Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống trong

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 56)

bài báo in đƣơng đại

Thông thƣờng, cách thức sử dụng ý của câu tục ngữ dân gian của các nhà báo là thay thế từ đồng nghĩa hoặc chen từ hoặc cải biến nó bằng cách sử dụng các mô hình đã có sẵn trong câu tục ngữ xƣa để xây dựng thành tục ngữ mới. Chính sự cải biên ấy thể hiện sự sáng tạo, năng lực sử dụng từ ngữ phong phú và đa dạng của các tác giả.

Truyện ngắn “Vợ tôi là cô giáo” (Báo PNVN, số ra ngày 19/4/2012) của TN kể về việc dựng vợ gả chồng thời nay của các bậc làm cha, làm mẹ. “Thỉnh thoảng thấy đám học trò túm tụm, ríu rít trƣớc cửa nhà Lý, mẹ Dự lại ao ƣớc có cô con dâu làm giáo viên. Mẹ Dự bảo: “Con gái là giáo viên giàu nữ tính lắm, đảm đang, chăm chỉ thì không dám chắc nhƣng ít nhất là có đức kiên nhân, khoan dung, đoan trang, từ tốn…Ngƣời phụ nữ nhƣ thế sẽ giữ đƣợc sự bình yên của gia đình….Điều khiến mẹ Dự tâm đắc nhất là: cô giáo làm việc có giờ giấc cố định, có nhiều thời gian dành cho gia đình, lại có kinh nghiệm dạy con cái….Khi ấy Dự đang yêu Hƣơng nên những lời của mẹ cứ đi từ tai này lọt sang tai kia rồi bay vào không trung, chẳng để lại chút nào trong óc anh. Ngƣời yêu của Dự xinh đẹp vậy mà mẹ snh chê ngay từ lần đầu mới gặp…Dự nghĩ mẹ ác cảm vì cô ấy không phải là cô giáo nên kệ mẹ chê, mình thấy yêu là đƣợc. Nhƣng chẳng để mẹ Dự phải chê thêm lần nữa, chính Hƣơng là

ngƣời bỏ Dự. Cô không bỏ Dự vì bị mẹ Dự chê mà bỏ Dự vì anh chảng tổ chức nơi cô ấy xin việc. Dự chán đời nên buông xuôi, chấp nhận “mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”…”. Cách nói: “mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” trở nên quen thuộc bởi bắt nguồn từ câu tục ngữ dân gian truyền thống “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” (Trong đời sống gia đình, mọi việc của con cái đều do cha mẹ định liệu, sắp đặt). Cách nói ấy dùng ý của câu tục ngữ dân gian để nêu bật hoàn cảnh của nhân vật Dự sau khi anh bị thất tình: từ nay việc hôn nhân của anh do ngƣời mẹ sắp đặt, định liệu. Và kết quả thật bất ngờ: thì ra cái sự “mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” đã đem đến hạnh phúc cho Dự. Ngƣời vợ là cô giáo do mẹ anh sắp đặt cƣới hỏi đã đem đến cho Dự hạnh phúc thực sự. Cái sự “mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong truyện này không hề tiêu cực, đem đến những khổ đau, sự bất hoà hợp trong hôn nhân gia đình mà hoàn toàn trái lại: niềm hạnh phúc thực sự đã đến với Dự sau khi đổ vỡ trong tình yêu.

Bài báo “Nghịch lí “trâu cày”" (Báo PNVN số ra ngày 23/4/2012) của Lan Chi là bài viết nêu ra những nghịch lí trong công sở hiện nay. Mở đầu, tác giả đã viết: “Ngày trƣớc các cụ có câu: “Một ngƣời làm quan, cả họ đƣợc nhờ”. Ngày nay, trong công sở hiện đại, ngƣời ta lại nói: “Một ngƣời làm tốt, cả phòng đƣợc… chơi”". Cách diễn đạt “Một ngƣời làm tốt, cả phòng đƣợc chơi” thật quen thuộc, hóm hỉnh bởi tác giả đã dùng ý của câu tục ngữ “Một ngƣời làm quan, cả họ đƣợc nhờ”. Cách nói truyền thống của ngƣời xƣa thể hiện kinh nghiệm về con ngƣời xã hội: gia đình có một ngƣời giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc thì cả họ hàng sẽ đƣợc nhờ vả trông cậy. Từ việc dùng ý câu tục ngữ trên, tác giả đã sáng tạo thành câu: “Một ngƣời làm tốt, cả phòng đƣợc chơi” nêu lên một cách sinh động, hài hƣớc về hiện tƣợng đang diễn ra phổ biến ở các công sở hiện nay: sự bất hợp lí trong việc sử dụng lao động: ngƣời làm, ngƣời chơi. Ngƣời làm đƣợc việc, có năng lực trở thành “những chú trâu cày” còn ngƣời không đủ năng lực thì ngồi chơi, nhƣng điều bất hợp lí là họ đều hƣởng lƣơng và phụ cấp nhƣ nhau, không phân biệt ngƣời giỏi, ngƣời dốt. Vì thế mới có hiện tƣợng “Một ngƣời làm tốt, cả phòng đƣợc chơi”. Cách diễn đạt sáng tạo độc đáo nhƣ thế còn cho thấy vẻ đẹp của việc sử dụng vốn văn hoá dân gian trong ngôn ngữ dân tộc

Bài báo “Đỗ Trung Lai với phẩm chất thi sĩ” (Báo TN ra ngày 25/ 4/ 2012 trang 6) của Nguyễn Việt Chiến viết về nhà văn, nhà báo nổi tiếng Đỗ Trung Lai.Mở đầu bài báo, tác giả viết: “Nhà thơ Đỗ Trung Lai vừa in liền hai tập thơ với hai cái tên khá độc đáo theo kiểu chơi chữ: “30 Đỗ Trung Lai” và “Ơ Thờ Ơ “. Trƣớc đó, ông đã dịch cả ngàn trang thơ Đƣờng. Thơ của ông hay, kể cả khi thơ ông cũ tới mức cổ điển thì thơ công cũng rất hay và rất thi sĩ. “Làm thơ mà không hay thì viết làm gì, quẳng bút mà đi uống ruợu rồi đọc thơ Đƣờng cho nó sƣớng! ” Đỗ Trung Lai đã từng bộc bạch nhƣ vậy nên ông đƣợc giới văn học xem nhƣ là con ngƣời nói nhƣ “rồng leo”, viết nhƣ “rồng cuốn”…”. Cách diễn đạt “nói nhƣ “rồng leo”, viết nhƣ “rồng cuốn”" quen thuộc, gần gũi bởi đó là sự dùng ý từ câu tục ngữ: “Ăn nhƣ rồng cuốn, nói nhƣ rồng leo, làm nhƣ mèo mửa”. Nếu nhƣ câu tục ngữ xƣa là cách nói hài hƣớc, hóm hỉnh của ngƣời xƣa kết hợp với phép so sánh để phê phán ngƣời tham ăn, nói nhiều, nhƣng làm việc lƣời biếng. Nguyễn Việt Chiến đã dùng ý của câu tục ngữ dân gian thật khéo léo, sáng tạo bằng cách thay đổi từ ngữ để tạo ra ý mới. Câu tục ngữ thể hiện thái độ phê phán ngƣời ham ăn, lƣời nhác đã biến đổi ý thành lời ca ngợi con ngƣời có phẩm chất cao đẹp để nêu bật phẩm chất tài hoa, năng lực văn chƣơng dồi dào của nhà thơ Đỗ Trung Lai đến với bạn đọc. Chúng ta càng thêm trân trọng vẻ đẹp tài hoa, tài văn dồi dào, lực văn sung mãn và đức độ của nhà thơ Đỗ Trung Lai.

Bài báo “Hơn nửa thế kỉ, sắt son một mối tình thầy trò” (Báo PNVN số ra ngày 21/6/2012 trang 6 +7) của Văn Tịnh viết về cặp vợ chồng nhạc sĩ Thuận Yến và nhà tâm lí học sƣ phạm Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Tác giả viết: “…Sau này, bà Ánh Tuyết đƣợc điều về Khoa tâm lý học của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Những tƣởng vô tình nhƣng dƣờng nhƣ lại một lần nữa có sự sắp đặt của số phận khiến bà phải có trách nhiệm cùng chồng làm nên nghiệp lớn. Nhạc sĩ Phạm Tuyên từng nhiều lần thừa nhận, nếu nhƣ không có ngƣời vợ hiền, ông sẽ không thể có sự nghiệp rạng danh nhƣ ngày nay. Bởi thực ra lúc đầu, ông viết các ca khúc rất cảm tính. Có lần, bà phân tích: “Từ trẻ con mẫu giáo đến thiếu thiếu niên, nhi đồng là một bƣớc phát triển. Mỗi lứa tuổi lại có tâm sinh lý riêng”. Lời khuyên này làm Phạm Tuyên nhận ra tâm sinh lý đặc biệt của trẻ khiến ông không thể sáng tác tuỳ hứng. “Trong phạm

vi âm nhạc, vợ tôi là ngƣời thẩm định đầu tiên. Bà nhƣ một nhà tiên tri có khả năng dự đoán “vận mệnh” từng ca khúc. Từ việc nhận định tới chuyện sửa câu từ, bà đều tận tâm làm tròn. Đúng là không biết từ bao giờ, ngƣời vợ hiền đã thành chỗ dựa của ông về mọi mặt. Bà Ánh Tuyết luôn tỏ ra là ngƣời hiểu ông, đồng hành với ông trên trên cả bƣớc đƣờng sự nghiệp đầy chông gai… Từ lúc nào đó, bà đã trở thành một phần không thể tách rời của vị nhạc sĩ đa tài…Chính sự thuận hoà trong đời sống vợ chồng là động lực để ông bà phấn đấu trong sự nghiệp: bà đã trở thành vị GS.TS Tâm lí học trẻ em Nguyễn Ánh Tuyết và ông là nhạc sĩ có những tác phẩm âm nhạc đƣợc đông đảo công chúng biết đến. Thuận vợ thuận chồng đã nên nghiệp lớn”. Cách diễn đạt “Thuận vợ thuận chồng đã nên nghiệp lớn” thật quen thuộc gần gũi bởi nó đƣợc dùng ý của câu tục ngữ xƣa: “Thuận vợ, thuận chồng bể Đông tát cạn”. Cách nói dân gian ấy chính là lời khuyên nhủ của ngƣời xƣa về việc tạo dựng hạnh phúc gia đình: vợ chồng thuận hoà thì mọi việc lớn lao, thử thách, gian nan đến mấy cũng làm đƣợc, cũng vƣợt qua. Việc dùng ý nội dung câu tục ngữ truyền thống đã góp phần diễn đạt thật đúng và trúng tình yêu lớn lao, vẻ đẹp cuộc sống lứa đôi của cặp vợ chồng nhạc sĩ tài hoa Phạm Tuyên và nhà giáo, nhà tâm lí học sƣ phạm Nguyễn Ánh Tuyết. Chính sự hoà thuận trong hạnh phúc gia đình, trong cuộc sống lứa đôi là động lực giúp cho ông bà vƣợt qua những khó khăn, thử thách của thời kì đất nƣớc chiến tranh, sự thiếu thốn của nền kinh tế thời bao cấp, khơi nguồn cảm hứng vô tận cho ông sáng tác những tác phẩm âm nhạc sống mãi với thời gian và bà trở thành nhà giáo - nhà tâm lí học sƣ phạm có tiếng ở ngôi trƣờng sƣ phạm đầu ngành của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 56)