Kho tàng văn học dân gian người Việt thật phong phú, đa dạng với tục ngữ và ca dao truyền thống được nhân dân ta luôn vận dụng trong đời sống để phán đoán về tự nhiên, con người, xã hội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -
NGÔ DIỆP TRANG
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỤC NGỮ CA DAO TRUYỀN THỐNG
TRÊN BÁO IN ĐƯƠNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Dân gian
Mã số: 60 22 36
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Lê Chí Quế
HÀ NỘI - 2013
Trang 3Chương 2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỤC NGỮ TRUYỀN THỐNG TRÊN
2.1 Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong nhan đề
2.1.1 Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống 36 trong nhan đề của bài báo in đương đại
2.1.2 Vấn đề sử dụng một vế của câu tục ngữ truyền thống trong nhan
2.1.3 Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống
trong nhan đề của bài báo in đương đại 44 2.2 Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong phần nội dung
2.2.1 Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống
Trang 4trong phần nội dung của bài báo in đương đại 47
2.2.2 Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống trong phần nội dung của bài báo in đương đại 51
2.3 Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong cả phần nhan đề và phần nội dung của bài báo in đương đại 55
Chương 3 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CA DAO TRUYỀN THỐNG TRÊN BÁO IN ĐƯƠNG ĐẠI 62
3.1 Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nhan đề của bài báo in đương đại 62
3.2 Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nội dung của bài báo in đương đại 71
3.3 Vấn đề vận dụng ca dao truyền thống trong nhan đề và nội dung của bài báo in đương đại 82
PHẦN KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 97
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
1.1 Kho tàng văn học dân gian người Việt thật phong phú, đa dạng với tục ngữ và ca dao truyền thống được nhân dân ta luôn vận dụng trong đời sống để phán đoán về tự nhiên, con người, xã hội hay biểu đạt tâm tư tình cảm, diễn đạt những cung bậc cảm xúc trong thế giới nội tâm của con người Vốn văn học dân gian quý báu ấy đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành một thành tố quan trọng trong gia tài văn hoá nước ta Vì thế, tục ngữ, ca dao truyền thống luôn luôn được nhân dân ta trân trọng, giữ gìn và phát huy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong suy nghĩ tiềm thức… Việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ, ca dao truyền thống đã phát hiện ngày càng nhiều những giá trị tiềm ẩn trong đó, giúp cho con người của xã hội đương đại có cơ sở để thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc
Đối với tục ngữ, ca dao truyền thống, ngoài việc sử dụng hết sức gần gũi, quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày thì nó còn xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm văn chương nói chung và các bài báo in đương đại nói riêng Khi tiếp cận với các tác phẩm báo in ấy thì một trong những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong chúng ta chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ mà đặc biệt là khả năng sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống của các tác giả báo chí
1.2 Đề tài nghiên cứu “ Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo
in đương đại” là một đề tài mang tính khoa học thực tiễn Bởi vì tục ngữ, ca dao
truyền thống đã được ra đời từ rất lâu, tồn tại khá bền vững trong nếp nghĩ, lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân ta từ xưa đến nay Hiện nay, mảng văn học dân gian truyền thống ấy được vận dụng khá phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt ở thể loại báo in đương đại Thực tế cho thấy hiện nay đã có rất nhiều nhà báo sử dụng vốn tục ngữ, ca dao truyền thống thành công trong các sáng tác báo chí nói chung và loại hình báo in nói riêng Điều này chứng tỏ tục ngữ, ca dao là vốn ngôn ngữ vô cùng, vô tận và rất quý báu của dân tộc Đó là một mảnh đất
Trang 7màu mỡ, không chỉ có bàn tay khai phá của các nhà văn, nhà thơ mà còn là một mảnh đất để cho các tác giả báo chí đương đại khai phá và sử dụng rất hiệu quả Với lòng yêu thích say mê mong muốn được tìm hiểu khám phá vốn ngôn ngữ quý báu của dân tộc, đồng thời muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các tác phẩm báo in đương đại, tôi quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên báo in đương đại”
trong luận văn cao học Tôi hy vọng rằng trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu sẽ giúp cho tôi khám phá ra những nét độc đáo, cá tính sáng tạo của việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống của các nhà báo trong các sáng tác báo in của họ
1.3 Đề tài “Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên báo in đương đại” là một đề tài nghiên cứu mang tính hấp dẫn và lí thú Khảo sát nhiều loại báo in
đương đại cấp trung ương đã được phát hành trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy tục ngữ, ca dao truyền thống đã được các tác giả vận dụng khá phổ biến từ nhan
đề đến nội dung các bài báo đã mang lại hiệu quả cao trong việc diễn đạt, góp phần chuyển tải thật sâu sắc những thông điệp mà các tác giả báo chí muốn gửi gắm đến độc giả qua những bài viết vừa mang tính thời sự nóng hổi, vừa mang biết bao tâm huyết của họ
Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên các tác phẩm báo chí còn góp phần làm nổi bật lời ăn tiếng nói, suy nghĩ cũng như nét đẹp trong tâm hồn của dân tộc Việt Nam; bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khẳng định tính đúng đắn của “túi khôn dân gian” đã được trải nghiệm qua biết bao nhiêu thế hệ; vẻ đẹp giàu chất trữ tình của lời thơ dân ca, lối nói ngắn gọn, hàm súc, lời ít ý nhiều trong từng bài báo in đương đại thuộc các thể loại phóng sự, truyện ngắn, tuỳ bút, …
1.4 Bản thân tôi vốn yêu thích văn học, văn hoá dân gian, biết đến nhiều bài
ca dao, tục ngữ truyền thống nên tự thấy đây là một đề tài nghiên cứu có nhiều hứng thú cá nhân Mặt khác qua quá trình nghiên cứu khiến cho tôi tự bồi dưỡng thêm cho bản thân vốn tri thức về văn hoá, văn học dân gian truyền thống, hiệu quả của việc sử dụng vốn văn hoá, văn học dân gian trong ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ báo chí
Trang 8nói chung và mảng báo in đương đại nói riêng Qua đó, việc nghiên cứu còn cung cấp cho tôi hành trang vào đời một lượng kiến thức đáng kể về tục ngữ, ca dao truyền thống, phục vụ đắc lực cho chuyên môn nghề nghiệp của tôi là một cô giáo dạy ngữ văn ở cấp trung học cơ sở
1.5 Mặt khác, thực hiện đề tài nghiên cứu này, bản thân tôi còn hướng đến hai mục đích Một là ghi nhận những đóng góp, hiệu quả của tục ngữ, ca dao truyền thống trong ngôn ngữ báo chí đặc biệt là loại hình báo in đương đại Hai là phát huy hơn nữa vai trò của “túi khôn của dân gian”,” lời thơ của dân ca” ấy trong ngôn ngữ báo chí đương đại, góp phần đưa chất liệu văn hoá văn học dân gian truyền thống để
có cách diễn đạt cô đọng, hàm súc mà hiện đại, vừa quen thuộc lại vừa rất mới mẻ, hấp dẫn trong các tác phẩm báo chí, đáp ứng nhiệm vụ của loại hình báo in trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay
Qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy hơn nữa vốn văn hoá cổ truyền trong bối cảnh đất nước ta đang trên đà phát triển để hội nhập với quốc tế, khi tiếng Việt – tiếng nói của dân tộc ta ngày càng vay mượn nhiều vốn từ từ ngôn ngữ nước ngoài để biểu đạt nội dung tư tưởng, sự vật hiện tượng Như thế, sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống còn góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, bảo tồn bản sắc của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới Chính vì những lí do trên khiến cho tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu này
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề nghiên cứu sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các sáng tác văn chương đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu trong các bài báo, bài diễn văn, và gần đây là trong các bài viết nhỏ, bài chuyên luận, bài báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp trong trường đại học Tất cả những bài viết này đều làm nổi bật nghệ thuật, hiệu quả của việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các sáng tác văn chương nói chung và các tác phẩm báo chí nói riêng
Bàn về vấn đề này, GS TS Nguyễn Đức Dân đã có bài viết: “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí" được đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ" số
10/ 2004 Tác giả đã chủ yếu nêu ra những cách thức vận dụng tục ngữ, thành ngữ,
Trang 9danh ngôn của các nhà báo trong cách đặt nhan đề bài báo như sau: giữ nguyên dạng câu tục ngữ, vận dụng khéo câu tục ngữ qua việc giữ được nhịp điệu, tiết tấu hài hoà của câu tục ngữ gốc, cải biên câu tục ngữ để phù hợp với hoàn cảnh, tình huống được nêu trong nội dung bài báo
Tiếp theo, tác giả Bùi Thanh Lương đã có bài viết: “Cách sử dụng tục ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí” được đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ và đời sống” số 9/
2006 Sau khi khảo sát bốn loại báo: Đại đoàn kết, Thể thao - Văn hoá, Sài Gòn Giải phóng, Hà Nội mới, tác giả đã đưa ra những cách để tạo ra tục ngữ mới trên báo chí: Cải biến tục ngữ quen thuộc nhưng nghĩa không thay đổi bằng cách thế từ đồng nghĩa hoặc chen từ; cải biến bằng cách sử dụng các mô hình đã có và xây dựng thành ngữ mới Từ đó, tác giả đã đưa ra kết luận “Sáng tạo trong cách sử dụng tục ngữ mới góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú giàu đẹp” Đây là một bài viết có
vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ báo chí
Gần đây có bài “Tục ngữ - ngữ cảnh và các hình thức thể hiện” của Nguyễn Văn Nở được đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ” số 2/ 2007 đã tổng hợp đầy đủ được giá
trị sử dụng của tục ngữ trên hai lĩnh vực văn chương và báo chí Tác giả đã chỉ ra có hai hình thức vận dụng tục ngữ trên báo chí và trên tác phẩm văn chương: thứ nhất là đưa nguyên dạng và thứ hai là cải biến, mô phỏng câu tục ngữ Hơn thế nữa, tác giả còn phân tích tỉ mỉ giá trị sử dụng đó trong từng ngữ cảnh cụ thể, giúp độc giả tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng Nói tóm lại, nghiên cứu về giá trị sử dụng của tục ngữ,
ca dao truyền thống trên các tác phẩm văn chương từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau nhưng việc nghiên cứu vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các tác phẩm báo in đương đại nói riêng còn chưa nhiều Tất
cả mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, hiện chưa có một công trình nào đi sâu khám phá một cách có hệ thống
“Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên báo in đương đại” là một
mảng đề tài mới mẻ, thực sự cần thiết, nhằm mục đích khảo sát, khám phá nghệ thuật cũng như hiệu quả của việc sử dụng của tục ngữ, ca dao truyền thống trong ngôn ngữ báo chí nói chung và mảng báo in đương đại nói riêng Từ đó, tôi tự nhận thấy đây là
Trang 10mảng đề tài đem lại nhiều hấp dẫn, thú vị, thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu cũng như hứng thú của cá nhân tôi
3 Mục đích nghiên cứu
Văn học dân gian nói chung và tục ngữ, ca dao truyền thống nói riêng cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên – xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Vì vậy, vấn đề tìm hiểu vốn tục ngữ, ca dao truyền thống của dân tộc ta là một điều vô cùng bổ ích và lí thú Thực hiện đề tài này nhằm giúp người đọc và bản thân người viết thu nhận được một vốn hiểu biết sâu sắc hơn về tục ngữ, ca dao truyền thống của dân tộc, đồng thời thấy rõ giá trị, ý nghĩa biểu đạt của những chất liệu văn hoá dân gian ấy trong các sáng tác văn chương nói chung và các tác phẩm báo in nói riêng Từ đó nhận ra được những đóng góp của các nhà báo đương đại đối với kho tàng ngôn ngữ dân tộc trên con đường hiện đại hoá
4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Báo in đã được ra đời từ đầu thế kỉ hai mươi ở nước ta gắn liền với sự ra đời
và phát triển của nghề viết báo, nghề in ấn, nghề xuất bản, sự nở rộ của các toà soạn báo và đội ngũ hùng hậu của những người viết báo Từ khi báo chí xuất hiện ở nước
ta, các nhà báo đã sử dụng mảng văn học dân gian truyền thống trong cách diễn đạt nhằm mục đích biểu đạt nội dung, khiến cho ngôn ngữ báo viết gần gũi hơn với lời
ăn tiếng nói, suy nghĩ của nhân dân ta Như thế, mảng báo in đương đại có sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống là rất nhiều Sở dĩ chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hai thể loại này vì chúng gần gũi với nhau trong phương thức hình thành, lưu truyền cũng như trong nội dung và nghệ thuật Tục ngữ thiên về lí trí, ca dao thiên về tình cảm, hai thể loại này sẽ bổ trợ cho nhau để chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn Mặt khác, hai thể loại này cũng là hai hệ thống với những đặc trưng khác nhau cho nên chúng tôi tách chúng ra để nghiên cứu trong hai chương khác nhau mà không nhập lại trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng sưu tầm tư liệu nên người viết chỉ đề cập đến vấn đề sử dụng của tục ngữ, ca dao truyền thống trên bốn loại báo in cấp trung ương như: báo
Trang 11Lao động (cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ), báo Phụ nữ Việt Nam (cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam), báo Tiền Phong (cơ quan trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), báo Thanh niên (Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) được phát hành trong khoảng thời gian từ tháng 1/ 2005 cho đến tháng 5/ 2013)
Việc chọn lựa khoảng thời gian trên là một sự lựa chọn có lí do Chúng tôi thiết nghĩ những bài báo in được đăng tải, phát hành trong khoảng thời gian gần mười năm ở bốn loại báo cấp trung ương trên có thể là những nguồn tư liệu phong phú và đa dạng vừa đủ để phân tích một đề tài luận văn thạc sĩ Chúng tôi đã không chọn khoảng thời gian sớm hơn (chẳng hạn từ năm 1995-2004) mà chỉ chọn khoảng thời gian gần đây nhất để luận văn của chúng tôi có thêm tính cập nhật, góp thêm tiếng nói vào những vấn đề đang đặt ra
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, bước cần thiết đối với người viết là đọc toàn bộ bốn loại báo in cấp trung ương: Lao động (cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Phụ nữ Việt Nam (cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam), Tiền Phong (cơ quan trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh), Thanh niên (Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) được phát hành trong khoảng thời gian từ tháng 1/ 2005 cho đến tháng 5/ 2013)
Sau đó, người viết sẽ tiến hành thống kê, tổng hợp những bài báo in có sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống Tiếp theo, để làm nổi bật cái hay, cái độc đáo, cá tính sáng tạo của các tác giả trong ngôn ngữ báo chí qua việc vận dụng những chất liệu văn hoá dân gian ấy trên các bài báo in, người viết đã đi phân tích hiệu quả của việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong cách diễn đạt
Tóm lại, trong luận văn này, người viết đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu chính sau:
5.1.Phương pháp thống kê
5.2.Phương pháp tổng hợp và phân tích
Trang 125.3 Phương pháp liên ngành: ngành văn học dân gian, ngành văn học viết, ngành báo chí…
6 Giới thiệu cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc luận văn này gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về tục ngữ và ca dao truyền thống
Chương 2: Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trên báo in đương đại
Chương 3: Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trên báo in đương đại
Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỤC NGỮ VÀ CA DAO TRUYỀN THỐNG
1.1 Tục ngữ truyền thống
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian độc đáo xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân Nó có mặt ở mọi quốc gia, dân tộc Nói, viết về tục ngữ Việt Nam cũng đã nhiều, nhưng với một kho tàng tri thức lớn của dân tộc thì còn biết bao điều có thể nói: “Một di sản mênh mông cực kì phong phú, đa dạng dân tộc nào cũng có, tác dụng vẫn rất “dai dẳng”, vẫn còn bao nhiêu “bí ẩn” bên trong cái thế giới tưởng đơn giản đó nhưng vẫn còn “thách đố” khoa học Tục ngữ được ví
là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận” Nó là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh tươi”
Thuật ngữ “Tục ngữ” đã được nhiều từ điển định nghĩa Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Nxb Đà Nẵng, 2005), tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân Trong “Từ điển văn học Việt Nam” (Nxb Văn học 2001, “tục” chỉ thói quen có từ lâu đời, còn
“ngữ” là lời nói Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, giàu ý nghĩa, được dùng trong
Trang 13lời nói hàng ngày, lưu hành từ đời nọ sang đời kia, trở thành những kết cấu bền vững Tục ngữ còn được gọi là ngạn ngữ nghĩa là lời nói đã được lưu hành từ xưa (chữ
“ngạn” có nghĩa là lời nói của người xưa) Còn trong “Từ điển thuật ngữ văn học”
(Nxb Văn học, 2001) , tục ngữ được gọi là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc rút kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh dễ nhớ, dễ lưu truyền
Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Nxb Khoa học Xã hội, 2000), ông quan niệm “tục ngữ là những câu thông
tục, thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo công lý và luân lý để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa theo tri thức để nhận xét về con
người và vũ trụ” Theo Chu Xuân Diên trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam”
(Nxb Giáo dục, 2001), ông đã đưa ra quan niệm về tục ngữ “là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỉ Khối lượng tục ngữ Việt Nam đã được tích luỹ từ lâu đời và ngày càng phong phú đã tạo nên một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Việt Nam là tính
chất giàu hình ảnh” Trong cuốn “Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu”
(Nxb Giáo dục, 2001), Bùi Mạnh Nhị cho rằng “tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, tương đối bền vững về cấu trúc, và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời
ăn tiếng nói hàng ngày Đây là một thể loại văn học dân gian”
Có thể thấy rằng có khá nhiều định nghĩa, quan niệm về tục ngữ Mỗi định nghĩa, quan niệm ấy đều có những điểm phù hợp với góc độ và lĩnh vực của người nghiên cứu Nhìn chung, các khái niệm “tục ngữ” đều thống nhất với nhau ở chỗ
“tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, nhiều nghĩa, hàm súc, có vần có nhịp và tương đối bền vững về cấu trúc, được sử dụng trong lời thoại hàng ngày nhằm nêu lên một kinh nghiệm sống, một quan niệm, một cách đánh giá của con người về đời sống”
Từ khái niệm “tục ngữ”, có thể thấy tục ngữ Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau: Về hình thức, mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn
Trang 14Câu tục ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững Tục ngữ có dung lượng khá lớn trong kho tàng văn học dân gian nhưng hình thức các tác phẩm lại rất nhỏ
“Một câu tục ngữ còn ngắn hơn cả mũi con chim" (Tục ngữ dân gian Nga) Nó “ép chặt từng từ như xiết ngón tay thành quả đấm, dè sẻn từng tiếng làm cho lời nói cô đọng, giàu ý nghĩa” Về hình thức bên ngoài, tục ngữ đúng là thể loại nhỏ nhất, đơn giản nhất Mỗi câu tục ngữ thường chỉ gồm vài từ ngắn gọn, dài nhất cũng chỉ dừng ở khuôn khổ một cặp lục bát:
“Tất đất, tấc vàng”
“Chị ngã em nâng"
"Lá lành đùm lá rách"
“Chết trong hơn sống đục"
“Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì"
“Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò Chín tháng lò dò biết đi”
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"…
Quá trình hình thành dị bản của tục ngữ nhiều khi là quá trình diễn ra sự rút gọn các ngôn từ vốn đã cô đọng Chẳng hạn câu "Người ta là hoa đất" rút gọn thành "Người
ta, hoa đất", "Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già" thành "Khôn trẻ, khoẻ già" Nói ngắn gọn một nội dung lớn, tục ngữ là mẫu mực của sự cô đặc ý nghĩa biểu đạt trong hình thức ngôn ngữ tiết kiệm, hàm súc đến mức tối đa “Tục ngữ có biết bao nhiêu là
ý nghĩa, bao nhiêu hiện tượng phong phú…và tất cả bao nhiêu thứ đó được trồng trên một diện tích ngôn ngữ nhỏ hẹp làm sao " (L.Ô-dê–rốp, Sự tiết kiệm trong nghề thơ, Tác phẩm mới, số 12, 1971)
Tục ngữ rất giàu hình ảnh, tục ngữ Nga có câu “Lời nói trần trụi không phải là tục ngữ" Những quan sát cụ thể về thiên nhiên, cuộc sống lao động sản xuất của nhân dân, về con người xã hội trong tục ngữ là một kho hình ảnh phong phú, đa dạng Hình ảnh tạo nên vẻ đẹp tươi mát, sinh động, tính hàm súc và trong nhiều trường hợp tạo khả năng mở rộng nghĩa cho tục ngữ vì hình ảnh có khả năng biểu
Trang 15trưng Cũng nhờ hình ảnh chính xác mà sinh động, cụ thể mà khái quát, kinh nghiệm
và chân lí của tục ngữ trở nên có sức thuyết phục hơn
Về nội dung, tư tưởng; tục ngữ tuy nhỏ gọn về hình thức, nhưng nội dung, tư tưởng của tục ngữ không nhỏ Lời chật ý rộng, trí tuệ và tình cảm được gói trong những câu tục ngữ cô đọng có thể “đem mở tung ra, viết thành hàng cuốn sách” Nó thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên lao động sản xuất, con người và xã hội, “tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân dân” (M Gorki) Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, nghĩa bề mặt gắn liền với sự việc và hiện tượng ban đầu, toát ra từ bản thân sự vật, hiện tượng do tục ngữ ghi lại Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, biểu trưng, là do việc mở rộng ý nghĩa của sự vật hoặc hiện tượng cá biệt ấy vào nhiều sự vật hoặc hiện tương khác
Đa số trường hợp nghĩa đen phản ánh kinh nghiệm quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm lao động sản xuất, đời sống còn nghĩa bóng thể hiện kinh nghiệm về con người - xã hội Ví dụ câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim ” Câu này nêu lên một nhận xét cụ thể về quá trình lao động bền bỉ, kiên nhẫn có công mài sắt sẽ thành kim, đồng thời mở rộng thành một nhận xét khái quát về kết quả của mọi hành động kiên trì, nhẫn nại vượt qua gian khó sẽ có ngày thành công của con người Nghĩa đen của câu tục ngữ “Lạt mềm buộc chặt" biểu hiện một kinh nghiệm lao động: sợi lạt chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm, mối buộc sẽ bền chặt; còn nghĩa bóng của câu tục ngữ này là ai mềm mỏng, khéo léo trong quan hệ giao tiếp thì dễ đạt được mục đích
Nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ quan hệ hữu cơ với nhau Nghĩa bóng được thể hiện thông qua nghĩa đen, trên cơ sở của nghĩa đen Chỉ có thể xới lật, bóc đúng các lớp nghĩa bóng khi đặt nó trong quan hệ lô gic với nghĩa đen Nghĩa đen gợi đến nghĩa bóng khi người sử dụng tục ngữ liên hệ, đối chiếu, tìm thấy sự tương đồng giữa điều mà tục ngữ phản ánh cụ thể (trong nghĩa đen) với các hiện tượng đời sống Và khi đó nghĩa bóng là nội dung gián tiếp nhưng lại là mục đích trực tiếp mà người sử dụng muốn thông báo cho người nghe Không phải câu tục ngữ nào cũng có nghĩa bóng, chúng ta không thể tìm thấy nghĩa bóng trong những câu tục ngữ như :
Trang 16“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
“Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt"
“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ"…
Không có khả năng chuyển thành nghĩa bóng là những câu không có khả năng, mục đích ví von, liên tưởng với các hiện tượng xã hội Những câu tục ngữ mà cách diễn đạt đã thể hiện một trình độ nhất định của sự nhận thức khái quát thì cũng ít có khả năng chuyển nghĩa (“Yêu nên tốt, ghét nên xấu” , “Có chí thì nên"…) Cơ sở của sự
sử dụng tục ngữ theo nghĩa bóng là ở chỗ tục ngữ biểu hiện những nhận xét khái quát một cách cụ thể, hình ảnh Tục ngữ khái quát hoá mà không trừu tượng Nghĩa bóng
đã tạo cho tục ngữ khả năng vận dụng năng động vào các trường hợp, và cứ mỗi lần được sử dụng ở những văn cảnh khác nhau thì nội dung, ý nghĩa kinh nghiệm, những lớp nghĩa nằm bên trong và bên ngoài từ ngữ của nó lại giàu thêm Chẳng hạn, câu
“Lớn thuyền lớn sóng” đâu phải chỉ có người đi sông đi biển sử dụng Người đi buôn (trên cạn), thợ đi rừng, anh học trò, hay thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp đều có thể sủ dụng trong các văn cảnh thích hợp một câu tục ngữ có thể vận dụng trong rất nhiều trường hợp cụ thể khác nhau Quá trình vận dụng tục ngữ là quá trình tạo nghĩa không ngừng Tính chất mở là đặc trưng về nghĩa, về sự ứng dụng và thưởng thức tục ngữ Điều đó làm cho tục ngữ có thể bước từ thời đại này sang thời đại khác, từ châu lục này sang châu lục khác và luôn luôn mới Như thế, giá trị của
nó được làm phong phú thêm ở những hình thức cụ thể trong quá trình nhân dân vận dụng nó vào cuộc sống
Tục ngữ được nhân dân ta vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống Nó giúp nhân dân ta có được kinh nghiệm để nhìn nhận, ứng xử, thực hành các kinh nghiệm vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Nghĩa bóng tạo cho tục ngữ khả năng ứng dụng vào các trường hợp khác nhau Mỗi lần như vậy, ý nghĩa của tục ngữ được làm giàu thêm Ví dụ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh Có khi nhân dân dùng để nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ hoặc tình cảm của học trò đối với thầy cô giáo Cũng
Trang 17có khi nhân dân dùng câu tục ngữ ấy để thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu cho đất nước, hoặc để nói về tình nghĩa thuỷ chung, sống
có trước có sau – một truyền thống đạo đức cao đẹp của con người Việt Nam Tục ngữ “nói một hay mười” (Thiên Nam ngữ lục) là như thế Quá trình từ “nói một” đến
“hay mười” chính là quá trình mở rộng nội dung kinh nghiệm, ứng dụng một câu tục ngữ vào các hoàn cảnh khác nhau
Lối nói bằng tục ngữ thường là một lối nói ẩn dụ Nguồn gốc của lối nói này
có từ khi mà con người còn chưa biết dùng rộng rãi những khái niệm trừu tượng và còn thường dùng những tỉ dụ cụ thể, có hình ảnh để phát biểu những ý nghĩ của mình Những câu tục ngữ được dùng như những tỉ dụ cụ thể, có hình ảnh ấy là kết quả những điều quan sát được về thiên nhiên, về con người và về xã hội Thí dụ:
“Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ” nêu lên một nhận xét cụ thể về hiện tượng kiến tha mồi, đồng thời mở rộng thành một nhận xét khái quát về kết quả của mọi hành động kiên nhẫn của con người Như thế, tục ngữ là lối nói dùng hình tượng cụ thể để nói lên những ý niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến, dùng cái cụ thể để biểu đạt cái khái quát Do đó, có nhiều câu tục ngữ dùng những hình tượng cụ thể khác nhau để diễn tả cùng một ý Chẳng hạn để diễn đạt nhận xét khái quát “sự nhẫn nại, bền bỉ để vượt khó tất yếu sẽ có lúc thành công", tục ngữ Việt Nam có nhiều câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”; hoặc để biểu đạt ý “khi hưởng thụ thành quả lao động của người khác thì phải biết ơn người đó” có những câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn cơm nhớ kẻ đâm xay giần sàng”, “Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng‟… Như thế, tục ngữ tuy khác nhau
về cách diễn đạt nhưng giống nhau về nghĩa khái quát, biểu trưng Điều đó làm cho
nó thêm phong phú, sinh động và góp phần tô đậm bản sắc văn hoá tộc người của thể loại này
Phần lớn các câu tục ngữ gồm có hai vế Kết cấu hai vế theo mối quan hệ tương đồng (“Người ta, hoa đất", “Người sống, đống vàng”, “Miệng quan, trôn trẻ"); quan hệ tương phản (“Được mùa cau, đau mùa lúa Được mùa lúa, úa mùa cau",
Trang 18“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”); quan hệ điều kiện, nhân quả (“Có chí thì nên",
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ); quan
hệ so sánh (“Một mặt người bằng mười mặt của", “Lệnh ông không bằng cồng bà"); quan hệ liệt kê phát triển (“Nhất thì nhì thục", “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền ") Như thế, tục ngữ cung cấp cho ngôn ngữ “cửa miệng” cũng như ngôn ngữ văn học một hình thức biểu hiện súc tích, giàu hình ảnh và do đó có tác dụng truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, để nói lên những tư tưởng thâm trầm, những khái quát rộng rãi Những câu tục ngữ ngắn, gọn, có sẵn ấy sẽ thay thế một cách có kết quả những lời thuyết lí dài dòng và dễ quên
Tục ngữ truyền thống đa số hình thành trong môi trường nông thôn, trong quá trình lao động sản xuất của người nông dân Vì vậy, các hình tượng trong tục ngữ thường phản ánh những nét tiêu biểu về mọi mặt hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân lao động ở nông thôn Việt Nam Nói chung, ngôn ngữ trong tục ngữ là một thứ ngôn ngữ hiện thực, sinh động, gắn chặt với cuộc sống phong phú, nhiều màu nhiều vẻ của dân tộc Nhiều hình tượng trong tục ngữ rất linh hoạt và dí dỏm, xây dựng bằng phương pháp nhân cách hoá các vật vô tri và lối chơi chữ dân tộc: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Đũa mốc chòi mâm son”… Vì thế, trong ngôn ngữ, tục ngữ đẹp làm sâu sắc thêm lời nói, khiến cho lời nói “không cánh mà bay” và giúp người ta diễn đạt cả những điều khó diễn đạt hoặc không tiện nói ra trực tiếp
Tri thức trong tục ngữ thường được xem như là mới ở dạng kinh nghiệm, ở dạng những nhận xét thực tiễn Nếu có thể coi tục ngữ là những tri thức khoa học, triết học ban đầu của nhân dân lao động thì những tri thức ấy chỉ dừng lại là những tri thức kinh nghiệm Tục ngữ còn thể hiện phương pháp tư duy của nhân dân ta về
tự nhiên, xã hội và con người Quy luật nhận thức trong tục ngữ cũng xuất phát từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Từ sự nhận thức ban đầu về hiện tượng sau đó được nâng lên thành tri thức qua nhiều lần quan sát Từ sự nhận thức ban đầu
về hiện tượng sau đó được nâng lên thành tri thức qua nhiều lần quan sát Từ những tri thức đó, con người có những cách ứng xử phù hợp với tự nhiên, xã hội Bước đầu
Trang 19tục ngữ đã dạy cho con người một phương pháp tư duy Khi chưa có sự phát triển của khoa học bác học thì việc cung cấp tri thức cho con người chính là tục ngữ Sự biến đổi xã hội có thể sẽ làm nghĩa của một số câu tục ngữ lạc hậu đi so với lịch sử, nhưng chính bản thân những câu tục ngữ ấy lại mang dấu ấn lịch sử Tri thức cổ xưa trong lịch sử loài người là thần thoại Thần thoại là sự nhận thức hồn nhiên nhất trong tuổi ấu thơ của loài người Qua năm tháng dân gian cứ cung cấp trao truyền cho nhau những tri thức để đến tục ngữ - một thể loại văn học dân gian có cách phản ánh tri thức khá độc đáo so với các thể loại khác
Tục ngữ giàu nhạc tính (cả về âm lẫn nhịp điệu) Nhiều câu tục ngữ được xây dựng trên cái đà ghép hoặc lồng nhiều cặp tiếng đôi lại với nhau, tạo cho câu nói có một âm điệu nhịp nhàng, tiếng nọ quấn quýt lấy tiếng kia: “Tốt danh hơn lành áo” ( Tốt danh + lành áo), “Bút sa, gà chết” (Bút sa + gà chết), “Người sống, đống vàng” (người sống + đống vàng), “Tấc đất, tấc vàng” (tấc + đất vàng) Tục ngữ thường có hai vế, mỗi tiếng ở vế thứ nhất có thể đối thanh với mỗi tiếng ở vế thứ hai tạo ra tính chất nhịp nhàng của tục ngữ thể hiện ở cách cấu tạo của các vế theo luật cân đối Thí
dụ câu “Rau nào, sâu ấy” (Rau – sâu, nào - ấy) Nhưng nói chung, cách đối thanh chủ yếu nhằm tiếng cuối của mỗi vế: “Quan thì xa, bản nha thì gần” (xa – gần), “Được là vua, thua là giặc” (vua - giặc), “Miệng quan, trôn trẻ” (quan - trẻ) Nhiều câu tục ngữ được cấu tạo theo luật đối ý rất chặt chẽ : cách sắp tiếng, sắp ý phải làm thế nào cho hai vế song song với nhau trong một mối tương quan hoặc bổ túc hoặc tương phản:
“Quan yêu, bạn ghét" (yêu - ghét), “Khôn làm lại, dại ở nhà" (khôn – dại), “Quan cần, dân trễ" (quan – dân, cần – trễ), “Miệng quan, trôn trẻ" (miệng – trôn; quan - trẻ), “Được làm vua, thua làm giặc” (được – thuq; vua – giặc )…
Đa số tục ngữ đều có vần, chủ yếu là vần lưng Ở tục ngữ, vần lưng xuất hiện với những vị trí thật linh động, gắn liền các chữ các vế với nhau, làm cho câu nói
vừa có nhạc điệu, vừa có hình thức vững vàng, chắc nịch: “ Phép vua thua lệ làng”,
“Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ” , “Léo nhéo như mõ réo quan viên", “Thua trời một vạn không bằng thua bạn một li", “Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đương tơ”,
“Vợ dại không hại bằng đũa vênh"….Tục ngữ sử dụng một cách triệt để khả năng
Trang 20ghép lại, xé lẻ ra, lồng với nhau những cặp tiếng đôi, khả năng sắp đặt các từ theo luật cân đối cả về âm thanh lẫn ý nghĩa, khả năng gieo vần ở những vị trí sinh động… Tục ngữ lại thường sử dụng đại từ phiếm chỉ, do đó, nó dễ vận vào các trường hợp và tính khái quát của nó càng cao: “Ai ăn nhiều, nấy đỏ môi", “Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai‟…
Tuy vậy, trong thực tế, tục ngữ thường được gắn với thành ngữ, với ca dao một cách có ý thức hoặc không có ý thức Bản thân thuật ngữ “tục ngữ” cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có khi lẫn lộn với cổ ngữ, ngạn ngữ, châm ngôn v.v… Có một số trường hợp khó xác định đâu là tục ngữ, thành ngữ, ca dao Xác định ranh giới giữa chúng là một trong những vấn đề quan trọng để nhận diện tục
ngữ Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Nxb Khoa học Xã hội, 2000), ông đã đưa ra tiêu chí để phân biệt: tục ngữ là
một câu tự nó diễn trọn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một công lí có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ là một câu có sẵn, là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng nhưng tự nhiên nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh Nói một cách khác, tục ngữ là một thể loại sáng tác ngang hàng với các thể loại ca dao, dân ca, tuy tác dụng của nó có khác; còn thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc, được dùng trong câu nói thông thường cũng như được dùng trong tục ngữ, ca dao, dân ca Cũng theo ông, trong tục ngữ còn có cả thành ngữ hay nói cách khác một số thành ngữ được dùng để cấu tạo tục ngữ Ví dụ: Câu “Cơm hàng cháo chợ, ai lỡ thì ăn", “Cày sâu cuốc bẫm, thóc đầy lẫm, khoai đầy bồ" Trong những câu tục ngữ vừa dẫn, có các thành ngữ “Cơm hàng cháo chợ”, “cày sâu cuốc bẫm”
Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ khó có thể phân biệt rạch ròi vì cả hai đều
là hiện tượng ngôn ngữ, được sử dụng trong lời nói hàng ngày Chúng đều là sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân, đều đúc kết các kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân Nói một cách khác tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều dùng hình ảnh
Trang 21để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống Chính vì thế, trên thực tế, đặc biệt trong từng hoàn cảnh vận dụng cụ thể tục ngữ và thành ngữ đôi khi giống nhau, nên có thể dễ nhận thấy một số hiện tượng trung gian giữa tục ngữ và thành ngữ Theo chúng tôi, vẫn có thể đưa ra một số tiêu chí chung để phân biệt tục ngữ và thành ngữ Thành ngữ có chức năng định danh, là gọi tên sự vật, gọi tên tính chất, trạng thái hay hành động của
sự vật, hiện tượng; tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận, một lời khuyên
Về chức năng cũng như về mặt nhận thức luận, tục ngữ gần với đơn vị lời nói nhưng không giống như lời nói thông thường, lời nói trong tục ngữ có tính khái quát rất cao Đó là loại câu tương đối ổn định về thành phần và cấu trúc, bền vững về ngữ nghĩa Tục ngữ được dùng để diễn tả một phán đoán tương đương với câu Còn thành ngữ dùng để diễn tả một khái niệm tương đương với từ, mang hình thức cụm từ cố định (ví dụ: “Khoẻ như voi”, “Đẹp như tiên”, “Lên thác xuống ghềnh”, “Ba chìm bảy nổi”… ) Khi nghe xong thành ngữ “thức khuya dậy sớm”, chúng ta chỉ có được hình ảnh về sự cần cù, vất vả chứ chưa nhận được một thông báo, một phán đoán, một câu trọn vẹn Trong hoạt động nói năng, người ta phải thêm vào thành ngữ những thành phần khác thì mới thành câu: “Người nông dân phải thức khuya dậy sớm để lao động sản xuất.” Xét về mặt ngôn ngữ học, tục ngữ là những đơn vị thông báo, là những câu đơn hoặc những câu ghép, là một hay nhiều phán đoán:
“Gió thổi là chổi trời”,
“Con hơn cha, nhà có phước; sau hơn trước, nước được nhờ”
Một số câu tục ngữ chỉ có bốn tiếng (giống một số thành ngữ) nhưng đã có nội dung thông báo trọn vẹn Ví dụ câu “Tấc đất, tấc vàng” là lời khuyên nhủ phải quý trọng đất như vàng
Có những câu tục ngữ với kết cấu không đầy đủ tạo nên những phán đoán ngầm Có sự khác nhau khá tinh vi trong cách phản ứng của tư duy người nghe khi tiếp xúc với những thành ngữ và với những câu tục ngữ mang phán đoán ngầm đó Các câu “Chè Vân Thái, gái Tiên Lữ” và "Chim, thu, nhụ, đé" tuy về hình thức chỉ
Trang 22mới cho chúng ta biết đối tượng của các phán đoán nhưng khi nghe xong, người ta vẫn hiểu được rằng ở Vân Thái có chè ngon, còn ở Tiên Lữ (Hưng Yên) con gái nổi tiếng xinh đẹp, đảm đang; bốn loại cá ngon nhất của biển nước ta: chim, thu, nhụ, đé
Khi phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, người Nga đã có câu tục ngữ rất hay:
“Thành ngữ là hoa, còn tục ngữ là quả” Câu này muốn nói thành ngữ là một cái gì chưa hoàn chỉnh trong một phán đoán, còn tục ngữ thì đã là một câu, diễn tả một hay nhiều phán đoán trọn vẹn Theo khoa học logic, có được phán đoán là do đã hình thành các khái niệm, điều này giải thích vì sao thành ngữ có thể là một bộ phận cấu thành tục ngữ Do những khác biệt trên, một đơn vị thành ngữ chưa thể coi là một văn bản trong khi mỗi câu tục ngữ được xem như một văn bản đặc biệt, một tổng thể thi ca nhỏ nhất (R Gia-cốp-xơn) Tuy nhiên có một số trường hợp rất khó phân biệt thành ngữ hay tục ngữ
Tục ngữ không chỉ là hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ Tục ngữ còn là một hiện tượng ý thức xã hội, là một thể loại đặc biệt của văn học dân gian “Sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội Do đó, thành ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ Còn tục ngữ, tuy có nhiều mặt đáng được khoa học ngôn ngữ chú ý đến, song về cơ bản cần được nghiên cứu như là một hiện tượng ý thức xã hội, một hiện tượngvăn hoá tinh thần của nhân dân lao động, trong đó biểu hiện khá
rõ ràng thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động trong một thời kì lịch
sử nhất định.”
Một số câu tục ngữ và thành ngữ có nguồn gốc ở truyện cổ dân gian, và gắn chặt với nội dung các truyện đó về mặt hình tượng cũng như về mặt nội dung: “Rắn già rắn lột, người già người tọt vào săng” (từ truyện thần thoại cùng tên), “Mồng ba
cá đi ăn thề, mồng bốn cá về cá vượt vũ môn” (từ truyện “Cá gáy hoá rồng”), “Nàng Bân may áo cho chồng, may ba tháng ròng mới trọn cổ tay” (từ truyện Nàng Bân)….Ở đây, kinh nghiệm sống của nhân dân đã được nhào nặn một lần qua truyện
Vì vậy, nghĩa của các câu tục ngữ trên đây chỉ có thể hiểu được khi ta gắn chúng với
Trang 23nội dung của truyện, mặc dầu về giá trị nhận thức, chúng cũng tương đương như các câu tục ngữ khác có nguồn gốc từ những kinh nghiệm sống trực tiếp
Trong tục ngữ người Việt, có một số câu có hình thức thơ lục bát Những câu này nhiều khi được gọi là ca dao vì ca dao thường được sáng tác theo thể lục bát Nhiều lời vốn là ca dao cũng đồng thời được dùng như tục ngữ do tính chất súc tích của nội dung:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng"
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
“Ai ơi giữ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai"
Khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc thì tục ngữ đã tiếp cận với ca dao: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” -> “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" , „Hết nạc vạc đến xương” -> “Tiếng đồn quan rộng lòng thương Hết nạc thì vạc đến xương còn gì"… Những câu trên đây tuy vậy vẫn thường được nhân dân sử dụng với tư cách là tục ngữ qua việc tham gia vào câu thơ lục bát trong ca dao dân ca
Và chúng ta có thể thấy biết bao trường hợp câu thơ lục bát trong ca dao dân
ca có tục ngữ tham gia:
“Có thương cắt tóc ăn thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau”
“Thật thà cũng thể lái trâu Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng”
“Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”
Trên đây là những trường hợp khó xác định ranh giới thể loại giữa tục ngữ và ca dao
vì chúng mang tính chất của cả hai thể loại Hầu hết tục ngữ đều do nhân dân sáng
Trang 24tác nhưng cũng có những câu rút ở ca dao, dân ca ra Hợp lí hơn cả, nên coi đây là những hiện tượng trung gian giữa hai thể loại trên
Chúng ta còn bắt gặp nhiều câu tục ngữ liên quan đến truyền thuyết dân gian Câu: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” liên quan với truyền thuyết Lê Lai liều mình cứu chúa Khi Lê Lai hi sinh, Lê Lợi đánh giá công lao tướng lĩnh có lòng trung thành với mình và dặn với nghĩa quân bao giờ Lê Lợi chết thì phải cúng giỗ Lê Lai trước Lê Lợi một ngày để mọi người tưởng nhớ công ơn Câu tục ngữ “Lệnh ông cồng bà” liên quan đến truyền thuyết dân gian Bà Triệu cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt cầm quân đánh giặc Ngô Một cánh quân do Triệu Quốc Đạt cầm đầu, một cánh quân do Bà Triệu chỉ huy Để tránh sự nhầm lẫn giữa hai cánh quân đó, Bà Triệu dùng “cồng” còn Triệu Quốc Đạt dùng “lệnh” làm hiệu lệnh chiến đấu Từ đó mà binh lính truyền nhau “Lệnh ông cồng bà” Ý nghĩa thô sơ ban đầu của câu tục ngữ trên chỉ có thế Về sau câu đó qua thời gian đã chuyển hoá ý nghĩa thành câu “Lệnh ông không bằng cồng bà” để nêu bật vai trò “nội tướng” của người phụ nữ trong gia đình
Tóm lại, tục ngữ là một thể loại đa chức năng có nhiều thế mạnh Nó là tiếng nói âm vang đầy kinh nghiệm về mặt đạo đức, đạo lí ở đời nên có sức thuyết phục người nghe một cách khách quan đầy hấp dẫn Vì thế, tục ngữ không chỉ được vận dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân mà còn là chất liệu ngôn từ trong các sáng tác văn chương
1 2 Ca dao truyền thống
Theo định nghĩa cổ truyền thì “ca là bài hát hoà với nhạc, dao là bài hát không hoà với nhạc” (theo từ điển Từ Hải và Từ Nguyên của Trung Quốc) Sách Mao truyện viết: “Khúc hợp nhạc viết ca, đồ ca viết dao” (Khúc hát có nhạc đệm gọi là ca, còn hát trơn gọi là dao) Theo Dương Quảng Hàm, “ca là hát, dao là hát không có chương khúc” Và thuật ngữ “ca dao” còn được hiểu là “câu hát dân gian không có
điệu, có khúc nhất định” (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt phổ thông, tập 1, Nxb Khoa
học Xã hội, 1975) hoặc ca dao là “thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức
những câu hát, không theo một nhịp điệu nhất định” (Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt,
Trang 25Nxb Đà Nẵng, 2000) Theo giáo trình “Lịch sử văn học Việt Nam” (Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội), “ca dao là những câu hát, bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự ngụ ý và diễn đạt tình cảm”
Theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” (Nxb Giáo dục, 2004), “ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt Theo cách hiểu
thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca” Cũng theo hai ông, “sự phân biệt giữa ca dao và dân ca là ở chỗ khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca người
ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát nhất định nữa” Theo Phạm Việt
Long trong cuốn “Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình” (Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2010), ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu (phần lớn là thể lục bát) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dùng
để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca
Hiện nay, các nhà nghiên cứu thống nhất dùng danh từ “ca dao” để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) Với nghĩa này, ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian truyền thống Thí dụ lời ca dao:
“Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng”
được xem là rút ra từ bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Còn duyên” với những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi như sau: Còn duyên (là duyên) kẻ đón (kẻ đón) người đưa Hết duyên (là duyên) đi sớm (đi sớm) về trưa (chứ trưa) mặc lòng Người còn không đôi tôi cũng (ố không là) còn không… (Ha hội ha, hư hội hư là hư hội hừ)…Ca dao được hình thành từ dân ca Như vậy, ca dao là những sáng tác văn chương phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để
Trang 26chỉ một thể thơ dân gian Và ca dao truyền thống là khái niệm chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) được sáng tác và sưu tầm chủ yếu từ Cách mạng tháng Tám trở về trước
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vũ Ngọc Phan còn chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa ca dao và tục ngữ: “Tục ngữ là những câu thông tục Xét về nội dung và hình thức nó là một loại văn học dân gian đã phát triển trước ca dao Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành
các làn điệu dân ca” Trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” (Nxb Giáo dục,
2004), hai nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên lại đưa ra một tiêu chí mới để phân biệt tục ngữ và ca dao Tục ngữ và ca dao khác nhau ở chỗ tục ngữ thiên
về lí trí (nội dung triết lí dân gian), ca dao thiên về tình cảm (nội dung trữ tình dân gian) Còn nhìn chung, giới nghiên cứu văn học dân gian phân biệt tục ngữ và ca dao
ở những tiêu chí sau: tục ngữ thiên về duy lí, ca dao thiên về trữ tình; tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của những bài dân ca; tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người Tục ngữ gắn liền với tiếng nói hàng ngày, được dùng trong khi nói; ca dao dân ca thì phải gắn liền với diễn xướng (hát, ngâm), nếu tách rời diễn xướng, ca dao dân ca sẽ bị giảm ý nghĩa; còn tục ngữ thì yếu tố diễn xướng không cần thiết chỉ trừ trường hợp một số câu tục ngữ
có hình thức kết cấu trùng với câu thơ lục bát trong ca dao dân ca Ví dụ như câu:
“Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
Nếu trong sinh hoạt văn hoá, ca dao là những lời thơ dân gian được dùng để hát, ngâm thì trong hoạt động nói năng, mỗi câu tục ngữ là một câu nói đặc biệt được dùng xen vào giữa những câu nói bình thường khác Tục ngữ có nội dung mang tính chất triết lí, luân lí, đạo đức, lẽ phải ở đời, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, còn ca dao là tiếng hát phô diễn tâm tình của nhân dân được sử dụng trong lao động và giải trí, trong nghi lễ và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Về quy mô cấu trúc lời thì đa số những câu tục ngữ là 4 – 6 tiếng còn ca dao, văn bản ngắn nhất cũng là 14 tiếng Số câu tục ngữ có 14 tiếng không nhiều và chỉ có vần lưng, có vần “chờ” nghĩa là chờ
Trang 27vần chân, nhưng rất ít văn bản tục ngữ trên 14 tiếng trong khi đó ca dao cũng có vần
“chờ” đối với văn bản hai dòng thơ nhưng khả năng biến vần chờ thành vần chân là hiện thực và có khả năng kéo dài ra hơn 14 tiếng
Nhưng giữa hai thể loại đó không phải là không có những trường hợp thâm nhập lẫn nhau Có một bộ phận văn bản tục ngữ và ca dao giống nhau về hình thức thể hiện Các câu tục ngữ gồm 14 tiếng phân bố trên hai dòng thơ với những lời ca dao hai dòng thơ đều có hình thức thể thơ lục bát Những lời như thế này thì không thể là ca dao vì chúng đơn thuần là những câu dự báo thời tiết hay kinh nghiệm xã hội rất phổ biến trong nội dung tục ngữ:
“Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm"
“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Sóng xô Cửa Đại trời đà chuyển mưa"
“Cá tươi thì xem lấy mang Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai"
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”
Nhưng những lời có nội dung nhân sinh là điều còn phân vân Nó là ca dao có ý nghĩa triết lí hay là tục ngữ về kinh nghiệm xử thế:
“Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”
“Nghèo hèn giữa chợ ai chơi Giàu sang hang núc có người đến thăm"
“Những người thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con"…
Có lẽ nên xác định rằng sáng tác bằng hình thức các thể thơ đặc biệt là thể thơ lục bát không phải chỉ là địa hạt riêng của ca dao Tục ngữ cũng được sáng tác bằng thể thơ lục bát Những câu trên khi được dùng theo phương thức nói – luân lí thì chúng là tục ngữ, còn khi dùng theo phương thức hát – trữ tình thì chúng là ca dao
Trang 28Chúng ta có thể thấy biết bao trường hợp câu thơ lục bát trong ca dao dân ca
có tục ngữ tham gia Bởi vì khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc thì tục ngữ đã tiếp cận gần với ca dao.: “Ở hiền gặp lành" -> “Ở hiền thì lại gặp lành Những người nhân đức trời dành phúc cho”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -> “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Nào ai vun xới cho mày, mày ăn?” hoặc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” hoặc “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” -> “Ăn trái nhớ
kẻ trồng cây Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng" , “Đứng núi nọ trông núi kia” ->
“Ra về răn rứa nghe không Đừng đứng núi nọ mà trông núi này” Những câu trên đây tuy vậy vẫn thường được nhân dân sử dụng với tư cách là tục ngữ Sự tham gia của tục ngữ vào ca dao dân ca rõ ràng có ý nghĩa và tác dụng làm hài hoà tình cảm với triết lí, cái riêng với cái chung, cái cụ thể với cái trìu tượng làm cho quần chúng rung cảm thực sự trước cuộc sống muôn hình muôn vẻ trong đời sống hàng ngày Hơn nữa, do tính chất súc tích của nội dung mà nhiều câu vốn là ca dao cũng đồng thời được dùng như tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”
“Thức khuya mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết con người phải chăng”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”…
Trên đây là những trường hợp khó xác định ranh giới thể loại giữa tục ngữ và
ca dao vì chúng mang tính chất của cả hai thể loại Hầu hết tục ngữ đều do nhân dân sáng tác nhưng cũng có những câu rút ở ca dao, dân ca ra Hợp lí hơn cả, nên coi đây
là những hiện tượng trung gian giữa hai thể loại
Đại đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát Nhắc đến ca dao là người ta
nghĩ đến thể thơ này Theo Nguyễn Xuân Kính, trong số 1015 lời của cuốn “Ca dao Việt Nam” (Đinh Gia Khánh, Nguyễn Xuân Kính, Phan Hồng Sơn biên soạn, Nxb
Trang 29Văn học, 1983) có 973 lời được sáng tác theo thể lục bát, chiếm 95% các thể còn lại (song thất, song thất lục bát, hỗn hợp, bốn tiếng…) chiếm 5% Đại đa số các lời ca dao được sáng tác theo thể lục bát bởi nhịp điệu thơ uyển chuyển, linh hoạt vô cùng Ngoài ra, thể lục bát không có sự gò bó không bị hạn chế về độ dài ngắn của tác phẩm, có thể diễn đạt các cung bậc cảm xúc vốn rất phong phú, thể hiện các nội dung hết sức đa dạng của hiện thực Lối gieo vần bằng và nhịp điệu uyển chuyển của câu thơ có khả năng diễn đạt được nhiều loại và sắc thái tình cảm, từ những cảm xúc trong sáng, vui tươi, những tình cảm thắm thiết, đến những nỗi buồn man mác, lê thê:
“Yêu nhau cởi áo cho nhau,
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay…"
"Người thương ơi hỡi người thương,
Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng…"
Ở thể song thất lục bát, vần trắc và tiết tấu theo nhịp 3/4 của những câu bảy lại có khả năng nhiều hơn trong việc diễn tả những tình cảm khúc mắc, những nỗi đau khổ, uất ức
“Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân,
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em (đã) có chồng / anh tiếc lắm thay
- Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu / biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng / biết thuở nào ra ? ” Nhịp điệu uyển chuyển và sự xen kẽ của vần lưng và vần chân, vần bằng và vần trắc làm cho các câu thơ quấn quýt lấy nhau, câu nọ kéo theo câu kia một cách liên tục như không thể cưỡng lại được Và hiện tượng gieo vần ở tiếng thứ tư của câu bát là
Trang 30hiện tượng thuộc về cấu trúc, xuất phát từ nhu cầu thể hiện những cảm xúc mạnh và diễn đạt những nội dung có tính chất bất ngờ, không bình thường
Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã có nhận xét về đặc điểm của thể thơ lục bát như sau: “Dùng một hình ảnh, ta có thể ví lối thơ Đường luật như một chiếc bình pha lê kết tinh trong suốt nhưng không đủ sức lôi cuốn của một dòng sông Thơ lục bát, trái lại, vì hợp với tiếng nói nước ta hơn nên có thể dung được nguồn cảm hứng tràn lan,
đó là thể thơ ca hát, kể chuyện của dân chúng” Chính do khả năng đó mà thể thơ lục bát là thể thơ hay được dùng nhất trong các cuộc hát đối đáp nam nữ của nhân dân Nhiều cuộc hát đối đáp nam nữ có thể kéo dài thâu đêm suốt sáng mà người hát cũng như người nghe đều không thấy chán Trong những cuộc hát đó, nguồn cảm hứng vô tận của nhân dân không hề bị gián đoạn Ngay cả đến những lời nói bình thường cũng dễ dàng được “bẻ‟ thành những câu thơ lục bát Những câu đại loại như những câu sau đây gặp thấy rất nhiều trong những cuộc hát đối đáp nam nữ:
“ Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong, Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.”
Ca dao có những hình thức biến thể của thể thơ lục bát (còn gọi là lục bát biến thể) “Lục bát biến thể ở đây được quan niệm là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt “trên sáu dưới tám” mà có sự co giãn nhất định về số lượng âm tiết (tiếng)” (Mai Ngọc Chừ) Ở ca dao, dân ca có một số lời lục bát biến
Trang 31thể, trong đó khuôn hình về vần vẫn được giữ, còn số tiếng trong mỗi dòng thơ có thể thay đổi, lục bát biến thể có ba loại:
- Dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên:
“Ba vợ bảy nàng hầu, Đêm nằm chuồng trâu, gối đầu bằng chổi."
(5/8 tiếng)
“Em thấy anh, em cũng muốn chào
Sợ rằng chị cả giắt dao trong mình.”
(7/8 tiếng)
“Chàng trẩy đi nước mắt thiếp tôi chảy quanh
Chân đi thất thểu lời anh dặn dò"
(9/8 tiếng)
- Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi:
"Xa gần giữ nghĩa tao khang Chớ ham nơi quyền quý mà đá vàng xa nhau”
(6/10 tiếng)
“Một mai bóng xế trăng lu Con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu cho gặp chàng"
(6/11 tiếng)
"Lời nguyền trước cũng như sau
Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta"
(6/12 tiếng)
- Cả hai dòng đều thay đổi :
“Tai em nghe anh đau đầu chưa khá,
Em băng đồng chỉ sá đi bẻ nạm lá nọ về xông
(8/12 tiếng)
Ở làm sao đây cho trọn nghĩa vợ chồng
Đổ mồ hôi ra em chặm, ngọn gió lồng em che "
(9/11 tiếng)
Trang 32Theo nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, các hình thức lục bát biến thể trong ca dao là
“hình thức quá độ giữa lời nói có vần và lời thơ trau chuốt, rất tiện cho việc diễn tả được dễ dàng, nhanh chóng và không gò bó nhiều tư tưởng tình cảm của nhân dân Ở nhưng câu ca dao đã thành cổ truyền thì thơ lục bát và song thất lục bát biến thể lại thường có dụng ý rõ rệt về mặt nghệ thuật, làm tăng sức mạnh thể hiện của nội dung lên.” Cũng theo ông, những câu lục bát biến thể, đặc biệt là những câu “dài quá khổ”
có tác dụng thể hiện được rõ hơn một lời than da diết, đay nghiến:
“Con nhạn xanh chắp cánh bay chuyền, (7 tiếng)
Chồng em lẩy bẩy như Cao Biền dậy non (9 tiếng)
Sớm có chồng, sao em muộn có con? (8 tiếng)
Hẩm duyên, xấu số, em còn đứng không (8 tiếng)
Khốn nạn thay, em ăn ở với chồng!” (8 tiếng)
“Chị em oi! Người ta trông thấy mặt chồng thì mừng, (11 tiếng) Sao tôi trông thấy mặt chồng thì lại như gừng như vôi (12 tiếng) Chị em ơi! Lấy chồng trước chẳng sánh đôi, (9 tiếng)
Từ ngày tôi lấy phải nó, tôi chẳng nguôi trong lòng (11 tiếng)
Ba bốn lần, tôi trả của chẳng xong!” (8 tiếng)
Cũng theo Chu Xuân Diên, một chức năng khác của hình thức lục bát biến thể là nhằm nêu lên những khó khăn trùng điệp trong tình yêu và thể hiện lòng quyết tâm vượt khó: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo (7 tiếng)
Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua" (13 tiếng) Ngoài ra, hình thức lục bát biến thể trong ca dao có khả năng tạo nên tiếng cười châm biếm, trào phúng :
"Nhác trông lên thấy bóng cô mình (7 tiếng) Múa may nhảy nhót rập rình với chú cung văn" (10 tiếng) Phạm Hưng Bình nêu thêm một chức năng nữa của lục bát biến thể Nó có sở trường trong những trường hợp tranh luận đấu lí :
Trang 33Chức năng của hình thức lục bát biến thể trong việc thể hiện nội dung: chì chiết, đay nghiến; bộc lộ khó khăn và lòng quyết tâm vượt qua trở ngại; châm biếm, trào phúng; tranh luận, đấu lí Hình thức lục bát biến thể là “đặc sản” của ca dao với các chức năng như đã phân tích Tóm lại, thể thơ lục bát và lục bát biến thể dùng trong ca dao
là hình thức quá độ giữa lời nói có vần và lời thơ trau chuốt, rất tiện cho việc diễn tả được dễ dàng, nhanh chóng và không gò bó nhiều tư tưởng tình cảm của nhân dân
Kết cấu trong ca dao có ba dạng chủ yếu Thứ nhất là kết cấu theo lối đối đáp Trong mảng ca dao về tình yêu nam nữ, chúng ta thấy đa số các câu hát, các bài “ca” của “chàng trai” và “cô gái” được kết cấu theo lối đối đáp giữa hai nhân vật ấy Cách xưng hô hay được dùng nhất là “mình, ta”, “anh, em”, “thiếp, chàng”…Trong mỗi bài ca dao, hình thức đối đáp chủ yếu là đối đáp một vế:
"Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”
“Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"
Hình thức đối đáp có đủ cả hai vế cũng gặp thấy trong một số bài :
"Gặp đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
“Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò!
- Không, không tôi đứng trên bờ
Trang 34Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi Chẳng tin thì ông đi đôi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đằng kia”
Lối kết cấu theo kiểu đối đáp đó là kết quả của một kiểu cấu tứ đặc biệt của ca dao trữ tình Hầu hết ca dao về tình yêu nam nữ là hình thức trao đổi tình cảm giữa nam
và nữ, từ những lời ướm hỏi nhau rồi thề nguyền gắn bó với nhau, tới những lời than thở, nhớ nhung, trách móc nhau…Hình thức thể hiện tập trung của sự giao duyên đó
là những cuộc hát đối đáp nam nữ
Trong ca dao còn có kiểu kết cấu trần thuật:
"Mình nói dối ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình”
Kết cấu đan xen giữa trần thuật và đối đáp:
“Sáng ngày em đi hái dâu Gặp hai anh ấy ngồi câu Thạch Bàn Hai anh đứng dậy hỏi han Hỏi rằng: “Cô ấy vội vàng đi đâu?”
Thưa rằng: “Em đi hái dâu”
Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn Thưa rằng: “Bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người.”
Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại Dấu hiệu này trong một số trường hợp được bộc lộ trực tiếp bằng các từ “bây giờ”, “hôm nay” :
“Bây giờ em mới hỏi anh
Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào ?
- Cau xanh nhá với trầu vàng Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi”
"Bây giờ ta gặp nhau đây
Trang 35Như con cá cạn gặp ngày trời mưa"
"Hôm nay gặp buổi êm trời
Má đào lại được sánh người trượng phu”
Ở những trường hợp khác, các từ láy chỉ thời gian được sử dụng và có tác dụng diễn
tả quá trình của sự việc (hoặc hiện tượng) kéo dài từ một quá khứ gần đến hiện tại:
“Chiều chiều ra ngõ đứng trông
Ngõ nhìn thấy ngõ, người không thấy người."
“Đêm đêm chớp bể mưa nguồn
Hỏi người quân tử có buồn hay không?‟
“Ngày ngày ra đứng cổng làng
Bâng khuâng như mất nhẫn vàng trên tay"
Những từ "hôm qua", "đêm qua" cho thấy thời gian xảy ra sự việc, hành động được miêu tả không phải là quá khứ xa xôi, mà là thời gian sát gần với hiện tại :
“Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ"
“Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường." Trong ca dao, còn nhiều lời không có từ chỉ thời gian Trong những trường hợp này, người bình dân hát (hoặc ngâm, đọc) vào lúc nào (sáng, trưa, chiều, tối,…) thì lúc đó chính là thời gian bộc lộ tâm trạng của người diễn xướng Chính vì vậy, Li-kha-chốp
đã gọi thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian là thời gian diễn xướng:
"Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"
"Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con "
Dù có hay không có từ chỉ thời gian, thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng Không ít trường hợp trong đó thời gian được miêu tả
Trang 36có tính chất công thức, ước lệ; thời gian khách quan, thời gian cá thể của “cái tôi” tác
giả, thời gian xã hội bị mờ nhạt Đã xuất hiện cảm giác về sự thay đổi, vận động của
dòng thời gian Thời gian nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với không gian nghệ
thuật Để thể hiện tâm trạng buồn, nếu miêu tả không gian và con người không phải
vào lúc ban đêm thì tác giả dân gian cũng sẽ không chọn các công thức “sáng ngày”,
“rạng ngày‟, “trưa hè‟ trong thi liệu dân gian truyền thống mà sẽ sử dụng công thức
thời gian khác:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Không gian trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị,
phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm chung
của nhiều người Không gian nghệ thuật trong ca dao là dòng sông, con thuyền, cái
cầu, bờ ao, cây đa, mái đình, ngôi chùa, mảnh vườn, cánh đồng, con đường, trong
nhà, ngoài sân, bên khung cửi, trong ngõ nhỏ, là những không gian vật lí thường
gặp trong ca dao Ở đó, người bình dân (chủ yếu là những chàng trai làng và các cô
thôn nữ) sinh sống, làm lụng, tình tự và than thở:
“Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây”
“Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa‟
Nhìn chung không gian vật lí trong ca dao là những không gian bình dị của làng quê,
có quy mô vừa phải Về không gian trong ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nhận xét:
“những không gian này không có tính cá thể hoá trong sự miêu tả " ; và trong nhiều
lời ca dao ô có thể thay địa danh này bằng địa danh khác mà nội dung vẫn phù hợp" :
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô"
Trang 37và “Đường vô xứ Huế quanh quanh…"
Trong ca dao truyền thống có một số biểu tượng quen thuộc như: cây trúc - cây mai, mận - đào, loan – phượng, thuyền – bến, rồng – mây tượng trưng cho người con trai và con gái trong tình yêu đôi lứa :
"Hôm qua sum họp trúc mai
Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm"
“Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm"
"Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
“Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
Ngoài ra, "trúc" được nhắc đến tượng trưng cho người con gái xinh xắn :
"Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh"
Hình tượng con bống, con cò xuất hiện khá nhiều trong ca dao :
“Cái bống đi chợ Cầu Canh Mua giấy mua bút cho anh vào trường
Nay mai anh đỗ làm quan
Trang 38Võng anh đi trước võng nàng theo sau”
"Cái cò là cái cò quăm Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm!"
“Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con "
Tiểu kết
Tục ngữ và ca dao truyền thống là những sáng tác dân gian ra đời chủ yếu trong thời kì phong kiến Cả hai thể loại đều phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua tư duy nghệ thuật của nghệ nhân dân gian Tuy nhiên, mỗi thể loại ấy lại có đặc trưng riêng Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có vần điệu Nội dung tục ngữ thiên về lí trí, còn ca dao là những sáng tác thiên về trữ tình Về dung lượng, ca dao thường dài hơn tục ngữ; về khả năng phản ánh hiện thực, ca dao cũng có tính bao quát hơn Cả hai thể loại này vừa là những sáng tác có tính truyền thống lại vừa có sức sống trong xã hội hiện đại Toàn bộ những điều giới thuyết trên là phần tri thức nền cho việc tiếp cận tục ngữ, ca dao truyền thống trong những bài báo in đương đại
mà chúng tôi sẽ trình bày ở dưới đây
Trang 39Chương 2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỤC NGỮ TRUYỀN THỐNG TRÊN BÁO IN
ĐƯƠNG ĐẠI
Báo in (hay là báo viết) là báo được phát hành hàng ngày hoặc hàng tuần theo phương thức in Ti-pô hoặc in La–de trên giấy Hiện nay, bên cạnh báo in còn có các loại hình báo khác như báo nói, báo hình, báo điện tử
Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Nxb Đà Nẵng, 2005), “đương đại” có nghĩa là
“thuộc về thời đại hiện nay” (tr 357) Chúng tôi hiểu thời đại hiện nay là thời kì sau
Trang 40công cuộc đổi mới của đất nước (từ năm 1986 đến nay) Trong luận văn này, do khả năng sưu tầm tư liệu còn có nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu có nhiều hạn hẹp, nên chúng tôi chỉ chọn sưu tầm tư liệu báo in có thời điểm phát hành từ tháng 1/2005 đến tháng 5/2013 ở bốn tờ báo in cấp trung ương: báo Lao động, báo Phụ nữ Việt Nam, báo Thanh niên, báo Tiền phong
2.1 Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong nhan đề bài báo in đương đại 2.1.1 Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống trong nhan đề của bài báo in đương đại
Trong báo chí đương đại, nhan đề phải đạt được hai tiêu chuẩn: “rao bán” được bài viết nghĩa là phải khiến cho nó trở nên quyến rũ, thu hút, bắt mắt độc giả và chính xác Muốn cho nhan đề của bài báo hấp dẫn, gây được sự chú ý, kích thích óc tò mò cũng như sự thích thú của bạn đọc, các tác giả phải hết sức tìm tòi sáng tạo trong cách đặt nhan đề Các nhà báo đã vận dụng nguyên vẹn cả câu tục ngữ truyền thống
để đặt nhan đề bài báo Tuy nhiên cũng có sự cân nhắc, chọn lọc, phần lớn họ chỉ sử dụng những câu tục ngữ ngắn gọn để đảm bảo nhan đề bài báo vừa ngắn gọn lại vừa đầy đủ dung lượng thông tin
Bài “Hút thuốc lá: Tiền mất, tật mang” (Báo PNVN số 131 ra ngày
02/11/2011 trang 10) của Hồng Quân đề cập đến hậu quả tai hại của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến trong giới trẻ hiện nay Câu tục ngữ dân gian ngắn gọn chỉ có bốn chữ được đặt trong nhan đề đã gây ấn tượng thật nổi bật về tác hại kép của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến trong xã hội, đặc biệt trong giới trẻ hiện nay: tiền vừa mất, bệnh tật lại vừa mang Nhan đề bài báo được tạo bởi câu tục ngữ trên vừa nêu bật hậu quả tai hại khôn lường bởi tệ nạn nghiện hút thuốc
lá gây ra, vừa là lời cảnh báo ấn tượng cho những ai vẫn còn giữ thói quen xấu nghiện hút thuốc lá
Câu tục ngữ trên còn được các nhà báo sử dụng khá phổ biến trong các bài báo
in đương đại Bài “Viết tiếp bài xuất khẩu lao động chui sang Nga: Tiền mất, tật mang” của Nam Thanh (Chuyên mục “Chuyện lớn, chuyện nhỏ” báo PNVN số 78 ra
ngày 29/06/2012) nêu bật hậu quả tai hại khôn lường đối với những lao động trong