Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong cả phần nhan đề

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 59)

dung của bài báo in đƣơng đại

Tục ngữ truyền thống không chỉ đƣợc các tác giả sử dụng riêng biệt ở phần nhan đề hoặc phần nội dung mà còn đƣợc sử dụng ở cả phần nhan đề và phần nội dung trong cùng một bài báo in đƣơng đại.

Bài báo “Người mẹ hai mươi năm “đùm lá rách” (Báo PNVN số 12 ra ngày 28/01/2005) của Việt Hƣng viết về trái tim nhân ái, tấm lòng vàng dành cho trẻ em

có hoàn cảnh cơ nhỡ, không nơi nƣơng tựa của vợ chồng chị Vũ Thị Ngọc Oanh và anh Vũ Tiến tại Cơ sở giáo dục trẻ em xa mẹ (CSGDTEXM) có trụ sở tại số nhà 13 phố Ngô Văn Sở (Hoàn Kiếm – Hà Nội). Hầu hết, tất cả những đứa trẻ đƣợc nhận vào đây đều đƣợc ăn học tử tế, đƣợc mẹ Oanh nuôi nấng từ tấm bé đến lúc 18 tuổi. Kể từ ngày thành lập trung tâm, những em đƣợc học hành đã đi làm, trƣởng thành thì có hơn hai trăm em, còn số em về đoàn tụ với gia đình thì nhiều vô kể nhƣ lời bà Oanh kể. Nhan đề bài báo của Việt Hƣng trở nên thật giàu ý nghĩa với cụm từ “đùm lá rách” đƣợc trích ra từ câu tục ngữ dân gian: “Lá lành đùm lá rách”. “Lá lành”, “lá rách” là những hình ảnh ẩn dụ thật giàu ý nghĩa: “lá lành” chỉ những con ngƣời có điều kiện vật chất đầy đủ, còn “lá rách” chỉ ngƣời có hoàn cảnh nghèo khổ, khốn khó, không may trong xã hội. “Lá lành đùm lá rách” là hình ảnh giàu tính nhân văn, đƣợc dùng để chỉ sự đùm bọc, giúp đỡ ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, hoạn nạn của những con ngƣời có tấm lòng nhân ái. Và vợ chồng chị Vũ Thị Ngọc Oanh và anh Vũ Tiến thực sự là những ngƣời cha, ngƣời mẹ thứ hai giàu tình cảm yêu thƣơng của những đứa trẻ vô gia cƣ, không nơi nƣơng tựa. Nhan đề với cụm từ “đùm lá rách” của nhà báo Việt Hƣng đã nêu bật phẩm chất cao đẹp của vợ chồng bà Oanh ông Tiến đối với những đứa trẻ bất hạnh. Và có lẽ ngƣời đọc chỉ cần đọc đến nhan đề ấy đã cảm nhận và xúc động truớc vẻ đẹp tâm hồn và trái tim nhân hậu của họ dành cho những cảnh đời bất hạnh.

Phần vĩ thanh, tác giả viết: “Tiễn khách ra cổng, mẹ Oanh lại tất bật quay vào để kịp lên lớp cho những đứa trẻ sống dƣới chân cầu Long Biên mới đƣợc chị nhận vào dạy học văn hoá. Rời khỏi trung tâm, chúng tôi thực sự cảm động trƣớc tấm lòng vàng của ngƣời phụ nữ có tình cảm: “Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhƣng chung một giàn”. Lời ca dao xƣa với âm điệu trữ tình ngọt ngào, tha thiết đƣợc tác giả Việt Hƣng dùng để kết thúc bài báo viết về tấm gƣơng ngƣời phụ nữ giàu tình thƣơng yêu trẻ khiến cho đoạn vĩ thanh để lại những dƣ âm sâu đậm trong lòng bạn đọc. Bài ca dao xƣa đã mƣợn những hình ảnh mộc mạc, giản dị “bầu”, “bí”, “giàn” để gửi gắm lời khuyên nhủ chí tình chí nghĩa về tình cảm yêu thƣơng con ngƣời. Bầu và bí tuy thuộc những giống cây khác nhau nhƣng có chung hoàn

cảnh sống, cùng leo chung một giàn. Và con ngƣời cũng vậy, ngƣời Việt Nam ta tuy thuộc các dân tộc khác nhau là ngƣời Kinh, Ba na, Ê đê, Mƣờng, Thái, Tày, Nùng…nhƣng cùng chung một cội nguồn là con cháu Rồng Tiên, vì thế, càng phải thƣơng yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Và tấm lòng nhân hậu của mẹ Vũ Thị Ngọc Oanh lại càng đáng trân trọng, cao quý biết mấy. Lời ca dao truyền thống khép lại bài báo viết về ngƣời mẹ thứ hai của những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ ở CSGDTEXM 13 Ngô Văn Sở (Hoàn Kiếm – Hà Nội) thật giàu ý nghĩa. Những việc làm của vợ chồng bà Oanh thật phù hợp với đạo lý truyền thống cao đẹp, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta, xứng đáng đƣợc xã hội tôn vinh. Qua đó, dƣờng nhƣ nhà báo Việt Hƣng đã dựng lên một bức tƣợng đài về ngƣời mẹ hiền trong lòng bạn đọc gần xa.

Bài “Hãy “mua” lấy láng giềng gần” (Chuyên mục “Ý kiến ngƣời dân” - Báo PNVN số 60 ra ngày 20/05/2005) của Hoa Ly viết về thái độ, cách nhìn nhận đối với những ngƣời hàng xóm láng giềng sao cho đúng mực bằng câu chuyện của chính bản thân tác giả. Nhan đề bài báo khá quen thuộc, gần gũi với bạn đọc bởi đó là một phần của câu tục ngữ dân gian: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” . Cách nói dân gian xƣa là lời khuyên nhủ khôn ngoan về thái độ ứng xử với những ngƣời hàng xóm, láng giềng sống ở xung quanh chúng ta. Anh em họ hàng dù là những ngƣời ruột thịt, thân thích nhƣng ở xa cũng không có điều kiện giúp đỡ bằng những ngƣời dƣng ở gần nên ta cần phải có thái độ đối xử tốt với họ. Nhan đề ấy trong câu chuyện của Hoa Ly là lời nhắc nhở giàu sức thuyết phục của tác giả đến với bạn đọc về thái độ ứng xử đúng mực, sự coi trọng những ngƣời hàng xóm láng giềng.

Trong phần nội dung bài báo, tác giả viết: “Một lần khác, giữa đêm đông tháng “củ mật”, đột nhiên chó sủa rộ lên…thì ra có hai tên trộm vừa trèo vào hiên nhà bên, đang cắt khoá thì bác Thiều nhà đối diện bên kia ngõ thức giấc, ngó sang quát “Chúng bay muốn chết hả?”, lập tức lũ trộm chuồn lệ. Lời nhắc nhở và hành vi quán xuyến tới hàng xóm của các bác ở cụm 1 tổ 14 phƣờng Vĩnh Phúc này khiến cho chúng tôi cảm động và trăn trở: Thì ra từ trƣớc tới giờ mình cũng nhƣ nhiều ngƣời dân thành thị vẫn sống theo kiểu “Đèn ai nhà nấy rạng” chỉ cốt “kín cổng cao tƣờng”,

tiền an ninh đóng đều đều…”. Tác giả Hoa Ly còn vận dụng câu tục ngữ “Đèn ai nhà nấy rạng” để nói lên một cách ngắn gọn về lối sống đáng lên án còn phổ biến hiện nay. Đó là thái độ sống chỉ quan tâm đến bản thân, gia đình mình mà không cần biết đến hay sẻ chia với ngƣời khác bởi họ là những ngƣời dƣng trong xã hội. Hay nói rộng ra đó là lối sống thực dụng, đáng bị phê phán đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Cách nói dân gian qua câu tục ngữ trên đƣợc vận dụng trong ngôn ngữ báo chí khiến lời văn thật cô đọng, hàm súc, lời ít ý nhiều.

Bài “Mùng ba tết thầy” của Việt Nguyễn (Báo TN số báo Xuân Nhâm Thìn 2012) là bài viết về một phong tục đẹp của ngƣời Việt vào dịp đầu năm mới. Nhan đề bài báo thật quen thuộc, gần gũi bởi đó là một phần của câu tục ngữ truyền thống: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy". Đó là phong tục cổ truyền thể hiện đạo lí truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam ta vào mỗi độ tết đến xuân về. Vào ngày mồng một tết là ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta thắp nén hƣơng thơm tƣởng nhớ tổ tiên, sau đó chúc sức khoẻ, mừng tuổi ông bà cha mẹ bên nội (tết cha). Qua ngày mùng hai thì dến tết bên nhà ngoại (Tết mẹ) cũng là những ngƣời đã có công sinh thành, dƣỡng dục chúng ta khôn lớn thành ngƣời. Sang đến ngày mồng ba là tết thầy, bởi vì ngƣời thầy có công truyền thụ cho chúng ta sự hiểu biết, khai sáng cho mỗi ngƣời trí tuệ, tâm hồn, hình thành ở ta nhân cách, đạo đức cao đẹp. Và “Tết thầy” đã trở thành một phong tục đẹp trong không khí thiêng liêng của những ngày đầu năm mới. Đó là dịp các trò chúc sức khoẻ thầy, thể hiện tấm lòng biết ơn đối với ngƣời thầy. Cách đặt nhan đề là một phần của câu tục ngữ dân gian nhƣ thế khiến cho bài viết về một phong tục cổ truyền vào dịp đầu xuân mới mang tính thuyết phục cao. Phải chăng tục lệ đẹp ấy đã có từ rất lâu đời gắn liền với sự ra đời của câu tục ngữ dân gian ấy? Và trong thời đại ngày nay khi những giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một thì phong tục đẹp ấy càng cần đƣợc phát huy hơn nữa.

Kết thúc bài báo, tác giả viết: “Trong dân gian cũng có câu: “Mùng một thì tới nhà cha, mùng hai nhà vợ, mùng ba nhà thầy” hoặc “Mùng một thì ở nhà cha, mùng hai nhà mẹ, mùng ba nhà thầy” ... Chúc tết thầy trong ngày tết đƣợc coi là một đạo lí

“Uống nƣớc nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.". Những câu tục ngữ cổ truyền liên tiếp đƣợc đƣa vào trong phần kết thúc bài báo đã để lại những dƣ âm sâu sắc trong lòng bạn đọc về những đạo lí truyền thống cao đẹp của ngƣời Việt. Với bài báo bàn về phong tục cổ trong số báo đầu xuân mới, những câu tục ngữ xƣa còn là những bài học giáo dục đạo làm ngƣời của cha ông ta gửi gắm đến thế hệ hôm nay.

Bài “Khôn ba năm…” (Báo PNVN số ra ngày 15/ 03/2012) của tác giả Trịnh Thị Thuận là câu chuyện của một ngƣời đàn ông ngoại tình. Gia đình anh ở một xã đầu huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Vốn thuần nông, vợ chồng anh phải làm ruộng vất vả để nuôi 4 đứă con ăn học. Rồi anh xin đi học tại chức thú y, có thêm nghề chữa cho gia súc ốm khiến kinh tế gia đình khá giả hẳn lên. Thế rồi anh phải lòng ngƣời đàn bà goá ở một xã cuối huyện. Anh ân hận, thú nhận với vợ tất cả và chị đã tha thứ. Nhan đề bài báo thật lạ, độc đáo bởi đó chính là vế đầu của câu tục ngữ dân gian: “Khôn ba năm, dại một giờ”. Câu tục ngữ xƣa thật ngắn gọn nhƣng chứa đựng ý tứ sâu xa về sự khôn dại của đời con ngƣời. Sự khôn ngoan, tỉnh táo dẫu có lâu dài (ba năm) nhƣng suy nghĩ hay việc làm dại dột có thể diễn ra ngắn ngủi, dẫu chỉ trong một giờ cũng có thể dẫn đến hậu quả tai hại khôn lƣờng. Hạnh phúc gia đình của anh có nguy cơ bị tan vỡ bởi cuộc tình ngang trái với ngƣời đàn bà goá ở một xã cuối huyện. Câu tục ngữ trên đã trở thành nhan đề của bài báo vừa nêu bật hậu quả lớn lao mà nhân vật nam chính trong câu chuyện phải gánh chịu, đồng thời là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta phải suy nghĩ thật chín chắn trƣớc khi làm một điều gì đó.

Trong phần nội dung bài báo, tác giả viết: “Rồi anh xin đi học tại chức thú y do Hội nông dân huyện tổ chức. Thế là có chiếc cần câu cơm. Trâu bò, chó mèo, lợn gà nhà ai trong xã ốm đau đều do anh chữa khỏi. Bà con các xã lân cận cũng đều nhờ đến anh. Thế nên anh làm không hết việc, kinh tế gia đình dần đƣợc cải thiện. Các cụ nói: “Thuận vợ, thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn ” thật không sai. Hàng chục năm tích cóp, ngôi nhà rạ thấp lè tè mục nát đƣợc thay bằng căn nhà lim anh lặn lội mua trên Lào Cai trở về. Nội thất trong nhà toàn thứ đắt tiền. Đúng là cuộc đổi đời. Khách vào chơi đều choáng ngợp trƣớc căn nhà cổ bề thế nhƣng lại bùi ngùi cho nữ chủ nhà. Dù kinh tế khá giả, chị vẫn giữ nếp xƣa, vẫn ăn mặc tuềnh toàng đến mức lôi

thôi…”. Câu tục ngữ: “Thuận vợ, thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” đƣợc sử dụng để nói về nguyên nhân sự đổi đời của nhân vật chính. Đúng nhƣ ngƣời xƣa đã từng nói: vợ chồng hoà thuận, cùng chung sức làm ăn thì mọi việc dù lớn lao đến mấy cũng làm đƣợc. Vợ chồng anh chị hoà thuận, dẫu có phải vất vả vì nuôi các con đang tuổi ăn tuổi lớn, công việc nhà nông dẫu có nhiều cực nhọc, gian lao nhƣng họ đã vƣợt qua tất cả. Ngƣời vợ hiền đảm đang, suốt một đời chịu thƣơng chịu khó, cộng với nghề thú y của anh bắt đầu hái ra tiền khiến kinh tế gia đình ngày một khá giả hơn. Tất cả có đƣợc bởi sự thuận hoà trong đời sống vợ chồng. Cách nói dân gian cổ truyền đƣợc đƣa vào bài báo kể về đời sống gia đình ở nông thôn khiến cho giọng văn đậm đà phong vị thôn quê.

Bài “Giọt máu đào thành…ao nước lã vì đất” (Báo PNVN số ra ngày 18/06/2012) của Nguyễn Thị Đông là những dòng tâm sự của chính bản thân tác giả về những rạn nứt tình cảm trong gia đình vì đất đai, nhà cửa. Trong phần tựa của bài báo, tác giả viết: “Nhìn hai đứa cháu cho nhau món đồ chơi qua những song sắt ngăn cách ranh giới của hai nhà, mẹ tôi thở dài nói: “Biết chúng nó ăn ở với nhau thế này thì bố mẹ không để cho chúng sống cạnh nhau. Ngày đó bán đất xong, chia cho mỗi đứa một món tiền rồi đứa nào thích ở đâu thì ở, nhƣ thế có khi còn tình cảm…”. Tôi hiểu nỗi buồn của mẹ và cũng không ít lần chạnh lòng xót xa”. Xuất phát từ những rạn nứt khá sâu sắc trong mối quan hệ tình cảm của những ngƣời thân trong chính gia đình mình vì đất, tác giả Nguyễn Thị Đông đã vận dụng câu tục ngữ truyền thống: “Một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã” trong nhan đề và nội dung bài báo. Câu tục ngữ xƣa là lời khuyên nhủ giàu hình ảnh của cha ông về mối quan hệ tình cảm của những con ngƣời trong cùng gia đình, có cùng chung huyết thống. Ngƣời xƣa đã dùng những hình ảnh ẩn dụ: “giọt máu đào”, “ao nƣớc lã” thật giàu giá trị biểu tƣợng. “Giọt máu đào” chỉ những ngƣời có mối quan hệ ruột thịt, cùng chung huyết thống; còn “ao nƣớc lã” dùng để những ngƣời không có mối quan hệ ruột thịt, máu mủ, chỉ là những ngƣời dƣng trong xã hội. Cách nói tƣơng phản, đối lập (một >< ao, máu đào >< nƣớc lã) kết hợp với phép so sánh (“một giọt máu đào” hơn “ao nƣớc lã”) khiến cho lời khuyên nhủ về tình cảm ruột thịt trong gia đình càng thêm sâu sắc thấm thía.

Anh chị em một nhà dẫu có những sứt mẻ về tình cảm nhƣng sự gần gũi, thân thiết về huyết thống dù cho có là chút ít (“một giọt máu đào”) vẫn hơn ngƣời dƣng nƣớc lã. Nhan đề bài báo đã mƣợn ý của cách nói dân gian ngắn gọn, giàu hình ảnh, vốn đề cao tình cảm ruột thịt để nêu bật nguyên nhân về sự rạn nứt trong mối quan hệ tình cảm của những ngƣời thân trong cùng một gia đình vì đất đai, tài sản. Tình anh em ruột thịt máu mủ có nguy cơ sẽ không còn nữa, những ngƣời thân yêu ruột thịt sẽ trở thành ngƣời dƣng nƣớc lã, tất cả chỉ vì sự tranh chấp đất đai. Cách tạo dựng một nhan đề nhƣ thế đã thực sự gây chú ý, kích thích trí tò mò của độc giả, khiến họ chỉ cần đọc nhan đề là đã muốn tìm hiểu tiếp tục toàn bộ nội dung bài báo.

Khép lại bài báo trên, tác giả viết: “Chứng kiến cảnh các con nhƣ vậy, mẹ tôi rất buồn. Lời của bà không còn tác dụng đối với những đứa con chỉ xem vật chất là trên hết. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tâm nguyện duy nhất của mẹ tôi là một ngày nào đó hai ngƣời con trai sẽ dỡ bỏ những bức rào sắt ngăn cách giữa hai ngôi nhà. Ngƣời ta vẫn thƣờng nói, “một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã”. Vậy mà chỉ vì đất đai, các anh tôi đã khiến giọt máu đào ấy trở thành ao nƣớc lã, gieo lòng thù hận cho cả thế hệ con cháu mình.”. Một lần nữa, câu tục ngữ dân gian trên lại đƣợc sử dụng khéo léo trong đoạn kết thúc bài báo trong lời tâm tình của tác giả đã để lại những dƣ âm sâu xa trong lòng bạn đọc. Phải là một con ngƣời tận mắt chứng kiến sự tranh chấp đất đai của hai ngƣời anh trai ruột thịt có nguy cơ dẫn đến sự tan vỡ tình anh em, tác giả Nguyễn Thị Đông mới có thể viết ra đƣợc những dòng tâm sự chan chứa nhiều day

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại (Trang 59)