Nghệ thuật khắc họa chân dung, ngoại hình của nhân vật.

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn (Trang 81)

Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn

3.1.Nghệ thuật khắc họa chân dung, ngoại hình của nhân vật.

Một tác phẩm nghệ thuật phải là 100% nội dung và 100% hình thức cộng lại. Như vậy, một tác phẩm văn học được gọi là thành công phải đạt được trên hai phương diện: Nội dung và hình thức. Nội dung quyết định đến hình thức, nhưng ngược lại hình thức cũng có tác động trở lại tới nội dung. Một nội dung có giá trị, mang tư tưởng nhân văn sâu sắc sẽ cần đến một hình thức biểu hiện phù hợp, phát huy tốt nhất ý nghĩa của nội dung. Nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong một hình thức hoàn mĩ là điều mà bất cứ một người cầm bút nào cũng mong muốn đạt đến. Nhà văn phấn đấu tìm tòi những nội dung mới mẻ, có giá trị nhưng đồng thời cũng phải suy nghĩ, tìm tòi cách thể hiện sao cho vừa chân thật, vừa mới mẻ, hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao. Một tác phẩm dù có giá trị đến mấy nhưng nghệ thuật thể hiện tầm thường thì cũng không có sức sống với thời gian.

Trong dòng văn học Việt Nam, chúng ta không thể không lưu tâm tới nhóm Tự Lực văn đoàn. Về mặt nội dung thì còn nhiều ý kiến tranh luận, thậm chí trái chiều nhau, nhưng về mặt nghệ thuật thì không ai phủ nhận được sự đóng góp to lớn của nhóm đối với nền văn học dân tộc. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Tự Lực văn đoàn đã có công đưa văn xuôi Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của nền văn học cũ, tiếp cận với nền văn học hiện đại trên thế giới. Chính họ giữ vai trò là người mở đường, tiên phong, đứng ở vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, nhân vật là phương tiện cơ bản, chủ yếu để nhà văn khái quát lên hiện thực cuộc sống, là yếu tố then chốt để thể hiện tư tưởng, chủ đề. Nhân vật, tính cách là những yếu tố thuộc về nội dung, nhưng biện pháp xây dựng lên hình tượng nhân vật lại là vấn đề thuộc về hình thức (nghệ thuật thể hiện). Trước đây, nhân vật trong văn học cổ trung đại ít được các tác giả chú ý bằng cốt truyện, nội dung. Nhân vật

Luận văn thạc sỹ 82 Phạm Thị Thu Hà

thường được biết đến thông qua những hành động, phẩm chất, ít khi thấy nhà văn tả chân nhân vật. Nếu tả thì chỉ là đôi ba nét chấm phá theo lối ước lệ tượng trưng. Đặc biệt là nhân vật nữ, với quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp”, nên khi miêu tả, người cầm bút thường chú ý đến đạo đức nhiều hơn là vẻ đẹp ngoại hình, thể chất của họ. Đây đó một số nhân vật được tả chân nhưng cũng chỉ là lướt qua để gợi ra vẻ đẹp của tấm chân dung nghiêng nước nghiêng thành mà thôi. Nguyễn Du tả hai chị em Thuý Kiều cũng vậy:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Hay nàng Trần Hạnh Nguyên trong Nhị Độ Mai cũng được tả bằng bút pháp tượng trưng:

Người đâu trong ngọc trắng ngà Mặt vành vạnh nguyệt tóc rà rà mây.

Do quan điểm thẩm mĩ ưa cái bóng bẩy, xa xôi, thanh nhã, nói ít gợi nhiều hơn là cái gợi cảm trực tiếp nên vẻ đẹp thể chất của con người trong văn học cổ trung đại ít được chú ý. Vì thế cho nên tác giả không thể miêu tả được vẻ đẹp ngoại hình cụ thể, chân dung nhân vật chỉ được phác hoạ qua vài ba nét chấm phá, đủ để tạo nên một diện mạo đặc sắc, riêng biệt. Nhà văn chỉ tả lấy cái hồn cốt của nhân vật. Bắt đầu từ tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, vẻ đẹp thể chất mới được xem là tiêu chuẩn đánh giá con người hoàn chỉnh. Điều này thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới của thời đại, là đóng góp đáng kể trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhóm Tự Lực văn đoàn.

Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX với sự phát triển mạnh mẽ của văn học đô thị làm nảy sinh hàng loạt nhu cầu mới mà trước đó chưa có. Văn học phải đáp ứng thị hiếu của công chúng. Độc giả bây giờ không còn là những bậc nho học đạo mạo

Luận văn thạc sỹ 83 Phạm Thị Thu Hà

khăn xếp áo the nữa mà là thế hệ những con người theo văn hóa phương Tây, nam mặc âu phục, tóc cắt ngắn, phụ nữ để tóc vấn trần, rẽ ngôi lệch, mặc quần áo tân thời. Vì thế nên hệ tư tưởng của họ cũng khác trước. Công chúng không còn muốn đọc những cuốn tiểu thuyết giáo điều, rao giảng về đạo đức, luân lí. Họ muốn đọc những tác phẩm phản ảnh chân thực những xúc cảm, suy nghĩ của con người. Họ muốn khẳng định quyền con người, những nhu cầu về giải phóng cảm giác, thể hiện những con người không chỉ có vẻ đẹp về tâm hồn mà còn đẹp về hình hài. Nếu như văn học trước đó tả người phụ nữ đều là những trang diễm lệ, có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng vẻ đẹp ấy được miêu tả để phục vụ cho việc ca ngợi những con người đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện, luôn biết làm theo đạo lý Nho giáo. Còn văn học hiện đại ngày nay miêu tả vẻ đẹp

ngoại hình con người vì đó là một phần làm nên giá trị, là một yếu tố để khám phá con

người. Con người bây giờ được coi là trung tâm của vũ trụ, là thước đo của vạn vật, mang giá trị tự thân nó chứ không phải là để minh hoạ cho một hệ tư tưởng, giáo lý nào. Mặt khác, trong xã hội nước ta lúc bấy giờ, các cuộc thi sắc đẹp được tổ chức khá thường xuyên do chính quyền thực dân phát động đã ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của người dân. Họ biết trọng thân thể, chăm lo sắc đẹp của bản thân. Cái đẹp về ngoại hình bây giờ không làm họ thẹn thùng, giấu giếm, kín đáo nữa mà đã có ý thức chăm chút để ngày càng đẹp hơn. Trên các mặt báo đã xuất hiện những mục dạy cách trang điểm, ăn mặc, luyện tập để có được một thân hình duyên dáng, khoẻ mạnh. Những cải cách về trang phục, trang điểm không chỉ được giới nữ hưởng ứng nhiệt liệt mà còn được các tầng lớp xã hội khác đánh giá cao, coi đó là “cải cách quan trọng không kém gì những cải cách lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội bởi nó đã phụng sự cho cái đẹp của nữ giới khiến cho cuộc đời của chúng ta thêm muôn phần mỹ lệ” [62, tr 142].

Khác với văn học truyền thống coi đạo đức con người mới là cái cao cả, “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, con người của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn công khai khẳng định vai trò của cái đẹp hình thức trong cuộc sống. Cô Hảo trong

Băn khoăn coi “Đẹp - đó là mục đích của đời nàng. Nàng cho một thiếu nữ không đẹp

thì không thể nào sung sướng được. Thông minh, có học vấn thì càng hay nhưng thiếu cái nhan sắc cần thiết thì thông minh, học vấn cũng bằng thừa, cũng vất đi. Thông minh,

Luận văn thạc sỹ 84 Phạm Thị Thu Hà

học vấn cũng chỉ làm tôi tớ cho nhan sắc mà thôi. Muốn đắc thắng, muốn có một tương lai vẻ vang trước hết cần phải đẹp” [2, tr 146]. Với con người Tự Lực văn đoàn, sắc đẹp là yếu tố đầu tiên gây thiện cảm. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các nhân vật nữ chính diện trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đều được miêu tả rất xinh đẹp. Có một điều khác trong nghệ thuật miêu tả nhân vật là các tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của nhân vật một cách trực tiếp, không còn trừu tượng, bóng bẩy, kiêu sa, diễm lệ như trước đây. Con người hiện ra trong vẻ đẹp rất đời thường, như nó vốn có vậy, không cần phải dụng công miêu tả cầu kì, tô vẽ bằng lăng kính của thiên nhiên ngoại giới. Các nhà văn Tự Lực văn đoàn rất chú trọng tới chi tiết. Đôi khi chỉ một chi tiết thôi nhưng cũng đủ phác hoạ cho người đọc thấy được vẻ đẹp của nhân vật. Nhà văn đi từ đường nét ấn tượng sau đó mới gợi lên cảm giác thưởng thức ở người đọc. Có thể nói đây là một sự tiến bộ về bút pháp miêu tả nhân vật.

Vẻ đẹp của cô gái câm tên Trâm trong Nắng thu được thể hiện qua một chi tiết

tưởng như vô tình mà gây được ấn tượng sâu đậm cho người đọc: “Nước da nàng ăn phấn nên vừa phủi qua vài cái đã thấy nàng đẹp lên bội phần, da phấn trắng càng làm cho đôi mắt đen láy của nàng lánh thêm như đôi mắt nhung” [21, tr 524]. Chỉ qua một chi tiết nhỏ như vậy thôi nhưng cũng đủ lột tả vẻ đẹp tự nhiên, trong trắng, đáng yêu của Trâm. Hầu hết các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đều được miêu tả theo kiểu tạo dựng chi tiết như vậy. Loan trong Đôi bạn được miêu tả: “có cái má lúm đồng tiền ở má rất xinh mà khi cười mới trông thấy, mà càng cười càng xinh hơn nữa …” [18, tr 146]. Cô Minh Nguyệt, Cả Đạm, Lệ Hồng trong Đoạn tuyệt từng nức tiếng là hoa khôi

Hà thành khiến bao chàng trai điêu đứng. Lan trong Hồn bướm mơ tiên có vẻ đẹp sánh với công chúa Văn Khôi, con vua Lý Nhân Tông. Vẻ đẹp của Hiền trong Trống mái lại được gợi ra khi nàng thay đổi trang phục: “Bộ áo tắm màu xanh non rất ngắn để hở cặp đùi hồng hào, cái ngực trắng bong và cái lưng lằn những bắp thịt” [14, tr 13]. Chi tiết đầu tiên đem đến cho người đọc ấn tượng về vẻ đẹp của Nhung (Lạnh lùng) là khi nàng đi tắm đêm: “Dưới bóng trăng, hai cánh tay tròn trĩnh của nàng đã trắng lại càng trắng hơn; mấy dòng nước từ từ chảy từ vai xuống hai bàn tay lấp loáng như ánh sáng” [20, tr 12]. Chỉ bằng những chi tiết tiêu biểu, sắc nét như vậy thôi đã đem đến cho người đọc

Luận văn thạc sỹ 85 Phạm Thị Thu Hà

hình dung về ngoại hình đẹp đẽ, tươi tắn, có sức cuốn hút người khác của các cô gái trẻ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn. Nhà văn không phải nói nhiều, tả nhiều, tự bản thân chi tiết đã nói lên bản chất của sự vật.

Một đặc trưng nữa trong bút pháp nghệ thuật của các nhà văn là thường miêu tả nhân vật thông qua cái nhìn của nhân vật khác. Lần đầu tiên gặp Lan, Ngọc (Hồn bướm

mơ tiên) đã có ấn tượng với ngoại hình của Lan. Đi bên cạnh Lan, thỉnh thoảng Ngọc lại

“liếc mắt nhìn trộm và nghĩ thầm: Quái lạ! Sao ở vùng nhà quê lại có người đẹp trai đến thế, nước da trắng mát, tiếng nói dịu dàng, trong trẻo như con gái” [6, tr 10]. Vẻ đẹp của Lan (Đẹp) lại qua sự cảm nhận của hoạ sĩ Nam là vẻ rực rỡ của tuổi xuân thì: “một cô gái dậy thì, hai má đỏ hây hây, cái ngực nở nang như chứa đầy sinh lực” [3, tr 29]. Hình ảnh của Thơ trong Con đường sáng hiện ra qua suy tưởng của Duy là hình ảnh cuốn hút của một thiếu nữ “có hai bàn tay nhỏ và trắng, những ngón tay thon thon hình búp hoa ngọc lan, những ngón tay đặt lên trán chàng sẽ làm dịu mọi vết thương, có đôi mắt trong và thơ ngây dưới hàng mi đen và dài, một cái nhìn đủ khiến chàng chìm đắm vào trong biển êm dịu. Còn cặp môi, cặp môi thắm đương mỉm một nụ cười ý nhị, chàng ngây ngất muốn đặt cái hôn nồng nàn, say sưa” [1, tr 53]. Còn Lan Hương, thiên thần tình yêu của tiểu thuyết Băn khoăn được Cảnh cảm nhận là vẻ đẹp “tình tứ âm thầm, yêu đương và bí mật, nhất là bí mật, bí ẩn như ẩn ở cái miệng nhỏ có một vẻ mệt nhọc và ít nói, ở cặp mắt sáng to và sâu che sau hàng mi dài và cong lên” [2, tr 62]. Đối lập với vẻ đẹp trong sáng, ngây thơ của Lan Hương là vẻ đẹp sắc sảo, quyến rũ của Hảo: “từ khuôn mặt trái xoan cho tới cái thân hình vừa tha thướt vừa nở nang trong bộ y phục sa tanh trắng. Cái nhìn thẳng thắn của cặp mắt to, sáng và hơi xếch qua hàng mi dài, trong cái quầng xanh dưới đôi mày bán nguyệt như mỉm cười với chàng. Một điểm kín đáo mà thoạt tiên chàng nhận ra ấy là gò má hơi cao, nhưng nhìn kĩ thì đó là một điểm đẹp” [2, tr 109]. Cô gái quê tên Nhan (Bướm trắng) cũng được chàng Trương trong một phút giây bỗng nhận ra: “Trương thấy Nhan đẹp quá; tóc nàng chưa chải, lơ thơ rủ xuống trán và cả một bên tóc lệch xuống vai. Mắt nàng sáng và trong như buổi sáng hôm đó” [16, tr 194]. Loan (Đôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bạn) hiện ra trong sự cảm nhận của Dũng là “Nước da màu phớt hồng, hai má lúm đồng

Luận văn thạc sỹ 86 Phạm Thị Thu Hà

quyến rũ và khêu gợi như đánh thức bao nhiêu thèm muốn ngấm ngầm bấy lâu trong một phút rạo rực nổi dậy” [18, tr 255]. Bên cạnh Loan, Hà cũng là một cô gái đẹp dù vẻ đẹp đó mong manh, yếu ớt. Trúc nhận thấy Hà không đẹp lắm nhưng nếu chàng yêu Hà thì Hà là người con gái có đủ nhan sắc để chàng yêu: “cặp môi không cười mà vẫn tươi, hai vết lõm đồng tiền ở má và đôi mắt đen lánh, đuôi cụp xuống, có vẻ ngây thơ tinh nghịch” [18, tr 138]. Chính vẻ đẹp giản dị ấy khiến cho Trúc không khỏi xúc động “nảy ra một ý muốn thương mến mơ màng. Hai con mắt và đôi môi của Hà khi nàng cười nói, Trúc nhìn thấy một thứ duyên vui và đầm ấm” [18, tr 139].

Còn Thu trong Bướm trắng lại mang vẻ đẹp đài các, quí phái. Dù đang mặc áo tang

nhưng vẻ đẹp của Thu cũng vẫn lộ rõ, làm cho Trương thiết tha ngắm nhìn: “hai con mắt to và đen sáng long lanh như còn ướt nước mắt và đôi gò má không phấn sáp ửng hồng trong khung vải trắng. Vẻ buồn của trang phục làm lộ hẳn cái rực rỡ của một vẻ đẹp rất trẻ và rất tươi. Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và vẻ kiêu hãnh làm sắc đẹp của thiếu nữ có ý vị hơn lên như chất chua của quả mơ” [18, tr 22]. Vẻ đẹp ấy làm Trương thấy mê mẩn và có thể yêu đến trọn đời. Thu là hiện thân của sự trong sáng, thánh thiện mà Trương không thể vươn tới được, như con bướm trắng chập chờn trước mặt mà không thể bắt nổi. Như vậy có thể thấy rõ ràng sự chuyển biến trong việc miêu tả ngoại hình của nhân vật trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, không còn là cách miêu tả trừu tượng, hoa mĩ, bóng bẩy nữa mà cụ thể, sinh động, gợi cảm, giúp người đọc có thể cảm nhận được trực tiếp về nhân vật.

Trong khi miêu tả vẻ đẹp của nhân vật, các nhà tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn cũng không miêu tả một cách tập trung như thường thấy trong văn học cổ điển, phải miêu tả một cách trọn vẹn vẻ đẹp ngoại hình ngay khi nhân vật xuất hiện, giống như là một sự giới thiệu, sau đó mới chuyển qua việc khác. Trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn không có những đoạn đặc tả nhân vật để tạo nên một ấn tượng sâu sắc cho người đọc như Thị Nở của Nam Cao, Tuyết, bà Phó Đoan của Vũ Trọng Phụng….mà chân dung nhân vật được hiện ra từ những chi tiết trong những hoàn cảnh khác nhau. Người đọc phải có sự theo dõi chăm chú, liên tưởng, tưởng tượng để hình dung ra một con người hoàn chỉnh. Đôi khi chỉ là một cử chỉ thoáng qua, một hành động, một lời nói, một điệu cười…Tất cả

Luận văn thạc sỹ 87 Phạm Thị Thu Hà

hoà điệu trong tác phẩm để tạo nên một chân dung hoàn chỉnh. Vẻ đẹp của Tuyết (Đời

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn (Trang 81)