Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nội dung

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 77)

đại

Bài báo “Có một loài sen có cành ?” (báo TP số tháng 12/2011) của Mộc Lan viết về một loài sen lạ đƣợc trồng ở đất chùa Bối Khê (xã Tam Hƣng, Thanh Oai, Hà Nội). Là ngƣời Việt Nam, có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao truyền thống khá nổi tiếng viết về loài hoa sen:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Trong đầm có thể có nhiều loài hoa: hoa súng, hoa lục bình, hoa muống, hoa sen…nhƣng sen vẫn là loài hoa đẹp nhất. Lá, hoa, nhị với sắc màu xanh, trắng, vàng thật hài hoà, thanh dịu, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một dòng thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của hoa. Trên nền xanh của lá, nổi bật màu trắng thanh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hƣơng sen mà ngƣời đọc vẫn cảm thấy một mùi hƣơng thanh dịu lan toả. Bằng lối kết cấu lật ngƣợc lại thứ tự các hình tƣợng, dƣờng nhƣ ngƣời tả đang cố chứng minh bằng đƣợc vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngƣợc: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá . Bút pháp nghệ thuật già dặn, điêu luyện của ngƣời nghệ sĩ cao tay đã tạo nên một ấn tƣợng đặc biệt. Chúng ta nhƣ cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xắn của ngƣời thiếu nữ đang chậm rãi lật giở từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng trong búp sen. Câu thơ cuối làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất của hoa sen bằng phép tƣơng phản, đối lập “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” . Hoa sen sinh trƣởng, phát triển trong ao, trong đầm nơi có sự hôi tanh của bùn lầy nhƣng sen vẫn đẹp tƣơi, thơm mát đến lạ lùng. Vẻ đẹp của hoa sen là nét đẹp của sự thanh khiết, tao nhã, cao quý. Câu thơ cuối bài khơi gợi liên tƣởng đến hình ảnh con

ngƣời Việt Nam trong xã hội cũ nhƣng vẫn sáng ngời vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ. Tác giả Mộc Lan đã đƣa bài ca dao truyền thống trên vào bài báo giới thiệu về một loài sen rất độc đáo mọc ở đất chùa Bối Khê tới bạn đọc xa gần. Vẫn là bông sen có đặc điểm “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” nhƣng chỉ có sự khác biệt ở chỗ bông sen trong chùa Bối Khê (xã Tam Hƣng, Thanh Oai, Hà Nội) không mọc trong đầm, trong ao và cũng không sinh trƣởng và phát triển trong môi trƣờng nƣớc với bùn lầy nhƣ trong lời ca dao cổ mà mọc thành cây cao có rễ bám sâu vào lòng đất trong vƣờn của ngôi chùa. Đó là loài sen đất. Vì đặc điểm sinh học lạ lùng ấy của loài sen, tác giả mới đặt nhan đề bài báo dƣới hình thức câu hỏi tu từ “Có một loài sen có cành?”. Cách mở đầu bài báo bằng bài ca dao cổ truyền nhƣ thế đã tạo ra giọng điệu mộc mạc bình dị mà thật gần gũi quen thuộc trong bài viết giới thiệu về hoa sen. Đồng thời gợi ra ý nghĩa tƣơng phản, đối lập, gây bất ngờ, khơi gợi trí tò mò với bạn đọc trong cách giới thiệu về một loài sen lạ - cây sen đất độc nhất vô nhị chỉ sinh trƣởng trong đất nhà Phật - ngôi chùa Bối Khê (xã Tam Hƣng, Thanh Oai, Hà Nội).

Bài báo “Đền Mẹ” trong tâm linh người Việt” (Báo PNVN số 12 ra ngày

27/01/2012) của Tuệ Nghi. Trong phần giới thiệu về Đền Mẫu Âu Cơ, tác giả có viết: “Đền Mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ. Đền nằm giữa một cánh đồng lúa bên dòng sông Thao thuộc xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Ngày lễ chính của đền Mẫu Âu Cơ là ngày “Tiên giáng” mùng 7 tháng Giêng và kéo dài đến hết mùng 9. Dân trong vùng từ lâu đã có câu ca lƣu truyền:

“Mùng bảy trong tiết tháng Giêng Dân Hiền lễ tế trống chiêng vang trời”

Trong những ngày lễ, ngoài đền thƣờng diễn ra các trò chơi dân tộc nhƣ đu tiên , cờ ngƣời, chọi gà, tổ tôm…Riêng ngày thứ ba sẽ diễn ra lễ rƣớc kiệu từ đền trở về đình để kết thúc lễ hội…”. Lời ca dao xƣa đã đƣa chúng ta trở về với không gian văn hoá lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm vào mùng bảy tháng riêng ở xã Hiền Lƣơng, Hạ Hoà, Phú Thọ. Trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, lễ hội diễn ra trong không khí linh thiêng với tiếng trống tiếng chiêng vang trời thể hiện tấm lòng thành kính của

nhân dân tƣởng nhớ công ơn của đức Mẹ Âu Cơ. Việc dẫn vào lời ca dao xƣa trong bài viết về lễ hội truyền thống đã cho thấy lễ hội mùng bảy tháng giêng ở đền Mẫu Âu Cơ diễn ra đều dặn hàng năm, đã trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh cổ truyền của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng, Hạ Hoà , Phú Thọ. Đồng thời, chất liệu văn hoá dân gian ấy đã đem đến cho bài viết âm điệu trữ tình, là lời mời gọi du khách gần xa đến với một trong những lễ hội lớn ở miền bắc.

Bài “Người giữ nghề làm “Giấy Bưởi” của Trƣơng Văn Tiền (Báo TP, Xuân Nhâm Thìn 2012, trang 69) giới thiệu về gia đình nghệ nhân Lại Phú Bàn, Lại Thu Hà – ngƣời giữ gìn nghề làm giấy dó ở làng Bƣởi (Tây Hồ – Hà Nội). Mở đầu bài báo viết về thứ nghề thủ công truyền thống, tác giả viết:

“Gió đƣa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xƣơng Mịt mù khói toả ngàn sƣơng

Nhịp chày Yên Thái mặt gƣơng Tây Hồ”

Bài ca dao “Buổi sáng Tây Hồ” là bức tranh thiên nhiên thanh bình, yên ả. Ngƣời nghệ sĩ dân gian đã miêu tả cảnh sắc thiên nhiên với bốn chi tiết tạo hình đặc sắc: làn gió, màn sƣơng, mặt hồ và cành trúc. Cảnh sinh hoạt có ba âm thanh ngân vang: tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy, tiếng nhịp chày. Âm thanh của cuộc sống đời thƣờng hoà quyện cùng hình ảnh thiên nhiên tạo nên chất thơ. Từ trong tĩnh lặng của cảnh sắc thiên nhiên vang lên âm thanh của cuộc sống sinh hoạt không ồn ào mà êm dịu vang xa. Trong không gian tĩnh mịch huyền ảo của làn sƣơng mịt mù lan toả khắp mặt nƣớc Tây Hồ, tiếng chuông chùa Trấn Vũ ngân vang, tiếng gà gáy ở huyện Thọ Xƣơng báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Đêm chuyển dần về sáng. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không làm cho khung cảnh trở nên mông lung huyền ảo. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hoà quyện lẫn nhau. Và ở làng Yên Thái ven hồ Tây, âm thanh nhịp nhàng của tiếng chày giã vỏ cây làm giấy dó của ngƣời dân cứ vang lên đều đều, gắn liền với công việc lao động cần mẫn bắt đầu từ buổi sáng sớm tinh mơ. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao. Cảnh sắc thiên nhiên huyền ảo nơi hồ Tây trở nên gần gũi, sinh động, ấm áp hơn với âm thanh của cuộc

sống con ngƣời. Lời ca dao cổ “Buổi sáng ở Tây Hồ” đã đƣợc nhà báo Trƣơng Văn Tiền vận dụng thật khéo léo và tinh tế trong một bài tuỳ bút viết về nghề làm giấy truyền thống ở làng Bƣởi. Có lẽ ai cũng biết nghề làm giấy dó là thứ nghề thủ công truyền thống đã có từ rất lâu đời ở làng Bƣởi. Trải qua bao đời, nghề làm giấy ở Bƣởi ngày càng phát triển, thịnh đạt, trở thành một trung tâm sản xuất giấy lớn của cả nƣớc thời xƣa, mà bàn dân thiên hạ quen gọi là “giấy Bƣởi”. Thực ra không phải cả làng Bƣởi làm giấy mà chỉ có ba thôn làm là Yên Thái, Hồ Khẩu và Đông Xã. Từ thời xƣa, giấy dó ở làng Bƣởi đẹp, chất lƣợng tốt nổi tiếng nhất ở xứ kinh kì ngàn năm văn hiến. Và có lẽ thứ giấy dó đƣợc sản xuất ở nơi đây lại càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhiều hơn qua lời ca dao cổ. Lời thơ xƣa đƣợc đƣa vào phần mở đầu bài báo giới thiệu về nghề làm giấy dó truyền thống ở làng Bƣởi – Hà Nội là minh chứng sinh động về nghề làm giấy dó ở đây đã có từ rất lâu đời. Cách mở đầu nhƣ vậy khiến cho bài báo viết về một làng nghề cổ truyền trở nên mang đậm chất văn chƣơng trữ tình, từ bài thuyết minh đơn thuần về một làng nghề cổ truyền đã trở thành thiên tuỳ bút giàu tính văn học, mang dấu ấn riêng của ngƣời viết báo. Ngôn ngữ bài viết trở nên mộc mạc, bình dị, gần gũi, quen thuộc hơn với bạn đọc ở nhiều lứa tuổi trình độ học vấn qua việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hoá dân gian.

Bên cạnh đó, về bí quyết của nghề làm giấy dó cổ truyền, tác giả viết: “Để có nguyên liệu làm giấy, ngƣời thợ làm giấy phải lên tận các tỉnh miền núi mua dó về. Từ tháng bảy đến cuối năm, việc càng bề bộn hơn. Làng xóm luôn náo nhiệt với hàng trăm thứ âm thanh. Men theo làng Yên Thái là con sông Tô Lịch, quanh năm rộn rịp các cô gái ra đãi bìa dó. Từ sáng sớm tinh mơ, ngƣời ta đã nghe vọng lên khúc hát trong trẻo của các cô gái làng Bƣởi:

“ Ngƣời ta bán vạn buôn ngàn Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tƣơi

Dám xin ai đó chớ cƣời Vì em làm giấy cho ngƣời viết thơ”.

Tiếng hát dân ca vang lên cùng giọng ca trong trẻo của ngƣời con gái làng Bƣởi xƣa đã cho thấy tình cảm yêu nghề và niềm tự hào về nghề làm giấy. Nghề thủ công ấy

có nhiều vất vả, đem lại nguồn thu nhập không cao nhƣng ngƣời dân làng Yên Thái vẫn hết lòng với nghề của cha ông để lại:

“Ngƣời ta bán vạn buôn ngàn Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tƣơi".

Vẻ đẹp tƣơi tắn hồn hậu yêu đời yêu nghề vẫn hiện lên trên khuôn mặt của ngƣời thôn nữ trong lời ca dao cổ. Lời nói dịu dàng khiên nhƣờng làm nên nét duyên thầm của ngƣời thiếu nữ làng Bƣởi. Nghề làm giấy dó đem đến nguồn lợi chƣa cao, đời sống của những ngƣời nghệ nhân làm giấy còn nhiều cực nhọc nhƣng ý nghĩa thật lớn lao biết mấy: “Vì em làm giấy cho ngƣời viết thơ”. Trang giấy dó đẹp tƣơi, tinh tế làm thổi hồn thêm cho ý thơ bay bổng trong ngòi bút của ngƣời quân tử. Bài báo viết về nghề làm giấy dó cổ truyền thật giàu tính văn chƣơng, lời văn biểu đạt mộc mạc giản dị, tinh tế, sâu sắc với những chất liệu văn hoá dân gian. Qua đó, nghề làm giấy dó ở làng Bƣởi (Hà Nội) và gia đình nghệ nhân làm giấy Lại Phú Bàn – Lại Thu Hà càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến.

Bài báo “Phong tục thờ cúng tổ tiên” (báo TN số ra tháng 3/ 2012 trang 18) của Phạm Hồng viết về một phong tục truyền thống đẹp của ngƣời Việt: “Thờ cúng tổ tiên là phong tục tốt đẹp có từ xa xƣa và luôn đƣợc lƣu giữ, kế thừa trong mỗi gia đình ngƣời Việt. Phong tục thờ cúng tổ tiên mang đậm tính văn hoá, tính giáo dục và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc… Phong tục thờ cúng tổ tiên ở nƣớc ta cũng đã có từ hàng ngàn năm trƣớc và luôn đƣợc giữu gìn lƣu truyền. Đặc biệt, ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình, tộc họ, ngƣời Việt Nam ta còn có ngày cúng giỗ chung của toàn dân tộc và đƣợc gọi là ngày giỗ tổ. Đó là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm:

“Dù ai đi ngƣợc về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mƣời tháng ba”

Tục thờ cúng tổ tiên dù ở từng địa phƣơng có sự khác nhau nhƣng đều giống nhau về ý nghĩa, đó là sự tƣởng nhớ kính trọng và biết ơn đối với tiền nhân, với tất cả những ngƣời đã mất, đồng thời có tác dụng giáo dục đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn” cho con cháu. Quanh năm không đƣợc để bàn thờ tổ tiên tro tàn hƣơng lạnh. Trong

những ngày tết dù khó khăn thế nào, cũng cần có hoa tƣơi, trái cây và sửa soạn bàn thờ tổ tiên cho tƣơm tất…”. Lời ca dao về ngày quốc giỗ đƣợc tác giả vận dụng trong nội dung bài báo viết về tục lệ thờ cúng tổ tiên thật tinh tế, giàu sức thuyết phục. Âm hƣởng mƣợt mà tha thiết của câu ca thấm đƣợm trong tâm hồn mỗi ngƣời dân đất Việt là lời nhắc nhở chí tình chí nghĩa về ngày giỗ chung của dân tộc: mùng mƣời tháng ba âm lịch hàng năm. Đã là ngƣời Việt Nam thì ai cũng đều có chung một nguồn gốc là con Lạc cháu Hồng, nòi giống Rồng Tiên, con cháu vua Hùng. Dân tộc Việt còn có chung ngày giỗ thì tục lệ thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình càng phải đƣợc coi trọng bởi đó chính là biểu hiện sâu sắc của đạo Hiếu trong mỗi ngƣời. Lời ca dao xƣa đƣợc đƣa vào nội dung càng khiến cho một bài báo viết về phong tục đẹp của dân tộc càng trở nên sâu sắc và giàu ý nghĩa “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Bài “Độc đáo nem Ninh Hiệp” (Báo TN 4/ 2012, trang 57) của Kim Thảo viết về nghề làm nem ở làng Ninh Hiệp (Ninh Hoà - Khánh Hoà): “Không ai biết nem Ninh Hoà có từ bao giờ, nhƣng điều khiến ngƣời ta nhớ mãi chính là hƣơng vị rất riêng, độc đáo của món ăn dân dã này. Điều đó thôi thúc tôi tìm về làng làm nem ở Ninh Hiệp - địa phƣơng chuyên sản xuất nem chua ngon nhất ở Ninh Hoà (Khánh Hoà):

“Ai về Ninh Hiệp quê em

Ăn nem chợ Huyện, đêm xem hát tuồng”

Câu ca dao trên đã khắc sâu trong trí nhớ tôi nhƣ niềm tự hào về một sản vật nổi tiếng của quê nhà. Có lẽ vì thế mà thuở nhỏ, tôi luôn cho rằng không có nơi nào làm nem ngon, độc đáo nhƣ Bình Định. Chỉ đến khi đƣợc thƣởng thức món nem chua Ninh Hoà, nhất là món nem của ngƣời dân Ninh Hiệp, tôi mới “ngả mũ chào”…”. Bài ca dao xƣa ca ngợi về một làng nghề thủ công truyền thống gắn liền với nghề làm món ẩm thực cổ truyền: nem chua ở Ninh Hiệp. Nghề làm nem ở Ninh Hiệp (Ninh Hoà - Khánh Hoà) đã trở thành đặc sản mà du khách đã ai đến với Khánh Hoà không ít nhất một lần nếm thử hay ghé thăm các lò nem ở nơi đây. Nem chua Ninh Hiệp trở thành thứ đặc sản độc đáo bởi đƣợc gói với lá chùm ruột. Mùi thơm của lá làm cho nem có độ thơm, độ nồng. khiến cho nem chua Ninh Hiệp không thể lẫn với

thứ nem chua đƣợc làm ở nơi khác. Việc đƣa lời ca dao truyền thống trong một bài báo giới thiệu với du khách gần xa về một làng nghề gắn liền với món ẩm thực truyền thống, đậm đà hƣơng vị thôn quê thật giàu sức thuyết phục. Đó là minh chứng sinh động về đôi bàn tay khéo léo của ngƣời dân Ninh Hiệp vốn là phẩm chất cao đẹp đã có từ rất lâu đời, qua đó khiến cho bài viết mang đậm phong vị văn hoá dân gian, giọng điệu trở nên mộc mạc, gần gũi với ngƣời đọc. Và chỉ cần đọc đến bài ca dao, có lẽ bạn đọc cũng nhƣ du khách gần xa cũng sẽ tìm đến với Ninh Hiệp – làng sản xuất nem chua cổ truyền đã có từ lâu đời, để ít nhất một lần đƣợc thƣởng thức hƣơng vị đặc sản ở vùng đất phƣơng Nam đầy nắng.

Bài “Cháo gạo cá bống” (Báo TP số 168 ngày 16/6/2012) của tác giả Thanh Tùng giới thiệu về món ăn đặc sản của xứ Huế: cháo gạo cá bống. “Nồi cháo đặc quánh, dậy mùi thơm nhƣ mùi bánh đúc đang toả hơi khi vừa giở nắp nồi hấp. Cháo có màu nâu hồng, do đƣợc nấu bằng gạo lứt (hay gạo lức). Ngƣời Huế gọi là gạo rằn, loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, không xát bỏ lớp cám bọc hạt gạo để giữ lại vẹn nguyên giá trị dinh dƣỡng. Cháo gạo rằn ăn với cá bống kho rim rất tuyệt…Một biến tấu khác về ẩm thực của xứ Huế là cá bống rim với tôm. Cháo gạo rằn ăn kèm với cá bống rim với tôm gợi nhớ câu ca dao:

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)