Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa làng Đại Mỗ (Trang 38)

6. Bố cục luận văn

2.1.1.2. Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Chợ Mỗ

Chợ là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ do phương thức tổ chức sản xuất và nhu cầu xã hội qui định. Trên thực tế có nhiều loại chợ, chợ quê khác với chợ đô thị. Chợ quê là nơi người nông dân tự mang những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủ công do mình làm ra để bán. Có thể phân chia nhiều loại hình chợ dựa vào thời gian họp chợ :chợ sáng, chợ chiều…Làng Đại Mỗ xưa được cụ Nguyễn Quý Đức cúng 4 mẫu đất ruộng để lập chợ Lão, một số thư tịch gọi là chợ Khánh Nguyên, vào năm Đức Nguyên đời Lê Gia Tông (1674) nhưng dân gian quen gọi là chợ

Mỗ. Xưa kia, ngày 2 và ngày 7 là phiên chợ Mỗ, rất đông đúc, bán rất nhiều hàng hóa, từ nông sản, vải lụa, đến cả trâu, bò, lợn giống... Khách thập phương một tháng sáu phiên đều đặn về chợ mua, bán. Khi đó, chợ Mỗ nằm ở trung tâm của xóm Chợ, gần sân kho Hợp tác xã. Có lẽ đây cũng là lí do vì sao xóm Chợ có tên như vậy. Đây là trung tâm sinh hoạt, buôn bán sầm uất nhất của của người dân Đại Mỗ thời bấy giờ.

Chợ Mỗ ngày nay đã không còn nằm ở trung tâm xóm Chợ mà được di chuyển xuống địa phận xóm Ngang, được qui hoạch lại theo tiêu chí xây dựng chợ nông thôn mới của Chính phủ. Dân làng quen gọi là chợ Sáng vì chợ chỉ họp vào buổi sáng, là nơi có nhiều mặt hàng được bán nhất, người dân cả bốn xóm trong làng đều đến đây để trao đổi, mua bán. Vì chợ Mỗ chỉ họp buổi sáng nên xung quanh khu vực xóm Chợ có nhiều chợ nhỏ họp cả sáng và chiều. Điều đặc biệt là 3 xóm :Tháp, Đình, Ngang đều không có chợ họp như vậy, tất cả nhu cầu buôn bán ở chợ đều được các hộ tiểu thương mang ra khu vực xóm Chợ để bán. Đặc điểm nổi bật nhất của xóm Chợ chính là nơi tập trung kinh doanh, buôn bán của cả làng. Một phần lớn cũng do quốc lộ 70 chạy qua làng chủ yếu thuộc khu vực xóm Chợ. Những hộ dân ở đây gần đường xá sầm uất hơn 3 xóm còn lại. Người dân xóm Chợ vì thế cũng linh hoạt và nhạy bén hơn trong việc làm thương nghiệp.

Nhà Văn hóa các xóm

Ngày nay, tất cả bốn xóm đều có nhà văn hóa riêng. Nhà Văn hóa được xây dựng theo chủ trương xây dựng nông thôn mới của Chính phủ. Khu vực xây Nhà Văn Hóa hiện nay trước kia là sân kho Hợp tác xã. Trong làng có 2 sân kho lớn nhất thuộc địa phận xóm Chợ và xóm Tháp. Khi hợp tác xã còn tồn tại thì sân kho là địa điểm sinh hoạt lao động, sản xuất chung của cả làng.

Nhà Văn hóa của mỗi xóm là nơi các đoàn thể xã hội tổ chức họp định kì, tổ chức sự kiện, là nơi tuyên truyền những chủ trương chính sách mới của

Đảng và Nhà nước, nơi phổ biến những kiến thức mới về khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đó cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa lành mạnh: văn nghệ, hội thơ…Nhà Văn hóa ngày nay còn là sự lựa chọn của hầu hết các hộ gia đình trong làng để tổ chức lễ cưới do sự thuận lợi về không gian.

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa làng Đại Mỗ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)