6. Bố cục luận văn
3.1. Khái niệm
Khái niệm đô thị
Con người sau khi thoát khỏi cuộc sống du canh du cư, đã định cư và lao động sinh sống trong một địa bàn nhất định, địa bàn ấy có qui mô như một làng hoặc bản, ấp…đó là những điểm dân cư nông thôn. Do sáng chế ra công cụ lao động, con người đã dần làm chủ tự nhiên, biết cách trồng trọt sản xuất, đảm bảo cho cuộc sống của mình. Khi sản xuất phát triển, có những gia đình có sản phẩm dư thừa, họ bắt đầu có nhu cầu mang sản phẩm của mình đi trao đổi lấy sản phẩm khác. Họ chính là những đối tượng đầu tiên tách ra khỏ sản xuất nông nghiệp, di chuyển qua nhiều nơi để trao đổi, buôn bán hàng hóa, điều tiết hàng hóa giữa nơi thừa và thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, một bộ phận dân cư chuyển hẳn sang làm các nghề thủ công nghiệp và dịch vụ. Họ dần tìm đến những địa bàn có vị trí thuận lợi hơn cho việc kinh doanh của mình. Nơi tập trung phần đông những dân cư phi nông nghiệp. Đó là điểm dân cư đô thị.
nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách, lối sống thành thị hay đô thị, lối sống công nghiệp”.
Khái niệm đô thị hóa
Trong thời đại hiện nay chúng ta đã quá quen với khái niệm đô thị hóa. Nghiên cứu về đô thị hóa và những tác động của nó đến đời sống dân cư cũng được nhiều học giả lựa chọn. Nhiều định nghĩa về đô thị hóa được đưa ra dưới các góc độ khác nhau.
Trong công trình nghiên cứu Thăng Long- Hà Nội, 1000 năm đô thị hóa Lê Hồng Kế đã đưa ra một số tiêu chí về đô thị hóa như sau:
- Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa từ dạng phân bố dân cư nông nghiệp phân tán sang dạng tổ chức các quần cư tập trung do các hoạt động phi nông nghiệp, với tỉ trọng ngày càng cao của số dân sinh sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị.
- Đô thị hóa làm xuất hiện hàng loạt những thay đổi về mặt kinh tế xã hội, gắn liền với việc phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường. - Đô thị hóa làm xuất hiện ngày càng nhiều các loại đô thị mà trong
đó, qui mô đô thị ngày càng hiện đại, tính chất đô thị ngày càng đa dạng hơn…theo xu thế phát triển của xã hội.
- Đô thị hóa gắn liền với những thay đổi trong thái độ ứng xử của con người trong quá trình chuyển hóa từ lối sống, nếp sống nông thôn sang lối sống, nếp sống đô thị.
Như vậy có thể thấy, đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá, còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá.
Trên quan điểm một vùng: đô thị hóa là quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm kinh tế quốc dân: đô thị hóa là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.
Đô thị hóa là thời kì quá độ từ hình thức sống nông thôn sang hình thức sống đô thị của một nhóm dân cư nhất định.
Đô thị hóa nông thôn là xu hướng tất yếu, là quá trình phát triển nông thôn, nâng cao đời sống nông thôn để gần với đô thị.
Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các điều kiện và hình thức sống theo kiểu đô thị, đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu theo hướng hiện đại hóa khoa học kĩ thuật và tăng qui mô dân số.