Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển thương mại các mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần
3.3 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước
3.3.1 Chính sách bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô
Đứng trước thời điểm khó khăn của toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp đều trong tình trạng thiếu vốn và ứ đọng sản phẩm, bánh kẹo cũng không phải ngoại lệ. Hơn nữa, trên thực tế bánh kẹo không nằm trong danh sách những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nên nhu cầu về sản phẩm này trong “năm tài chính” sẽ có nguy cơ giảm sút, nằm trong danh mục cắt giảm chi tiêu của người dân nếu không có sự can thiệp từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, một vấn đề muôn thuở mà vẫn hết sức cấp thiết đối với Nhà nước lúc này vẫn là phải đề ra những chính sách phù hợp nhằm bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô để cho cuộc sống của người tiêu dùng bớt khó khăn hơn, có như thế các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành mới có cơ may phục hồi và tiếp tục phát triển hơn nữa.
3.3.2 Chính sách kích cầu tiêu dùng một cách hợp lý
Người Việt Nam xưa nay có xu hướng “sính hàng ngoại”. Cộng với việc các hãng nhập khẩu đang ra sức cạnh tranh với các hãng bánh kẹo nội và tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường. Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, thiết thực, những bước đi đúng hướng trong chiến dịch “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” để lấy lại niềm tin từ phía người tiêu dùng, bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
3.3.3 Tăng cường công tác quản lý thị trường đồng thời hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu
Chính sách này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ các hãng nhập ngoại lấn át thị trường Việt Nam. Quản lý thị trường còn chưa chặt chẽ, hệ thống thuế còn chưa rõ ràng, công tác chống buôn lậu hàng hóa còn lỏng lẻo, gây ra tình trạng nguồn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được lưu thông trên thị trường. Thị trường bánh kẹo trở nên phức tạp, tình trạng hàng giả hàng nhái làm cho người tiêu dùng hoang mang, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của toàn ngành bánh kẹo, trong đó các hãng bánh kẹo nội cũng phải chịu chung số phận. Để ổn định thị trường và tạo điều kiện cho thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa phát triển thì Nhà nước và Cục quản lý thị trường cần xây dựng chính sách quản lý thị trường và hoàn thiện hệ thống pháp luật chống buôn lậu hàng hóa, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí hàng đầu, nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm.
3.3.4 Chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, chính sách hỗ trợ về vốn
Nhà nước cần có những chính sách đặc việt về tỷ giá hối đoái, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào. Nhà nước hỗ trợ vốn kinh doanh cho cách doanh nghiệp bằng việc ưu đãi hoặc cắt giảm thuế với những trường hợp thuộc diện đặc biệt, chủ động đưa ra một số chính sách như các cắt giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay trả tạo điều kiện để Công ty xoay vòng vốn trong hoạt động PTTM sản phẩm của mình.
3.3.5 Các chính sách khác
- Tăng cường và khuyến khích hoạt động của thị trường chứng khoán vì hiện nay đã có nhiều công ty bánh kẹo lớn trong nước niêm yết giá trên thị trường chứng khoán như Kinh đô, Bibica, Hữu Nghị… Việc phát triển thị trường chứng khoán sẽ hộ trỡ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này, tạo đà cho họ có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn nữa.
- Hỗ trợ các công ty thu thập và tiếp cận thông tin thị trường. Cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình biến động trong và ngoài nước, những thông tư, quy định, công trình mới mang tầm quốc gia để các danh nghiệp kịp thời nắm bắt, từ đó có hướng đi phù hợp.
- Chú trọng đến cơ sở hạ tầng cho việc kinh doanh…