6. Bố cục luận văn
2.1.1.3. Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh
Chùa
Ở Đại Mỗ còn một di tích lịch sử quý báu là chùa Quỳnh Lâm. Tại đây còn lưu giữ chiếc khánh đá niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705). Ngôi chùa rất cổ kính, ca dao xưa có câu: Chùa Quỳnh Lâm có Khánh đá, chuông đồng – Ai tu thì trả của chồng mà tu... Chùa này sau đổi là chùa Trùng Quang. Chùa Trùng Quang ngày nay thuộc địa phận xã Tây Mỗ, nhưng vẫn do xã Đại Mỗ quản lý. Hiện tại kiến trúc của di tích chùa gồm có cổng tam quan, nhà tổ, nhà thờ mẫu, nhà thờ chính. Các kiến trúc bộ phận này được qui hoạch theo chiều sâu hướng Tây Nam. Bao quanh khối kiến trúc là vườn cây cổ thụ tạo sự hài hòa với môi trường xung quanh chùa.
Chùa có kết cấu hình chữ Đinh gồm tiền đường, thiên hương và thượng điện. Nhà tiền đường gồm 5 gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, nhà có mái lợp ngói ta, hai tường hồi trước xây vượt ra ngoài hiên 1m20, ngoài cùng của hai bức tường này xây trụ biểu cao ngang lưng chừng mái. Bộ khung nhà tiền đường gồm 6 bộ vì với hai dạng kết cấu khác nhau. Các vì đều được bào sơn. Nền nhà tiền đường cao 140cm so với mặt sân, mặt được mở những ô cửa lớn hình chữ nhật, phía sau thông với thượng điện. Sát tường hậu của các gian bên xây những bệ gạch cao làm nơi tọa lạc cho các pho tượng thờ. Gian hồi bên phải dựng tấm bia đá của thời Cảnh Hưng (1740-1786) và pho tượng Công chúa Lê chạy loạn Mạc Đăng Dung qua chùa, gian bên phải treo khánh đá lớn thời Vĩnh Thịnh (1705). Thượng điện là một lớp nhà dọc 4 gian nối với
chính giữa của nhà tiền đường. Nhà có kết cấu vững chắc, các vì được làm thống nhất theo kiểu chồng giường giá chiêng. Trong nhà thượng điện, khoảng rộng giữa hai hàng cột cái được xây bệ gạch cao dần từ ngoài vào làm tòa tam bảo, hai bên nhỏ hơn, từ cột cái được xây bệ gạch cao dần từ ngoài vào làm tòa tam bảo, hai bên nhỏ hơn, từ cột cái tới tường bao dùng làm đường chạy dành theo nghi lễ Phật giáo.
Sau thượng điện là khu thờ mẫu tổ. Phần kiến trúc này gồm 3 gian nhà dọc có kết đơn giản kiểu vì kèo quá giang. Giữa lòng nhà xây hệ thống bệ gạch cao trên có bày 1 pho tượng gồm Tam tòa Thánh mẫu và các ông Hoàng, Cô, Cậu. Sát bên phải có am thờ sư tổ Bồ Đề Đạt Ma.
Bên tay trái thượng điện là nhà khách của chùa. Nhà bếp và nhà của các sư trụ trì ở phía sau thượng điện, cách thượng điện một khoảng sân gạch vuông. Qui mô, kiểu dáng kiến trúc này khá gần gũi với kiểu kiến trúc nhà ở nông thôn. Nghệ thuật điêu khắc của chùa Trùng Quang được thể hiện tập trung qua hệ thống tượng tròn. Trong hệ thống tượng tròn, các pho tượng Tam thế, A-Di-Đà, Át nan, Ca Diếp, Quan Âm, Thế Chí và công chúa Lê triều được tạo tác ở thời Lê Trung Hưng.
Chùa Trùng Quang (dân gian thường gọi là chùa Cả) được Tham tụng Nguyễn Quý Đức trùng tu lớn vào năm 1700. Sau này cũng nhiều lần được trùng tu, kiến trúc cũng đã bị thay đổi nhiều. Đáng chú ý là các di vật còn lưu giữ ở chùa gồm 42 pho tượng với các bộ Tam Thế, Di Đà, Thập Điện…được chạm khắc công phu, 2 quả chuông đồng, 1 khánh đã có niên hiệu Vĩnh Thịnh, 4 bia đá, tấm cổ nhất có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 (1762). Chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993.
Hiện nay, chùa nằm trên địa bàn của xã Tây Mỗ, nhưng vẫn thuộc sự quản lý của chính quyền xã Đại Mỗ, vẫn là chùa của làng Đại Mỗ.
Đình Đại Mỗ là nơi thờ, tưởng niệm các vị phúc thần thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, bao gồm cả nhân thần và nhiên thần. Thủy Hải Long Vương là vị thủy thần, có lẽ do làng Đại Mỗ nằm trong khu vực có dòng sông Nhuệ chảy qua và đây cũng là tín ngưỡng chung của nhân dân ta, thờ những vị thần liên quan đến nước, cầu cho mùa màng thuận lợi. Ả Lã Nàng Đê, quê làng Yên Lộ, nay là xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức. Năm bà 20 tuổi, nước ta bị nhà Hán xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng, bà cùng em trai đã hiệu triệu được 500 nghĩa sỹ, hai chị em dẫn quân theo Hai Bà Trưng đánh giặc. Khi khởi nghĩa thất bại, nàng theo gương Hai Bà đã trẫm mình ở dòng sông Hát để giữ gìn khí tiết. Bên cạnh Ả Lã Nàng Đê đình Đại Mỗ còn thờ ba cha con, ông cháu của dòng họ Nguyễn Quý là Nguyễn Qúy Đức, Nguyễn Qúy Ân và Nguyễn Qúy Kính. Cả ba vị đều được vua phong là Đại vương, Phúc thần.
Đình Đại Mỗ hiện nay tọa lạc trên khu đất thuộc địa phận thôn Đình. Thời kì kháng chiến chống Pháp, đình từng bị thực dân Pháp chiếm đóng. Kí ức của các cụ cao niên trong làng về giai đoạn đó là bọn chúng thường dùng sân đình làm nơi bắt, áp tải, tra tấn cán bộ cách mạng và những người dân nuôi giấu cán bộ. Trước khi rút đi, thực dân Pháp đã cho nổ kho súng đạn, phá hủy phần lớn kiến trúc cũ của đình chỉ còn nhà Đại bái, nên qui mô của di tích đã bị thu hẹp. Sau nhiều lần tu sửa, ngày nay kiến trúc đình Đại Mỗ bao gồm cổng tam quan, khu Đình hình chữ Nhị. Các kiến trúc này được xây dựng theo hướng Tây Nam, quay mặt ra hồ nước ngay trước cổng Đình.
Giáo sư Trần Quốc Vượng khi về địa phương nghiên cứu đã nhận định: Đình lúc đầu làm tranh tre nứa lá, không ghi niên hiệu. Dựa theo câu đối trước cửa đình thì đình có khoảng 1000 năm.
Câu đối: “ Tráng khí giang hà lạc hồng nhị thiên dư chí quốc Lưu danh sử sách Lê- Trịnh tam bách niên vu kim”
Theo tài liệu mà các cụ làm trong Ban quản lý di tích xã lưu giữ thì đình được nâng cấp:
Năm Giáp Tý 1924 làm thêm Hòa Đình
Năm Giáp Tuất 1934 làm tả hữu mạc, cột trụ, tường vây, lát sân đình.. Tổng diện tích đình là 7.901,26m2, trong đó diện tích hồ ao là 5.771m2
, diện tích quy hoạch là 2.130.26m2.. Bao gồm:
- Nội đình : 919.41m2 - Bể nước cúng: 30.00 m2 - Đường nội bộ: 342.35m2 - Sân đình: 250.50m2 - Bãi cỏ : 364.00m2 - Bồn hoa cây cảnh: 224.00m2 Kiến trúc 45 gian và 4 rĩ bao gồm:
c. Cung 3 gian 2 rĩ - Cung 3 gian 2 rĩ d. Tiền tế 7 gian - Hòa đình 5 gian e. Tả hữu mạc 10 gian - Nhà bếp 5 gian f.Nhà hội đồng 3 gian - Nhà kiệu 9 gian
Cổng đình Đại Mỗ có qui mô lớn và được xây khá cầu kỳ, dạng trụ biểu kết hợp, với những mảng tường lửng hợp thành. Hai trụ biểu lớn ở chính giữa có chiều cao ngang với nóc mái. Trụ có mặt cắt ngang hình vuông, các trang trí được thể hiện trong các ô lồng. Ngọn cột đắp hình bốn chim phượng chụm đuôi vào nhau. Phượng có đuôi nhô cao, đầu hướng ra góc trụ. Dưới hình phượng có bốn mặt hổ phù đang nhìn về bốn hướng. Sát với mặt hổ phù, ở bốn góc nhô ra 4 đầu rồng nhỏ. Hai cột nhỏ được xây ở hai góc giới hạn bề ngang của đình. Các cột này có hình dáng giống với cột trụ chính song kích thước nhỏ hơn. Nối các cột chính, phụ là mảng tường lửng cao gần 2m. Trên
mỗi bức tường mở cửa nách nhỏ, các cửa này được làm theo dạng 2 tầng ô mái với các góc dao uốn cong lên.
Qua cổng vào là sân gạch rộng dẫn vào nhà Đại đình. Dọc 2 bên sân có 2 nhà dải vũ nằm song song. Các lớp nhà gồm 5 gian và có kết cấu đơn giản kiểu tường hồi bít đốc, vì kèo quá giang. Bộ phận kiến trúc chính của đình Đại Mỗ có kết cấu hình chữ Nhị gồm Đại đình và Hậu cung. Nhà Đại đình có qui mô kiến trúc lớn kiểu 2 tầng 8 mái với góc đao cong ngược. Nhà có mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp dạng bờ dinh, giữa có hàng hoa chạm thủng chạy suốt và sang cả bờ giải. Chính giữa bờ nóc đắp mặt trời lửa trên đầu hổ phù, hai hồi có hai đầu kìm hướng vào. Đầu của các đao đều đắp nổi hình rồng lá, rồng mây cân đối. Dọc theo thân các bờ dải đặt những tượng nghê nhỏ, phần cổ diềm giữa hai mái làm hàng chấn song con tiện để tăng ánh sáng cho không gian. Bộ khung nhà đại đình được định vị rất vững chắc. Đỡ các mái trên là phần kết cấu gỗ dựng trên hai hàng cột cái. Hai vì hồi làm kiểu cốn mê đỡ hoành, các vì trong có dạng “chồng giường giá chiêng”. Dưới câu đầu của mỗi vì vươn ra hai bảy ngang ngắn đỡ 4 mái dưới có hệ thống cốn nách đặt trên xà ngang. Các xà này có một đầu ăn mộng sâu vào thân cột cái, đầu kia đặt trực tiếp lên tường bao. Mỗi góc nhà đều đặt một kẻ xó to dày để tăng thêm sức chịu lực cho các góc đao. Các bộ vì nhà được liên kết bằng hệ thống xà đại thượng hạ chạy ngang dọc theo diện tích của tòa nhà [21;,2502].
Nhà Đại đình có nền cao 60cm so với mặt sân, 3 bậc lên được làm bởi những phiến đá lớn hình hộp chữ nhật. Hậu cung là một lớp nhà ngang 3 gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc. Nhà Hậu cung đặt 3 hương án lớn để đặt đồ tự khí, long ngài, bài vị của các vị thần được thờ. Trang trí kiến trúc của đình Đại Mỗ được thể hiện tập trung trên tòa Đại đình. Các hình rồng, tượng nghê được đắp nổi trên các đầu đao, bờ dải của bộ mái, phần kết cấu gỗ của bộ khung nhà được chạm khắc công phu.
Những di vật còn lại của đình Đại Mỗ hiện nay bao gồm: 8 bộ long ngai được trang trí công phu các loại hoa văn truyền thống, tứ linh. Thế kỉ 18 có 3 hiện vật, 5 hiện vật mang niên đại thời Nguyễn. Đình còn nhiều hiện vật từ thế kỉ 19: 1 bộ bát bửu, 1 bộ kiệu thờ, 2 chân đèn gỗ, 3 bức cửa võng chạm thủng rồng chầu, tứ linh, 1 bộ đồ thờ bằng đồng. Ngoài ra, đình còn giữ 1 cuốn thần phả, 9 đạo sắc phong thần, 3 bức hoành phi, 4 câu đối gỗ.
Đình làng Đại Mỗ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 21 tháng 6 năm 1993
Đền
Đền thờ Đức Thánh Cả
Dân làng thường quen gọi là miếu Hàm Rồng (hay đền Bờ Sông) là nơi thờ tự được dân làng Đại Mỗ coi là rất linh thiêng. Đền tọa lạc trên đất mình rồng chạy dài Tây xuống Đông nhìn ra cầu Thiên Khánh (cầu Đôi) bắc qua sông Nhuệ như ngày nay. Đền được xây dựng từ lâu đời, không ghi rõ niên hiệu, các cụ già trong làng cho rằng đền có ngay từ khi khai sinh ra làng Thiên Mỗ, nay là làng Đại Mỗ. Trải qua nhiều biến động lịch sử, đền bị chiến tranh tàn phá hư hỏng nặng, năm 1953-1954 các vị chức sắc trong làng cùng các bô lão đã trùng tu lại đền khang trang như ngày nay.
Đền Hàm Rồng là nơi tưởng niệm các vị phúc thần thuộc nhiều giai đoạn lịch sử:
Thủy Hải Long Vương là nhiên thần liên quan đến nguồn gốc Tiên, Rồng, nằm trong hệ thống các vị thần được nhân dân thờ cúng. Thủy Hải Long Vương là 1 trong 3 vị Thành hoàng của làng Đại Mỗ.
Ả Lã Nàng Đê: là nhân vật nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bà gia nhập phong trào ngay từ những ngày đầu và lập được nhiều chiến công. Sau khi hi sinh, bà được thờ làm Thành hoàng của nhiều nơi thuộc trấn Sơn Tây, trong đó có Đại Mỗ.
Đền Hàm Rồng cùng với 3 miếu thờ Tam vị Đại vương nằm trong cùng một quần thể di tích, tuy ở các vị trí khác nhau. Đền Hàm Rồng vào các ngày rằm, mồng 1 đều mở cửa cho dân làng đến cầu lễ. Những ngày thường thì chỉ có ông từ giữ đền qua lại, trông nom. Đền giữ vị trí quan trọng trong tâm thức và đời sống tâm linh của người dân Đại Mỗ. Rất nhiều người có thói quen thường xuyên đến đền Hàm Rồng lễ nhiều hơn đến chùa. Vào các dịp lễ hội lớn của làng, dân làng thường tổ chức rước kiệu Tam vị Đại vương xuống đền Hàm Rồng, rồi lại rước về đình. Đó là những năm hội chẵn, rước lớn.
2.1.1.4. Tổ chức văn hóa mƣu sinh
Sản xuất nông nghiệp
Ở Đại Mỗ, nghề làm nông xuất hiện khá sớm, dựa vào việc khảo cứu lễ hội truyền thống và các di chỉ khảo cổ học của làng chúng ta có thể thấy rõ điều này. Những di chỉ được tìm thấy có niên đại từ đầu công nguyên ( những mảnh gốm in hoa văn, bát đĩa có nước men dại, những viên gạch cổ cỡ lớn…) cho ta biết sự xuất hiện và phát triển nghề thủ công: đan lát, dệt. Lễ hội truyền thống của làng có phần thổi xôi thi và lệ giao nuôi lợn (có qui định trong Hương ước làng) chứng tỏ sự xuất hiện sớm của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ngày nay, trồng trọt và chăn nuôi vẫn là hai ngành chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của làng, ngành dệt lụa thủ công đã không còn, thay vào đó là sự phát triển của các ngành dịch vụ, thương nghiệp vừa và nhỏ.
Trồng trọt: Trong trồng trọt, lúa là cây trồng chủ đạo, có 2 loại lúa chính: lúa nếp và lúa tẻ, trong đó lúa tẻ là chủ yếu. Lúa tẻ được người dân lựa chọn từ nhiều loại khác nhau: Lúa Gié Nam, lúa Sọc, Tám Thơm, Tám Ỏn. Trong đó thơm ngon nhất là lúa Tám Thơm và Tám Ỏn. Lúa nếp có 2 loại: nếp Cái hoa vàng và nếp Mây. Nếp Cái hoa vàng năng suất thấp nhưng thom, dẻo và ngon, dùng để thổi xôi, nấu chè trong các dịp lễ, hội hè…Nếp Mây năng suất cao hơn nhưng không ngon bằng, thường dùng để nấu rượu hay làm
bánh trái. Trong 1 năm lúa được trồng 2 vụ chính: vụ mùa được trồng tháng 6, thu hoạch tháng 10; vụ chiêm được trồng vào cuối đông, thu hoạch tháng 4. Ngoài ra còn một vụ lúa ngắn ngày gọi là lúa Ba Giăng, cấy tháng 6 thu hoạch tháng 8, xưa kia là vụ lúa cứu đói vào tháng giáp hạt. Các giống lúa mới cây thấp, gạo cứng nhưng năng suất cao. Trước kia, thủy lợi chưa phát triển nên ngành nông nghiệp ở xã Đại Mỗ còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, bởi thế năng suất còn thấp, mùa màng còn bấp bênh. Nghề trồng lúa hiện nay đã không còn là nghề chính của dân làng. Một phần do diện tích ruộng bị thu hẹp (để chuyển đổi mục đích sử dụng), mặt khác đời sống và nhu cầu của người dân được nâng cao, họ tìm cách làm những nghề phụ để tăng thu nhập. Điều này thể hiện qua việc điều tra các nguồn thu chính trong các gia đình ở làng hiện nay.
Hầu hết người dân được hỏi đều khai nguồn thu nhập chính của gia đình họ hiện nay hoàn toàn không dựa vào nông nghiệp.
Qua số liệu điều tra có thể thấy, hiện nay hoạt động kinh doanh được người dân làng Đại Mỗ lựa chọn nhiều (chiếm 46%), đặc biệt là với những hộ dân có nhà ven quốc lộ 70. Khi nông nghiệp dần mất đi vị trí, người dân phải tự tìm cách xoay sở sang những nghề khác để đảm bảo cuộc sống. Dân gốc của làng chủ yếu làm nông, và nghề dệt (trước kia), sau khi hợp tác xã thủ công giải tán, và nay diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người dân cày cấy cũng chỉ đủ đảm bảo gạo ăn chứ không có lãi. Gia đình nào còn cấy lúa cũng không làm trực tiếp mà thường thuê nhân công ở vùng khác làm, trả công và thu gạo về. Sản lượng gạo thu được cũng chỉ đủ cung cấp lương thực cho gia