Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn (Trang 99)

Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Để xây dựng lên những hình tượng nghệ thuật, nhà văn không chỉ chú ý đến ngoại hình nhân vật mà còn phải thể hiện được thế giới nội tâm ẩn sâu bên trong. Có như vậy hình tượng mới trở nên đầy đủ, toàn diện. Chính thế giới nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn mới làm nên sức sống bền lâu cho nhân vật. Thế nhưng việc thể hiện thế giới nội tâm không phải có ngay từ đầu mà phải sau một quá trình tìm tòi, các nhà văn mới ý thức được sự cần thiết phải mô tả nó. Trước đây, trong văn học mới chỉ là những sự mô tả những biểu hiện tâm lý nhân vật để thuyết minh cho hành động. Trong văn học dân gian, nhân vật được chú ý ở phương diện hành động, cứ xem việc làm của nhân vật là hiểu nhân vật đó suy nghĩ như thế nào, là người tốt hay xấu. Đến văn học trung đại, nội tâm nhân vật đã được miêu tả song chỉ là gián tiếp thông qua các phương tiện khác như ngoại cảnh, thư từ, văn thơ xướng hoạ. Vào những năm đầu thế kỉ XX, với sự du nhập của văn học phương Tây, nội tâm con người đã được chú trọng và miêu tả trực tiếp. Tuy nhiên cách khai thác mới dừng lại ở những nét tâm lý đơn giản, sơ lược. Đến Tố Tâm của Hoàng

Ngọc Phách, đã có những cách tân đáng kể song vẫn chưa ra khỏi văn học truyền thống. Tác giả vẫn phải nhờ đến những trang thư biền ngẫu và thơ Đường để cho Tố Tâm và Đạm Thuỷ tâm tình với nhau. Phải đến Tự Lực văn đoàn, nội tâm con người mới được chú ý đầy đủ và thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau tạo nên thế giới bên trong, thế giới riêng của nhân vật, không ai giống ai. Các tác giả đã coi thế giới nội tâm là đối tượng để miêu tả con người, là thước đo để định giá tác phẩm. “Việc diễn tả tâm hồn và những sự uẩn khúc của tâm hồn đó, những ý nghĩ thầm kín của nhân vật là một việc khó nhất và cuốn sách có giá trị và có sâu sắc hay không, phần lớn là ở việc này” [49, tr 54]. Tự Lực văn đoàn đã tiên phong trong việc chấm dứt ảnh hưởng của văn học truyền thống về mô tả thế giới tâm hồn của nhân vật. Hơn nữa, họ còn tích cực học hỏi, tìm tòi nghệ thuật viết tiểu thuyết của phương Tây, nắm vững kiến thức tâm lý học để có thể phản ảnh một cách tinh tế những rung động mơ hồ, những cảm giác tươi non, những nét tâm lý từ đơn

Luận văn thạc sỹ 100 Phạm Thị Thu Hà

giản tới những biểu hiện đấu tranh nội tâm gay gắt diễn ra bên trong nhân vật. Vừa có ý thức làm việc nghiêm túc, vừa học hỏi sáng tạo không ngừng, các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã thu được nhiều thành công từ phương diện này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đàn cũng thừa nhận rằng: “Tâm lý các nhân vật được nghiên cứu một cách sâu sắc, tỉ mỉ và vẽ nên những nét phong phú, sinh động. Cho nên con người trong tác phẩm của họ thực hơn, có tác dụng truyền cảm sâu hơn và hấp dẫn hơn. Nhất là Nhất Linh có một bút pháp mô tả tâm lý khá tinh vi, tế nhị” [30, tr 12]. Những dằn vặt lo âu, những phấp phỏng nghi ngờ, những cảm động sung sướng, những ước mơ diễm ảo được miêu tả tỉ mỉ. Vì thế nên con người trong tiểu thuyết dường như gần với con người đời thường hơn. Người đọc đã cảm thấy cái vui cùng nhân vật, buồn cùng nhân vật, hồi hộp mong chờ, chan chứa hi vọng hay thất vọng nặng nề. Tất cả những điều đó có được là do thành công của nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật thông qua nhiều phương diện của nhà văn.

3.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hành động.

Hầu hết các tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn đều miêu tả tâm lý nhân vật một cách giản dị và tinh tế. Một cử chỉ, một dáng điệu, một sắc mặt đủ để biểu lộ một trạng thái của tâm hồn. Mỗi một chuỗi những hành động đều thể hiện một nét tâm lý, tình cảm nào đó của nhân vật. Trâm (Nắng thu) luôn sống trong tâm trạng băn khoăn, day dứt vừa yêu Phong vừa sợ bị Viễn làm hại. Thế nên, ngoài mặt Trâm luôn tỏ ra vui vẻ, vô tư trước mặt Phong nhưng nàng luôn có mối lo ngấm ngầm. Những hành động của Trâm để bảo vệ tình yêu, bảo vệ nhân phẩm của mình cho thấy trong tâm hồn người con gái ngây thơ bất hạnh ấy diễn ra bao nhiêu là nét tâm lý phức tạp. Trâm cố tình mặc cái áo đẹp nhất của mình, Trâm đi ra vườn, đứng nấp sau tán cây để nhìn Phong, cho thấy cái tình của nàng với Phong đã rất sâu sắc nhưng “tình trong như đã mặt ngoài con e” (Truyện

Kiều – Nguyễn Du). Khi bị Viễn trêu ghẹo, Trâm luôn lo lắng không biết bảo vệ mình

như thế nào. Nhiều lần Trâm định nói với Phong nhưng sợ Viễn đe doạ nên lại không dám. Trâm chỉ cố tìm cách lánh mặt Viễn, tránh ở gần Viễn. Hành động Trâm thản nhiên bỏ vào túi đồng hào mà Viễn thưởng cho công nàng ngồi chia bài làm cho Phong thấy khinh thường nàng, thực ra với Trâm, đó là một món tiền to, nàng chẳng bao giờ có một

Luận văn thạc sỹ 101 Phạm Thị Thu Hà

xu nào cả. Trâm cầm đồng tiền đó một cách thản nhiên vì nàng coi đó là phần công mà nàng đã bỏ ra, nàng có quyền được hưởng. Hơn nữa, nàng cũng phải tích cóp để phòng thân. Đồng tiền đó hoàn toàn trong sạch, không có gì là xấu hổ khi nhận nó cả. Thấy Phong có ý hờ hững thì Trâm rất băn khoăn, không hiểu vì sao. Tình cảm hai người đang êm đẹp như vậy bỗng chốc đổi khác. Trâm không thể hỏi trực tiếp Phong, điều đó càng làm cho nàng đau khổ. Nhưng Trâm không thể cam chịu im lặng mãi. Trâm đã viết thư hỏi thẳng Phong, Trâm sang tận phòng Phong lúc đêm tối. Hành động của Trâm khác gì đâu với bước chân “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của nàng Kiều trước đây? Một cô gái nhu mỳ, chân chất như Trâm mà đã có những hành động mạnh mẽ như thế phải là do sự thôi thúc mãnh liệt từ bên trong, từ tâm lý đau khổ, dằn vặt, băn khoăn tột độ, là biểu hiện của một trái tim yêu mãnh liệt, muốn đến với tình yêu một cách trong sáng, chân chính. Khi bị Phong cố tình nói những lời phũ phàng, coi khinh phẩm giá của nàng thì Trâm cũng rất cương quyết, nàng “đứng dậy, sửa lại vành khăn, rồi từ từ đi ra, hai con mắt ráo lệ nhìn thẳng về phía trước như nhìn vào chỗ không” [21, tr 545] như không có Phong ở đó. Hành động đó chứng tỏ trong tâm hồn nàng đang có sự đấu tranh ghê gớm, có một cú sốc quá lớn khiến nàng như trở nên bất thần, đôi mắt như vô hồn. Nhưng Trâm không hề tỏ ra yếu đuối, uỷ mị cầu xin tình cảm của Phong. Nàng bình tĩnh, tự chủ, mỗi hành động, cử chỉ của nàng cho thấy nàng rất có lòng tự trọng. Dù đau khổ vô cùng nhưng Trâm không thể để người ta khinh thường mình. Trâm đã quyết định ra đi với hai bàn tay trắng, thân cô thế cô không biết đi đâu về đâu, lại tật nguyền, ốm đau. Bước chân ra đi mà lòng không khỏi xao xuyến, đi được một quãng, Trâm lại quay mặt nhìn về phía căn phòng của Phong, thở dài, rưng rưng nước mắt. Hình ảnh đó của nàng khác gì với người chinh phụ xưa khi chờ chồng đi chinh chiến xa nhà: “Bước đi một bước giây giây lại dừng” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm dịch). Mỗi bước đi mỗi bước đắn đo, mỗi bước như chất chứa sức nặng của tâm trạng khiến người ta cất bước không đành.

Đồng điệu với tâm trạng của Trâm có lẽ là Mai (Nửa chừng xuân). Mai cũng bị bà Án buộc phải ra đi. Cả Trâm và Mai đều phải cất bước đi âm thầm, lặng lẽ, không để cho người yêu biết. Dù biết là sẽ rất vất vả, rất nhiều những khó khăn thử thách, không tiền,

Luận văn thạc sỹ 102 Phạm Thị Thu Hà

không nhà, không ai thân thiết, chưa biết làm gì nuôi thân nhưng họ vẫn dứt áo ra đi để giữ trọn phẩm giá của mình. Họ đã có những hành động để níu giữ tình yêu, đã cố gắng rất nhiều. Song Trâm vì không nói được nên bị bà Hàn hiểu lầm, bị Phong hiểu lầm, lảng tránh, coi thường. Mai đã chịu nhún nhường, dùng mọi lời hơn lẽ thiệt, có lí có tình để đối mặt với bà Án nhưng cuối cùng, vì yêu Lộc, vì danh dự bản thân, nàng quyết định ra đi không hề do dự, ngay trong ngày hôm đó. Lựa chọn giải pháp ra đi là con đường cuối cùng của Trâm, Mai, chứng tỏ họ đã chịu sức ép tâm lí nặng nề, không thể thoả hiệp, dung hoà mà phải dấn thân vào cuộc đời nhiều khó khăn, cạm bẫy.

Còn Loan (Đoạn tuyệt) thì có những hành động mạnh mẽ, dứt khoát hơn hẳn. Loan thẳng thắn tỏ cho cha mẹ biết nàng không muốn lấy Thân, nói rõ việc hôn nhân này hoàn toàn là do cha mẹ ép buộc. Trong trường hợp này Loan không coi việc cãi lời cha mẹ là bất hiếu vì đây là việc hệ trọng cả đời, chỉ quan hệ với mình nàng mà thôi. Nhưng cuối cùng, vì thương cha mẹ nên nàng đành khuất phục. Trong ngày cưới, Loan cố tình đạp đổ cái hoả lò, đứng ngang hàng với Thân khi lễ tạ. Thậm chí trong giây phút chuẩn bị động phòng, nàng có cảm tưởng như thân phận một gái giang hồ hiến thân cho khách làng chơi mà không hề cảm thấy vui thú gì. “Nàng đứng dậy, bỏ chiếc khăn quàng xuống bàn và lạnh lùng cởi áo ngoài” [18, tr 206]. Những hành động đó đã nói lên một tâm trạng chán ngán của Loan khi mới bước chân về làm dâu. Thế nhưng nàng không chịu yên, mà tỏ ý chống đối, khiêu khích chơi vậy để cho thấy nàng là người mạnh mẽ, không phải là hạng người con gái thuỳ mị, yếu đuối, ai bảo sao nghe vậy, hết lòng hết sức phục dịch mẹ chồng, gia đình nhà chồng. Sau đó nàng tự trách mình “hơi ngỗ nghịch”. Nhưng biết làm sao được vì hành động đó là kết quả của bản năng tự nhiên phản kháng chống lại những cái hủ tục lạc hậu của Loan. Nó là ý thức thường trực trong tâm hồn nàng rồi. Trong suốt thời gian ở nhà chồng, Loan đều cố gắng tự bảo vệ mình trước sự hành hạ, chèn ép của cả gia đình chồng. Khi thì cô nhún nhường, khi thì cũng lại rất mạnh mẽ, táo tợn. Nhưng cũng có lúc Loan như muốn buông xuôi, phó mặc cho số phận. “Không thiết gì sống còn làm gì nghĩ đến cách thoát thân”. Ấy là biểu hiện của một tâm lí mệt mỏi, chán nản, thấy mình đuối sức, không còn muốn cố gắng để cải thiện cuộc sống khổ đau của mình nữa. Đó chỉ là những khoảnh khắc yếu lòng thôi, chứ trong bản năng của Loan

Luận văn thạc sỹ 103 Phạm Thị Thu Hà

thì ý chí đấu tranh vẫn âm ỉ cháy. Bị chồng, mẹ chồng đánh đập, Loan đã phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Nàng tuyên bố “không ai có quyền đánh tôi”. Đó là hành động phản kháng trực tiếp, thể hiện tâm lí vùng lên, là giọt nước làm tràn ly, là “con giun xéo lắm cũng oằn”, không thể chịu đựng được nữa. Thân lao vào đánh Loan, vô tình ngã vào con dao nhíp nàng cầm ở tay. Loan bị buộc tội giết chồng, bị giải lên đồn. Nhưng lúc này, Loan chỉ “rùng mình, cúi đầu nhắm mắt nhưng nàng ngửng lên ngay, thản nhiên nhìn mọi người (..). Nàng lẳng lặng theo người sen đầm ra cửa không quay mặt lại” [17, tr 294]. Cử chỉ, hành động của nàng cho thấy Loan không hề sợ hãi. Nàng lại cảm thấy thật tự do, như vừa thoát khỏi nhà tù của đời nàng. Chi tiết này thật đắt vì nó diễn tả đúng tâm trạng của Loan lúc này, một sự giải thoát cho cuộc sống mà như không sống của nàng. Dù biết có thể bị giam cầm, tù tội nhưng dẫu sao vẫn còn hơn sống trong cái gia đình này, không chỉ bị cầm tù về thể xác mà còn bị giam hãm về tinh thần. Cho nên Loan bước ra đi mà cảm thấy rất nhẹ nhàng, “như vừa bước ra khỏi một nơi tù tội” [17, tr 294].

Với tác phẩm Lạnh lùng, ngay từ mở đầu, người đọc như đang cùng Nhung trải

qua những cảm giác, trống vắng cô đơn: “Nhung áp gối bông vào mặt để cho làn vải êm mát làm dịu đôi má nóng bừng…Một cơn gió thổi qua rào rào trong rặng tre sau nhà…Nàng thở dài thật mạnh một lần nữa cho khỏi thấy cảm giác nặng nề đè lên ngực” [20, tr 11]. Hành động của Nhung để muốn thoát khỏi sự cô đơn làm cho người đọc cảm thấy thương cho nàng. Nhưng dường như càng cố gắng thoát ra thì sự cô đơn càng bủa vây nàng hơn. Nó làm cho nàng không thể chịu đựng nổi, phải tìm mọi cách xua đi. Đang đêm mà Nhung phải ra giếng dội nước ào ào, chẳng phải vì trời nóng quá, mà vì trong nàng đang nóng bừng bừng, vì sự cô đơn, vì cảnh goá bụa khi đang giữa tuổi xuân phơi phới thiêu đốt. Hành động đó có lẽ báo trước cho người đọc biết rằng Nhung chẳng thể sống yên ổn được trong cảnh này. Nàng sẽ phải tìm cách thoát ra. Nàng đã rất do dự trong việc lựa chọn giải pháp hành động cho bản thân. Ở vậy thờ chồng nuôi con hay đi theo tiếng gọi của tình ái? Câu hỏi đó như giằng xé khiến cho Nhung luôn có những xung đột nội tâm gay gắt. Cái éo le là Nhung chỉ được phép chọn một. Cuối cùng Nhung đã chọn được cách làm ổn thoả cả hai đường. Đó là sống giả dối để vừa giữ được tiếng

Luận văn thạc sỹ 104 Phạm Thị Thu Hà

thơm, vừa giữ được tình yêu. Điều này ảnh hưởng đến nhân phẩm của Nhung, nhưng không làm thế thì Nhung không thể sống nổi. Nàng không thể sống mãi đời goá bụa khi mà trái tim yêu đang hừng hực cháy, tuổi xuân, nhan sắc đang ở độ chín nhất. Nàng cũng không thể toàn tâm toàn ý đi theo Nghĩa, vứt bỏ hết mọi thứ đã có. Giải pháp của nàng cũng chỉ là hành động cuối cùng để vẹn toàn đôi đường. Nàng tự thấy thẹn cho mình nhưng nàng không thể sống lừa dối mình được. Cho nên nàng phải giả dối với mọi người. Trong ngày giỗ chồng, nàng cố ý lau qua loa dòng nước mắt để cho mọi người biết nàng vừa mới khóc, mọi người tưởng nàng nhớ chồng mà khóc. Nhưng sự thực thì nàng đang nhớ tới Nghĩa, đau khổ vì Nghĩa sắp phải đi xa. Sau đó là một chuỗi những hành động giả dối để che mắt mọi người. Nhung phải giả vờ ngủ mê, dậy đốt hương lễ tạ khi lén lút gặp Dũng trong vườn; hái vội cành ổi cho gọi là đi hái lộc chùa; giả vờ gọi to thằng ở để hàng xóm biết nàng không ở nhà một mình với Nghĩa; tìm mọi lí do hợp lý để có thể ra khỏi nhà, đến nhà Nghĩa, đi chơi với Nghĩa. Khi Nhung ngỏ cùng bà Hai sự thật, muốn ra đi cùng Nghĩa, khi ấy là Nhung đã có sự quyết tâm cao độ, biểu hiện một tâm lí muốn rũ bỏ tất cả những tiếng thơm giả dối kia, Nhung muốn được đường hoàng yêu Nghĩa, sống cùng Nghĩa, đạp lên trên mọi lời phỉ nhổ, khinh bỉ của người đời. Nhưng cuối cùng Nhung không làm được, Nhung đầu hàng, Nhung đã nhụt ý chí đấu tranh vì không dám bước qua ranh giới mỏng manh kia, Nhung còn phải là chỗ dựa cho cha mẹ nàng, còn phải là tấm gương cho họ hàng làng xóm, còn phải có trách nhiệm với con nàng. Bấy nhiêu điều đó chi phối nàng, làm cho nàng không thể mạnh mẽ hành động như quyết tâm ban đầu nữa.

Mặc dù đã đi tu nhưng Lan (Hồn bướm mơ tiên) vẫn không tránh khỏi những rung động xao xuyến của ái tình. Lan vẫn chưa rũ được bụi trần. Gặp Ngọc, trước tấm chân

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)