6. Bố cục luận văn
2.3.2. Tôn giáo tín ngưỡng
Điều 26 trong Hương ước làng qui định về vấn đề tôn giáo như sau, người trong làng phải sống lương thiện, theo đúng những qui định của nhà nước. Trong làng từ xưa có kẻ giả danh theo đạo để hại dân, nên nếu “ai có lòng trung thành theo đạo thì dân cũng bằng lòng theo, nhưng các việc binh lương thuế lệ vẫn phải theo. Theo pháp luật nhà nước, bên lương thờ Phật bên đạo thờ Thiên Chúa, sự bổ liễm, bên nào theo bên ấy, không có hỗn độn nhau, ai đã theo giáo mà không trung thành, nay theo giáo, mai theo lương thì dân không nhận cho vào ngôi thứ nữa”.Có thể thấy người dân làng Đại Mỗ từ xưa đã có sự nhận thức rõ ràng về vấn đề tôn giáo, quán triệt tư tưởng sống theo qui định của pháp luật, không dùng tôn giáo làm tổn hại đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương.
Ngoài việc có một số dân theo đạo Thiên Chúa và đạo Phật thì dân làng đều theo một tín ngưỡng chung đó là thờ cúng tổ tiên. Đây là tín ngưỡng chung của dân tộc ta, xuất phát từ mong muốn của con cháu rằng ông bà, cha mẹ vẫn luôn ở bên mình, phù hộ che chở cho mình. Mỗi nén hương thắp lên là sự giao lưu của người sống với tổ tiên ở thế giới bên kia. Mỗi khi gia đình có biến cố, hay có sự kiện trọng đại nào, người ta nghĩ ngay đến việc thắp hương báo cáo với tổ tiên để mong sự việc được suôn sẻ, con cháu được bình an. Thông thường viêc thắp hương khấn gia tiên do chủ nhà là người chồng thực hiện, nhưng trên thực tế, các gia đình trong làng khá linh hoạt. Phần lớn việc thờ cúng do người phụ nữ đảm nhiệm, trừ việc cúng bái chung của cả họ thì bắt buộc trưởng họ tiến hành. Còn việc cúng lễ trong năm, như cúng mồng 1, cúng rằm các tháng…do người phụ nữ đảm nhiệm, vì họ nghĩ, quan trọng
nhất là cả gia đình cùng “thành tâm” thì nguyện cầu sẽ được. Người chồng chỉ khấn cáo vào những dịp lớn như lễ Giao thừa, Tất niên.
Đối với tín ngưỡng thờ Phật và các vị thánh, Thành hoàng làng, người dân chủ yếu vẫn đi chùa, đình, đền vào các dịp lễ, tết. Chùa là điểm thờ tự được người dân lựa chọn nhiều nhất. Người dân thường đến đình vào các dịp lễ hội hàng năm.
Biểu đồ 2. 6. Các điểm thờ tự người dân thường đến trên địa bàn làng Nguồn: Số liệu điều tra
Tiểu kết chƣơng 2
Không gian văn hóa làng Đại Mỗ ngày nay là không gian văn hóa của một làng ven đô đang trong quá trình đô thị hóa. Sự biến đổi diễn ra một cách mạnh mẽ. Không gian sống của người dân không còn núp sau lũy tre làng mà đã cởi mở hơn rất nhiều. Cấu trúc đường làng, ngõ xóm mang diện mạo mới; kiến trúc nhà ở của người dân hiện đại, khang trang hơn. Không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng và văn hóa tâm linh được đầu tư nâng cấp theo chủ trương xây dựng nông thôn mới. Nhà Văn hóa các xóm trở thành nơi giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước từ cán bộ xã, thôn, đến với người dân. Các di tích đình, chùa, miếu trên địa bàn đều được nâng cấp, tu bổ.
Tỉ trọng ngành nông nghiệp ở làng giảm mạnh, đồng nghĩa với việc người dân không còn coi nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo như trước. Diện tích đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp hơn, dân làng đã năng động chuyển sang các ngành nghề khác để tăng thu nhập. Tỉ trọng ngành thương nghiệp, dịch vụ tăng, người dân tự đa dạng hóa các ngành nghề. Đây là điểm tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế ở làng.
Đại Mỗ là ngôi làng còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa phi vật thể. Từ không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh đến những nề nếp trong từng gia đình, dòng họ, cách ứng xử giữa những người dân với nhau. Có thể nói, Đại Mỗ dù đã mang bộ mặt “phố” nhưng phần sâu thẳm bên trong mỗi người dân đều vẫn mang nếp nghĩ, cách sống, lề thói của quê hương. Đây cũng là một trong những nhân tố góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa làng Đại Mỗ truyền thống.
CHƢƠNG 3
ĐÔ THỊ HÓA VÀ VẤN ĐỀ GÌN GIỮ, BẢO TỒN KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ
Quá trình đô thị hóa là quá trình tất yếu phải diễn ra không chỉ ở nước ta mà trên phạm vi toàn cầu. Những vùng nông thôn là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của đô thị hóa. Người nông dân đi vào thời điểm giao thoa giữa cái cũ và cái mới, đời sống kinh tế được cải thiện đáng kể, nhưng kéo theo đó là những sự tác động và thách thức không lớn để xây dựng cuộc sống mới bền vững. Người dân làng Đại Mỗ cũng không nằm ngoài qui luật đó.