Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nhan đề

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 67)

đại

Ca dao thuộc phƣơng thức biểu đạt trữ tình phản ánh tâm tƣ, tình cảm, thế giới nội tâm của con ngƣời. Đó là tấm gƣơng phản chiếu tâm hồn của nhân dân, của dân tộc. Những lời ca dao truyền thống đƣợc các tác giả báo chí vận dụng khá thành công trong phần đặt nhan đề của các bài báo in, góp phần đem đến hiệu quả cao trong việc diễn đạt lại vừa gây hứng thú, hấp dẫn với bạn đọc.

Bài “tam tứ núi…” của Lê Minh (Báo PNVN Xuân Ất Dậu 2005) kích thích trí tò mò của độc giả với nhan đề thật ngắn gọn, gần gũi, quen thuộc với cụm từ “tam tứ núi” đƣợc trích từ lời ca dao truyền thống:

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua".

Lời ca dao xƣa là lời khuyên nhủ của ngƣời xƣa dành cho đôi lứa yêu nhau cho dù phải vƣợt qua biết bao nhiêu khó khăn, gian nan, thử thách để đến đƣợc với tình yêu. Thời xƣa, nam nữ đã yêu nhau thì "tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo" cũng sẵn sàng vƣợt qua. Dƣờng nhƣ đó chính là những thử thách đƣợc đặt ra cho đôi lứa yêu nhau, muốn đến với nhau để cùng đắp xây hạnh phúc. Còn ngày nay, "tam tứ núi, thất bát sông, tứ cửu tam thập lục đèo" ấy là những hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, gian nan, thử thách trong xã hội hiện đại. Có khi những gian khó ấy với các bạn trẻ thời nay trƣớc ngƣỡng cửa của tình yêu hôn nhân là vấn đề việc làm, khả năng tài chính để đắp xây hạnh phúc, định kiến của gia đình xã hội về ngƣời mình yêu, bản chất con ngƣời của những ngƣời trong cuộc…Những vấn đề ấy chính là "tam tứ núi, thất bát sông, tứ cửu tam thập lục đèo" mà những ngƣời trong cuộc phải nỗ lực vƣợt qua để tìm đến hạnh phúc ở thời nay. Nhan đề bài báo với cụm từ "tam tứ núi" đƣợc trích ra từ lời ca dao dân gian thật ngắn gọn, lại vừa quen thuộc đã hé mở với bạn đọc về nội dung chính mà bài báo hƣớng tới : gian nan, thử thách trong tình yêu của các bạn trẻ thời hiện đại.

Bài báo “Cầm Thị Hiệp gần tiền nhưng chẳng vấn vương “mùi” tiền” (Báo PNVN số 23 ra ngày 24/2/2005) của Đà Giang viết về ngƣời cán bộ ngân hàng Cầm

Thị Hiệp quê ở thị xã Sơn La. Chị đã liên tục làm công việc kiểm ngân kho quỹ của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Châu. Nhan đề bài báo viết về ngƣời nữ cán bộ liêm khiết, trung thực ấy đã dùng ý trong câu thơ cuối của bài ca dao truyền thống:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Giống nhƣ phẩm chất thanh khiết của loài hoa sen truyền thống, chị Cầm Thị Hiệp tuy hàng ngày “chung sống” với đồng tiền cụ Hồ phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng, xoá đói giảm nghèo trong các bản làng ngƣời Thái, Xinh Mun, Mông…hàng năm trao nhận hàng chục tỷ đồng tiền mặt nhƣng không một lần suy chuyển, chị là ngƣời nữ cán bộ ngân hàng thật thà, liêm khiết gần tiền mà chẳng vấn vƣơng mùi tiền. Chỉ mƣợn ý của câu ca dao truyền thống, nhan đề bài báo đã thực sự gây chú ý cho ngƣời đọc về phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của chị Cầm Thị Hiệp – “ngƣời con của bản, cháu của mƣờng” - tấm gƣơng sáng trong ngành ngân hàng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Bài “Dưới căn nhà trọ: Tổ ấm của những vợ chồng “gừng cay muối mặn” của Ngọc Hải (Báo PNVN số 23 ra ngày 24/2/2005) viết về cuộc sống của những cặp vợ chồng trẻ do hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải ở thuê sống trong những căn nhà trọ ở Hà Nội hiện nay. Cụm từ trong nhan đề “gừng cay muối mặn” đƣợc trích lấy từ bài ca dao :

“Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”.

Lời ca dao trên là tiếng hát tình nghĩa của đôi lứa mặn nồng, “gừng” và “muối” là những sự vật quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị, là gia vị trong bữa ăn. Gừng thì cay nồng nhƣng lại có vị thơm, muối có vị đậm đà. Muối để càng lâu càng mặn,

gừng càng già càng cay là những hình ảnh ẩn dụ nói về tình nghĩa vợ chồng thắm thiết, thuỷ chung càng trải qua thời gian, thử thách tình càng mặn càng nồng. Xuất phát từ bài ca dao trên, cụm từ “gừng cay muối mặn” là nói đến tình nghĩa vợ chồng mặn mà, thắm thiết, gắn bó keo sơn vốn là đạo lý truyền thống cao đẹp của dân tộc. Cụm từ ấy đƣợc sử dụng trong nhan đề bài báo để nêu bật chủ đề của bài phóng sự viết về những cặp vợ chồng trẻ có tình cảm gắn bó thắm thiết, thuỷ chung, “nghĩa mặn tình nồng” hoàn toàn tƣơng phản, đối lập với cảnh sống của họ còn nhiều khó khăn, eo hẹp về vật chất trong những căn nhà trọ ở Hà Nội hiện nay. Chỉ cần đọc nhan đề có cụm từ ấy, bạn đọc thấy lấp lánh ánh sáng của đạo lý vợ chồng cao đẹp trong góc tối của những căn nhà trọ ẩm thấp chật hẹp.

Chuyên mục “Hòm thƣ bạn gái” bài “ …Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông” là những dòng tâm sự về câu chuyện tình yêu của tác giả Nguyễn Thị S (Báo PNVN số 66 ra ngày 3/6/2005). Nhan đề những dòng tâm sự ấy đƣợc lấy từ câu ca dao truyền thống:

“Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông"

Lời ca dao là lời khuyên nhủ của ngƣời xƣa dành cho những ngƣời trẻ trƣớc ngƣỡng cửa hôn nhân. Chuyện hôn nhân là chuyện của cả một đời ngƣời, là “cuộc vuông tròn” lâu dài tính đến cả “trăm năm”. Ví thế, trƣớc khi bƣớc vào ngƣỡng của của hôn nhân, đời sống gia đình thì “phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông” là quá trình phải tìm hiểu, xem xét kĩ lƣỡng tính nết, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, thói quen, lối giao tiếp ứng xử…của đối tƣợng khi yêu. Dù cho quá trình “phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông” ấy có nhiều gian lao, thử thách, phải mất nhiều thời gian công sức cũng nhƣ sự kiềm chế trong tình cảm nhƣng luôn là sự cần thiết cho mỗi bạn trẻ khi kén chọn tìm bạn trăm năm. Với các bạn nữ khi yêu, sự “dò cho tới ngọn nguồn lạch sông” càng trở nên cần thiết bởi với ngƣời con gái sự lựa chọn sai lầm trong tình yêu thƣờng đem lại nhiều thiệt thòi. Và việc tìm bạn trăm năm không phải là sự vội vàng, tìm hiểu qua quýt mà cần phải có sự xem xét, tìm hiểu kĩ càng. Với bức thƣ tâm sự về tình yêu của bạn Nguyễn Thị S, lời răn dạy của ông cha ta từ xa xƣa vẫn luôn

đúng. Bản chất thật trong con ngƣời của N – ngƣời mà S dự tính là bạn trăm năm của cô luôn tỏ ra là kẻ cuồng nhiệt, say đắm trong tình yêu mặc dù việc quen biết chƣa lâu càng khiến cho S phải có nhiều đắn đo suy nghĩ trƣớc đối tƣợng này. Và giải pháp an toàn nhất là nói lời chia tay với N. Việc “phải dò cho tới ngọn nguồn lạch sông” của bạn nữ S vẫn luôn luôn là sự tính toán khôn ngoan, cần thiết. Lời ca dao đã ra đời từ rất lâu nhƣng vẫn là lời khuyên nhủ bổ ích, đúng đắn của ngƣời xƣa dành cho các bạn trẻ khi kén tìm bạn đời. Và việc dùng câu ca truyền thống đặt làm nhan đề cho bức thƣ tâm sự của Nguyễn Thị S trong chuyên mục “Hòm thƣ bạn gái” gây sự chú ý đến bạn đọc, hé mở nội dung chính của bức thƣ cùng những băn khoăn suy nghĩ của ngƣời trong cuộc, đồng thời chính nội dung của câu ca dao truyền thống ấy dƣờng nhƣ là lời khuyên nhủ khôn ngoan của ban biên tập toà soạn dành cho bạn gái trẻ S. Việc toà soạn chỉ trích dẫn cụm từ “nhƣ đôi đũa lệch” trong bài ca xƣa khiến cho nhan đề bức thƣ của cô trở nên ngắn gọn, súc tích, cô đọng, tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện tình có nhiều băn khoăn, day dứt bằng chất liệu văn hoá dân gian truyền thống.

Bài “Hàng xách tay: Vàng thau lẫn lộn” (Chuyên mục “Tiêu và Dùng” – Báo PNVN số 12 ra ngày 27/01/2012 trang 3) là bài phóng sự của Nguyễn Khôi viết về chất lƣợng thật giả của loại hàng hoá xách tay. Nói đến hàng xách tay nhiều ngƣời tiêu dùng thƣờng ƣa chuộng bởi chúng có nguồn gốc, xuất xứ từ nƣớc ngoài (chủ yếu từ Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc…) chất lƣợng tốt. Tuy nhiên, trên thị trƣờng hiện nay cũng có những loại hàng xách tay bị làm giả, làm nhái đƣợc bày bán lẫn lộn đánh lừa ngƣời tiêu dùng. Để nêu bật thực trạng ấy, tác giả Nguyễn Khôi đã dùng những hình ảnh ẩn dụ “vàng - thau” để chỉ rõ chất lƣợng thật giả, tốt xấu của loại hàng hoá này ngay trong nhan đề. Ẩn dụ “vàng – thau” vừa nêu bật vấn đề cần phản ánh bàn luận trong một bài phóng sự điều tra mang tính thời sự nóng hổi, vừa gần gũi với bạn đọc bởi những hình ảnh ấy bắt nguồn từ lời ca dao truyền thống:

“Thật vàng chẳng phải thau đâu Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng"

Vàng, thau là hai thứ kim loại khác nhau. Vàng thuộc loại kim loại quý hiếm, có giá trị cao; còn thau chỉ là hợp chất giữa đồng và kẽm, có màu vàng lợt, giá trị thấp hơn so với vàng rất nhiều. Về hình thức, vàng và thau có màu sắc gần giống nhƣ nhau nên dễ bị nhầm lẫn. Muốn phân biệt vàng thau, ngƣời ta phải đem thử trong lửa. Với ý nghĩa nhƣ thế, hàng hoá xách tay có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng là hàng thật, chất lƣợng tốt đƣợc ví nhƣ vàng; còn hàng giả, hàng nhát chất lƣợng kém là thau. “Tít” bài báo là những từ ngữ đƣợc lấy từ chất liệu văn học dân gian vừa ngắn gọn, vừa quen thuộc, chẳng những kích thích trí tò mò của bạn đọc mà còn góp phần nêu bật vấn đề chính của bài phóng sự điều tra ngay từ nhan đề.

Bài “Cách đại lộ Thăng Long 1 km vẫn phải ăn nước ao tù” (Báo PNVN số ra ngày 15/05/2013 trang 17) là phóng sự điều tra về chất lƣợng cuộc sống của Bích Lê. Có lẽ bạn đọc không khỏi ngạc nhiên đến sững sờ bởi một xã (Ngọc Mỹ – Quốc Oai ) chỉ cách đại lộ Thăng Long 1km mà ngƣời dân vẫn phải khổ vì thiếu nƣớc sạch, phải ăn nƣớc “ao tù”. Thu hút sự chú ý của bạn đọc là nhan đề bài báo với từ “ao tù” đƣợc trích dẫn trong bài ca dao cổ truyền:

“Rồng vàng tắm nƣớc ao tù

Ngƣời khôn ở với ngƣời ngu bực mình”.

“Nƣớc ao tù” là thứ nƣớc bẩn, lƣu kữu lâu ngày, rồng là linh vật cao quý, thiêng liêng mà phải tắm nƣớc ao tù thì thật khổ sở, đáng tiếc. Từ “ao tù” trong nhan đề đã thực sự gây bàng hoàng cho ngƣời đọc bởi chất lƣợng cuộc sống quá thấp ở một xã chỉ cách đại lộ Thăng Long 1km – con đƣờng lớn nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận. Cho đến giờ, ngƣời dân ở xã Ngọc Mỹ (Quốc Oai, Hà Nội) vẫn phải dùng nƣớc “ao tù” ở đình Ngọc Than là câu chuyện có thật đến mức khó tin. Chỉ cần đọc nhan đề bài phóng sự, chắc hẳn bạn đọc không khỏi xót xa trƣớc tình cảnh thiếu nƣớc sạch của nhân dân ở đây. Với việc sử dụng chất liệu văn hoá dân gian nhƣ thế, nhà báo Bích Lê đã phơi bày một cách ấn tƣợng về thực trạng thiếu nƣớc sinh hoạt ở một xã ven đô, đồng thời kêu gọi sự bắt tay vào cuộc của nhà chức trách vì chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.

Bài “Bác thằng Bần” lại về quê” của Hoàng Xuân Hiến (Báo LĐ tháng 4 / 2013 – trang 13) viết về tệ nạn cờ bạc lại tái diễn ở nông thôn. Chƣa cần đọc đến phần nội dung bài báo, cụm từ “bác thằng Bần” đƣợc “giật tít” trong nhan đề đã cho thấy chủ đề hƣớng tới của bài phóng sự điều tra viết về tình trạng tái diễn tệ nạn cờ bạc ở nhiều miền quê ở miền bắc nƣớc ta hiện nay. Và độc giả chỉ cần đọc đến “bác thằng Bần” là nhớ đến lời ca dao xƣa:

“Cờ bạc là bác thằng Bần Ai mà lấy nó tra chân vào cùm”

Xuất phát từ câu ca trên, trong suy nghĩ của ngƣời Việt, cứ nói đến “bác thằng Bần”, ai cũng nghĩ đến tệ nạn cờ bạc và khiếp sợ về hậu quả tai hại khôn lƣờng của nó. Cờ bạc dẫn đến đói nghèo, bần cùng, túng bấn, và kết cục là phải “tra chân vào cùm”. Lời thơ xƣa với âm điệu trữ tình là lời nhắc nhở sâu sắc mà thấm thía với những ai có ý định hoặc đã là đệ tử của tệ nạn cờ bạc. Ấy vậy mà ngày nay, “bác thằng Bần” lại về những miền quê vốn thanh bình, yên ả đe doạ sự yên ổn của xóm làng, quyến rũ những lao động vốn chăm chỉ làm ăn vào những canh bạc đỏ đen. Chẳng phải dẫn dắt dài dòng trong nhan đề, chỉ cần đƣa vào cụm từ “bác thằng Bần” trích dẫn từ lời ca dao xƣa, tác giả đã nêu bật vấn đề muốn phản ánh, đồng thời thể hiện thái độ phê phán gay gắt cũng nhƣ sự cảnh tỉnh với mọi ngƣời trƣớc tệ nạn tai hại này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài “Những người thắt đáy lưng ong” của Đỗ Trung Lai (Báo PNVN số báo Xuân Quý Tỵ 2013) là bài báo ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của ngƣời phụ nữ Việt. Nhan đề của bài đƣợc nhà thơ Đỗ Trung Lai khéo léo vận dụng câu lục trong lời ca dao xƣa;

„Những ngƣời thắt đáy lƣng ong Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”.

“Lƣng ong” là hình ảnh bóng bảy để chỉ những ngƣời phụ nữ có thân hình mềm mại với dáng eo thon gọn. Từ xa xƣa, ngƣời phụ nữ đẹp, có những phẩm chất tốt trong việc nuôi dƣỡng con cái, duy trì hạnh phúc gia đình là ngƣời sở hữu tấm lƣng ong thon thả. Đó đƣợc xem nhƣ là một cơ sở tƣớng số để lựa chọn một nàng dâu đảm đang, tháo vát. Dƣờng nhƣ thời xƣa hình ảnh ngƣời phụ nữ có tấm lƣng ong đƣợc

khoe dƣới lớp áo yếm mảnh mai một cách ý nhị kín đáo là niềm mơ ƣớc của biết bao chàng trai đang ở độ tuổi cập kê, là tiêu chuẩn chọn lựa của những bậc phụ huynh có nhiều hiểu biết . Bởi vì ngƣời con gái có “thắt đáy lƣng ong” ấy hội tụ những phẩm chất tốt đẹp cần thiết khi bƣớc vào cuộc hôn nhân: “Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”. “Khéo nuôi con” thì nhà có phúc; “khéo chiều chồng” thì nhà đầy ắp tình yêu. Nhan đề bài báo đƣợc lấy từ câu lục trong bài ca dao xƣa tạo ra âm điệu trữ tình mƣợt mà, đằm thắm là cái “tít” cho bài viết về vẻ đẹp ngƣời phụ nữ Việt. Với cách đặt nhan đề nhƣ vậy, chỉ cần đọc qua bạn đọc đã thấy rõ đối tƣợng đƣợc phản ánh trong nội dung bài báo cùng thái độ ngợi ca, trân trọng của tác giả.

Bài “Như đôi đũa lệch…” (Báo LĐ số 22 ra ngày 31/5/2013) trong chuyên mục “Trăm năm tính cuộc vuông tròn” là những lời tâm sự của bạn Ngọc Trâm (Hà Nội) về những băn khoăn trong chuyện tình cảm của chính mình. Nhan đề “Nhƣ đôi đũa lệch…” của ban biên tập đƣợc rút ra từ bài ca dao truyền thống:

“Bây giờ chồng thấp vợ cao Nhƣ đôi đũa lệch kê sao cho bằng"

“Đôi đũa lệch” là hình ảnh ẩn dụ về những cặp vợ chồng không hoà hợp trong cuộc sống lứa đôi. Thời nay, sự không hoà hợp ấy có thể là ngoại hình, tính nết, trình độ, công việc…dƣờng nhƣ là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ hạnh phúc nếu không có sự

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 67)