0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

xuất một số giải pháp với Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CÁC MẶT HÀNG BÁNH KẸO TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ (Trang 33 -35 )

Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển thương mại các mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần

3.2 xuất một số giải pháp với Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

3.2.1 Đa dạng hóa thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty

• Thực hiện tốt mối quan hệ cung cầu trên thị trường

Trước hết nguồn cung của công ty đảm bảo phục vụ được nhu cầu của khách hàng trên thị trường, có cầu thì phải ngay lập tức có cung, thậm chí nguồn cung phải dồi dào hơn để mang tới sự chọn lựa đa dạng cho khách hàng. Có như vậy Công ty mới thu hút được nhiều khách hàng trên thị trường, niềm tin của khách hàng được duy trì và phát huy.

• Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, từng bước thay đổi cơ cấu thị trường cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng

Phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu trong đó chiều sâu là thâm nhập vào các khu vực thị trường cũ còn chiều rộng là khai thác và tìm kiếm thị trường mới, hai mục tiêu này phải tồn tại và được thực hiện đồng bộ với nhau. Ngoài thị trường truyên thống là các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc...Công ty phải tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm ở những thị trường mới, tiềm năng khác, hướng tới đưa sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị phủ kín, phủ khắp các các tỉnh thành trên cả nước. Phải phân tích được sự khác nhau giữa các đoạn thị trường để xác định loại bánh kẹo, từ đó thay đổi cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng như cơ cấu thị trường.

• Tăng cường công tác giám sát với các đối tác, chi nhánh, đại lý phân phối và đối thủ cạnh tranh

Trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các “ông lớn” trong ngành bánh kẹo nội và giữa các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bánh kẹo sản xuất trong nước với các doanh nghiệp nhập khẩu, CTCP thực phẩm Hữu Nghị cũng phải là đối tượng trong cuộc. Phải thường xuyên điều tra khảo sát, nắm được số lượng đối thủ cạnh tranh, năng lực của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách phát triển thị trường phù hợp với nhu cầu và cạnh trạnh được với các đối thủ đó.

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực cho Công ty, đặc biệt là lực lượng lao động tham gia trực tiếp vào công tác phát triển thương mại sản phẩm

• Với đội ngũ Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên

Phải trang bị kiến thức liên quan tới quá trình quản lý điều phối trong công việc. Nâng cao khả năng lập kế hoạch, dự báo xu hướng PTTM và có tầm nhìn chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Công ty, có như vậy mới điều hành và quản lý được hoạt động PTTM sản phẩm bánh kẹo của công ty đạt tới hiệu quả cao nhất.

• Với đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông, nhân viên bán hàng thời vụ của Công ty

Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cần có những chính sách đào tạo phù hợp, tổ chức các khóa tập huấn đặc biệt nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, sự chuyên nghiệp trong các hoạt động phát triển thương mại sản phẩm. Những lớp đào tạo không chỉ để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ mà còn củng cố thêm tinh thần làm việc, ý thức lao động hết mình và gắn bó lâu dài với Công ty.

3.2.3 Từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành

Chất lượng sản phẩm là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến phát triển thương mại các mặt hàng bánh kẹo. Chất lượng các sản phẩm bánh kẹo hiện nay của Công ty còn chưa có nhiều đặc tính nổi trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy Công ty nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh cho những “đứa con tinh thần” của mình. Để cải thiện được chất lượng và mẫu mã các sản phẩm bánh kẹo, CTCP thực phẩm Hữu Nghị nên chú ý đến các nguồn nguyên liệu đầu vào như đường, bột mỳ, nha, sữa…và các phụ kiện đi kèm như hộp xốp, hộp giấy, bao bì…đồng thời phải đầu tư cho máy móc công nghệ. Một khi hệ thống máy móc trang thiết bị được đầu tư theo hướng hiện đại thì sẽ sản xuất ra được những sản phẩm mẫu mã đẹp, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, từ đó có thể giảm được giá thành sản phẩm và giá bán trên thị trường cũng theo đó mà được giảm xuống, tỷ suất lợi nhuận được nâng cao, khả năng cạnh tranh được tăng cường.

3.2.4 Các biện pháp hỗ trợ khác

+ Phân đoạn, phân khúc thị trường hợp lý.

+ Chính sách theo thời kì, đặc biệt chú trọng đến tính chất mùa vụ của sản phẩm. + Hoàn thiện chính sách chủng loại và cơ cấu mặt hàng, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.

+ Chú trọng đến các hoạt động Marketting, quảng cáo, xúc tiến và hỗ trợ bán hàng và dịch vụ hậu mãi...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CÁC MẶT HÀNG BÁNH KẸO TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ (Trang 33 -35 )

×