1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian văn hóa làng Đại Mỗ

135 676 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 8,33 MB

Nội dung

Trước sự biến đổi đó, việc nghiên cứu về không gian văn hóa làng Đại Mỗ là một nhu cầu bức thiết, vì mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới mà vẫn gìn giữ được những nét văn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

NGÔ THỊ THANH HUYỀN

KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội – 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA SƯ PHẠM -  -

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp :

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

NGÔ THỊ THANH HUYỀN

KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

NGÔ THỊ THANH HUYỀN

KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp :

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

NGÔ THỊ THANH HUYỀN

KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học

Mã số: 60 22 01 13

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân

Hà Nội - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại Viện

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Văn Quân đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn 4

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 11

6 Bố cục luận văn 11

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG ĐẠI MỖ 12

1.1 Giới thuyết khái niệm 12

1.1.1 Khái niệm văn hóa 12

1.1.2.Khái niệm không gian văn hóa 14

1.2 Những nhân tố cấu thành không gian văn hóa làng Đại Mỗ 15

1.2.1 Vị trí địa lý 15

1.2.2 Điều kiện tự nhiên 16

1.2.3 Điều kiện lịch sử, địa chính, dân cư 17

1.2.4 Điều kiện kinh tế xã hội 25

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ 31

2.1 Văn hóa vật chất 31

2.1.1 Tổ chức không gian sống 31

2.1.1.1 Cấu trúc ngõ, xóm 31

2.1.1.2 Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng 32

2.1.1.3 Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh 34

2.1.1.4 Tổ chức văn hóa mưu sinh 40

2.1.2 Văn hóa đảm bảo đời sống 49

2.1.2.1 Ăn – Uống 49

2.1.2.2 Mặc 55

Trang 5

2.1.2.3 Ở 56

2.2 Văn hóa tinh thần 61

2.2.1 Hội làng 61

2.2.2 Văn hóa ứng xử của người dân làng Đại Mỗ 63

2.2.2.1 Văn hóa ứng xử giữa người dân với nhau 63

2.2.2.2 Văn hóa ứng xử trong gia đình 64

2.2.2.3 Văn hóa ứng xử với người nhập cư 65

2.3 Phong tục tập quán 66

2.3.1 Lễ tục 66

2.3.2 Tôn giáo tín ngưỡng 73

CHƯƠNG 3 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VẤN ĐỀ GÌN GIỮ, BẢO TỒN KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ 76

3.1 Khái niệm 76

3.2 Những tác động của quá trình đô thị hóa đến làng Đại Mỗ 78

3.3 Phương hướng bảo tồn, gìn giữ không gian văn hóa làng Đại Mỗ 92

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 3

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 Số lượng hội viên của các đoàn thể chính trị xã hội của xã Đại Mỗ

năm 2012 28

Bảng 3.1 Dân số xã Đại Mỗ 77

Bảng 3.2 Đánh giá chất lượng an ninh ở làng Đại Mỗ hiện nay 81

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn thu nhập chính của người dân làng Đại Mỗ 40

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu các thành phần kinh tế xã Đại Mỗ 44

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lao động các ngành kinh tế xã Đại Mỗ 48

Biểu đồ 2.4 Loại hình nhà ở làng Đại Mỗ hiện nay 59

Biểu đồ 2.5 Đồ nội thất trong gia đình người dân làng Đại Mỗ 59

Biểu đồ 2.6 Các điểm thờ tự người dân thường đến trên địa bàn làng 73

Biểu đồ 3.1 Suy nghĩ của dân làng Đại Mỗ về vần đề diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp 80

Biểu đồ 3.2 Đánh giá chất lượng an ninh trật tự ở làng Đại Mỗ hiện nay 82

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước ta là một quốc gia nông nghiệp, tỉ lệ dân số sinh sống ở nông thôn chiếm đa số Vì vậy, những nghiên cứu về làng xã nông thôn Việt Nam là một

đề tài được nhiều học giả sớm quan tâm

Nghiên cứu về làng xã nông thôn hiện nay còn có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới, khi mà cơn “bão” đô thị hóa đang “quét” qua tất cả những làng quê tưởng như yên bình nhất Vấn đề đặt ra là làm sao để nông thôn có thể phát triển kinh tế mà không đánh mất những giá trị văn hóa tốt đẹp

Những làng ven đô hiện nay đều chịu sự ảnh hưởng rất nhiều của quá trình đô thị hóa, đều đang mang vẻ mặt vừa cũ vừa mới Cái cũ chưa mất đi nhưng đã bị thay đổi nhiều, và người nông dân thì chưa đủ tâm thế để đón nhận cái mới, cũng như bản lĩnh để giữ lại những bản sắc truyền thống Vậy làm sao để người nông dân có thể tăng “sức đề kháng” cho chính ngôi làng của mình, làm sao để trong sự tiếp nhận cái mới mà không phủ định các giá trị truyền thống?

Nghiên cứu về làng xã nông thôn Việt Nam là một đề tài không mới, nhưng mỗi tác giả lại có sự lựa chọn riêng Đó có thể là một không gian cụ thể, thậm chí là chính ngôi làng quê hương mình Trong sâu thẳm mỗi người đều ẩn chứa lòng tự hào về nơi mình đã sinh ra và lớn lên Với sự giúp đỡ, gợi

ý của các thầy cô giáo, với mong muốn làm được điều gì đó đóng góp cho sự

phát triển của quê hương, tôi đã lựa chọn đề tài Không gian văn hóa làng Đại

Mỗ - ngôi làng ven đô, nơi tôi sinh ra và lớn lên, một trong tứ danh hương (“

Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót”) làm đề tài luận văn của mình

Đại Mỗ là ngôi làng ven đô tiêu biểu cho quá trình chuyển mình mạnh

mẽ khi bước vào quá trình đô thị hóa Đại Mỗ hôm nay đã mang nhiều nét

Trang 10

mới, nhiều sự thay đổi về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Trước sự biến đổi đó, việc nghiên cứu về không gian văn hóa làng Đại Mỗ là một nhu cầu bức thiết, vì mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới mà vẫn gìn giữ được những nét văn hóa làng Việt truyền thống

2 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn

Trong bối cảnh tình hình đất nước ta hiện nay, nông nghiệp vẫn rất quan trọng, dân số làm nghề nông vẫn chiếm tỉ lệ lớn, vì vậy việc xây dựng được một nền nông nghiệp phát triển bền vững và nông thôn mới văn minh, hiện đại luôn là mục tiêu lớn được Đảng, Nhà nước đặt ra, được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng

Nông thôn nước ta hiện nay có sự phát triển không đồng đều, phần do điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội của vùng, phần do quá trình đô thị hóa tác động Bản thân quá trình đô thị hóa diễn ra cũng không đồng đều giữa các vùng, thiếu tính qui hoạch khoa học, bền vững khiến bộ mặt nông thôn thay đổi một cách mất cân đối, lệch lạc Do vậy, việc nghiên cứu về không gian văn hóa của một vùng nông thôn sẽ góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện, có

hệ thống và khoa học, để từ đó có thể đưa ra những chiến lược hợp lý, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển mà không làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có Việc nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa phương nhằm kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa làng Đại Mỗ trong quá trình hiện đại hóa nông thôn hiện nay

Nghiên cứu về Không gian văn hóa làng Đại Mỗ, tôi mong muốn luận

văn sẽ góp phần cung cấp cái nhìn tổng quan về một ngôi làng ven đô trong cái nhìn từ truyền thống đến đổi mới Luận văn sẽ giúp chính những người dân làng Đại Mỗ thực sự hiểu về làng mình một cách toàn diện và sâu sắc hơn

Trang 11

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về làng xã Việt Nam, đặc biệt là làng xã vùng châu thổ Bắc

Bộ đã sớm được các học giả trong và ngoài nước quan tâm Nhất là từ khi thực dân Pháp sang xâm lược và thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ Người Pháp đã nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam

để phục vụ cho công cuộc cai trị Thời đó, dân ta chủ yếu là nông dân, và phần lớn đều sống trong các làng xã Vì vậy, muốn hiểu được văn hóa Việt Nam, họ phải bắt đầu nghiên cứu từ làng xã nông thôn Việt Nam

Các nhà nghiên cứu đứng từ nhiều điểm nhìn khác nhau và đi từ những ngành khoa học khác nhau: lịch sử, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, nhân học…cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng thể và bộ phận về làng xã nông thôn Việt Nam trên mọi phương diện

3.1 Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của học giả trong

nước

Các học giả trong nước nghiên cứu về làng xã - nông thôn Việt Nam với nhiều cách tiếp cận, cả ở tầm vĩ mô và vi mô, cả tổng quát và cụ thể Có những tác phẩm nghiên cứu tổng thể như của tác giả Phan Kế Bính trong cuốn

Việt Nam phong tục ( NXB VHTT, 2005) cũng nhắc nhiều đến phong tục của

làng xã xưa, Đào Duy Anh viết Việt Nam văn hóa sử cương ( NXB VHTT,

2003) đề cập tới tổ chức xã thôn, sinh hoạt xã thôn, tín ngưỡng tế tự ở làng…

Tác giả Toan Ánh Nếp cũ hội hè đình đám (quyển thượng và hạ); Tín

ngưỡng Việt Nam ( quyển thượng và hạ); Con người Việt Nam và làng xóm Việt Nam

Trong số các nhà nghiên cứu hàng đầu về làng xã Việt Nam không thể

không kể tới Phan Đại Doãn Trong cuốn Làng xã Việt Nam, một số vấn đề

kinh tế- văn hóa – xã hội tác giả đã trình bày về kết cấu kinh tế, kết cấu xã

hội và kết cấu văn hóa của làng xã Việt Nam một cách tổng quan nhất, cung

Trang 12

cấp cho người đọc cái nhìn tổng thể về kết cấu của làng Việt cổ truyền ở Bắc

Bộ Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác chủ biên

hoặc đồng chủ biên về tổ chức quản lý nông thôn ( Kinh nghiệm tổ chức

quản lý nông thôn ở một số khu vực Đông Á và Đông Nam Á; Kinh nghiệm

tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử); về kết cấu làng xã cổ

truyền, trong đó công trình Làng Việt Nam đa nguyên và chặt là một tác

phẩm tiêu biểu Trong tác phẩm này, tác giả nhắc tới làng như một cộng đồng

đa chức năng, mối quan hệ làng – dòng họ, những thiết chế tổ chức trong làng

xã xưa… Phan Đại Doãn cũng tham gia một số công trình nghiên cứu khác

như cuốn Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại nghiên cứu về vấn

đề sử dụng đất nông nghiệp và phương thức canh tác, công cuộc khẩn hoang thời cận đại Việt Nam và một số nghề thủ công, dân số ở vùng nông thôn Việt Nam trong thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Nghiên cứu về địa danh làng xã Bắc Kỳ có cuốn Địa danh và tài liệu

lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ của tác giả Vũ Thị Minh Hương, là sự hệ thống

các địa danh làng xã, tổng, huyện, châu, phủ, tỉnh của Bắc Kỳ nửa đầu thế kỉ

XX cùng với bản đồ và danh mục hồ sơ làng, xã thời kì đó

Làng xã ngoại thành Hà Nội của tác giả Bùi Thiết nghiên cứu tên gọi,

lịch sử hình thành của 292 xã và cấp tương đương ở ngoại thành Hà Nội

Nhóm tác giả Phan Huy Lê, Từ Chi, Phan Đại Doãn cùng một số nhà nghiên cứu khác đã cho ra đời công trình viết bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp

The traditional village in Vietnam / Le village traditionnel au Vietnam là sự

tập hợp các bài viết về đặc điểm văn hoá truyền thống của làng thôn Việt Nam: Cơ cấu tổ chức chế độ ruộng đất, thị trường, quan hệ xã hội, sinh hoạt

văn hoá Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền Bắc Bộ của tác giả Trần

Từ là một công trình nghiên cứu tầm cỡ, mang nhiều ý nghĩa lớn lao, cung cấp cho độc giả cái nhìn khoa học và tổng quát về làng Việt cổ truyền, từ chế

Trang 13

độ sản xuất, phương thức sản xuất, đến các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã

hội phong kiến xưa, các loại hình tổ chức làng xã…

Tác giả Đỗ Long trong cuốn Tâm lý cộng đồng làng và di sản đã đề cập

tới cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử hình thành và biểu hiện của tâm lý cộng đồng làng, di sản và diễn biến của tâm lý cộng đồng làng: tâm lý nông dân, nhu cầu, tình cảm, năng lực và tính cách nông dân, dư luận của làng và

cách ứng xử, phong tục tập quán ở làng xã nông thôn

Bên cạnh đó, có rất nhiều luận văn tốt nghiệp cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ cũng lựa chọn mảng đề tài làng xã Mỗi tác giả chọn cho mình một khía cạnh:

có thể là văn hóa làng nghề, văn hóa dòng họ, làng Việt truyền thống và hiện đại, hay những công trình nghiên cứu về hương ước, gia phả của nhiều dòng

họ, về sự biến đổi đời sống tinh thần, tâm lý cộng đồng làng trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi về xã hội và văn hóa ở những làng quê đang trong quá trình đô thị hóa, hoặc đã được đô thị hóa…Tất cả đều đóng góp cho việc

nghiên cứu làng xã Việt Nam trong cái nhìn từ truyền thống đến hiện đại

3.2 Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của học giả nước ngoài

Nổi tiếng có cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của tác giả Pierre

Gourou, nghiên cứu địa lý nhân văn của châu thổ sông Hồng, một châu thổ

vào loại đông dân nhất trên thế giới, cái nôi của nền văn minh Việt Nam Có

thể nói Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ là công trình nghiên cứu đầu tiên

về về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về hệ thống nông nghiệp

GS Yu Insun là nhà Việt Nam học hàng đầu Hàn Quốc, đã dành nhiều

tâm huyết nghiên cứu về Việt Nam, nổi tiếng với cuốn Luật và xã hội Việt

Nam thế kỉ XVII, XVIII

GS Sakurai Yumio là nhà nghiên cứu về Việt Nam hàng đầu tại Nhật Bản, nổi tiếng với chương trình nghiên cứu về làng Bách Cốc (huyện Vụ

Trang 14

Bản, tỉnh Nam Định), có thể coi là một nghiên cứu mẫu mực về làng xã Việt Nam

Ngoài ra còn rất nhiều nhà Việt Nam học trên thế giới dành nhiều tâm

huyết nghiên cứu về Việt Nam nói chung và về làng xã Việt Nam nói riêng

3.3 Các công trình nghiên cứu về không gian văn hóa

Nhiều học giả đã chọn hướng nghiên cứu về không gian văn hóa GS

Ngô Đức Thịnh trong công trình Văn hóa và phân vùng văn hóa đã đưa ra

những lý thuyết mang tính tiền đề khi nghiên cứu về không gian văn hóa Trên cơ sở đó, tác giả đã phân chia các vùng văn hóa ở nước ta và trình bày một số vùng văn hóa tiêu biểu, trong đó nêu bật được những đặc tính , bản sắc văn hóa của từng vùng

Trần Quốc Vượng có công trình nghiên cứu Việt Nam cái nhìn địa văn

hóa, bao gồm những bài viết về văn hóa các vùng miền: Phú Thọ, Vĩnh Phú,

Sơn Tây, Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm, xứ Bắc – Kinh Bắc, lưu vực sông Hồng, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Hà, núi Đọi, xứ Thanh, miền Trung…đến Cà Mau, Côn Đảo Bên cạnh đó, ông còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về văn hóa

Tác giả Lê Văn Hảo có công trình nghiên cứu chủ yếu về không gian văn hóa các vùng thuộc Nam Bộ Tác giả chia miền Đông ra làm 6 vùng : Bình Phước – Bình Dương; Bà Rịa-Vũng Tàu-Côn Đảo; Đồng Nai – Biên Hòa; Tây Ninh; Long An, Tân An Miền Tây thành 11 vùng : Tiền Giang – Mỹ Tho; Bến Tre; Vĩnh Long, Đồng Tháp; An Giang-Long Xuyên-Châu Đốc; Kiên Giang-Hà Tiên-Phú Quốc; Cần Thơ; Trà Vinh; Bạc Liêu; Sóc Trăng đến

Cà Mau; và “hòn ngọc Viễn Đông” giữ vùng văn hóa Nam Bộ là Gia Định, Bến Nghé, Sài Gòn Với mỗi tiểu vùng, tác giả lại có sự miêu tả, lý giải về lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên, xã hội – những nhân tố tạo nên diện mạo văn hóa của vùng

Trang 15

Nguyễn Quang Ngọc trong công trình Một số vấn đề làng xã Việt Nam

đã nhắc tới làng Đan Loan từ khi hình thành, phát triển, biến đổi từ xưa đến nay trên mọi phương diện: lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội

Nguyễn Hải Kế với công trình Một làng Việt cổ truyền ở Đồng Bằng

Bắc Bộ đã nghiên cứu làng Dục Tú và phát hiện ra nhiều vấn đề xung quanh

sở hữu ruộng đất, kết cấu kinh tế, tổ chức dân cư, văn hóa tín ngưỡng… Ngoài ra còn nhiều luận văn cũng đề cập tới việc nghiên cứu vùng văn

hóa Như công trình Những sinh hoạt văn hóa của làng ven đô của hai tác

giả Lê Hồng Lý và Phạm Thị Thủy Chung Tác giả đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về làng Đăm, từ phong tục, di tích, đến lề thói sinh hoạt văn hóa tinh thần, kinh tế và văn hóa trong thời kì phát triển mới…

Công trình Không gian văn hóa làng Keo – Thái Bình của Trần Thị Lệ

Thủy đã nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển làng Keo và nghiên cứu không gian văn hóa làng dưới góc độ đời sống kinh tế xã hội và sinh hoạt văn hóa

Luận văn thạc sỹ Không gian văn hóa làng Vạn Phúc của tác giả Bùi

Thị Hương đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học kết hợp với việc thu thập tài liệu, điều tra khảo sát thực địa, phương pháp liên ngành…để làm

rõ được những nét đặc trưng tiêu biểu của không gian văn hóa làng Vạn Phúc

3.4 Các công trình nghiên cứu về làng Đại Mỗ

Các học giả nghiên cứu riêng về làng Đại Mỗ không nhiều, phần lớn địa

danh làng Đại Mỗ được xuất hiện trong một số cuốn sách viết về Địa bạ cổ

Hà Đông, Làng xã ngoại thành Hà Nội…trong những nghiên cứu đó, làng

Đại Mỗ chưa được coi như một đối tượng nghiên cứu cụ thể, mà đó chỉ là sự khái quát nhất về lịch sử địa danh này

Trong công trình Tổng tập 1000 năm văn hiến Thăng Long của nhiều

học giả, làng Đại Mỗ được nhắc tới như một bộ phận của Thăng Long Hà

Trang 16

Nội, với nhiều danh nhân, di tích lịch sử, các lễ hội…Công trình này mang tới cho người đọc những thông tin cơ bản và tổng quan về làng Đại Mỗ

Đại Mỗ còn vinh dự có tên trong cuốn Các làng khoa bảng Thăng Long

Hà Nội của Phan Đại Doãn chủ biên Công trình đã khảo sát và thu thập

những thông tin về lịch sử khoa bảng làng Đại Mỗ Có nhiều danh nhân lịch

sử của Đại Mỗ được nhắc tới như Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Ân, Nguyễn Quý Kính…giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát nhất về truyền thống khoa cử làng Đại Mỗ

Đình làng và chùa Trùng Quang làng Đại Mỗ được nghiên cứu, tìm hiểu

trong cốn Hà Nội – danh thắng và di tích- tập 1 của Lưu Minh Trị (chủ

biên) Trong công trình này, tác giả chỉ dừng lại ở mức liệt kê và khảo tả các

di tích, đình và chùa ở Đại Mỗ chỉ là một trong số các di tích đó Tác giả chưa coi Đại Mỗ là một đối tượng nghiên cứu

Trong cuốn Lịch sử cách mạng xã Đại Mỗ được Ban chấp hành Đảng

bộ xã Đại Mỗ tổ chức biên soạn đã ghi lại những vấn đề cơ bản về đặc điểm

tự nhiên, địa chí hành chính và lịch sử dân cư, truyền thống tốt đẹp của bản làng cổ xưa, cũng như truyền thống cách mạng hơn nửa thế kỉ đấu tranh giành độc lập, tự do và kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng xã hội mới ở làng Đại Mỗ Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu tổng quan nhất về làng Đại Mỗ tính đến thời điểm hiện nay

Học giả Han Do Hyun – nhà nghiên cứu Hàn Quốc học cũng dành tâm

sức nghiên cứu nhiều về làng xã Việt Nam, đặc biệt ông đã chọn một dòng họ tiêu biểu nhất của làng Đại Mỗ để khái quát lên lí thuyết về làng – dòng họ ở

Việt Nam Bài nghiên cứu được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Việt

Nam Học lần thứ 3 Dòng họ Nguyễn Quý ở làng Đại Mỗ đã được Han Do

Hyun chọn làm một trường hợp điển hình Nghiên cứu này có ý nghĩa để minh chứng cho sự tồn tại làng dòng họ trong xã hội nông thôn Việt Nam

Trang 17

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là không gian văn hóa làng Đại Mỗ (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội), trong đó bao gồm tất cả các nhân tố : vị trí địa lý, cảnh quan, lịch sử hình thành, dân cư, kinh tế, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng…Tất cả các yếu tố này hình thành nên không gian văn hóa làng Đại Mỗ - Phạm vi nghiên cứu: Không gian văn hóa làng Đại Mỗ trong cái nhìn từ truyền thống đến hiện đại Luận văn nghiên cứu trong phạm vi làng

Đại Mỗ bao gồm các thôn cổ: thôn Chợ, thôn Tháp, thôn Đình, thôn Ngang

5 Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

a Mục đích nghiên cứu:

- Việc nghiên cứu nhằm xác định được tổ hợp các yếu tố vật thể và phi

vật thể tạo thành không gian văn hóa làng Đại Mỗ

- Nghiên cứu không gian văn hóa làng Đại Mỗ để thấy được nét đặc trưng của văn hóa của một làng ven đô Bên cạnh đó, việc nghiên cứu sẽ góp một cái nhìn về sự biến đổi của không gian văn hóa làng Đại Mỗ từ truyền thống đến hiện đại Qua đó, có những giải pháp để bảo tồn và phát huy những

giá trị văn hóa đặc sắc của làng

b Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp liên ngành: kết hợp các chuyên ngành: lịch sử, văn hóa học, xã hội học, ngôn ngữ học…, bên cạnh đó là các phương pháp : hồi

cố, phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, điều tra xã hội học

6 Bố cục luận văn

Luận văn được chia làm 3 chương

Chương 1: Khái quát chung về làng Đại Mỗ

Chương 2: Tổ chức không gian văn hóa làng Đại Mỗ

Chương 3: Đô thị hóa và vấn đề gìn giữ, bảo tồn không gian văn hóa làng Đại Mỗ

Trang 18

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG ĐẠI MỖ

1.1.Giới thuyết khái niệm

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là sản phẩm đặc biệt của con người, là hệ quả của sự tiến hóa của nhân loại Văn hóa bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều nhân tố Vì vậy, tùy từng điểm nhìn mà các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về văn hóa

Ở châu Âu, người đầu tiên đưa văn hóa vào trong khoa học là Pufendorf – nhà nghiê cứu pháp luật người Đức Ông hiểu văn hóa là toàn bộ những gì

do hoạt động xã hội của con người tạo ra Kể từ thời Khai sáng ở Đức, nhà triết hoc Herder cho rằng: văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người Theo ông, con người xuất hiện lần thứ nhất như một thực thể tự sinh vật tự nhiên, lần thứ hai con người hình thành như một thực thể xã hội, tức là con người văn hóa theo nghĩa toàn vẹn của từ này Theo quan điểm này thì văn hóa nhân loại như là kết quả của sự phát triển, kể từ khi trái đất mới hình thành, cho đến khi các sinh vật xuất hiện và cuối cùng là co người văn hóa phát triển theo hướng nhân bản hóa

Đi từ tư tưởng của Mác và Ăng-ghen thì lao động sáng tạo chính là khởi điểm của văn hóa Hai ông quan niệm căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người Nếu phương diện kinh tế của lao động là sự sản xuất ra của cải vật chất thì phương diện văn hóa của lao động chính là sự sáng tạo

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa có sự thống nhất với tư

tưởng của của C.Mac và Ăng-ghen Hồ Chí Minh cho rằng: “ Vì lẽ sinh tồn

cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra

Trang 19

ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

[27;tr.41] Như vậy, Hồ Chí Minh cũng xem lao động sáng tạo là cội nguồn của văn hóa

Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá

trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên và

xã hội” [24;tr.10]

Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO được thông qua trong Bản tuyên

bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ

ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mêhicô thì “ Văn hóa là

tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”[27;tr.41]

Như vậy, lao động sáng tạo được coi là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa, nhưng sáng tạo phải hướng về các giá trị nhân bản, nhằm hoàn thiện con người thì mới trở thành văn hóa đích thực Nói một cách chung nhất, văn hóa

là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm mục đích phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng loài người Văn hóa được sáng tạo vì sự tiến bộ của loài người Văn hóa vừa là khái niệm chỉ thuộc tính loài người, vừa là khái niệm chỉ trình độ và chất lượng sống của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội Văn hóa được biểu hiện sinh động

và đa dạng trong những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt biểu hiện trong nhân cách, lối sống, nếp sống của cộng đồng xã hội, trong cách ứng xử của con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân mình

Trang 20

1.1.2 Khái niệm không gian văn hóa

Theo Trần Quốc Vượng thì một vùng văn hóa là một tổng thể - hệ thống, một không gian văn hóa (cultural space) với một cấu trúc – hệ thống (structure – system) bao gồm các hệ dưới – hay tiểu hệ (sub-system) theo lối tiếp cận hệ thống (system – analysis)1

Theo quan điểm của Ngô Đức Thịnh, không gian văn hóa được hiểu theo

hai nghĩa, cụ thể và trừu tượng: Theo ý nghĩa cụ thể, “không gian văn hóa là

không gian địa lý xác định, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn 1

tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một

hệ thống Trong đời sống xã hội của con người, ít khi một hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại và biến đổi một cách độc lập, mà chúng thường liên kết với nhau thành những tổ hợp Có thể hiểu tổ hợp văn hóa như một hệ thống lớn nhỏ khác nhau, bao gồm nhiều hiện tượng liên kết với nhau như một thực thể hữu cơ…Với ý nghĩa như vậy, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa vùng, văn hóa làng, văn hóa nghề nghiệp, văn hóa đô thị, văn hóa nông thôn…đều

là những dạng khác nhau của tổ hợp văn hóa”[25;tr.6]

Theo nghĩa trừu tượng, không gian văn hóa là một “trường” để chỉ một

hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng (một nền văn hóa của tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan tỏa (ảnh hưởng), tạo cho nền văn hóa đó một không gian (trường) văn hóa rộng hay hẹp khác nhau

Cả hai nội dung không gian văn hóa trên đều tiếp cận văn hóa như một hệ thống của nhiều tiểu hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ cả về thời gian và không gian

Không gian văn hóa làng Đại Mỗ chính là không gian sinh tồn của cư dân làng Đại Mỗ, nó gắn với vùng lãnh thổ mà dân làng Đại Mỗ sinh sống Nói

1

Trần Quốc Vượng, Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc, 1998

Trang 21

cách khác, trong một không gian địa lý xác định, trong quá trình lịch sử lâu dài, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, trong các mối quan hệ và giao lưu văn hóa đã hình thành nên những đặc trưng của không gian văn hóa làng Đại Mỗ Không gian văn hóa đó được hiểu như một tổ hợp văn hóa cấu thành từ nhiều nhân tố, được biểu hiện rõ nét nhất thông qua những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, trong chính tính cách, nếp sống của cộng đồng dân

cư làng Đại Mỗ

Xác định không gian văn hóa làng đòi hỏi ta phải xét đến các yếu tố liên quan đến tính trội văn hóa, vùng văn hóa Tính trội văn hóa của một làng nằm trong nếp sống, phong tục, trong tính cách của dân cư làng đó, trong cách ứng

xử của dân làng với nhau và với những làng xung quanh Vùng văn hóa là vùng lãnh thổ có những nét tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư có mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, họ có sự tương đồng cả về trình độ phát triển kinh tế, xã hội Trong vùng có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, có sự tác động qua lại, từ đó hình thành nên những nét đặc trưng chung, thể hiện trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, từ đó tạo nên sự khác biệt

so với những vùng văn hóa khác

1.2 Những nhân tố cấu thành không gian văn hóa làng Đại Mỗ

Làng Đại Mỗ ngày nay là một trong bốn thôn (làng) của xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm Phía Bắc giáp làng Tây Mỗ và Phú Thứ, phía Đông giáp làng

An Thái và Ngọc Trục, cùng thuộc xã Đại Mỗ, phía Nam giáp làng La Cả

Trang 22

(thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, phía Tây là làng La Dương (phường Dương Nội, quận Hà Đông) và làng An Thọ (xã An Khánh, huyện Hoài Đức)

Đại Mỗ có 2km sông Nhuệ chảy qua Sông Nhuệ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến cuộc sống của dân làng, đem lại nhiều nguồn lợi: tưới, tiêu, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Ngày nay, sông Nhuệ

đã gần như thành một dòng sông chết do ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và môi trường trong khu vực

Đại Mỗ ở vào vị trí giao thông thủy bộ rất thuận lợi: có sông Nhuệ và đường cổ Cầu Đôi – Cót ở phía Đông, Quốc lộ 72 từ Hà Đông đi Quốc Oai ở phía Nam, và Quốc lộ 70 Mỗ- Nhổn, chia làng làm hai phần Vòng ngoài làng

là các quốc lộ gồm đường 32 Hà Nội – Sơn Tây, đường Láng – Hòa Lạc mới hoàn thành năm 1999, càng làm cho việc thông thương của làng thêm mở Làng cách trung tâm Hà Nội 15km, cách trung tâm quận Hà Đông 3 km

1.2.3 Điều kiện tự nhiên

Đại Mỗ đã trải qua nhiều quá trình biến chuyển trong lịch sử mới trở thành một vùng đất như hiện nay Khoảng trên 3000 năm trước đây, vùng đất Đại Mỗ và toàn bộ châu thổ sông Hồng còn ngập trong nước biển Như vậy, thời Hùng Vương xa xưa, Đại Mỗ chưa được khai phá, chưa có dân cư sinh sống Dần về sau, quá trình tiến thoái của mực nước biển, do cấu tạo địa chất,

do tác động của địa chấn và sự bồi đắp không đều của phù sa, địa hình xã Đại

Mỗ có xu hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông

Đất đai xã Đại Mỗ có thể chia thành hai phần Phần phía Bắc và Tây Nam chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn xã, có địa thế cao, gồm ba làng An Thái, Giao Quang và Đại Mỗ Trong đó, Đại Mỗ bao gồm 4 thôn là khu vực luận văn triển khai nghiên cứu Với đặc điểm địa hình này, cư dân ở đây có

Trang 23

lợi thế cả về cư trú lẫn canh tác: làng xóm cao ráo, ruộng đồng ít bị úng ngập, thuận lợi cho việc trồng lúa và hoa màu

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người dân làng Đại Mỗ đã cần cù trong lao động, sáng tạo trong sản xuất để xây dựng quê hương trù phú như hiện nay

1.2.4 Điều kiện lịch sử, địa chính, dân cư

Đại Mỗ là vùng đất sớm có người Việt cổ đến sinh sống Trên địa bàn xã, người dân từng tìm được những mảnh gốm in hoa văn, bát đĩa có nước men dại, những viên gạch cổ cỡ lớn Như vậy có thể suy đoán Đại Mỗ là một trong những nơi sớm có người Việt cổ đến sinh sống Trên cơ sở đó, người dân Đại

Mỗ khai phá thiên nhiên, tụ cư, lập nên các xóm, làng

Về thời điểm xuất hiện làng Đại Mỗ có hai giả thuyết được đưa ra: thứ nhất nếu Đai Mỗ có từ khoảng cách đây 3000 năm thì có thể diễn ra một cuộc

di chuyển do biến cố của thiên nhiên; thứ hai căn cứ vào những di vật đã được phát hiện thì Đại Mỗ đã tồn tại cách đây 2000 năm Có thể suy luận, Đại Mỗ

đã tồn tại ít nhất khoảng 2000 năm.2

Theo kết quả nghiên cứu từ các tài liệu lịch sử thì từ thời vua Hùng và An Dương Vương, Đại Mỗ thuộc bộ Giao Chỉ, một trong các bộ của nhà nước Văn Lang thời bấy giờ Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, Đại Mỗ lần lượt nằm trong các quận Giao Chỉ, Gia2o Châu Thời nhà Nguyễn, Đại Mỗ thuộc tổng Thiên Mỗ, đến năm Tự Đức 1848 đổi thành tổng Đại Mỗ

Đại Mỗ xưa có bốn thôn: Khế Ngang, Huyền Phố, An Thái và Phú Thứ Đến cuối thời Nguyễn, Phú Thứ được tách thành xã riêng, sau thành một làng thuộc xã Tây Mỗ Có một con ngòi chảy qua Đại Mỗ, ra sông Nhuệ, tên chữ Tùng Khê, gọi nôm là khe Tùng Chảy ngang giữa làng Đại Mỗ, hai bên Tùng

2

Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Mỗ, Lịch sử cách mạng xã Đại Mỗ, NXB Hà Nội, 2008

Trang 24

Khê có những gò đất đẹp Sau này trở thành nơi được Nguyễn Quý Đức lựa chọn để xây Lạc Thọ Đình (1717).

Trước Cách mạng, Đại Mỗ cùng với các làng Phú Thứ, An Thái, Giao Quang nằm trong xã Đại Mỗ, thuộc tổng Đại Mỗ

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, địa chính Đại Mỗ có nhiều thay đổi:

+ Tháng 9/1947 thuộc liên huyện IV (bao gồm huyện Hoài Đức, Đan Phượng và quận IV Hà Nội)

+ Đầu năm 1848 thuộc huyện Liên Bắc (gồm huyện Hoài Đức và Đan Phượng), tỉnh Hà Đông

Từ năm 1949, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, các thôn của xã Đại Mỗ ngày nay (bao gồm cả làng Đại Mỗ) cùng với các thôn của Tây Mỗ hợp nhất thành xã Hữu Hưng, lần lượt thuộc các đơn vị hành chính sau:

+ Tháng 4/1954 huyện Liên Bắc giải thế, Hữu Hưng thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông

+ 18/4/1954 huyện Liên Bắc tách thành huyện Hoài Đức và Đan Phượng, Hữu Hưng lúc này thuộc huyện Hoài Đức

+ 31/5/1961 mở rộng thành phố Hà Nội, lập lại huyện Từ Liêm, xã Hữu Hưng thuộc huyện này Ngày 9/12/1964 chia xã Hữu Hưng; 4 thôn Đại Mỗ, Giao Quang, An Thái, Ngọc Trục sáp nhập thành lập xã Đại Mỗ với diện tích đất tự nhiên là 5,16km2, dân số 12.103 người (số liệu 2007) Đơn vị hành chính này tồn tại đến nay

Sau Cách mạng Tháng Tám , Đại Mỗ vẫn là một xã độc lập Tháng 12 năm 1948, Đại Mỗ nhập với các làng Tây Mỗ, An Thái, Giao Quang, Phú Thứ, Ngọc Trục thành xã Hữu Hưng Xã này tồn tại đến tháng 12 năm 1964 thì tách làm hai xã Tây Mỗ và Đại Mỗ Xã Đại Mỗ gồm bốn thôn: Đại Mỗ, An Thái, Giao Quang, Ngọc Trục Năm 2000, do dân số phát triển, để đảm bảo yêu cầu

Trang 25

quản lý hành chính, một số xóm cũ của làng Đại Mỗ cùng một số khu tập thể của công nhân, viên chức đóng trên địa bàn xã được nâng lên thành “thôn” Đại Mỗ hiện còn lưu giữ được nhiều tư liệu quý : sắc phong (24 tấm) của các triều ghi nhận công lao của các vị Thành hoàng; ảnh truyền thần từ thế kỉ XVIII; bia ghi công tích của các vị Đại vương do các nhà khoa bảng đời Lê biên soạn…Ngoài ra còn các hoành phi, câu đối, văn bia…

Điều thứ 15 trong phần Phong tục của Hương ước làng Đại Mỗ năm

1936 ghi rõ: “làng từ xưa có 4 xóm bản gốc: là xóm Ngõ Ngoài, xóm Ngõ Cả,

xóm Đình, xóm Ngang” Đó là 4 xóm tiền thân của bốn xóm hiện tại của làng

(thuộc xã Đại Mỗ) bao gồm: xóm Chợ, xóm Đình, xóm Ngang, xóm Tháp Tên gọi mỗi thôn đều gắn với một sự tích nào đó Thôn Chợ bởi trung tâm thôn là nơi họp chợ của người dân từ thời xa xưa, cho tới ngày nay, vẫn là trung tâm của cả làng, là nơi kinh doanh buôn bán sầm uất nhất Gọi thôn Tháp là bởi nơi đây có cầu Tháp, goi thôn Đình là bởi nơi đây có đình của làng, gọi thôn Ngang vì có cầu Ngang

Đại Mỗ - làng có truyền thống khoa cử

Nhân dân Đại Mỗ có truyền thống hiếu học, là một trong tứ danh hương

“Mỗ, La, Canh, Cót” Khi Nho giáo thịnh hành, chính quyền phong kiến áp dụng việc tuyển chọn nhân tài bằng con đường thi cử, việc học chữ Nho trở thành nhu cầu khá phổ biến của người dân Làng Đại Mỗ cũng không nằm ngoài xu thế chung đó Trong làng có Nho sĩ mở các lớp dạy học, nhiều gia đình nghèo cũng cố gắng cho con em theo học Hương ước của làng cũng có những điều khoản khuyến khích việc học Làng có phe Tư văn ( là tổ chức của những người có trình độ từ biết chữ đến những người đỗ đạt) Phe Tư văn còn được cấp ruộng Các hoc trò cùng học một thầy lập thành Hội đồng môn nhằm thi đua, khuyến khích nhau học tập và cùng tổ chức thăm hỏi, lễ tết, giỗ chạp cho thầy

Trang 26

Hiện nay, Đại Mỗ có 35 dòng họ cùng chung sống trên địa bàn Trong

đó, họ Nguyễn Công có thể đến sớm nhất, định cư ở xóm Ngang [11;tr.387] Sau đó họ Nguyễn Quý đến ở xóm Đình Theo Gia phả của dòng họ Nguyễn Quý thì tổ bốn đời của Thám hoa Nguyễn Quý Đức là Nguyễn Phúc Tâm, sinh vào khoảng những thập niên đầu thế kỉ XVI Tổ xa Nguyễn Phúc Tâm là người làng Dũng Quyết (nay thuộc xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), có nhiều đời dạy học ở Quốc Tử Giam Sau đó các cụ chuyển tới làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn (nay là xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) Đến đời cụ Nguyễn Phúc Tâm thì định cư tại làng Thiên Mỗ [26;tr.131]

Nhắc tới địa danh Đại Mỗ, không thể không nhắc tới danh nhân Nguyễn Quý Đức và khu di tích tưởng niệm Tam vị Đại vương của dòng họ Nguyễn Quý Làng Đại Mỗ nổi tiếng với ba bố con, ông cháu Nguyễn Qúy Đức (1648-1720), Nguyễn Qúy Ân(1673-1722), Nguyễn Qúy Kính(1693-1766), được dân làng suy tôn Thành hoàng làng Ngoài việc được thờ chung ở đình,

ba vị Đại vương còn có nhà thờ riêng

Trong lịch sử, Nguyễn Quý Đức là một nhân vật nổi tiếng, một người văn võ song toàn, sống nghiêm minh chính trực, có đạo đức, yêu nước thương dân Ông là con trai thứ 2 của sinh đồ Nguyễn Phúc Chỉ Nguyễn Quý Đức sinh năm Mậu Tý (1648), mất năm Canh Tý (1720) Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng học giỏi, thông minh, ứng xử nhanh Năm 16 tuổi ông đỗ khoa Hương tiến, năm Quý Mão, niên hiệu Cảnh Trị; năm 22 tuổi đỗ Hoành từ - năm Canh Tuất; năm 23 tuổi đỗ Nhất giáp Thám hoa khoa Bính Thìn (1676); năm 29 tuổi đỗ Đình nguyên Nguyễn Quý Đức là nhà chính trị, trị nước yên dân, nhà ngoại giao giỏi Ông từng giữ các chức vụ lớn trong triều: Nhập hội văn chức, Hàn lâm đãi chế, Bồi tụng, Sự trung Bộ Lễ, Thiên đô ngự sử, Chánh sứ, Tả thị lang Bộ Lại, Đô ngự sử đài, Hữu Thị lang… Năm 1716, khi ông đang giữ

Trang 27

chức Hộ Bộ Thượng thư, kiêm Đông các Đại học sỹ, Hành Tham Tụng sự, Thiếu phó kiêm Đường hầu, Nguyễn Quý Đức dâng tờ khải xin dựng tiếp các tấm bia đề danh tiến sỹ từ khoa Đinh Mùi (1667) đến khoa Bính Thân (1716) Tuân mệnh vua, ông nhuận sắc rồi cho đem khắc 21 tấm bia Tiến sỹ dựng ở Văn Miếu [20]

Nguyễn Quý Đức là nhà giáo dục lớn, nhà sử học có tài Ông cùng Lê

Hy viết tiếp “Đại Viêt sử kí” (tục biên), là người đứng ra sửa Quốc Tử Giám, Văn Miếu Năm Đinh Dậu (1717) khai giảng trường Quốc Tử Giám, ông được giảng đầu tiên Nguyễn Quý Đức là Tể tướng rất nghiêm minh, dân gian

có câu “Tể tướng Lê Hy thiên hạ sầu bi/ Tể tướng Quý Đức thiên hạ hưu túc” Ông nhậm chức 4 năm, làm việc chính trực, phân minh, giải quyết những việc trì trệ, thiên hạ được thái bình Về võ, ông từng là Đốc đồng Cao Bằng, đã dẹp yên loạn biên giới Sau khi về hưu, ông trở lại với cuộc sống thanh đạm, gần gũi nhân dân, gặp việc bất hòa trong làng xóm, ông đều hòa giải, làm nhiều việc công đức cho dân Nguyễn Quý Đức được cấp 30 mẫu lộc điền, ông cắt 4 mẫu để lập chợ Khánh Nguyên, dân gian quen gọi là chợ Mỗ Xưa kia, ngày 2 và ngày 7 là phiên chợ Mỗ, rất đông đúc, có bán rất nhiều hàng hóa, từ nông sản, vải lụa, đến cả trâu, bò lợn giống Khách thập phương một tháng sáu phiên đều đặn về chợ mua, bán Nguyễn Quý Đức còn bỏ tiền trùng

tu chùa Quỳnh Lâm, làm cầu Thiên Khánh bắc qua sông Nhuệ cho dân tiện đi lại [7;tr.282] Ông mất năm 73 tuổi, được truy tặng chức Đẳng phúc thần, dân làng vô cùng thương tiếc, nhớ tới công lao của ông đã tôn ông làm Thành hoàng làng

Con trai trưởng của Nguyễn Quý Đức là Nguyễn Quý Ân cũng đỗ Hoàng giáp năm Ất Mùi 1715, làm Hữu tư giảng cho Thế tử Chúa Trịnh, sau làm quan đến chức Bồi tụng, nổi tiếng là người ngay thẳng và có lòng thương dân Nguyễn Quý Ân là một nhà chính trị, ngoại giao có tài Ông từng giữ

Trang 28

nhiều chức vụ: Thông chính Phó sứ, Hàn lâm hiệu úy, Hữu tư giảng, Đề hình giám sát ngự sử…Khi ông qua đời, được sắc phong là Trung thần, Đoan chính quốc sư, Thông nghị đại vương, Trung đẳng phúc thần, dân làng lập đền thờ ông ở xứ Vườn chùa, bên bờ sông Nhuệ

Miếu Vườn Chùa hay còn gọi là Hoàng giáp Quốc sư đại vương miếu là nơi thờ phụng Nguyễn Qúy Ân, nay thuộc địa phận thôn Chợ xã Đại Mỗ Miếu Vườn Chùa được xây theo hình chữ quốc trên khu đất vuông, với 4 trụ cột bằng gỗ lim, tường bao quanh xây bằng gạch cổ và đá ong với lối kiến trúc chạm khắc đơn giản Đây là nơi nghỉ dưỡng của Hoàng giáp Quốc sư Đại vương khi về hưu Sau khi cụ mất (1722) thì khu này trở thành miếu thờ và nơi tưởng niệm cụ Ngày nay trong miếu còn lưu giữ được một số đồ thờ có giá trị: đại tự, hoành phi, câu đối ca ngợi sự nghiệp, công đức của cụ Nguyễn Quý Ân

Con trai Nguyễn Quý Ân là Nguyễn Quý Kính, đỗ Hương cống khoa Đinh Mùi 1727, làm chức Giảng học cho em Chúa Trịnh là Ân quốc công và làm chức Tự khanh coi việc Hộ phiên Ông là người khẳng khái, cương trực, tinh thông văn, chính trị, là người đức độ Năm Canh Thân 1740, Trịnh Giang mắc bệnh nặng, bọn hoạn quan lộng quyền, Nguyễn Quý Kính đã bày mưu cùng Bồi tụng Nguyễn Công Thái, Trương Không và Nguyễn Đình Hoàn truất Trịnh Giang, đưa Trịnh Doanh lên ngôi Chúa, Nguyễn Quý Kính đã sai

em ruột là Vệ úy Nguyễn Quý Thường, đưa hương binh (quân của xã) vào bảo vệ kinh đô, chống lại quân của hoạn quan Việc thành công, về sau Nguyễn Quý Kính làm quan đến chức Binh bộ Thượng thư, làm Tham tụng trong phủ chúa Ông có công lớn được người đời nhớ mãi, do đã cùng Vũ Công Tể đi tới nhiều nơi khuyên dân làm ruộng, trồng dâu, chiêu dụ những dân phiêu tán đi khai khẩn ruộng hoang, tạo được sự no đủ, bình an cho muôn

Trang 29

dân Sau khi Nguyễn Quý Ân mất, ông được phong tặng Đại tư đồ, truy phong phúc thần

Miếu Nhà Cảnh ở thôn Phú Thứ là nơi thờ Nguyễn Quý Kính Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Quý thì nhà Cảnh do Kính Quận công Nguyễn Quý Kính xây dựng từ năm 1762, là nơi ở của cụ khi nghỉ dưỡng lão tại quê nhà Sau khi cụ mất dân làng đã dùng nhà này làm miếu thờ và tưởng niệm cụ Nay trong miếu vẫn giữ được 1 số di vật: ngựa đá, bài vị, bát hương cổ, 1 số hoành phi, câu đối…

Ba cha con, ông cháu Nguyễn Quý Đức đều có tài trị nước cao và đức lớn, được phong tước cực phẩm, nhưng họ đều không chiếm đất đai, ngược lại còn đem ruộng lộc của mình chia bớt cho dân làng Do vậy, dân Đại Mỗ đã thờ ba ông làm Phúc thần Trong dân gian vùng Mỗ còn lưu truyền câu đối:

Đỉnh giáp nhất môn thiên hạ hữu/ Phúc thần tam điệp thế gian vô, tạm dịch: Một nhà khoa giáp thiên hạ từng có/Ba đời làm phúc thần chưa thấy ở thế gian Nhà thờ họ Nguyễn Quý ở giữa làng, trên bờ Tùng Khê, kiến trúc rất

đẹp, cũng đã được liệt hạng di tích văn hóa lịch sử Tại đây, ngoài những hoành phi, câu đối, đồ thờ tự, có ba tấm bia đá lớn rất quý: Bia ghi công tích Nguyễn Quý Đức do Hà Tôn Huấn và Nghiêm Bá Đĩnh (là học trò Nguyễn Quý Đức, Đỗ Tiến sỹ 1733) cùng soạn Bia ghi công tích Nguyễn Quý Ân do Tiến sỹ Nhữ Đinh Toản, Tiến sỹ Lê Hữu Kiều và Tiến sỹ Nghiêm Bá Đĩnh cùng soạn Bia ghi công tích Nguyễn Quý Kính do con rể ông là Nguyễn Gia Phan, Tiến sỹ năm 1785, soạn

Ngoài ba vị danh tài họ Nguyễn Quý, Đại Mỗ còn nhiều người học giỏi, đỗ cao, danh lớn Như Nguyễn Vũ, Tiến sỹ khoa Giáp Tuất 1514, sau làm tới Hình bộ Thượng Thư, Đông các Đại học sỹ; Nguyễn Thế Lịch sau đổi tên thành Nguyễn Gia Phan, Tiến sỹ khoa Ất Mùi 1775 đời Lê Cảnh Hưng, là con rể Nguyễn Quý Kính Được bổ làm Án sát Ngự sử đạo Sơn Tây, nhưng

Trang 30

ông rất giỏi việc làm thuốc, nhiều lần được triệu về kinh đô chữa bệnh cho

Chúa Trịnh Ông có viết một số sách như: Tiểu nhi khoa, Phụ nhân điều lý

phương pháp, Thai điền điều dương phương pháp, Thai sản điều lý phương pháp được triều đình cho phổ biến rộng rãi tới các thầy thuốc đương thời

Sau khi Quang Trung thống nhất đất nước, đã triệu Nguyễn Gia Phan vào triều, thăng Lại bộ Thượng Thư Cuối đời, ông về quê làm thuốc, soạn thêm được 4 cuốn sách hướng dẫn chữa các bệnh truyền nhiễm; và còn viết tác phẩm Thiệp lý sự trạng, ghi chép những việc đời mình nếm trải Ngoài các

vị trên, Đại Mỗ có 22 người đỗ cử nhân và nhiều người đỗ Tú tài Người Đại

Mỗ hiếu học, tài cao và cũng có nghề hay nổi tiếng thiên hạ và từ nhiều thế kỷ trước, là nghề dệt lĩnh dệt lụa Có câu chuyện truyền tụng: Hồi Nguyễn Quý Đức mới 8 tuổi, năm 1655, một hôm Tri phủ Quốc Oai qua đường, thấy cậu

bé thông minh nên ra vế đối : Khoai Đò xanh tốt ơn nhờ phủ (ý là khoai làng

Đơ quê ông ta tốt nhờ có rơm phủ, và còn có ý là nhờ quan phủ) Quý Đức liền đối ngay: Lĩnh Mỗ vàng trơn bởi có nghè (ý là làng Mỗ vàng trơn nhờ việc lấy chày nghè, và cũng có ý là làng Mỗ có nhiều ông Nghè)

Đại Mỗ - làng có truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng

Làng Đại Mỗ vốn có truyền thống cách mạng từ thời xa xưa, khi nước ta còn bị các triều đại Trung Hoa sang xâm lược Năm Đinh Sửu (557) Đại Mỗ được chọn làm trung tâm của Ô Diên, nơi quản lý của Lý Phật Tử Ở vị trí này, chắc hẳn nhân dân làng Đại Mỗ đã nhiều lần tham gia chiến đấu chống quân xâm lược Đại Mỗ có những danh nhân góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Ba cha con ông cháu họ Nguyễn Quý đều là những nhà Nho học yêu nước, tham gia trị nước yên dân, được người đời sau ca ngợi, được vua ban phong nhiều tước hiệu cao quý bậc nhất

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân làng Mỗ và các làng lân cận cùng đứng lên chống Pháp, tham gia đánh địch Ở trong làng, nhân dân bố

Trang 31

trí chỗ ở, cung cấp lương thực cho quân ta, nhiều gia đình nuôi giấu cán bộ Các đoàn dân sơ tán từ nội thành được chia về ở các nhà dân, được nhân dân cùng cưu mang, cùng chiến đấu Các nhà Nho học tiến bộ ở làng đã tiếp thu

tư tưởng của các nhà Nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh để tuyên truyền cho bà con trong làng Sau này khi cách mạng nổ ra, phong trào cách mạng ở Đại Mỗ đã có nhiều chuyển biến mới, có tổ chức hơn

1.2.5 Điều kiện kinh tế xã hội

Cộng đồng dân cư làng Thiên Mỗ xưa và sau này là Đại Mỗ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông Theo bản sao địa bạ năm Gia Long thứ tư (Ất Sửu, 1805) lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì làng có tổng cộng 861 mẫu, 6 sào,

4 thước công tư điền thổ, trong đó, công điền có 21 mẫu, 7 sào, 11 thước, 6 tấc; tư điền gồm 788 mẫu, 2 sào, 2 thước; đất thổ trạch viên trì, từ đường có 24 mẫu Như vậy, ruộng của làng chủ yếu nằm trong tay tư nhân Đa phần ruộng đất đều thuộc loại tam đẳng (ruộng xấu) và chỉ cấy được một vụ lúa mùa Ngoài nông nghiệp, dân làng Đại Mỗ còn có một số nghề phụ, nghề thủ công như nuôi tằm, dệt lụa và lĩnh Nghề dệt của làng Đại Mỗ ngày xưa đã từng nức tiếng một thời (the La, lĩnh Mỗ, chồi Phùng), ngoài ra nhiều gia đình còn làm thêm nghề gò, đan lưới, đan tre…

Lĩnh và lụa Đại Mỗ được dệt cực kỳ tinh xảo Lĩnh trơn nhồi tía may quần áo; lĩnh hoa nhuộm màu may áo dài mặc ngoài thật nhẹ nhàng, duyên dáng; các loại lụa hoa thì rất đẹp Từ xưa, lĩnh và lụa Đại Mỗ thường đem ra bán ở Hàng Đào, Hàng Ngang, được khách hàng Thăng Long và các tỉnh rất ưa chuộng Đầu thế kỷ XX, có chợ Hà Đông, lĩnh lụa Đại Mỗ lại được khách chợ

Hà Đông ưa chuộng đặc biệt Từ chợ Hà Đông đi vào Hàng Đào, Hàng Ngang, người mua buôn đem lĩnh và lụa Đại Mỗ vào bán cho người Huế, Sài Gòn Cũng như người Đại Mỗ nổi tiếng thiên hạ bởi tài cao, học rộng, lĩnh và lụa Đại Mỗ nức tiếng mười phương Vậy nên có câu phương ngôn về 4 làng quê

Trang 32

danh tiếng ở huyện Từ Liêm xưa, Mỗ là đứng đầu: Nhất Mỗ, nhì la, thứ ba Canh, Cót

Tổ chức và quản lý làng xã

Trước Cách mạng tháng Tám, Đại Mỗ cùng với làng Phú Thứ, An Thái, Giao Quang nằm trong xã Đại Mỗ thuộc tổng Đại Mỗ Chức lý trưởng thường

do người làng Đại Mỗ nắm giữ

Về tổ chức tự quản, giáp là thiết chế giữ vai trò tổ chức thực hiện việc làng Làng có tám giáp: Đông, Lão Đình, Ngang Tỉnh, Ngang Khế, Tây Nội, Tây Thượng, Trường Hưng và Thượng Đình [13;tr.388] Mỗi giáp tập hợp các thành viên của một vài họ ở trong làng Đứng đầu giáp là Giáp trưởng lo điều hành các hàng giáp

Năm 1936, trong bản Hương ước lập lại vẫn thấy tên tám giáp, trong đó giáp Trường Hưng đã đổi thành giáp Chính Tây, bảy giáp còn lại vẫn giữ nguyên như cũ Nhiệm vụ chủ yếu của các giáp là lo các kỳ tế lễ của làng, gồm lễ hội trong làng và các tuần tiết tứ quý trong năm: lễ Kỳ an (cầu an), lễ

Kỳ phục (cầu phúc), lễ Xuân tế, lễ Thu tế…) Hàng năm làng cử ra bốn giáp

lo việc tế lễ, cử Giáp trưởng chịu trách nhiệm điều hành, Lềnh trưởng trực tiếp đảm trách việc chuẩn bị mọi mặt cho các kỳ tế lễ Lềnh trưởng thường được cắt lượt theo tuổi Các chi phí cho việc sửa lễ được trích từ một mẫu ruộng chung của giáp, do giáp trưởng lo cày cấy thu hoa lợi, nếu thiếu thì bổ cho các suất đinh Ngoài ra, chi phí cho các ngày lễ khác trong năm trích từ hai mẫu ruộng công do thủ từ cày cấy, giao nộp

Trong bản Hương ước năm 1936, có 26 điều qui định về chính trị có nhắc tới tổ chức giáp, từ cách thức lựa chọn đến phân công nhiệm vụ Điều 1 trong

Hương ước qui định “ Cứ ngày mồng 2 tháng Giêng tế phần xong thì hương

lý sắc mục hội họp tại công đình, chọn lấy 10 người từ 46 tuổi đến 49 tuổi sung vào hàng giáp trưởng để sửa sang tế tự quanh năm” Những người được

Trang 33

vào hàng này phải “là người lương thiện từ thủa nhỏ không can điều gì xấu ở

trong làng” và không vi phạm pháp luật

Về Hội Kỳ lão trong làng, Hương ước qui định “ ngày mồng chín chọn 10

người từ 60 tuổi đến 80 tuổi gọi là kỳ lão (do các ông này từ thủa nhỏ chưa

có tai tiếng gì)” và tuân thủ nghiêm ngặt lệ làng, tham gia đóng góp đầy đủ

những dịp làng có sự kiện lớn Những người ở trong Hội Kỳ lão sẽ được tham

gia “bàn việc quan việc dân”

Về vấn đề quản lý công tư điền thổ, hương ước nói rõ “trong làng đã có

sổ địa bạ nhất định do Chưởng bạ giữ” nên các hạng điền thổ được công khai

minh bạch Về vấn đề sưu thuế, làng cũng có những qui định rõ ràng Khi có

lệnh nộp sưu từ trên đưa xuống, “Lý trưởng phải tường Hương hội lập biên

bản niêm yết tại công sở”, sau đó rao cho dân biết, triệu dân ra đình hội họp Giao Lý trưởng thu thuế điền thổ; giáp trưởng , đại hạ cùng “đàn anh bốn xóm hai thôn” chịu trách nhiệm thu thuế đinh sưu Ngoài ra, Hương ước còn

qui định rất rõ các điều khác liên quan đến các sinh hoạt chung của làng như việc đắp đê, đắp đường, việc cứu hỏa, việc vệ sinh, trộm cướp …

Làng Đại Mỗ còn bản Hương ước chữ Nôm soạn ngày Tốt, tháng Chạp năm Qúy Hợi (đầu năm 1924) gồm 162 điều quy định về tổ chức bộ máy hành chính cùng nhiều mặt hoạt động của làng

Làng Đại Mỗ hiện nay thuộc xã Đại Mỗ, các thôn trong làng đều có Trưởng thôn, chịu trách nhiệm quản lý những công việc chung của cả thôn Trong mỗi thôn đều có các tổ chức xã hội nghề nghiệp riêng, với những hoạt động thường niên

Hội Người cao tuổi: thành phần tham gia là những người có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên Hội có nhiều hoạt động để giúp các cụ cao tuổi trong thôn có thể chia sẻ, quan tâm lẫn nhau, cùng sống vui – khỏe – có ích Hàng năm, Hội đều có chương trình tặng quà mừng thọ cho các cụ có độ tuổi từ 75 trở lên

Trang 34

Bên cạnh đó, Hội cũng thường xuyên tổ chức thăm nom các cụ bị bệnh, đau ốm…

Hội Nông dân: là hội có số lượng hội viên đông nhất hiện nay ở làng, là lực lượng nòng cốt trong sản xuất, tích cực tham gia phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, tiếp thu các ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Hội Phụ nữ: tất cả phụ nữ trong thôn đều có thể gia nhập Hội Phụ nữ, đóng quĩ và tham gia các hoạt động của Hội Bên cạnh đó còn có Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Chợ…Sự ra đời của các tổ chức này cùng nhằm mục đích tạo ra một môi trường sinh hoạt lành mạnh, tích cực cho tất cả các đối tượng nhân dân trong làng, đời sống tinh thần của người dân cũng phong phú hơn

Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội Cựu chiến

binh

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

Đoàn Thanh niên

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Không gian văn hóa làng Đại Mỗ được cấu thành từ nhiều nhân tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử địa chính, dân cư…Làng có vị trí thuận lợi: nằm cách trung tâm quận Hà Đông không xa, có các tuyến Quốc lộ 72,70 chạy qua giúp cho việc thông thương ở làng được thuận lợi Với vị trí

đó, từ xưa người dân Đại Mỗ đã có tính cởi mở, năng động Ngoài nghề nông, dân làng còn có thêm nghề dệt thủ công, sản phẩm làm ra được mang lên kinh thành bán Đại Mỗ cùng với làng Vạn Phúc trở thành làng nghề dệt nổi tiếng

ở Thăng Long thời xưa Nghề dệt truyền thống ngày nay đã không còn, nghề nông cũng không còn là nghề đem lại thu nhập chính cho người dân, thay vào

đó là các ngành thương nghiệp, dịch vụ Sự thay đổi này phù hợp với qui luật của sự phát triển và tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế, văn hóa của người dân

Đại Mỗ còn là quê hương của những danh nhân lớn (Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Ân, Nguyễn Quý Kính…), đỗ đạt cao và giữ chức vụ quan trọng trong triều đình Người dân Đại Mỗ từ xưa có truyền thống khoa cử 3 cha con ông cháu dòng họ Nguyễn Quý tài trí, nhân phẩm hơn người đã được dân làng suy tôn làm Thành hoàng, giữ vị trí linh thiêng trong đời sống văn hóa tâm linh của làng

Đại Mỗ cũng là một trong rất nhiều ngôi làng tham gia kháng chiến, chống giặc cứu nước Rất nhiều người con của làng đã lên đường ra trận không hẹn ngày về Trong làng, người dân nuôi giấu, bố trí chỗ ở, bí mật cung cấp lương thực cho cán bộ cách mạng…

Làng dệt – làng khoa cử - làng cách mạng đều là những danh xưng nói lên truyền thống văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời xưa của làng Đại Mỗ Ngày nay, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ khiến người dân phải đối mặt với nhiều thách thức Môi trường sống, không gian sống thay đổi kéo theo sự thay đổi

Trang 36

trong nếp nghĩ, trong cách ứng xử Người dân Đại Mỗ bản tính cởi mở, năng động có thể thích nghi với hoàn cảnh mới, chấp nhận những thách thức của qui luật phát triển Song song với sự thích nghi đó sẽ là quá trình tự nâng cao

ý thức gìn giữ, bảo tồn không gian văn hóa làng

Trang 37

mở, không khép kín So với làng Ngọc Trục, Giao Quang, hay làng Tây Mỗ thì làng Đại Mỗ được nhìn nhận là cởi mở hơn cả Người làng Đại Mỗ bản tính hiền hòa, năng động trong sản xuất Tuy không có cổng làng, nhưng trong tâm thức mỗi người dân Đại Mỗ, họ luôn biết rõ địa phận, ranh giới làng mình với làng khác Ranh giới đó không chỉ đơn thuần về mặt địa lý,mà còn trong tiếng nói, trong cách sinh hoạt và những lề thói riêng Những làng xung quanh Đại Mỗ hiện nay đều còn giữ cổng làng, và tính khu biệt của các làng đó cũng cao hơn so với Đại Mỗ

Cổng của các ngõ và xóm trong làng được xây dựng khá to và đẹp, được coi như bộ mặt của cả ngõ và xóm đó Người dân mỗi xóm đều muốn khẳng định được bản sắc riêng của xóm mình mà không làm mất đi nét văn hóa chung của cả làng Mỗi khi làng có sự kiện quan trọng, các ngõ đều trang trí cổng ngõ của mình rực rỡ Về cơ bản cấu trúc của các ngõ giống nhau, khá chằng chịt, lắt léo Nhiều kiến trúc xưa đã bị phá vỡ, do tác động của quá trình phát triển kinh tế chung của cả làng và do xu thế đô thị hóa

Làng Đại Mỗ hiện nay gồm bốn xóm: xóm Chợ, xóm Tháp, xóm Đình, xóm Ngang Các xóm này phân bố chủ yếu ven quốc lộ 70 Nếu ví quốc lộ 70

Trang 38

là trục xương cá thì các xóm sẽ là các nhánh, tỏa đều sang hai bên.Trong đó, xóm Chợ và xóm Tháp là hai xóm có nhiều nhà dân ở ven quốc lộ 70 Hai xóm còn lại ít hơn, đặc biệt là xóm Ngang chủ yếu ở sâu trong làng

Cấu trúc ngõ bên trong các xóm đều gần và bao quanh khu vực ao làng Xưa kia, ao làng là nơi gắn bó với sinh hoạt của người dân Ngày nay, nhiều

ao đã bị lấp để xây dựng nhà, một số ao còn tồn tại thì người dân qui hoạch thành nơi sinh hoạt chung, tạo không gian trong lành, thoáng mát Nhà Văn hóa các thôn được xây dựng trên diện tích sân kho cũ của hợp tác xã

Hiện nay, hệ thống ao làng, giếng làng, tre bao hầu như không còn hoặc còn rất ít (diện tích các ao làng đều bị thu hẹp hoặc mất dần), diện tích các cánh đồng cũng bị thu hẹp dần theo thời gian, các ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc mới… khiến bộ mặt làng thay đổi khá nhiều

Nhìn chung, cấu trúc ngõ xóm của làng Đại Mỗ hiện nay không còn nguyên vẹn như trước kia mà đã có nhiều thay đổi Sự thay đổi này một mặt phá vỡ cấu trúc điển hình xưa, một mặt làm biến đổi không gian sống của cả làng Tuy nhiên người dân cũng chấp nhận sự thay đổi đó như điều tất nhiên của quá trình phát triển

2.1.1.2 Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Chợ Mỗ

Chợ là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ do phương thức tổ chức sản xuất và nhu cầu xã hội qui định Trên thực tế có nhiều loại chợ, chợ quê khác với chợ đô thị Chợ quê là nơi người nông dân tự mang những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủ công do mình làm ra để bán Có thể phân chia nhiều loại hình chợ dựa vào thời gian họp chợ :chợ sáng, chợ chiều…Làng Đại Mỗ xưa được cụ Nguyễn Quý Đức cúng 4 mẫu đất ruộng để lập chợ Lão, một số thư tịch gọi là chợ Khánh Nguyên, vào năm Đức Nguyên đời Lê Gia Tông (1674) nhưng dân gian quen gọi là chợ

Trang 39

Mỗ Xưa kia, ngày 2 và ngày 7 là phiên chợ Mỗ, rất đông đúc, bán rất nhiều hàng hóa, từ nông sản, vải lụa, đến cả trâu, bò, lợn giống Khách thập phương một tháng sáu phiên đều đặn về chợ mua, bán Khi đó, chợ Mỗ nằm ở trung tâm của xóm Chợ, gần sân kho Hợp tác xã Có lẽ đây cũng là lí do vì sao xóm Chợ có tên như vậy Đây là trung tâm sinh hoạt, buôn bán sầm uất nhất của của người dân Đại Mỗ thời bấy giờ

Chợ Mỗ ngày nay đã không còn nằm ở trung tâm xóm Chợ mà được di chuyển xuống địa phận xóm Ngang, được qui hoạch lại theo tiêu chí xây dựng chợ nông thôn mới của Chính phủ Dân làng quen gọi là chợ Sáng vì chợ chỉ họp vào buổi sáng, là nơi có nhiều mặt hàng được bán nhất, người dân cả bốn xóm trong làng đều đến đây để trao đổi, mua bán Vì chợ Mỗ chỉ họp buổi sáng nên xung quanh khu vực xóm Chợ có nhiều chợ nhỏ họp cả sáng và chiều Điều đặc biệt là 3 xóm :Tháp, Đình, Ngang đều không có chợ họp như vậy, tất cả nhu cầu buôn bán ở chợ đều được các hộ tiểu thương mang ra khu vực xóm Chợ để bán Đặc điểm nổi bật nhất của xóm Chợ chính là nơi tập trung kinh doanh, buôn bán của cả làng Một phần lớn cũng do quốc lộ 70 chạy qua làng chủ yếu thuộc khu vực xóm Chợ Những hộ dân ở đây gần đường xá sầm uất hơn 3 xóm còn lại Người dân xóm Chợ vì thế cũng linh hoạt và nhạy bén hơn trong việc làm thương nghiệp

Nhà Văn hóa các xóm

Ngày nay, tất cả bốn xóm đều có nhà văn hóa riêng Nhà Văn hóa được xây dựng theo chủ trương xây dựng nông thôn mới của Chính phủ Khu vực xây Nhà Văn Hóa hiện nay trước kia là sân kho Hợp tác xã Trong làng có 2 sân kho lớn nhất thuộc địa phận xóm Chợ và xóm Tháp Khi hợp tác xã còn tồn tại thì sân kho là địa điểm sinh hoạt lao động, sản xuất chung của cả làng Nhà Văn hóa của mỗi xóm là nơi các đoàn thể xã hội tổ chức họp định

kì, tổ chức sự kiện, là nơi tuyên truyền những chủ trương chính sách mới của

Trang 40

Đảng và Nhà nước, nơi phổ biến những kiến thức mới về khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đó cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa lành mạnh: văn nghệ, hội thơ…Nhà Văn hóa ngày nay còn là sự lựa chọn của hầu hết các hộ gia đình trong làng để tổ chức lễ cưới do sự thuận lợi về không gian

2.1.1.3 Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh

Chùa

Ở Đại Mỗ còn một di tích lịch sử quý báu là chùa Quỳnh Lâm Tại đây còn lưu giữ chiếc khánh đá niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705) Ngôi chùa rất cổ

kính, ca dao xưa có câu: Chùa Quỳnh Lâm có Khánh đá, chuông đồng – Ai tu

thì trả của chồng mà tu Chùa này sau đổi là chùa Trùng Quang Chùa Trùng

Quang ngày nay thuộc địa phận xã Tây Mỗ, nhưng vẫn do xã Đại Mỗ quản lý Hiện tại kiến trúc của di tích chùa gồm có cổng tam quan, nhà tổ, nhà thờ mẫu, nhà thờ chính Các kiến trúc bộ phận này được qui hoạch theo chiều sâu hướng Tây Nam Bao quanh khối kiến trúc là vườn cây cổ thụ tạo sự hài hòa với môi trường xung quanh chùa

Chùa có kết cấu hình chữ Đinh gồm tiền đường, thiên hương và thượng điện Nhà tiền đường gồm 5 gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, nhà có mái lợp ngói ta, hai tường hồi trước xây vượt ra ngoài hiên 1m20, ngoài cùng của hai bức tường này xây trụ biểu cao ngang lưng chừng mái Bộ khung nhà tiền đường gồm 6 bộ vì với hai dạng kết cấu khác nhau Các vì đều được bào sơn Nền nhà tiền đường cao 140cm so với mặt sân, mặt được mở những ô cửa lớn hình chữ nhật, phía sau thông với thượng điện Sát tường hậu của các gian bên xây những bệ gạch cao làm nơi tọa lạc cho các pho tượng thờ Gian hồi bên phải dựng tấm bia đá của thời Cảnh Hưng (1740-1786) và pho tượng Công chúa Lê chạy loạn Mạc Đăng Dung qua chùa, gian bên phải treo khánh

đá lớn thời Vĩnh Thịnh (1705) Thượng điện là một lớp nhà dọc 4 gian nối với

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w