ở mức tổng hợp thành phát triển thương mại mặt hàng này Với việc nghiên cứu

về sản phẩm bánh kẹo nội, thị trường rộng lớn và khai thác các vấn đề xung quanh việcphát triển thương mại mặt hàng, đề tài khóa luận của em đem đến cho người đọc nhữngđiều mới lạ, khác biệt hết sức thú vị

lao động với mở rộng tiêu thị trường tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần Tràng An trên thị trường nội địa, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, Đại học Thương

mại Luận văn nghiên cứu lý luận về nguồn lực lao động và những lý thuyết về thịtrường, tác động của nguồn lực lao động tới hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ.Nghiên cứu và phân tích thực trạng tiêu thụ bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹoTràng An trên thị trường nội địa Từ những nguyên nhân hạn chế đã đề xuất một số giảipháp nâng cao nguồn lực lao động và mở rộng thị trường cho Công ty cổ phần Tràng An

Điểm khác dễ dàng nhận thấy nhất của hai đề tài đó là trong khi luận văn hướngtới các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ của sảnphẩm thì bản thân em lại thiên về mảng phát triển thương mại, về giải pháp thị trường

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Bánh kẹo là mặt hàng khá quen thuộc Nó đã xuất hiện tại khắp các trung tâmthương mại, các siêu thị, các đại lý, các chợ tập trung và vào đến tận các gia đình ViệtNam hàng bao đời nay Vì thế đã có không ít những công trình nghiên cứu về sản phẩmnày Tuy nhiên, trong khi các tác giả trước tập trung nghiên cứu về nguồn hàng, năng lựccạnh tranh hay, mạng lưới bán hàng hay các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụsản phẩm bánh kẹo của một Công ty trên một địa bàn khá hẹp thì em lại mạnh dạn lựa

chọn cho mình một hướng đi riêng Đó là đi sâu nghiên cứu về mảng phát triển thương

Trang 4

mại các mặt hàng bánh kẹo với sự thay đổi về quy mô, chất lượng và hiệu quả trên mộtphạm vi hoạt động khá rộng lớn là toàn bộ thị trường nội địa, rồi từ đó tìm ra những giảipháp phù hợp nhất, bằng việc trả lời một số câu hỏi như sau:

- PTTM là gì? Vai trò của PTTM mặt hàng?

- Các lý thuyết liên quan đến mặt hàng bánh kẹo ?

- Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá sự PTTM ?

- Những nhân tố môi trường nào ảnh hưởng trực tiếp đến PTTM các mặt hàngbánh kẹo trên thị trường nội địa của CTCP thực phẩm Hữu Nghị?

- Tình hình PTTM mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa của các doanh nghiệptrong ngành nói chung và của CTCP thực phẩm Hữu Nghị nói riêng hiện nay như thếnào? Quy mô, chất lượng cũng như hiệu quả thương mại thay đổi ra sao?

- Hệ thống giải pháp cho vấn đề PTTM mặt hàng này? Và giải pháp nào là ưuviệt?

Để tập trung giải quyết những vấn đề trên đây một cách triệt để và xuất phát từ sựtiếp xúc trực tiếp môi trường làm việc, nghiên cứu thực tiễn PTTM mặt hàng bánh kẹo

của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị những năm gần đây, tác giả đã lựa chọn: “ Phát triển thương mại các mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

4 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát: Đi sâu làm rõ các khái niệm, các lý thuyết liên quan đếnPTTM và ngành hàng bánh kẹo Tổng kết các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnhhưởng đến PTTM mặt hàng này làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất cáchướng giải quyết phù hợp cho PTTM các mặt hàng bánh kẹo trêm thị trường nội địa.vềtình hình phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa những năm gầnđây, lấy điển hình tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, những thành công đã đạtđược và những hạn chế còn tồn tại Từ đó tìm ra nguyên nhân cũng như đề xuất cáchướng giải quyết

- Mục tiêu cụ thể: Làm nổi bật thực trạng về quy mô, chất lượng và hiệu quả cáchoạt động PTTM mặt hàng bánh kẹo tại CTCP thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2008 –

2011 Tìm ra những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của nó, tiến hành nghiên cứu từngnhóm giải pháp để phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa Từ

Trang 5

đó, tóm lược các giải pháp mà đề tài đưa ra Về phía công ty cổ phần thực phẩm HữuNghị có các giải pháp thị trường như giải pháp về cung cầu, hệ thống kênh phân phối,phân đoạn thị trường, giải pháp nâng cao hiệu quả các nguồn lực, chính sách giá, chínhsách sản phẩm cùng các giải pháp khác Phía Nhà nước có những giải pháp thuộc tầm vĩ

mô như chính sách bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, chính sách kích cầu hợp lý, hoànthiện môi trường kinh doanh, hệ thống Pháp luật…

Đối tượng: Mặt hàng bánh kẹọ

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại cả về quy

mô, chất lượng và hiệu quả tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, các giải pháp màCông ty vẫn đang triển khai, hiệu quả mà các giải pháp đó mang lại cũng như những hạnchế còn tồn tại Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhất, đặc biệt là giải pháp thịtrường nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo, cụ thể là chính sách nguồn vốn,

kỹ thuật, nguồn nhân lực, chính sách về nguồn cung sản phẩm, chính sách giá, cung cầukênh phân phối…

- Về không gian: thị trường nội địa mà điển hình là Công ty cổ phần thực phẩmHữu Nghị

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng trên thịtrường nội địa của toàn ngành bánh kẹo Việt Nam nói chung và về Công ty cổ phần thựcphẩm Hữu Nghị nói riêng từ năm 2008 đến nay, đồng thời đưa ra những giải pháp để đẩymạnh phát triển thương mại mặt hàng này trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Khái niệm: thu thập dữ liệu là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiêncứu bất cứ một vấn đề nào Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy trong một thờigian nhất định Chính vì vậy việc thu thập dữ liệu sẽ giúp cho người nghiên cứu nắmđược vẫn đề nghiên cứu, tìm ra phương pháp thích hợp Có hai cách thức thu thập dữ liệuchủ yếu là thu thập dữ liệu sơ cấp và thu thập dữ liệu thứ cấp

- Thu thập dữ liệu sơ cấp, đó là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lầnđầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điềutra thống kê

- Thu thập dữ liệu thứ cấp Đó là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đãđược phân tích, giải thích, thảo luận, diễn giải

Trang 6

 Nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận, tác giả chỉ sử dụngphương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Thống kê dữ liệu tại các phòng ban của công ty, báo cáo kinh doanh, khối lượnghàng hóa được nhập và phân phối trên thị trường từ năm 2008 đến nay Ngoài ra, phươngpháp thu thập thông tin từ những nguồn như tạp chí, mạng internet cũng rất quan trọng,giúp người nghiên cứu nắm được tình hình chung của nền kinh tế và những biến độngcủa nó ảnh hưởng thế nào tới thị trường bánh kẹo nội địa

- Cách thức thu thập: Tìm kiếm tài liệu trên các tạp chí kinh tế, thu tập các tài liệu

và luận văn, chuyên đề có tại thư viện, internet và số liệu do phòng Tài chính - Kế toán,phòng Kế hoạch - Vật tư, phòng Marketing…của Công ty cung cấp trong quá trình thựctập

 Áp dụng: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ bài khóa luậnnhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến sản phẩm và thị trường, những biến động củanền kinh kế hay những vấn đề nội tại tác động đến quá trình PTTM các mặt hàng bánhkẹo của Công ty, …tìm hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải từ đó đưa ranhững giải pháp phù hợp

5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

 Phương pháp thống kê

- Khái niệm: Phương pháp thống kê là một phương pháp bao gồm 4 bước cơ bảnlà: thu thập dữ liệu và thiết kế các nghiên cứu định lượng, tóm tắt thông tin, đưa ra cáckết luận dựa trên các số liệu đó và cuối cùng là ước lượng kết quả hiện tại hoặc dự báotương lai

- Nội dung: Thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp như nhật kí mua hàng, nhật kí bánhàng, nhật kí chi tiền, nhật kí thu tiền, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh…

để tiến hành thống kê các khách hàng thân thiết của Công ty, giá cả, doanh thu, lợi nhuận

và tổng sản lượng được tiêu thụ qua các năm cũng như cơ cấu sản phẩm, hệ thống kênhphân phối của Công ty… để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

- Áp dụng: Những nguồn dữ liệu này chủ yếu được sử dụng ở phần 2.1 và 2.2 đểthấy được một cách tổng quan nhất tình hình PTTM các sản phẩm bánh kẹo trên thịtrường nội địa mà điển hình là ở CTCP thực phẩm Hữu Nghị

 Phương pháp so sánh

- Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tíchbằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở Các chỉ tiêu so sánh phải

Trang 7

phù hợp về yếu tố không gian, thời gian cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường vàphương pháp tính toán Có hai hình thức là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

- Nội dung: Với các dữ liệu đã thu thập được như doanh thu, lợi nhuận, sản lượngbán ra, cơ cấu sản phẩm, giá cả từng mặt hàng bánh kẹo, có thể vận dụng phương pháp sosánh để đối chiếu giữa các năm với nhau, giữa các đại lý hoặc so sánh với tổng lượng bán

ra của công ty từ 2008 đến 2011 Kết quả so sánh sẽ cho ta biết được mức tăng trưởngdoanh thu, lợi nhuận của công ty qua các năm nghiên cứu, sự thay đổi giá cả và cơ cấumặt hàng tiêu thụ, tốc độ và tỷ suất lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn lưc

để từ đó giúp doanh nghiệp có phương hướng điều chỉnh sản lượng nhập khẩu, xúc tiếnthương mại và dịch vụ một cách hợp lý

- Áp dụng: Với việc áp dụng nhuần nhuyễn phương pháp này trong phần 2.2 tácgiả đã đi sâu phân tích và đánh giá được thực trạng PTTM các mặt hàng bánh kẹo trên thịtrường nội địa của CTCP thực phẩm Hữu Nghị những năm gần đây cả về quy mô, chấtlượng và hiệu quả PTTM

5.3 Phương pháp khác

Ngoài các phương pháp đã nêu trên, chương 2 của khóa luận còn sử dụng một sốphương pháp khác như phương pháp chỉ số, đồ thị, mô hình hóa Đây là những phươngpháp nhằm giúp cho quá trình phân tích thực trạng PTTM sản phẩm của Công ty trở nên

cụ thể hơn, hệ thống số liệu được phản ánh trên các đồ thị, bảng biểu, trên các mô hìnhhóa một cách khoa học giúp cho người đọc dễ quan sát, quá trình phân tích dễ dàng hơn

mà kết quả lại cao hơn Từ đó tác giả có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất vànhững giải pháp mang lại hiệu quả cho Công ty

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần Tóm lược, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục sơ

đồ, hình vẽ, Danh mục từ viết tắt cùng Lời mở đầu và Tài liệu tham khảo thì đề tài khóaluận kết cấu gồm 3 chương, như sau:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trườngnội địa của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển thương mại các mặt hàngbánh kẹo trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Trang 8

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan

1.1.1 Khái niệm về phát triển thương mại

 Phát triển thương mại được hiểu là một quá trình lớn lên hay biến động về mọimặt của hoạt động thương mại trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm sự tăng lên

về quy mô, sản lượng và sự thay đổi về chất lượng, cơ cấu sử dụng nguồn lực trong hoạtđộng thương mại Thực chất chính là sự biến động của các hiện tượng, các hoạt động vàcác quan hệ kinh tế gắn liền và phát sinh cùng với trao đổi hàng hoá và cung ứng dịch vụnhằm mục đích lợi nhuận

 Ngoài cách hiểu trên ra phát triển thương mại còn có một cách hiểu khác đó là:PTTM là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thịtrường nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại gắn với pháttriển bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội cũng như tối đa hoá lợi ích của khách hàngmong đợi trên thị trường

1.1.2 Khái niệm về mặt hàng bánh kẹo 9

Bánh kẹo là một trong những mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng thông dụng trongnền kinh tế Mặt hàng bánh kẹo không chỉ được sử dụng trong tiêu dùng như một loạithực phẩm thông thường mà nó còn mang biểu tượng của sự sang trọng và lịch sự khingười ta sử dụng nó như một món quà biếu tặng đầy ý nghĩa

Hình 1.1 Các sản phẩm bánh kẹo

Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày thì bánh kẹo được tiêu thụ vôcùng mạnh mẽ trong các dịp lễ Tết, hội hè, đình đám, do vậy quá trình sản xuất mangtính thời vụ cao, đặc biệt là vào Tết Tung thu và Tết Nguyên đán cổ truyền

Trang 9

Thành phần chế biến: Sản phẩm bánh kẹo được chế biến từ các nguyên liệu chủ

yếu là:

- Bột mì

- Các chất ngọt: Đường saccharose, mật tinh bột, mạch nha, đường hóa học, cácchất béo: bơ, shortening, magarine

- Nguyên phụ liệu: Sữa, trứng, acide thực phẩm, tác nhân tạo gel, tạo kẹo đông

- Phụ gia: Chất tạo xốp, làm nở, chất tạo nhũ, chất chống oxy hóa, chất tạo mầmcưỡng bức, hương liệu và mầu thực phẩm

Các nguyên liệu này đều rất dễ bị vi sinh vật phân hủy Bánh kẹo lại là thực phẩmphục vụ nhu cầu ăn uống, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên thờigian bảo quản của bánh kẹo ngắn, thường trong khoảng 3 tháng Vì vậy quá trình sảnxuất bánh kẹo yêu cầu vệ sinh công nghệ cao, khối lượng sản phẩm sản xuất phù hợp vớikhả năng tiêu thụ để đảm bảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.(3)

1.2 Một số lý thuyết về vấn đề phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa

1.2.1 Phân loại

 Phân loại bánh kẹo

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại các sản phẩm bánh kẹo trên thị trường,nhưng trong phạm vi của đề tài, tác giả xin được đưa ra một số tiêu chí phân loại cơ bản:

- Phân loại theo xuất xứ của sản phẩm, gồm có bánh kẹo nội và bánh kẹo ngoạinhập, trong đó:

Bánh kẹo nội: là loại bánh kẹo được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước.Bánh kẹo ngoại nhập: là loại bánh kẹo được sản xuất bởi các doanh nghiệp nướcngoài và được nhập vào thị trường nước ta

- Phân loại theo hình dáng bao bì sản phẩm có bánh kẹo hộp và bánh kẹo túi.Bánh kẹo hộp: là loại bánh kẹo được đóng gói trong hộp với các chất liệu nhưnhựa, giấy, kim loại,…

Bánh kẹo túi: là loại bánh kẹo được đóng trong các túi với chất liệu bằng vải vànhựa

- Phân theo trạng thái của sản phẩm bao gồm: Bánh và kẹo

(

Trang 10

Bánh gồm có: bánh biscuit, bánh cake, bánh cookies, bánh gato…

Kẹo gồm có: kẹo cứng, kẹo mềm

- Phân theo mục đích sử dụng có: sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày

và sản phẩm mùa vụ

Sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày: bánh mỳ, bánh quy, kem xốp,bánh tươi, kẹo…

Sản phẩm mùa vụ có: Mứt Tết các loại, giỏ quà Tết, bánh Trung thu…

 Phân loại thị trường bánh kẹo

Thị trường bánh kẹo khá đa dạng và phong phú, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh có những tiêu chí khác nhau để phân đoạn, phân khúc thị trường để từ đó xác địnhchiến lược, chiến thuật cụ thể sao cho phù hợp với nhất với mục tiêu phát triển của công

ty Có thể kể ra các tiêu thức phân đoạn phổ biến như sau:

- Theo yếu tố địa lý: Thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa

Trong đó, mỗi thị trường lại được chia ra nhỏ hơn để dễ kiểm soát tùy thuộc vàotrình độ sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp Thị trường xuất khẩu được phân rõ

ra thành từng châu lục, từng khu vực, từng quốc gia Thị trường nội địa có thể phân cụthể thành thị trường miền Bắc, miền Trung, miền Nam hoặc thành thị và nông thôn, miềnxuôi và miền ngược…

- Theo yếu tố thu nhập: Nhóm thu nhập cao, nhóm thu nhập trung bình và nhómthu nhập thấp, từ đó cung cấp các dòng sản phẩm bánh kẹo với chất lượng phù hợp vớitừng mức thu nhập khác nhau

- Theo yếu tố độ tuổi: thường hướng vào ba đoạn thị trường chủ yếu: từ 3 đến 14tuổi, từ 14 đến 45 tuổi và trên 46 tuổi Do nhu cầu, sở thích về độ ngọt của bánh kẹo đốivới từng độ tuổi khác nhau rõ rệt nên tiêu thức này giúp các doanh nghiệp có kế hoạchsản xuất và phân phối phù hợp

- Theo yếu tố mùa vụ Mùa vụ là đặc trung cơ bản của các sản phẩm bánh kẹo nênhầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều chú trọng đến yếu tố này để phân đoạn thịtrường một cách hợp lý nhất Mùa có mùa nóng và mùa lạnh, mùa mưa và mùa khô, ngàythường và mùa lễ Tết, hội hè

1.2.2 Đặc điểm

 Đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo

Trang 11

- Bánh kẹo là sản phẩm thuộc nhóm đồ ăn nhẹ, có giá trị đơn vị của sản phẩm nóichung là nhỏ và là sản phẩm được phân phối rộng khắp trên cả nước Chính đặc tính cầu

về sản phẩm này quyết định đến tốc độ và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

- Đặc điểm về điều kiện bảo quản: Do được chế biến từ nhiều nguyên liệu dễ bị visinh vật phá hủy nên bánh kẹo có thời gian bảo quản ngắn, yêu cầu vệ sinh công nghiệpcao Đặc điểm này ảnh hưởng đến các quyết định về phương thức bảo quản, vận chuyển,cách thức tổ chức hệ thống kênh phân phối

- Thời gian sản xuất bánh kẹo ngắn, thường chỉ 3 – 4 giờ nên không có sản phẩm

dở dang Công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì sản phẩm tạo ra càng có chất lượng cao,mẫu mã đẹp, tỷ lệ phế phẩm nhỏ

- Việc tiêu thụ bánh kẹo mang tính chất thời vụ cao lại có chu kỳ sống ngắn vàchủng loại có thể thay thế nhau, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng phát triểnsản phẩm mới

- Bánh kẹo được phân ra thành rất nhiều chủng loại, và mỗi chủng loại lại cónhững đặc trưng riêng về mùi vị, màu sắc, mẫu mã Bánh kem xốp là loại bánh cao cấpđang được người tiêu dùng ưa chuộng Kẹo gồm có kẹo cúng, kẹo mềm với nhiều hương

vị đặc sắc: cam, dâu, dứa, chuối, nho…và kẹo socola phục vụ cho những người có thunhập cao hoặc tiêu thụ vào các ngày lễ tình nhân

 Đặc điểm phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo

So với các mặt hàng khác, việc phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo có nhữngđặc trưng riêng mà nếu không nắm bắt và vận dụng một cách nhuần nhuyễn những điểmnày, doanh nghiệp rất dễ mắc phải những sai lầm, những khó khăn trong quá trình hoạtđộng kinh doanh

- Thứ nhất, PTTM sản phẩm bánh kẹo mang tính chất thời vụ khá rõ nét Sảnlượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đếnTết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam nhưbánh Trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt Trong khi đó, sảnlượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán

Tính chất mùa vụ còn thể hiện ở sự khác biệt rõ rệt về lượng tiêu thụ giữa mùađông và mùa hè do thời tiết hai mùa khác nhau Mùa đông lượng tiêu thụ tăng mạnh dotiết trời lạnh, nhu cầu ăn đồ ngọt, nhiều năng lượng còn mùa hè thì ngược lại Do vậy, cácdoanh nghiệp kinh doanh trong ngành cần nắm được đặc điểm này để giảm lượng sảnxuất vào mùa hè để tập trung cho mùa đông với các dịp lễ Tết quan trọng

Trang 12

- Thứ hai, cơ cấu sản phẩm đa dạng, các mặt hàng bánh kẹo ngày càng phong phú

về chủng loại, mẫu mã, màu sắc, mùi vị, chất lượng, đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu củangười tiêu dùng

- Thứ ba, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt và các doanh nghiệp có xuhướng chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của mình

1.2.3 Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo

 Đối với nền kinh tế

Phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo sẽ đảm bảo cân đối cung - cầu, đảm bảohoạt động sản xuất của các doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần vào việc giữ bình

ổn, tránh sự mất cân đối trong xã hội Sản phẩm tiêu thụ được nhiều tất yếu sẽ thúc đẩycác nhà sản xuất phát triển, từ đó góp phần nâng cao trình độ khoa học về dây truyền sảnxuất của doanh nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành thực phẩm vầ đồ uống trongnền kinh tế

 Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành

Phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo ảnh hưởng sống còn đến sự tồn vong,tình hình phát triển của họ Sản phẩm được tiêu thụ càng nhiều chứng tỏ sự chấp nhận,niềm tin và sự yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm, uy tín của doanh nghiệpđược nâng cao Từ đó làm tăng lợi nhuận, nguồn vốn, cải thiện kết cấu tài chính theohướng an toàn và có lợi cho doanh nghiệp Theo đó, tình hình tài chính của doanh nghiệpngày càng vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đốitác trên thị trường

 Đối với người tiêu dùng

Phát triển thương mại giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá cả, sự phù hợp vềchất lượng, mẫu mã, từ đó cơ hội mua hàng với giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, mẫu

mã đẹp, kiểu dáng đa dạng, phong phú Khách hàng được tiếp cận với các hình thức muahàng tiện lợi, hiện đại hơn, hình thức thanh toán nhanh gọn, ít tốn kém về cả chi phí vàthời gian Nói tóm lại, việc phát triển thương mại giúp người tiêu dùng tăng đáng kể lợiích khi tiêu dùng sản phẩm, tiết kiệm chi tiêu

1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Nội dung phát triển thương mại mặt hàng

 Gia tăng quy mô thương mại: bao gồm gia tăng trong phạm vi vi mô và vĩ mô

Về mặt vi mô, đó là sự gia tăng doanh thu, doanh số sản phẩm Về mặt vĩ mô, đó là sự

Trang 13

gia tăng mức lưu chuyển hàng hóa, việc gia tăng kim ngạch sản phẩm, nâng cao tỉ lệphần trăm tăng trưởng kim ngạch Điều này thể hiện ở việc đạt được sự tăng trưởng trongdoanh thu, doanh số, tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm sau lớn hơn năm trước Đâychính là sự mở rộng, phát triển thương mại sản phẩm theo chiều rộng hay đó chính làviệc mở rộng quy mô Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô không phải lúc nào cũng là sự lựachọn tối ưu cho ngành hàng mà mở rộng quy mô cần phải phù hợp với tiềm lực và pháthuy được lợi thế của ngành hàng.

 Thay đổi chất lượng thương mại: thể hiện ở việc có đạt được tốc độ tăngtrưởng ổn định, bền vững, đều đặn hay không? Và thể hiện ở việc gia tăng tốc độ pháttriển thương mại sản phẩm một cách nhanh chóng và ổn định gắn với việc chuyển dịch

cơ cấu hợp lý, đảm bảo nâng cao hiệu quả thương mại, đáp ứng hài hòa các mục tiêu kinhtế– xã hội

 Tối ưu và hiệu quả: phát triển thương mại sản phẩm là sự nâng cao giá trị giatăng, sự đóng góp của sản phẩm đó vào thu nhập quốc dân, sử dụng hiệu quả các nguồnlực Nâng cao hiệu quả kinh tế của thương mại là việc sử dụng các biện pháp tác độngđến kết quả hoặc chi phí hoặc cả hai đại lượng nhằm làm cho hoạt động thương mại đạtđược mục tiêu Phát triển thương mại phải tạo ra được công ăn, việc làm, nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triểnbền vững Suy cho cùng, tính tối ưu và hiệu quả của phát triển thương mại thể hiện ở việcđạt được sự cân bằng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường

 Phát triển thị trường: Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộhoạt động phát triển thương mại một loại sản phẩm nào đó của mỗi quốc gia Phát triểnthị trường sản phẩm là việc tìm kiếm, thâm nhập vào những thị trường mới, những đốitác mới sao cho khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp đạt mức độ cao nhất, thỏa mãntối đa nhu cầu của người tiêu dùng

Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, nhucầu tiêu dùng thực phẩm của con người ngày càng cao Bánh kẹo không phải là mặt hàngthiết yếu nhưng lại rất cần cho nhu cầu ăn uống, bổ sung dưỡng chất cho con người, cũnggiống như các hàng hóa khác, nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, dân cư, thị hiếu Khi thunhập cao thì cầu về số lượng cũng như chất lượng bánh kẹo có xu hướng tăng lên, dẫnđến tỷ trọng tiêu thụ loại thực phẩm này trong tổng thu nhập tăng Do vậy, cần xem xétnhững đặc điểm, nhu cầu của thị trường để có chiến lược phát triển thị trường phù hợp.Phát triển thị trường liên quan đến quy mô và cơ cấu nhu cầu, thu nhập và hướng sử dụngthu nhập, quyết định mua sắm và đầu tư của người tiêu dùng, sự ổn định và phát triểnkhách hàng, sự sẵn sàng mua và chi trả, tập quán thói quen và sự tín nhiệm của khách

Trang 14

hàng, sự liên kết giữa khách hàng và các nhà cung cấp Bên cạnh đó, các nhà cung cấp vàcác đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến phát triển thị trường Các nhà cung cấp baogồm số lượng các nhà cung cấp; quy mô, cơ cấu, chất lượng, giá cả của hàng hóa; sựphát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại; tính ổn định của nguồn hàng và sự đa dạng củacác nhà cung cấp; năng lực tài chính, công nghệ và quản trị của nhà cung cấp; uy tíntrong thực hiện hợp đồng và giao hàng đúng hạn Đối thủ cạnh tranh bao gồm số lượngcác đối thủ, các hình thức và các thủ pháp cạnh tranh; những ưu thế và bất lợi thế cạnhtranh của các đối thủ; những hỗ trợ thương mại, cạnh tranh trong nước và quốc tế, các xuhướng cạnh tranh đa phương.

 Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại

Thông qua hệ thống Luật pháp, các chính sách vĩ mô của nhà nước đã tạo điềukiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại được dễ dàng hơn Sự ổn định về chính trị

và kinh tế vĩ mô; mức độ đầy đủ, đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật; sự ổnđịnh, nhất quán và minh bạch của các chính sách; mức độ cải thiện các thủ tục hànhchính; hiệu quả của các bộ máy tổ chức và hiệu suất làm việc của đội ngũ công chức; độ

mở, tính năng động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước

Các nhân tố về cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại: đó

là hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống nàyđảm bảo việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cáchnhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông Các nhân tố về kĩ thuật, công nghệsản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong khả năng tiếp cận và mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phầntăng chất lượng và giá trị của sản phẩm

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại mặt hàng

 Chỉ tiêu về quy mô

Trên phương diện doanh nghiệp, sự gia tăng về quy mô được thể hiện qua:

+ Chỉ tiêu mức khối lượng sản phẩm bán ra tuyệt đối tăng, giảm liên hoàn:

1

q q i q i

  

qi-1: Khối lượng sản phẩm TBGD bán ra trong thời kỳ nghiên cứu

qi-1: Khối lượng sản phẩm bán ra của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu.+ Chỉ tiêu mức doanh thu tuyệt đối tăng, giảm liên hoàn:

1

m M i M i

  

Trang 15

Mi: Doanh thu tiêu tiêu thụ sản phẩm thời kỳ nghiên cứu.

Mi-1: Doanh thu tiêu thụ của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu

Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ chênh lệch về khối lượng sản phẩm bán ra vàdoanh thu tiêu thụ tuyệt đối giữa các năm, để thấy được sự tăng lên hay giảm đi của quy

mô thương mại TBGD Độ chênh lệch càng lớn thì quy mô càng tăng lên và ngược lại

 Chỉ tiêu về mặt chất lượng

+ Tỷ trọng khối lượng bán ra: % *100

n n

q q

q

qn: Khối lượng bán ra của sản phẩm n

∑q: tổng khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ nghiên cứu

+ Tỷ trọng doanh thu của từng sản phẩm:

n

M M

M

Mn: Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm n

M: Tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ nghiên cứu

Các chỉ tiêu trên phản ánh sự tăng lên hay giảm đi về tỷ trọng của khối lượng sảnphẩm tiêu thụ, của doanh thu từng nhóm hàng trong tổng khối lượng sản phẩm và tổngdoanh thu Tỷ trọng của nhóm sản phẩm nào càng lớn thì chứng tỏ quy mô của sản phẩm

đó trong tổng sản phẩm càng lớn và ngược lại So sánh quy mô, tỷ trọng trong nhóm đểthấy được sự chuyển dịch này là phù hợp hay chưa

+ Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng về mặt khối lượng sản phẩm bán ra:

1 1

gq: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng sản phẩm bán ra

+ Chỉ tiêu tốc độ tăng, giảm định gốc:

1 1 100

i i m

i

M M g

Trang 16

Các chỉ tiêu mức độ tăng trưởng của khối lượng sản phẩm và doanh thu giữa haithời kỳ nghiên cứu Các chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ sự gia tăng về quy môcủa doanh nghiệp càng lớn và ngược lại

Qua đây chúng ta có thể tính tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm để thấyđược sự tăng trưởng đó có ổn định, liên tục không Đồng thời cũng thấy được sự dịchchuyển của cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường

+ Ngoài ra còn có chỉ tiêu về cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm

 Chỉ tiêu hiệu quả

Về phía các doanh nghiệp, để xem xét hiệu quả thương mại ta nghiên cứu lợinhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, lao động…

+ Chỉ tiêu lợi nhuận:  TR TC

HQen: Tỷ suất lợi nhuận

LN: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ (lợi nhuận trước thuế)

M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được baonhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần Chỉ tiêu này càng cao thìhiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao Chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích hiệuquả thương mại của các công ty

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả, là nguồn kích thích vật chất của bất cứ hoạt độngthương mại nào Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tất cả, hiệu quả thương mại khôngchỉ có ý nghĩa là mức lợi nhuận nhiều hay ít, mặc dù trong thực tế các doanh nghiệp chỉtồn tại và phát triển trên cơ sở của lợi nhuận, mà còn là hiệu quả sử dụng các nguồn lựcthương mại như lao động, vốn…

NV

W

W: Năng suất lao động của một nhân viên kinh doanh thương mại

Trang 17

NV : Số nhân viên kinh doanh thương mại bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động, nó đượcbiểu hiện băng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ Chỉ tiêu nàycàng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao

 Chỉ tiêu xã hội

Các chỉ tiêu xã hội thể hiện ở việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội như :mức tạo công ăn việc làm, việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, hạn chế giatăng thất nghiệp, bảo tồn các giá trị văn hóa nhân văn, bảo vệ tài nguyên quốc gia, bảo vệmôi trường…

Đối với DN kinh doanh bánh kẹo, việc PTTM tạo ra hiệu quả kinh doanh cao, làmtăng LN cho doanh nghiệp sẽ không chỉ mang lại thu nhập cho nhân viên mà còn giảiquyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động

Lồng ghép một cách hài hòa các khía cạnh tăng trưởng kinh tế với công bằng xãhội và bảo vệ môi trường là bản chất của phát triển bền vững Đây là mục tiêu mà tất cảcác quốc gia và doanh nghiệp đều hướng tới

1.3.3 Chính sách phát triển thương mại mặt hàng

 Chính sách lựa chọn và phát triển lợi thế của mặt hàng

Lựa chọn và phát triển lợi thế của ngành hàng liên quan đến các yếu tố về vốn, laođộng, điều kiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Doanh nghiệp cũng phảilựa chọn xem yếu tố nào mang lại lợi thế nổi trội cho mình để phát huy và sử dụng nómột cách hợp lý và hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và mang lại lợinhuận một cách tối đa cho doanh nghiệp

 Chính sách khai thác, lựa chọn và sử dụng các nguồn lực

Để phát triển thương mại một ngành hàng nào đó đòi hỏi phải có chính sách khaithác, lựa chọn và sử dụng các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệpđáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Khai thác các nguồn lực có thể theo chiều hướng:

có thể là liên kết giữa nhà sản xuất với nhà nhập khẩu, hoặc có thể là liên kết lỏng, hoặcmua trên thị trường tự do Từ đó, tiết kiệm được chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượngcao đưa tới khách hàng

Trang 18

doanh nghiệp khác nhằm giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa một cách thông suốt và

ổn định Các chính sách về phát triển nguồn hàng như chính sách đa dạng hóa sản phẩm,tăng cường liên kết…

+ Phát triển về quy mô, cơ cấu hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh để cung ứngcho nhu cầu thị trường Quy mô ở đây chính là số lượng hàng hóa doanh nghiệp thu muađược để dự trữ và cung ứng trên thị trường, còn cơ cấu cho thấy sự đa dạng của chủngloại mỗi mặt hàng, sự đa dạng về nguồn cung ứng hàng hóa

+ Nâng cao chất lượng nguồn hàng và đảm bảo sự ổn định của nguồn hàng nhằmphát triển hoạt động thương mại Chất lượng nguồn hàng là chỉ tiêu người tiêu dùng đánhgiá và lựa chọn hàng hóa đó, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động thương mại

+ Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực phục vụ cho việc lựa chọn,thu mua, dự trữ và bảo quản nguồn hàng như hiệu quả sử dụng vốn, lao động, côngnghệ… của doanh nghiệp

 Chính sách tiếp cận thị trường và xác lập hệ thống phân phối

Tiếp cận thị trường bao gồm các chính sách như: chính sách phát triển sản phẩm,chính sách giá cả, chính sách phân phối Các doanh nghiệp có thể dựa vào xuất khẩu chocác nhà nhập khẩu, liên kết với nhà kinh doanh nước ngoài, hoặc có thể là gia công, muađứt bán đoạn Thông qua việc tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp sẽ xác lập hệ thốngphân phối phù hợp với doanh nghiệp mình, có thể là phân phối trực tiếp hoặc qua trunggian

 Chính sách xác lập và cải thiện giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cung ứng

Về cơ bản, tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra trong toàn chuỗi:

+ Nhóm hoạt động chính: đưa nguyên liệu vào kinh doanh vận hàng; sản xuất,kinh doanh; vận chuyển ra bên ngoài; marketing và bán hàng; cung cấp các dịch vụ liênquan

+ Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm: hạ tầng, quản trị nhânlực, công nghệ và mua sắm

Phân tích chuỗi giá trị cho chúng ta một bức tranh sinh động về việc tạo ra giá trịgia tăng của toàn ngành cũng như của từng doanh nghiệp Trong hầu hết các chuỗi giá trị,khâu thiết kế thường đóng góp một tỷ lớn giá trị gia tăng, cao hơn hẳn khâu sản xuất Bêncạnh đó, phân tích chuỗi giá trị gia tăng còn cho chúng ta biết con đường, cách thứcthương mại hóa sản phẩm của ngành và tìm ra những điểm yếu về liên kết trong chuỗi giátrị Vì vậy, đây là chính sách hết sức cần thiết với việc PTTM mặt hàng nói chung và sảnphẩm bánh kẹo nói riêng

Trang 19

Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển thương mại các mặt hành bánh kẹo trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Sáu năm sau khi tiến hàng cổ phần hóa (2006 – 2012), CTCP thực phẩm HữuNghị đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả về quy mô, chất lượng lẫn hiệu quảthương mại, ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bánh mứt kẹonước nhà

Kể từ năm 2008 cho đến nay, quy mô phát triển thương mại của CTCP thực phẩmHữu Nghị có những biến động rõ nét Sự thay đổi này được thể hiện rõ nhất ở doanh thucũng như sản lượng tiêu thụ theo từng năm của các mặt hàng bánh kẹo mà Công ty kinhdoanh Cùng với sự tăng lên về sản lượng tiêu thụ, trung bình mỗi năm doanh thu củaCông ty tăng khoảng 10% – 15% Tuy nhiên, mức độ tăng ở mỗi năm là không đồng đều,

có khi năm sau tăng nhẹ hơn năm trước Ngay cả trong cùng một năm sức tiêu thụ củacác mặt hàng bánh kẹo cũng có sự khác biệt giữa mùa Lễ Tết và ngày thường; giữa thịtrường miền Bắc và miền Trung, miền Nam; giữa thành thị và nông thôn…

Chất lượng thương mại các mặt hàng bánh kẹo của CTCP thực phẩm Hữu Nghịđược nâng cao thể hiện ở chất lượng sản phẩm, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch trong cơcấu sản phẩm, cơ cấu thị trường Thực tế hoạt động thương mại của Công ty cho thấy:chất lượng các sản phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe

về mặt kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ cấu sản phẩm biến đổi không ngừng, kịpthời đáp ứng những nhu cầu luôn luôn thay đổi từ phía người tiêu dùng, cơ cấu thị trườngcũng có những đổi thay khá lớn Hiện tại, thị trường miền Bắc của Công ty ổn định ởmức 70%, thị trường miền Trung đạt 20% và miền Nam đã tăng lên 10%

Lợi nhuận mà Công ty thu về từ hoạt động kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo 4năm trở lại đây đã đạt đến những con số kỷ lục, xấp xỉ 28,35 tỷ VNĐ vào năm 2011 vớitốc độ tăng trưởng trung bình là 55,07%/năm Mặc dù những khoản chi phí mà Công typhải bỏ ra khá lớn bao gồm: chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp,… và có thể nói là khổng lồ song lợi nhuận mà công ty đạt được vẫn khá cao

Trang 20

Bên cạnh những thay đổi theo hướng tích cực về quy mô, chất lượng cũng nhưhiệu quả thương mại thì sự đóng góp cho xã hội của CTCP thực phẩm Hữu Nghị cũngkhông phải là nhỏ Điều này thể hiện ở việc Hữu Nghị luôn thu hút và tạo công ăn việclàm cho một lượng lớn người lao động, góp phần hạn chế gia tăng thất nghiệp, nộp Ngânsách Nhà nước (thuế VAT và thuế TNDN) hàng năm khoảng 44 tỷ VNĐ[10].

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến phát triển thương mại các sản phẩm bánh kẹo tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trên thị trường nội địa

Nhân tố vi mô

 Thứ nhất là các nguồn lực của Công ty

Nguồn vốn kinh doanh, tình hình tài chính quyết định tới hoạt động kinh doanhcủa Công ty, quyết định tới lượng bánh kẹo sản xuất ra, khối lượng sản phẩm tiêu thụhàng năm, đồng thời ảnh hưởng tới các chi phí khác trong quá trình PTTM sản phẩm củaCông ty Hoạt động dưới mô hình một công ty cổ phần với 51% vốn cổ phần của Nhànước, nguồn vốn điều lệ của CTCP thực phẩm Hữu Nghị liên tục tăng và luôn ở mứckhổng lồ (100 tỷ đồng năm 2010) Đây là một lợi thế rất lớn cho Công ty trong việc sảnxuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường, từ đó làm thay đổi quy mô cũng như chấtlượng thương của doanh nghiệp mình

Về khoa học kỹ thuật, thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động PTTM: nhữngnăm gần đây, CTCP thực phẩm Hữu Nghị đã liên tục cập nhật và đổi mới công nghệ, tiếpthu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đầu tư mở rộng thêm nhà xưởng, dây truyền sản xuất mới

để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nhờ đó mà giảm được tổng chiphí, sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận thu về đều tăng lên đáng kể

Nguồn nhân lực: Yếu tố con người dường như là then chốt ở hầu hết các doanhnghiệp Các yếu tố như trình độ tay nghề, năng lực làm việc, chuyên môn của cán bộ,công nhân viên trong Công ty có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động PTTM TạiCTCP thực phẩm Hữu Nghị, yếu tố con người được quan tâm đặc biệt Hiện Công ty có

38 cán bộ cấp cao, 110 cán bộ nhân viên và trên 5500 công nhân và tất cả đều đượchưởng những chế độ đãi ngộ phù hợp, được tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độchuyên môn với mục đích mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng thương mại Tuynhiên, lực lượng lao động thời vụ của Công ty còn chưa được đào tạo nghiệp vụ mộtcách bài bản, chuyên nghiệp, tay nghề của các công nhân kỹ thuật cũng chưa thực sựthành thạo Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như bán hàng của Công ty,quy mô thương mại cũng theo đó mà thay đổi

Ngày đăng: 24/03/2015, 07:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w