1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số kinh nghiệm vận dụng văn học dân gian (tục ngữ, ca dao) trong dạy học lịch sử lớp 12

19 680 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Đã có rất nhiều phân tích về những nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng của môn Lịch Sử ở trường phổ thông như giải pháp về nâng cao nhận thức với vai trò, vị trí của môn S

Trang 1

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

Mã số:………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG VĂN HỌC DÂN GIAN (TỤC NGỮ, CA DAO) TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN



Người thực hiện : VŨ TIẾN ĐẠT

Lĩnh vực nghiên cứu : Phương pháp dạy học bộ môn 

Có đính kèm :

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học 2013 - 2014

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên : VŨ TIẾN ĐẠT

2 Ngày tháng năm sinh : 06/01/1981

3 Nam, nữ: Nam

4 Địa chỉ : Khu phố V- TT Trảng Bom – H Trảng Bom – T Đồng Nai

5 Điện thoại 0613.866499( CQ) / 0613.923101 (NR); ĐTDĐ:0937.283788

6 Fax : E-mail :vutiendat6181@gmail.com

7 Chức vụ : Phó hiệu trưởng

8 Đơn vị công tác : Trường THPT Ngô Sĩ Liên

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn , nghiệp vụ ) cao nhất : Thạc sĩ

- Năm nhận bằng : 2011

- Chuyên ngành đào tạo : Lịch sử Việt Nam

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Lịch sử

- Số năm có kinh nghiệm : 10

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT

Tên sáng kiến kinh nghiệm

Trang 3

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG VĂN HỌC DÂN GIAN ( TỤC NGỮ, CA DAO ) TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ LỚP 12 - TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Lịch sử là ngành khoa học có từ lâu đời và rất có ưu thế trong giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, hình thành nhân cách học sinh, nhưng thực trạng chất lượng bộ môn Lịch sử bậc THCS và THPT thời gian gần đây thấp Trong thực tế, hiểu biết của học sinh về lịch sử dân tộc đúng là còn nhiều hạn chế

Đã có rất nhiều phân tích về những nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng của môn Lịch Sử ở trường phổ thông như giải pháp về nâng cao nhận thức với vai trò, vị trí của môn Sử; đổi mới chương trình, sách giáo khoa; đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm từng địa phương, từng trường mà giáo viên phải chủ động tìm ra phương pháp riêng của mình

Tham gia dạy bộ môn Lịch sử, cũng như nhiều đồng nghiệp khác, tôi luôn mong muốn tìm ra những giải pháp phù hợp để làm cho học sinh yêu thích và học tốt môn Sử, ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp tốt nhưng không phải khi nào cũng có thể

sử dụng, hơn nữa rất khó để soạn giảng một tiết dạy CNTT thực sự chất lượng Xuất phát

từ thực tế trên, tôi đã tìm tòi và bước đầu vận dụng văn học dân gian trong các giờ dạy trên lớp bởi tục ngữ, ca dao của ta vừa mượt mà, tình cảm, vừa có khả năng tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm dân tộc, trình bày những nét đặc trưng điển hình về các hiện tượng kinh tế, chính trị cũng như lịch sử Ngoài ra, vận dụng văn học dân gian phù hợp sẽ góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

Trong phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi xin phép được trao đổi

cùng quý đồng nghiệp những thu nhặt của bản thân trong quá trình “ Vận dụng văn học dân gian ( tục ngữ, ca dao ) trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại Trường THPT Ngô Sĩ Liên” với mong muốn góp phần nhỏ vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học của

Ngành GD&ĐT, nâng cao chất lượng của môn Lịch sử trong trường phổ thông

II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1 Thuận lợi :

Dân tộc ta có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, kiến thức văn học dân gian là một kho tàng vô giá, hơn nữa Văn học và Sử học luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nhiều

tác phẩm văn học bản thân nó cũng là một nguồn sử liệu vô cùng quý giá như “ Hịch

tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “ Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh….văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) không chỉ góp phần minh

họa cho những sự kiện lịch sử mà còn làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, tạo được không khí gần gũi giữa học sinh với sự kiện lịch sử đang tìm hiểu, giúp cho giờ học thêm sinh động, đồng thời dễ tạo được biểu tượng lịch sử ở học sinh

Trong những năm qua, những chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của Sở GD&

ĐT và đặc biệt của BGH trường THPT Ngô Sĩ Liên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và kiểm định những giải pháp đổi mới của mình trong thực tế

2 Khó khăn :

Trang 4

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất phong phú nhưng phần nhiều là các chủ

đề phản ánh về đất nước con người, về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, tình yêu lao động trong khi đó chủ đề lịch sử nhìn chung ít, hơn nữa ca dao, tục ngữ thường mang tính khái quát mà ít đề cập đến những nhân vật, sự kiện cụ thể nên nhiều khi sẽ khó để vận dụng vào từng bài dạy

Nhìn chung hiện nay, ý thức học tập của học sinh đối với môn Sử vẫn còn thấp, ý thức đổi mới trong học tập của nhiều học sinh chưa tốt nhất là với các môn xã hội rất khó

để tạo được hứng thú học tập của học sinh , trong giờ dạy rất khó tạo được không khí học tập tích cực

III NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận:

Văn học dân gian là một phần của sáng tác dân gian, phát triển trong đời sống của nhân dân theo phương thức truyền miệng và tập thể Là sáng tác nghệ thuật của nhân dân, tác phẩm dân gian phản ánh và biểu hiện đời sống nhân dân, thế giới tinh thần và tình cảm của nhân dân Đó là cuộc sống lao động, những sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội, cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống áp bức và cuộc chiến đấu của toàn dân chống ngoại xâm Hiện thực lịch sử đã được phản ánh trong tác phẩm văn học dân gian như là bộ bách khoa toàn thư về đời sống nhân dân Vì lẽ đó, nó là “những hòn ngọc quý”, là vũ khí tinh thần mạnh mẽ của nhân dân Việc sử dụng những câu ca dao, tục ngữ,… trong một bài giảng sẽ làm tăng sự “cảm thụ lịch sử” cho học sinh thêm phần tinh

tế và sâu sắc hơn

Từ đặc điểm này, tài liệu văn học dân gian đã cơ bản phản ánh được “cái thần” của

sự kiện, của mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể Cố nhà văn Vũ Ngọc Phan (1902 – 1987) từng cho rằng : “Văn học dân gian phục vụ rất nhiều cho sử học”khi nghiên cứu tác dụng của văn học dân gian đối với các môn khoa học xã hội khác Thật vậy, giữa tri thức lịch sử và tri thức văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ Để cho bài giảng lịch sử thêm sinh động, người giáo viên lịch sử phải biết linh hoạt

sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong dạy học, trong đó việc vận dụng tài liệu văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) là một trong những phương pháp hữu hiệu, góp phần nâng cao chất lượng bài giảng được tốt hơn

Nói tóm lại, khi sự giảng dạy, phân tích có tính chất lý luận không đủ để HS hiểu đầy đủ một vấn đề và sự kiện lịch sử thì tài liệu văn học dân gian có khả năng phát huy được tác dụng tích cực của nó Bởi vì, nhận thức lịch sử không chỉ có một hướng, một nội dung mà là sự kết hợp, bổ sung sâu sắc giữa cảm thụ và tư duy lý trí, giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Hiểu được như vậy, người giáo viên lịch sử sẽ thấy rõ sự cần thiết của tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử trong trường phổ thông hiện nay

2 Các bước thực hiện giải pháp:

Trong một giờ dạy học, bên cạnh các phương pháp khác, giáo viên có thể kết hợp vận dụng văn học dân gian ( tục ngữ, ca dao ) theo các bước sau:

- Bước 1: Học sinh trình bày sự kiện Lịch sử dựa vào nội dung sách giáo khoa

- Bước 2: Học sinh dẫn chứng tục ngữ, ca dao cho những sự kiện lịch sử

- Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá

Các bước trên có thể thực hiện với những lớp có năng lực khá giỏi và đã có sự chuẩn bị trước Trong trường hợp học sinh không tìm được những câu ca dao, tục ngữ phù hợp với sự kiện lịch sử hoặc năng lực học sinh yếu thì giáo viên có thể linh hoạt chuyển qua thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Giáo viên gợi nhớ hoặc trình bày những câu tục ngữ, ca dao

- Bước 2: Học sinh đoán xem đó là sự kiện nào

Trang 5

- Bước 3: Giáo viến nhận xét.

Vận dụng linh hoạt văn học dân gian trong các tiết học sẽ gây được không khí học tập rất sôi nổi, giúp cho học sinh nhớ sự kiện lịch sử tốt hơn Tuy nhiên không phải bất kì

sự kiện nào chúng ta đều có thể áp dụng tục ngữ, ca dao và không phải bất kì lớp nào chúng ta cũng chỉ áp dụng một câu tục ngữ, ca dao cho một sự kiện lịch sử bởi vì như vậy

dễ gây sự nhàm chán chẳng những cho học sinh mà còn cho cả bản thân mình Vì vậy trong đề tài này tôi đã cố gắng sưu tầm nhiều câu tục ngữ, ca dao cho một sự kiện lịch sử tiêu biểu hy vọng giúp cho quý đồng nghiệp cùng tham khảo

3 Nội dung giải pháp:

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tùy theo nội dung của từng bài học tôi đã vận dụng văn học dân gian trong từng đơn vị kiến thức, cụ thể:

Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919 đến 1925

Phần I: Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau

chiến tranh thế giới thứ nhất:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đế quốc Pháp tuy là một nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp ở Đông Dương đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa, một trong những thủ đoạn để bóc lột nhân dân ta của thực dân Pháp là đánh thuế nặng và đặt ra hàng trăm thứ thuế khác Nhờ vào các khoản thu đó mà ngân sách Đông Dương từ 1912 – 1930 đã tăng gấp 3 lần, văn học dân gian phản ánh:

“ Từ ngày Tây lại sứ sang

Đi xâu nộp thuế làng đàng không ngơi

Từ năm Bính Tý đến giờ Đồng tiền bạc lạng bỏ đi thế này Dân ta đói khổ lắm thay Công sưu công ích kẹp ba ngày chưa tha

Đời ông cho chí đời cha Đời nào khổ cực cho qua đời mình Thuế điền rồi lại thuế đinh Thuế thuốc, thuế rượu, sát sinh thuế đò

Năm nay công ích phải lo, Chạy vạy không được bán bò mất thôi

Bán đi đặng nạp cho rồi, Miễn sao thoát khỏi tanh hôi nhục hình.”

“ Đời ông cho chí đời cha Đời nào cực khổ cho qua đời mình

Từ ngày mất nước cho Tây Tiêu hao thì có, sum vầy thì không

Thuế thân phải chịu ba đồng Công sưu công ích mà không ra gì Đêm nằm luống những sầu bi, Sưu cao thuế nặng lấy chi thanh nhàn.”

Dưới chính sách khai thác của Thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự phân hóa ngày càng sâu sắc, mỗi giai cấp có địa vị và quyền lợi khác nhau nên cũng có thái độ chính trị khác nhau Trong đó giai cấp công nhân có vị trí quan trọng nhất, những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam đã khiến cho họ trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Sau đây là một số câu ca dao phản ánh về giai cấp công nhân hầm mỏ :

Ngày ngày nghe tiếng còi tầm Nghe như tiếng gọi từ âm phủ về

Trang 6

Còi tầm não ruột tái tê Bước vào hầm mỏ như lê vào tù

Đau đẻ cũng phải xúc than

Đẻ rơi cũng mặc, kêu van cũng lờ

Một ngày một cân gạo kho Một xu cá ót no sao cả ngày

Sáng ngày vác cuốc trèo non Tối về mới biết mình còn sống đây

Ăn với chồng một bữa, Ngủ với chồng một đêm, Một ngày hai bữa cơn đèn, Còn gì má phấn răng đen hỡi chàng

Con ơi nhớ lấy lời cha, Bảo nhau chớ có mà ra chốn này

Chốn này là cảnh đọa đày, Trăm nghìn tai vạ gieo đầy trên vai

Lò sụp đổ, đá rơi tầng lở, Nào tai họa xe cộ hàng ngày

Rừng thiêng nước độc khổ thay,

Ốm đau bệnh tật chẳng rày thuốc thang

Một số câu ca dao miêu tả đời sống công nhân trong các đồn điền cao su:

Lỡ lầm vào đất cao su, Chẳng tù thì cũng như tù chung thân

Cao su đi dễ khó về, Khi đi mất vợ khi về mất con

Cao su đi dễ khó về, Khi đi trai tráng khi về bủng beo

Ai đi Uông Bí, Vàng Danh

Má hồng để lại má xanh mang về

Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng

Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Phần I.1: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Sau khi tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, tiếp xúc với những thanh niên yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm Xã, trên cơ

sở đó người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Từ năm 1925 đến 1928, Hội

đã có nhiều hoạt động như xuất bản Báo Thanh Niên, tác phẩm “ Đường Cách Mệnh”, thực hiện chủ trương “ vô sản hóa”…Những hoạt động của Hội đã tạo ra sự chuyển biến

trong nhận thức của giai cấp công nhân Việt Nam, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, sự chuyển biến đó được thể hiện qua những câu như:

Chàng ơi, chàng ngồi lại

Trang 7

Để thiếp kể chàng nghe

Xã hội có hai phe Một là bọn làm thuê Hai là phường bóc lột

Bởi vì chỉ một trái tim Bước theo Ilích Lênin thiên tài Bước theo cách mạng tháng Mười

Cờ hồng non nước họa bài đồng ca Con đường cách mạng không xa Việt Nam sẽ thắng như là Liên Xô Lanh téc naxi on na lơ Lênin vạn tuế ngọn cờ tiên phong

Bọn đế quốc lòng lang dạ thú Chúng khoe khoang bảo hộ phù trì Văn minh khai hóa chi chi Chẳng qua áp bức nặng nề dã man Dăm tên ngồi mát bát vàng Còn cơ man kẻ điêu tàn xác xơ

Tỉnh mau ngủ mãi ru mà

Ruộng đồng xưởng máy phải do ta chủ quyền Phải hăng hái tuyên truyền chủ nghĩa Phải liều thân không kể chông gai Người góp sức kẻ đua tài Trước sau hưởng ứng, trong ngoài giáp công

Lập nên xã hội đại đồng…

Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935.

Phần I: Việt Nam trong những năm 1929 – 1933

Trong những năm 1929 – 1933, kinh tế Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động, mâu thuẫn giữa dân tộc ta và Thực dân Pháp ngày càng sâu sắc làm bùng lên cao trào cách mạng 1930 – 1931, hiện thực đó được phản ánh:

Trời ôi, thống trị bạo tàn Dân nghèo ta phải lầm than nỗi này

Người đi ở kẻ ăn mày Tấm thân sống đọa thác đày tả tơi

Bơ vơ chiếu đất màn trời Sáng ngồi đình chợ, chiều nơi quán cầu

Áo mo, cơm cám, cháo rau Trẻ già đói rét qua cầu thảm thương

Hỡi anh chị em Nam Việt Tình cảnh này ai biết chăng ai

Đã non sáu chục năm trời Làm thân nô lệ cho loài chó dê Quân Tây nó nhiều bề độc ác Dân ta càng lắm lúc nguy nan

Trang 8

Lại thêm áp bức tham tàn Càng nô lệ mãi càng oan khổ dày Miệng bảo hộ mà tay bóc lột Mặt nhân từ mà ruột hiểm sâu Rày sưu mai thuế trưng cầu Cầm con cầm vợ bán trâu bán bò…

Hoặc

Công nông nước mắt mồ hôi,

Để cho đế quốc ngồi rồi ăn dưng

Phần II: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà phát triển đã bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên khắp cả ba miền Bắc – Trung – Nam Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất, mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy, sau đó nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân với hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ đã nổ ra ở nhiều địa phương như Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc Để khắc sâu các địa danh Bến Thủy, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên…ta có thể dẫn đoạn sau:

Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước

Nọ Thanh Chương tiếp bước tiến lên

Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi

Không có lẽ ta ngồi chịu chết Phải cùng nhau kiên quyết một phen

Tổng này, xã nọ kết liên

Ta hò ta hét, thét lên thử nào!

Trên gió cả cờ đào phất thẳng, Dưới đất bằng giấy trắng tung ra, Giữa thành một trận xông pha, Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng

Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 – 1945).

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời.

Phần I: Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

Cuối tháng 9.1940, quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung tiến vào Miền Bắc Việt Nam, quân Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật, Nhật buộc Pháp phải cung cấp các nhu yếu phẩm như gạo, ngô cho chúng Để đủ số thóc gạo cung cấp cho Nhật, Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy, tăng cường hơn nữa các biện pháp bóc lột, dã man hơn, chúng còn bắt dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu lấy nguyên liệu cho chiến tranh Dưới ách thống trị của Nhật – Pháp sự căm phẫn của nhân dân đã lên đến cực độ, tình cảm đó đã thể hiện trong một số câu ca dao sau:

Đất này là đất tổ tiên Đất này chồng vợ bỏ tiền ra mua Bây giờ Nhật, Pháp kéo hùa Chiếm trồng đay, lạc, ức chưa, hỡi trời!

Chém cha lũ Nhật côn đồ Bắt người cướp của, tha hồ thẳng tay Dân ta trăm đắng ngàn cay, Thóc ăn chẳng có, trồng đay cho người

Trang 9

Những mong ngô trổ ra bông

Ai ngờ ngô bị nhổ tung đầy đồng!

Nhìn ngô nước mắt tuôn ròng

Ôm ngô mà héo cả lòng ngô ơi!

Phần II: Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9.1939 đến tháng 3.1945.

phần II.2 – Những cuộc đấu tranh mở đầu thờì kì mới:

Để khắc sâu các địa danh Bắc Sơn, Nam Kì và Đô Lương ta có thể viện dẫn:

Theo tiếng gọi non sông tổ quốc,

Dân Bắc Sơn bao lớp tung hoành.

Nam Kì dũng cảm giao tranh

Đô Lương giết giặc cướp thành kìa ai.

Đồng bào hỡi đây lời tâm huyết, Đây tiền nhân đã viết cho ta, Khuyên ta giữ lấy nước nhà, Khuyên ta đứng dậy dựng cờ tự do

Hỡi ai tranh đấu tự do, Kìa gương máy chém kìa mồ tang thương

Kìa những vụ đốt làng cướp của, Kìa những thân ném bể trôi sông,

Bắc Sơn bao cảnh đau lòng, Nam Kì bao cảnh vô cùng điêu linh,

Ngẫm nông nỗi bất bình có một, Nhìn giang sơn chua xót không hai, Đông Dương là đất của ai, Mà Tây đem một phần mười dâng Xiêm?

Vòng nô lệ càng thêm nô lệ, Đòi xót xa càng dễ xót xa, Thương thay thân phận dân ta Ném vào tay Pháp, tung ra giặc lùn

Phần II.3: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Hội nghị lần thứ 8

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (5.1941)

Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương ( Phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, Nhật chuẩn bị chiến tranh Thái Bình Dương, nhân dân Việt Nam chịu hai tầng áp bức Nhật – Pháp nên đời sống cơ cực), ngày 28.1.1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị trung ương lần thứ 8

Hội nghị họp từ ngày 10 đến ngày 19.5.1941 tại Pắc pó ( Cao Bằng ) xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, hội nghị chủ trương thành lập

mặt trận Việt Minh nhằm “ Liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân

biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”

Đề cập đến sự kiện này cũng như để khắc sâu các địa danh: Bắc Sơn – Vũ Nhai, Cao – Bắc – Lạng… ta có thể dẫn một trong số các câu sau:

Ai lên xứ Lạng cùng anh Thăm quân du kích, thăm thành Bắc Sơn

Suối trong in bóng trăng tròn Hai cô gái Thổ trèo non đi tuần

Bên vai đeo túi cơm khô Suối reo rừng hát như hò tiến lên

Trang 10

Say sưa quên cả ươn hèn,

Tim em đập với điệu kèn Việt Minh

Đồng bào hỡi ! Trước nguy cơ Nhà tan nước mất bây giờ hỏi ai ? Đường cứu nước cứu nòi duy nhất,

Cờ Việt Minh đã phất trên đầu,

Cùng nhau ta nắm tay nhau, Không phân tôn giáo, giàu nghèo, gái trai

Nào thiên hạ ai người nghĩa khí, Nào nhân dân ai kẻ anh tài, Nào đoàn, nào đội, những ai, Những ai yêu nước, ai người Việt Nam ? Những ai muốn đánh tan giặc Pháp, Những ai mong cứu thoát giống nòi, Việt Minh tha thiết chào mời, Mau vào mặt trận giết loài xâm lăng

Các đoàn thể Việt Nam cứu quốc, Đang giơ tay đón rước ân cần, Thợ thuyền, binh lính, nông dân, Thanh niên, phụ nữ, văn nhân, nhi đồng, Các phụ lão, phú nông, địa chủ, Bậc kì hào, điền hộ, thương gia, Hỡi hồn dân tộc quốc gia, Mau mau tụ tập dưới cờ Việt Minh

Mường, Hán, Thổ bất bình Pháp, Nhật, Thái, Miên, Lào cùng đất Đông Dương, Núi rừng tỏ khí hiên ngang, Việt Minh nguyện bước lên đường đấu tranh

Phần V: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng

tháng 8.1945.

Một trong những nguyên nhân chủ quan quan trọng dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng 8.1945 là do sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính vì vậy nhân dân ta đã giành những tình cảm hết sức đặc biệt cho Người, thể hiện qua các câu ca dao:

Ngày xưa bưng bát cơm đầy Nhớ thầy nhớ mẹ phong sương cấy cầy

Ngày nay bưng bát cơm đầy,

Ơn Bác, ơn Đảng ngày ngày không quên

Uống nước là nhớ đến nguồn, Cơm no áo ấm nhớ ơn Bác Hồ,

Ơn Bác Hồ sâu như Nam Hải, Công Bác Hồ bằng dải Trường Sơn

Nam Hải sâu ta đo cũng được, Trường Sơn dài ta vượt cũng qua

Công ơn của Bác bao la, Nhân dân kể đến bao giờ cho xong

Cụ Hồ là vị cha chung,

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w