Vấn đề vận dụng ca dao truyền thống trong nhan đề

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 87)

báo in đƣơng đại

Việc vận dụng ca dao truyền thống thƣờng đem đến cho tác phẩm báo chí chất trữ tình mƣợt mà đằm thắm nên còn đƣợc các nhà báo vận dụng một cách thành công cả ở phần nhan đề và phần nội dung trong cùng một bài báo in đƣơng đại.

Bài báo “Gió đâu gió mát sau lưng…” (Báo TP số 28 ra ngày 9/7/2011 trang 18) là bài bút kí của Vƣơng Tâm viết về nghề làm quạt truyền thống ở làng Đào Xá (Hƣng Yên). Nhan đề bài báo chính là câu lục trong bài ca dao cổ truyền:

“Gió đâu gió mát sau lƣng

Lời thơ dân gian đƣa ngƣời đọc vào một chiều sâu tâm trạng với nỗi nhớ niềm thƣơng da diết của tình yêu đôi lứa. Ngọn "gió mát" có tính chất gợi hứng để góp phần khơi gợi tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhan đề bài báo đƣợc lấy từ câu lục trong lời ca dao truyền thống với từ "gió" là cách dẫn dắt vừa tự nhiên, vừa hấp dẫn mở đầu bài bút kí viết về làng làm quạt ở Đào Xá (Hƣng Yên) và nghề làm quạt truyền thống. Cách vào đề ấy mang đậm tính chất văn chƣơng sâu sắc, thể hiện vốn hiểu biết về văn hoá dân gian của tác giả, khiến cho bài viết về nghề làm quạt giấy mang đậm tính dân tộc.

Tiếp theo, tác giả viết: “…Khi tôi hỏi về chuyện bán những chiếc quạt giấy màu tím đang phơi ở ngoài sân, thì bà không nói chỉ chép miệng lắc đầu và chỉ rầu rầu nhắc đến câu ca xƣa, đầy tự hào của làng:

“Hỡi cô thắt dải bao xanh Có về Canh Hoạch với anh thì về

Canh Hoạch ít ruộng nhiều nghề

Yêu nghề quạt giấy hay nghề đan khuôn”.

Lời ca dao xƣa trong lời tâm sự về nghề làm quạt của ngƣời nghệ nhân ở làng Canh Hoạch (Thanh Oai, Hà Nội) đƣợc trích dẫn trong phần nội dung bài báo là minh chứng sinh động về tình cảm gắn bó với nghề nghiệp của bà cũng nhƣ ngƣời dân ở nơi đây. Nghề làm quạt truyền thống đã trở thành niềm tự hào của làng, dƣờng nhƣ làm cho lời tỏ tình của chàng trai thêm dễ thƣơng, khiến ngƣời con gái “thắt dải bao xanh” dễ xiêu lòng trƣớc chàng trai làng Canh Hoạch chịu thƣơng chịu khó, lại ăn nói có duyên. Lời thơ dân gian không chỉ là lời tỏ tình dễ thƣơng của chàng trai làng nghề Canh Hoạch mà còn giới thiệu với ngƣời con gái về nghề nghiệp của làng. Làng có nghề nông và nghề phụ truyền thống là làm quạt giấy và đan khuôn. Lời ca xƣa với âm điệu trữ tình đằm thắm, thiết tha trong lời tâm sự của bà lão làng Canh Hoạch đƣợc đƣa vào bài bút kí thật giàu tính văn chƣơng sâu sắc. Bài ca dao xƣa là minh chứng sinh động cho thấy nghề làm quạt giấy đã trở thành nghề truyền thống của làng từ biết bao đời nay.

Truyện ngắn “Nhiễu điều” của Phụng Tú (Báo TP số 131/ 1-2012 - trang 16) là câu chuyện giàu tính nhân văn sâu sắc, thắm đƣợm tình ngƣời. “Anh” “Chị” là hai nhân vật chính trong truyện, hai vợ chồng nghèo chắt chiu dành dụm suốt bảy năm trời để dự định xây lại căn nhà dột nát. Nhƣng dự định của anh chị có lẽ chƣa thực hiện đƣợc ngay bởi cái tin dữ trận lũ lụt dữ dội đã đổ ập vào miền Trung – quê mẹ anh. Anh bàn với vợ ủng hộ đồng bào miền Trung một triệu đồng . Rồi trận bão kép lại ập tới khiến anh day dứt khôn nguôi. Anh lại bàn với vợ ủng hộ đồng bào lũ lụt đƣợc trích từ khoản tiền xây nhà mà suốt bảy năm trời vợ chồng anh phải nhịn ăn nhịn mặc mới có đƣợc. Anh lại nhận đƣợc sự đồng tình của ngƣời vợ hiền. Nhan đề “Nhiễu điều” trở nên quen thuộc, gần gũi với bạn đọc gần xa bởi từ “nhiễu điều” đƣợc trích dẫn từ câu ca dao truyền thống:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng

Ngƣời trong một nƣớc thì thƣơng nhau cùng”

Trƣớc hết, lời ca dao xƣa là một hình ảnh đẹp. “Nhiễu điều” là tấm vải màu đỏ, đƣợc dệt từ chất liệu tơ tằm, quý giá, sang trọng; “giá gƣơng” là giá đỡ của tấm gƣơng. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng” thật quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình Việt Nam ta thời xƣa. Tấm “nhiễu điều” che chở, đùm bọc cho “giá gƣơng” khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn. Và nó làm cho “giá gƣơng” và cả tấm gƣơng nữa thêm phần đẹp đẽ, sang trọng, cao quý trong ngôi nhà. Hai tiếng “phủ lấy” thể hiện sự gắn bó, quấn quýt không thể tách rời của hai sự vật ấy. Chính hình ảnh này gợi nên tình cảm nhân ái, tấm lòng yêu thƣơng đồng bào của nhân dân ta từ xƣa đến nay. Ngƣời Việt Nam ta có thể khác nhau ở hoàn cảnh gia đình, dân tộc, tôn giáo, địa bàn cƣ trú ở miền ngƣợc hay miền xuôi…nhƣng đều có chung cội nguồn là con Rồng cháu Tiên nên phải yêu thƣơng, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Đặc biệt truyền thống cao đẹp ấy càng phải đƣợc phát huy trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Không phải ngẫu nhiên nhà báo Phụng Tú đã lấy từ “nhiễu điều” trong bài ca dao cổ đặt làm nhan đề cho tác phẩm truyện ngắn này. Cách tạo dựng nhan đề ấy đã làm nổi bật chủ đề của thiên truyện ngắn: ca ngợi tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, tình cảm nhân đạo giúp đỡ đồng bào trong khó khăn,

hoạn nạn của đôi vợ chồng nghèo. “Anh” “Chị” thà lui lại dự định xây sửa lại căn nhà dột nát từ số tiền họ đã chắt bóp, dành dụm đƣợc từ bấy lâu nay để ủng hộ đồng bào lũ lụt. “Tấm lòng vàng” của họ thật đẹp đẽ, cao quý biết bao nhiêu. “Nhiễu điều” trong truyện ngắn trên đã trở thành một nhan đề ngắn gọn, giản dị nhƣng thật giàu ý nghĩa. Việc lấy một thứ đồ vật xƣa cũ dùng để đặt nhan đề truyện khiến ngƣời đọc tƣởng chừng nhƣ mọi vấn đề trong tác phẩm chỉ xoay quanh về thứ đồ vật ấy (nhƣ chất liệu, cách làm ra thứ đồ vật ấy nhƣ thế nào, con ngƣời sử dụng nó ra sao…) nhƣng thật bất ngờ. Truyện ngắn của Phụng Tú không hề có sự tham gia của tấm “nhiễu điều” mà từ này chỉ đƣợc nhắc đến qua lời nói của một nhân vật. Thì ra “nhiễu điều” trong lời ca dao cổ khuyên nhủ về tình cảm nhân ái trong mỗi ngƣời đã khơi gợi, hé mở chủ đề tƣ tƣởng của thiên truyện ngắn.

Đoạn cuối truyện để lại những dƣ âm trong lòng ngƣời đọc: “…Một lần nữa, tâm can anh lại xốn xang. Không phải vì cơ thể nhuốm bệnh mà anh ăn không ngon, ngủ không yên. Anh muốn một lần nữa ủng hộ lời kêu gọi. Nhƣng vợ chồng anh mới góp một triệu đồng, bây giờ làm sao nói với chị. Vả lại dù rất muốn nhƣng giữa ý muốn và thực hành không phải không có sự đắn đo. Là ngƣời lao động, anh biết giá trị mồ hôi đổ ra để có đƣợc đồng tiền là thế nào. Rồi còn bà con chòm xóm, họ nghĩ sao? Lẽ đời giống nhau thì không sao, khác nhau sẽ sinh chuyện. So với xóm làng, gia đình anh không thuộc hàng khá giá, sao lại “chơi trội”. Vừa ủng hộ một triệu, tổ quyên góp dân vận thôn khen ngợi, nhƣng ánh mắt họ bộc lộ sự ngạc nhiên. Và bây giờ là vợ anh ngạc nhiên, chị hỏi:

- Sao em thấy anh nhƣ bị ốm vậy? Anh có điều gì giấu em phải không? Vợ chồng sống với nhau đã bao năm tháng chẳng lẽ em không cho anh đủ lòng tin để anh tựa những lúc khó khăn hay sao?

Anh nắm bàn tay thô ráp, nổi gân xanh của vợ, dịu dàng nói:

- Không phải vậy đâu em. Chỉ là…chỉ là anh nghe cơn bão kép này dữ dội quá. Anh muốn…mà em…đồng tiền không dám ăn dám mặc để dành.

Câu nói ngập ngừng, lập cập, đứt quãng của anh nghe mới ngƣợng ngập thƣơng thƣơng làm sao. Nhƣng chị hiểu. Sống với nhau ba mặt con, chị nắm bắt từng hơi thở

mạnh yếu của anh. Tiền của ai lại không tiếc?...Chị nép đầu vào ngực anh nhẹ nhàng nói:

- Anh ạ! Điều gì anh thấy đúng thì nên làm. Bảy năm trƣớc khi mình cầm những đồng tiền cứu trợ trên tay. Em đã nghẹn ngào nghĩ đến câu “Nhiễu điều…” (Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng. Ngƣời trong một nƣớc thì thƣơng nhau cùng) của đất nƣớc mình, dân tộc mình hay biết bao.”

Từ ngữ “nhiễu điều” đƣợc trích trong lời ca dao cổ không chỉ đƣợc vận dụng khéo léo trong nhan đề mà còn trong đoạn kết thúc truyện. Tác giả Phụng Tú đã thật tinh tế đƣa từ ngữ ấy vào lời nói của nhân vật “chị” làm cho câu nói với chồng trở nên chí tình chí nghĩa nhƣng không kém phần sâu sắc. Qua đó, khắc hoạ ngôn ngữ của nhân vật “chị” thật mộc mạc, bình dị, mang đậm tính chất thôn quê, góp phần xây dựng thành công hình tuợng ngƣời phụ nữ nông thôn thời hiện đại thật giàu nữ tính, giàu tình cảm yêu thƣơng.

Bài báo “Người thanh nói tiếng…” (Báo TN số ra ngày thứ sáu 3/5/2013 trang 7) của Ngọc Mai là bài xã luận bàn luận về lời ăn tiếng nói, văn hoá ứng xử của con ngƣời thời nay. Nhan đề “Ngƣời thanh nói tiếng…” là cách diễn đạt trích dẫn từ câu lục trong lời ca dao dân gian:

“Ngƣời thanh nói tiếng cũng thanh Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu”

Con ngƣời thanh lịch, nho nhã thì lời ăn tiếng nói, phong cách ứng xử giao tiếp hàng ngày cũng thanh lịch, tao nhã. Giống nhƣ con ngƣời, thứ chuông tốt dù cho có đánh ở phía bên thành chuông thì âm thanh cũng vẫn cứ vang xa. Việc tác giả tạo ra nhan đề bằng cách trích dẫn vào một phần lời ca dao truyền thống đã làm nổi bật vấn đề cần bàn luận ngay từ nhan đề là văn hoá ứng xử trong đời sống hiện đại. Nhờ thế, bài xã luận vốn khô khan trở nên hứng thú, lôi cuốn với bạn đọc.

Kết thúc bài báo, tác giả viết: “Ông bà ta có câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Ngƣời khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Ngay từ ngàn xƣa, ngƣời Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói nhƣ một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của con ngƣời. Trong đời sống văn minh hiện đại

ngày nay, thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy càng cần đƣợc giữ gìn và phát huy.”. Đoạn kết thúc bài xã luận để lại dƣ âm trong lòng bạn đọc với câu ca dao truyền thống: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Ngƣời khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Bằng thể thơ lục bát dân tộc, câu ca dao là lời nhắc nhở của ngƣời xƣa về lời ăn tiếng nói, phong cách giao tiếp ứng xử sao cho thanh lịch, nho nhã. Lời thơ dân gian đã không chỉ khép lại một câu chuyện đời thƣờng về ngƣời phụ nữ hay nói năng sỗ sàng, thiếu tế nhị trong giao tiếp mà còn mở ra lời đánh giá, bàn luận của tác giả về cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Lời ăn tiếng nói chính là thƣớc đo, là tiêu chuẩn đánh giá đạo đức, phong cách, nhân cách của con ngƣời. Nhờ thế, tính chất nghị luận có phần khô cứng trong một bài xã luận đã giảm bớt bởi có âm điệu trữ tình, mƣợt mà sâu lắng của chất liệu văn hoá dân gian truyền thống ở nhan đề và nội dung bài báo.

Ở trên chúng tôi phân tích việc sử dụng từng thể loại tục ngữ và ca dao trong báo in đƣơng đại. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập tƣ liệu chúng tôi phát hiện có những bài vừa sử dụng tục ngữ, vừa sử dụng ca dao. Bài “Cuối năm, “lượn” chợ

Ninh Hiệp” (Báo PNVN ra ngày 23 /1/2012) của Thu Hồng giới thiệu về chợ Ninh

Hiệp (Gia Lâm – Hà Nội). Mở đầu bài báo viết về một trong những ngôi chợ cổ nhất Việt Nam, tác giả Thu Hồng viết: “…Ca dao xƣa có câu: “Chợ Nành một tháng sáu phiên” để giới thiệu về hoạt động của chợ Ninh Hiệp thời xƣa đƣợc hình thành nhờ kết quả của sự phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa những năm đầu thế kỉ XI, XII.…Câu ca dao xƣa với âm điệu ngọt ngào tha thiết dƣờng nhƣ mở ra một không gian nhộn nhịp với ngƣời mua kẻ bán của những phiên chợ Nành. Tiếp theo nhà báo Thu Hồng viết về hoạt động của chợ Ninh Hiệp thời nay: “Vải ở đây nổi tiếng là rẻ, chỉ bằng một nửa, thậm chí chỉ bằng một phần ba so với giá ở các chợ khác, khách hàng đến chợ chủ yếu là mua buôn. Đó là các “đầu nậu” vải vóc các tỉnh về đây cất vải rồi phân phối đi các chợ nhỏ hoặc các chủ tiệm may muốn “mua tận gốc, bán tận ngọn”….”. Câu tục ngữ dân gian: “mua tận gốc, bán tận ngọn” (mua tận gốc thì giá rẻ, bán tận ngọn thì bán đƣợc đắt, thu đƣợc nhiều lãi) chỉ sự khéo léo trong việc buôn bán của những tiểu thƣơng ở chợ Ninh Hiệp. Trong cùng một bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

báo giới thiệu về chợ vải, chợ quần áo Ninh Hiệp, tác giả Thu Hồng vận dụng cả tục ngữ va ca dao truyền thống là một sự khéo léo tinh tế, đem đến hƣơng vị dân gian cổ truyền cho một bài phóng sự viết về một trong những ngôi chợ cổ xƣa Việt Nam. Bài “Chùa Phổ Minh và nghi thức thờ Phật, giỗ tổ ngày nay” (Báo TP, Xuân Nhâm Thìn 2012) của Lê Trâm giới thiệu về ngôi chùa Phổ Minh (Phổ Minh tự). “Ngôi chùa đƣợc xây dựng từ thời Lý, chùa đƣợc trùng tu, mở rộng vào năm 1262, khi vua Trần Thánh Tống cho đổi hƣơng Tức Mặc thành phủ Thiên Trƣờng, xây dựng cung Trùng Quang để Thƣợng hoàng ngự và cung Trùng Hoa làm hành cung khi vua từ Thăng Long về chầu Thƣợng hoàng. Gần bảy trăm năm mƣơi năm đã trôi qua, trải bao biến thiên, binh lửa, bao sƣơng gió dãi dầu, chùa Phổ Minh vẫn trang nghiêm, trầm mặc toạ lạc trên cánh đồng lúa bát ngát một màu xanh, xa xa là xóm thôn trù mật. Vạc Phổ Minh, một trong “tứ đại khí” của nƣớc Nam xƣa nay không còn nữa. có ai ngờ ngay dƣới chân tháp này vào lễ Thƣợng Nguyên – rằm Tháng Riêng – hơn bảy trăm năm trƣớc đã diễn ra một sự việc cảm động thể hiện truyền thống nhân ái “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Đại Việt mà ngƣời thực hiện là Đức Vua Trần Nhân Tông…” Câu tục ngữ “Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân” (phải yêu thƣơng ngƣời khác nhƣ chính bản thân minh) và “lá lành đùm lá rách” (khuyên nhủ chúng ta phải giúp đỡ ngƣời khó khăn, nghèo khổ, bất hạnh) để nói về đạo lý truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta, của đức Thƣợng Hoàng Trần Nhân Tông trong bài báo thật dễ hiểu và thấm thía. Bởi với mỗi ngƣời Việt Nam chỉ cần nói đến hai câu tục ngữ này là đã thấm đƣợm tinh thần nhân văn của dân tộc Việt.

Ngôi chùa Phổ Minh (Nam Định) còn gắn liền với cuộc đời “xuất gia” của đức Thƣợng Hoàng Trần Nhân Tông: “Mọi ngƣời đều biết Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh. Lên ngôi vua năm 1278 khi vừa tròn hai mƣơi tuổi. Ngƣời đã cùng vua cha – Thƣợng Hoàng Thánh Tông – lãnh đạo dân tộc Đại Việt đập tan hai cuộc xâm lăng của tám mƣơi vạn quân Nguyên, phá tan giấc mộng bành trƣớng xuống Đông Nam Á của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt; rồi sau đó lãnh đạo công cuộc trùng hƣng đất nƣớc. Nhƣng ít ai biết rằng giữa những ngày sóng gió của quốc gia dân tộc, vốn

sẵn lòng từ bi bác ái, thƣơng xót chúng sinh, vào năm 1287, Ngƣời đã giác ngộ giáo lí nhà Phật đƣợc Tuệ Trung thƣợng sĩ truyền tâm ấn, tôn Thƣợng sĩ làm thầy và dốc lòng quy Phật. Năm 1293, khi non nƣớc thanh bình Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Trần Anh Tông lên làm Thái Thƣợng Hoàng vừa lo việc đời, vừa chăm việc đạo theo tinh thần mà ngày nay ta gọi là “Đạo pháp – dân tộc”. Chùa Phổ Minh và phủ Thiên Trƣờng lại càng gắn bó với Trần Nhân Tông. Hiện nay, trong gian chính điện của chùa Phổ Minh còn có tƣợng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Và dân gian còn truyền

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 87)