6. Bố cục luận văn
2.2.2.2. Văn hóa ứng xử trong gia đình
Hương ước xưa của làng có ghi rõ mục riêng qui định về phép ứng xử trong gia đình. Điều 24 phần Chính trị qui định về việc hiếu thuận, mọi người trong làng phải sống hiếu thuận với cha mẹ, hòa thuận với anh em, kính trọng các bậc trưởng tộc trong họ hàng. Người phụ nữ phải lễ phép với chồng, không được cãi chồng. Nếu vi phạm những điều trên sẽ bị trình hương ý, đưa ra hội đồng làng xét xử, có thể phải chịu phạt tiền. Như vậy có thể thấy từ xưa dân làng Đại Mỗ đã có truyền thống tôn trọng kỉ cương nề nếp gia phong, đề cao vai trò của nam giới trong gia đình, đề cao sự hiếu thảo, hòa thuận.Người dân vẫn thường dạy con cháu mình rằng trong làng nếu ai cư xử không ra gì, bất hiếu với cha mẹ mình thì ra ngoài xã hội khó lòng tử tế được với người khác, thường thì những người đó mai sau có gia đình cũng dễ gặp báo ứng. Anh chị em trong gia đình phải lấy tình thân ái mà yêu thương đùm bọc nhau. Trong gia đình, người anh cả có quyền thay mặt cha sau khi cha qua đời, chịu trách nhiệm bảo ban dạy dỗ, dìu dắt các em, lo giỗ tết trong gia đình. Suy rộng ra cả dòng họ thì người đứng đầu là trưởng họ, sau khi trưởng họ qua đời thì con trai lớn sẽ tiếp tục làm trưởng họ thay cha. Trưởng họ ngày xưa
thường có nhiều ràng buộc về phần trách nhiệm, nhưng ngày nay vai trò của trưởng họ không mang tính quyết định hoàn toàn. Những công việc chung của cả họ sẽ được đưa ra bàn bạc, dân chủ, minh bạch để mọi người cùng cho ý kiến quyết định. Mỗi năm, gia đình trưởng họ sẽ tổ chức họp mặt các gia đình trong họ để làm giỗ chung. Xưa thì trưởng họ phải đứng ra làm, nhưng nay giỗ chạp đều có sự đóng góp của các gia đình trong họ.
Theo kết quả điều tra thì trên địa bàn làng có 96% số dòng họ tổ chức họp mặt thường xuyên, và chỉ có 4% dòng họ không tổ chức họp mặt. Trong đó, sự tham gia đóng góp của các gia đình thành viên của dòng họ cũng đa dạng, tùy theo qui định của từng dòng họ. Có 68% số dòng họ qui định đóng theo suất, còn lại 32% là đóng tự nguyện.