Không gian văn hóa làng Tam Á Hà Thị Loan Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Luận văn ThS. Việt Nam học; Mã số: 60 22 01 13 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Huế Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Vùng đất làng Tam Á là vùng đất cổ, dưới thời Bắc thuộc đã có những làng xóm trù phú. Đây là bậc thềm của đồng bằng Bắc Ninh chuyển tiếp từ vùng cao ở bờ bắc sông Đuống xuống vùng trũng thấp Gia Lương (nay là hai huyện Gia Bình và Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), vì thế có cả doi đất cao và rạch đất trũng. Trên các doi đất cao các làng mạc sớm hình thành, rồi do dân số tăng mà đất rộng đồng xa nên từng bộ phận nhỏ cứ tách ra lập ấp trại, lâu dần dân đông thành xóm mới. Những ấp xóm ấy vẫn gấn với làng gốc cả về huyết tộc và về tổ chức cộng đồng cư trú. Vì thế, làng Tam Á có 5 xóm. Các xóm này có khi liền kề nhau theo kiểu làng nở dần hoặc nhà đông con cho ra ăn riêng. Ngày xưa, làng Tam Á được bao bọc bởi các lũy tre. Ngày nay, tre không còn nhiều như trước, ranh giới làng được phân định rất rõ trong hành chính địa giới. Mỗi xóm có một cái cổng lớn, có cánh đóng để đảm bảo an ninh trong làng. Những chiếc cổng đó ngày nay không còn nhưng nó vẫn tồn tại trong trí nhớ của những người cao tuổi trong làng. Trong kháng chiến chống Pháp, Tam Á nằm trong vùng tạm chiếm, luôn bị lùng sục, nhân dân không được ổn định để làm ăn. Thôn xóm rào làng chiến đấu, thành lập các đội du kích, thanh niên cứu quốc. Điển hình có cụ Phạm Đình Học, Ngô Đình Hiển đã từng tham gia Chi bộ Đảng, làm bí thư, làm chủ tịch ủy ban kháng chiến. Cụ Nguyễn Khắc Khiêm làm huyện đội trưởng huyện đội Thuận Thành. Rồi sau đó, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa, tập trung cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc. Nhân dân trong làng đã tham gia đóng góp sức người, sức của với khẩu hiệu: “Gạo không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, cả thôn đã có vài trăm thanh niên lên đường vào bộ đội, thanh niên xung phong, đân quân du kích, đã có hơn 50 gia đình liệt sĩ, hàng chục người là trương binh. Trong đó có 5 thương binh nặng 1/4, có 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vài mươi năm nay, nhất là từ ngày cả nước chuyển sang cơ chế thị trường, làng Tam Á cũng có những đổi mới rõ rệt. Ở giai đoạn đầu của những năm sau đổi mới, tình hình biến đổi chậm, làng xóm vẫn yên ả, nhà tầng kiểu mới ít, song nhà tranh cũng không còn, cả làng đã ngói hóa. Tuy vậy những nhà gỗ của người dân ở đây, trong cùng kiến trúc với cả vùng, thông thường bộ khung bằng gỗ xoan, nhà có số gian lẻ với buồng ở một hoặc cả hai bên, đằng trước thường có hiên làm không gian đệm. nhà có sân và đất rộng, có vườn rau và cây ăn quả, cây lấy bóng mát. Khuôn viên nhà chỉ xây tường thấp và hàng rào, tình nghĩa xóm giềng qua lại dễ dàng, gắn bó tối lửa tắt đèn có nhau, đồng thời cũng làm cho ngoại cảnh trong sân, ngoài ngõ không bị cách bức, tất cả vẫn chung một môi cảnh tự nhiên. Đường làng đã nắn thẳng, mở rộng, song bên cạnh nhà vẫn còn nhiều ao vườn thông thoáng với cây xanh và dòng chảy tự nhiên. Vẫn ở giai đoạn này, đổi mới về nhà cửa hơn cả là phố Tam Á nằm ngày mặt đường tỉnh lộ 182, xóm này vẫn chỉ là đơn vị cấp xóm thuộc sự quản lý của làng. Trong những năm gần đây, làng Tam Á có sự phát triển rõ rệt về cả kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Trong làng, nhà tầng được xây dựng rất nhiều, không còn nhà tranh, nhà cấp 4 còn không đáng kể, kiến trúc nhà cửa cũng có sự thay đổi theo xu hướng hiện đại, vật liệu chủ yếu là sắt thép và bê tông… Đường làng được bê tông hóa gần như 100%, chỉ còn một vài ngõ nhỏ, hẹp. Cảnh quan trong làng sạch sẽ, thoáng mát, đêm về ánh điện lung linh chiếu sáng khắp mọi nhà và những trụ đường lớn chẳng kém gì phố xá. Các ngã tư đều có hàng quán bán rất nhiều thứ để phục vụ sinh hoạt của nhân dân như những chợ nhỏ. Xung quanh làng, cây cối tươi tốt đan xen với các ngôi nhà tầng mọc san sát, tạo nên một quang cảnh vừa thanh bình, yên tĩnh nhưng cũng không kém phần phát triển. Mặc dù Tam Á là tuy đây chỉ là một làng làm nông nghiệp là chủ yếu nhưng kinh tế lại khá phát triển. Khác với một số làng khác, khi mà kinh tế phải triển thì những yếu tố văn hóa truyền thống thường bị mai một thậm chí bị lãng quên và kéo theo hệ lụy của quá trình đô thị hóa nông thôn là sự phát triển không bền vững, môi trường ô nhiễm, an ninh không được đảm bảo, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra… Nhưng những tiêu cực ấy lại không ảnh hưởng đến Tam Á. Các phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng vẫn được bảo tồn, gìn giữ. Có lẽ bởi nhân dân nơi đây có truyền thống “sâu dễ bền gốc”, họ giáo dục con cháu trong gia đình, dòng họ một cách bài bản, quy củ và chính họ cũng làm gương để con cháu học theo. Vì thế, đến với Tam Á ta không chỉ thấy được cảnh quan làng xóm sạch đẹp, nhà cửa, trường học, đền chùa, đường xá khang trang mà đặc biệt ta còn thấy sự thân thiện, nhã nhặn, lịch sự, mộc mạc và mến khách của người dân nơi đây. Đối với mỗi người dân trong làng, họ cảm thấy yêu làng xóm, yêu quê hương và tự hào về quê hương của mình. Chính tình yêu quể hương sâu sắc ấy mà người dân Tam Á đến nay vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để tạo nên một diện mạo mới – một không gian văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trên mảnh đất Tam Á lâu đời. Đất nước ta đang chuyển mình theo xu thế hội nhập của thời đại, quá trình công nghiệp hóa gắn bó chặt chẽ với quá trình đô thị hóa nông thôn, tất cả mọi thứ đều thay đổi và không gian văn hóa làng Tam Á đang biến đổi mạnh mẽ. Song nó biến đổi theo hướng tích cực. Sự biến đổi này phù hợp với xu thế của thời đại và sự phát triển của đất nước. Keywords. Việt Nam học; Không gian văn hóa; Văn hóa làng Content. Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài Chương 2: Làng Tam Á và những yếu tố cấu thành không gian văn hóa làng Tam Á Chương 3: Những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể và phương hướng bảo tồn, phát triển không gian văn hóa làng Tam Á References. 1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa – Thông tin. 2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh. 3. Bảo tàng Bắc Ninh (2010), Địa danh, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh trong lịch sử, NXB Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh. 4. Bảo tàng Bắc Ninh (2010), Di tích lịch sử - văn hóa Bắc Ninh, NXB xưởng in báo Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 5. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội. 6. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 7. Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội. 8. Huy Cờ (1999), Danh nhân Kinh Bắc : Truyện dã sử, NXB Văn hoá dân tộc. 9. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, Chu Hữu Quý (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB Chính trị quốc gia. 10. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội, NXB chính trị Quốc gia. 11. Phan Đại Doãn, Yu Insun, Nguyễn Đăng Dung… (2006), Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Đức Dụ (1992), Gia phả khảo luận và thực hành, NXB Thời Đại. 13. Phạm Đức Dương( 2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, NXB VHTT. 14. Bùi Xuân Đính (1998), “Bàn thêm về mối quan hệ giữa làng và xã qua qui mô cấp xã thời phong kiến”, trong Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên), Nghiên cứu Việt Nam, một số vấn đề lịch sử kinh tế - xã hội - văn hóa, Hà Nội, NXB Thế Giới. 15. Lê Quý Đức, (2001), "Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ", Văn hóa nghệ thuật. 16. Mai Văn Hai (2000), Phan Đại Doãn, Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng, NXB Khoa học xã hội. 17. Vân Hạnh (2009), Văn hóa dòng họ, NXB Thời đại. 18. Hỏi và đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống (1998), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hội xứ Bắc (1988): Kỷ yếu, NXB Sở Văn hoá Thông tin Hà Bắc. 20. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Léopol Cadière, Văn hóa tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam, NXB TH, 2006. 22. Phan Huy Lê (1993), The traditional village in Vietnam, NXB Thế giới. 23. Lịch sử xã Gia Đông, NXB Đảng ủy, UBND xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, 2001. 24. Ngô Sĩ Liên (2011), Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Thời đại. 25. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, NXB Văn hoá. 26. Thu Linh (1994), “Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay", Tạp chí Cộng sản. 27. Đặng Văn Lung (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc. 28. Đặng Văn Lung, Nguyễn Thị Huế, Trần Gia Linh (1998), Văn hoá Luy Lâu và Kinh Dương Vương, NXB Hội Nhà văn. 29. Trần Đình Luyện (1997), Văn hiến Kinh Bắc, NXB Sở văn hoá thông tin Bắc Ninh. 30. Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, NXB Sở Văn hoá - Thông tin Bắc Ninh. 31. Trần Đình Luyện (2006), Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Kinh Bắc, NXB Sở Văn hoá Thông tin Bắc Ninh. 32. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Sơn Nam (1994), Đình miếu và lễ hội dân gian, NXB Đồng Tháp. 34. Lê Viết Nga, Nguyễn Văn Đáp, Lê Thị Hiển, Đỗ Thị Thùy (2003), Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh, NXB Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh. 35. Lê Viết Nga (2012), Di sản văn hóa về truyền thống hiếu học tỉnh Bắc Ninh, NXB Bảo tàng Bắc Ninh. 36. Hữu Ngọc (1989), Tên làng xã Việt Nam cuối thế kỷ XIX, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 37. Nguyễn Quang Ngọc (1986), Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc bộ thế kỷ XVII-XIX , NXB Luận án Đại học Tổng hợp Hà Nội. 38. Nguyễn Quang Ngọc (1998), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. 39. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. 40. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 41. Hoàng Anh Nhân (1996), Văn hóa làng và làng văn hóa xứ Thanh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 42. Nhiều tác giả (2011), Bên dòng Thiên Đức, NXB Văn học. 43. Nhiều tác giả (2012), Hương quê đất Thuận, NXB Hội Nhà văn. 44. Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999). 45. Nguyễn Tường Phượng, Lê Hồng Dương, Nguyễn Đình Bưu (1984), Trạng Nghè Cống, Sở Văn hoá thông tin Hà Bắc xuất bản. 46. Dương Kinh Quốc (1992), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, NXB Khoa học xã hội. 47. Phan Thanh Tá (2012), Văn hoá cổ truyền trong làng - xã Việt Nam hiện nay, NXB Lao Động. 48. Hà Văn Tấn (1989), Làng, liên làng và siêu làng - Mấy suy nghĩ về phương pháp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Nhất Thanh (2005), Phong tục làng xóm Việt Nam: Đất lề quê thói, NXB Cà Mau. 50. Trần Ngọc Thêm, Cở sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999. 51. Khổng Đức Thiêm (1997), Phương ngôn xứ Bắc, Văn hoá dân tộc. 52. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB Trẻ. 53. Ngô Đức Thịnh (ch.b.), Hoàng Vinh. Trần Ngọc Thêm (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, NXB Khoa học xã hội. 54. Trần Quốc Thịnh (2004), Văn hóa ẩm thực Kinh Bắc, NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội. 55. Vương Xuân Tình (2004), Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc, NXB Khoa học Xã hội. 56. Chu Quang Trứ (2001), Văn hóa dân gian Gia Đông tỉnh Bắc Ninh, NXB Lao Động. 57. Hà Xuân Trường (1994), Văn hóa - Khái niệm và thực tiễn, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 58. Tuyên bố về những chính sách văn hóa – Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26-7 đến 6-8-1982 tại Mêhicô. 59. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ, NXB Khoa học xã hội. 60. Đào Trí Úc (ch.b.), Kiều Thu Hoạch, Vũ Duy Mền (2004), Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia. 61. Unessco (2003), Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (bản dịch), Paris (Nguồn:http://www.unessco.org/culture/ich/doc/src/00009-VI-PDF.pdf). 62. Ủy ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa - Viện KHXH Việt Nam - UBQG UNESCO của Việt Nam (1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 63. Đỗ Trọng Vĩ (1997), Bắc Ninh dư địa chí, NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội. 64. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 65. Trần Quốc Vượng (1974), Xứ Bắc ngày xưa. Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập III, Hà Bắc. 66. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa. 67,http://thuanthanh.bacninh.gov.vn/gioi-thieu/gioi-thieu/gia-dong-13-957.html. 68. Vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_quốc_gia_theo_mật_độ_dân_số .