Mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu, giữa dì ghẻ con chồng.

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn (Trang 25)

Luận văn thạc sỹ 26 Phạm Thị Thu Hà

Từ xa xưa, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu vốn đã không có gì tốt đẹp, thậm chí là bi kịch của nhiều gia đình. Điều này cuốn hút những nhà văn Tự Lực văn đoàn, đặc biệt là trong bối cảnh thời đại giao tranh giữa cái cũ và cái mới, khi những bà mẹ chồng nặng óc tư tưởng phong kiến còn những cô con dâu lại được học theo cái mới tân thời, hiện đại của phương Tây. Sự va chạm giữa hai thế hệ này chắc chắn sẽ dai dẳng, quyết liệt và thú vị. Các nhà văn Tự Lực văn đoàn muốn phản ánh thực tế đó, không phải chỉ là để tạo sự cuốn hút độc giả, mà qua đó họ thể hiện quan điểm chống lại đạo Khổng, và cổ vũ cái mới. Qua những trang viết về mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu, các nhà văn đã làm được nhiều hơn thế. Không chỉ làm cho mọi người nhận thấy tính chất vô lý, lỗi thời, cổ hủ, lạc hậu của các bà mẹ chồng, các nhà tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đã góp vào trong văn học những hình tượng sống động, rất hiện thực, làm cho người đọc vô cùng thú vị và thêm yêu mến những tác phẩm của họ. Đương thời, những Hồn bướm mơ tiên, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt, Thừa tự, Gia đình, Thoát ly, Nửa chừng xuân… đã làm mưa làm gió trên văn đàn, tạo ra một hiện tượng chưa từng thấy,

một đời sống văn học vô cùng sôi động và có giá trị cao.

Hình tượng những bà mẹ chồng đi vào trong văn học đều là những người phụ nữ cay nghiệt, độc đoán, luôn hành hạ, chì chiết con dâu. Đứa con dâu mà bà đã mất bao nhiêu tiền của, công lao để cưới về thì phải “nhập gia tuỳ tục”. Bà phải dạy bảo, uốn nắn theo phép tắc, gia phong nhà bà. Điều đầu tiên mà bà Phán Lợi dạy Loan khi nàng về làm dâu là “dạy bảo Loan như dạy bảo một con ở” [18, tr 210]. Bà tỏ rõ cho nàng biết rằng cưới nàng về để hầu chứ không phải về để làm một người vợ. Bà gò Loan vào khuôn phép nhà bà bằng cách phải làm những việc nặng nhọc mà lẽ ra đầy tớ làm được, nhưng bà bắt Loan phải làm cho quen, cho tỏ ra là người dâu trưởng đảm đang. Không chỉ có thế, bà còn hành hạ Loan bằng những lời nói cay độc. Loan làm việc quần quật từ sáng sớm đến tối mịt, nhưng hễ ngơi là bà chì chiết, dùng những lời mát mẻ cho nàng là lười biếng, hư thân, chỉ biết “quấn lấy chồng”. Thậm chí bà còn nghi ngờ con dâu khuân của về cho bố mẹ đẻ. Những lời nói mát của bà Phán đã làm cho Loan cảm thấy đau khổ hơn rất nhiều lời mắng chửi, làm cho tình nghĩa giữa nàng và mẹ chồng đã “đoạn tuyệt” từ lâu.

Luận văn thạc sỹ 27 Phạm Thị Thu Hà

Khi Loan kiên quyết không đưa con về để bà chữa thuốc lang và chỉ rõ bà là nguyên nhân làm cho đứa bé chết thì bà không còn giữ được bình tĩnh mà nói mát nói mẻ nữa, bà đứng phắt dậy “xỉa xói”, “chỉ vào mặt Loan the thé”. Rồi bà dùng uy quyền của bà mẹ chồng mà ra lệnh: “Anh tát nó cho tôi một cái xem nó có nỏ mồm nữa hay không?” [18, tr 263]. Đỉnh điểm của sự tàn ác đó là bà tru tréo: “Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội” [18, tr 291]. Mâu thuẫn đã lên đến cao trào. Họ không thể còn cùng chung sống dưới một mái nhà. Sức chịu đựng của Loan có giới hạn, đã là giọt nước làm tràn ly. Tuy là cô gái có tư tưởng tiến bộ thế nhưng từ ngày bước chân về làm dâu, Loan đã suy nghĩ khác. Nàng đã cúi đầu tuân thủ, phục tòng nhà chồng. Dù cho mẹ chồng tác oai tác quái, hạch sách đủ điều, Loan vẫn nhẫn nhịn nghe theo. Thậm chí khi con ốm, bà Phán Lợi nghe lời thầy bói giao nó cho thầy bùa chữa bằng thứ thuốc dã man, Loan cũng không ngăn cản. Nàng ngoan ngoãn cứ hai ngày một lần đi với mẹ chồng vào thăm con. Rồi bị bà Phán đổ cho tiếng ác, điêu ngoa xấu bụng, nàng cũng chỉ cắn răng lặng im, mặc cho bà “dí ngón tay cái vào trán Loan, quệt mạnh một cái và mỉa mai: Ác như thế ….Không trách tuyệt đường sinh đẻ” [18, tr 286]. Nhưng Loan không thể nhẫn nhịn được nữa khi hai mẹ con bà Phán xúc phạm nhân phẩm, thân thể và danh dự của Loan. Nàng dõng dạc: “Không ai có quyền chửi tôi. Không ai có quyền đánh tôi”, “Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai” [18, tr 290]. Rõ ràng, cái cũ không thể chấp nhận được cái mới, không thể dung hoà được nhau, chúng phải bài trừ, triệt tiêu nhau. Hai nhân vật ở hai chiến tuyến khác nhau, đấu tranh đến cùng để bảo vệ quan điểm, tư tưởng của mình tất yếu sẽ nảy sinh xung đột nảy lửa. Họ không thể chung sống hoà bình được nữa. Một bà mẹ chồng thủ cựu, không bao giờ chấp nhận mình sai vì bà được giáo dục như thế từ nhỏ. Một nàng dâu tân tiến, mạnh mẽ, kiên quyết bảo vệ nhân phẩm, danh dự, quyền được sống. Hai con người đó là hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Xung đột nảy ra là tất yếu. Qua đây ta thấy Nhất Linh không phải là nhà văn lãng mạn hoàn toàn. Ông rất hiện thực trong việc tái hiện lại cuộc sống trong gia đình phong kiến, nhất là mâu thuẫn không điều hoà nổi giữa mẹ chồng và nàng dâu. Ông đã để cho mạch truyện phát triển tự nhiên, hợp logic khách quan. Nhà văn Nguyễn Công Hoan phê phán cách xử lý tình huống của Nhất Linh, cho rằng như thế không tích cực nên đã viết

Luận văn thạc sỹ 28 Phạm Thị Thu Hà

tác phẩm Cô giáo Minh. Nhân vật chính cô giáo Minh có hoàn cảnh tương tự như Loan

nhưng cô Minh không phản kháng dữ dội như thế mà cô đã cảm hoá mẹ chồng, em chồng, rồi dần dần họ cũng theo mới. Cả gia đình chung sống hoà bình, hạnh phúc. Cách kết thúc như thế, có lẽ có phần lãng mạn, không tưởng hơn các nhà văn Tự Lực văn đoàn bởi lẽ rằng người ta không thể dễ gì thay đổi quan điểm, tư tưởng trong ngày một ngày hai, hơn nữa đó là những niềm tin đã ăn sâu bám rễ thâm căn cố đế trong họ. Họ chỉ thay đổi khi có tác nhân ngoại cảnh lớn, là sự thay đổi của hoàn cảnh sống và của cả xã hội. Với tình hình Việt Nam những năm trước cách mạng, với hình thái xã hội thực dân nửa phong kiến, chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại và ngự trị thì điều đó là chưa thể được.

Dù chưa cưới hỏi chính thức nhưng có thể gọi quan hệ giữa bà Án và Mai (Nửa

chừng xuân) là mẹ chồng – nàng dâu được. Mai tuy lấy Lộc không được bà Án cho phép

nhưng hai người đã ăn ở với nhau hạnh phúc như vợ chồng, lại có thêm đứa con. Có lẽ không ngày nào phải làm dâu nên quan hệ giữa hai người cũng không giống như mẹ chồng – nàng dâu truyền thống. Họ chỉ gặp nhau hai lần. Lần thứ nhất, bà Án đến để đuổi Mai đi. Lần thứ hai bà Án lên để muốn đưa Mai về làm dâu, muốn nhận cháu đích tôn. Vì thế, cuộc giáp mặt của họ thực sự là hai cuộc chiến âm thầm giữa hai người đàn bà. Họ tuyên chiến bằng những lời lẽ rất mềm mỏng nhưng có gang có thép. Bà Án muốn đạt được ý muốn của mình nên phải trổ hết tài mưu lược. Bà biết những gì cần nói và đánh vào tâm lý đối phương. Bà biết không thể dùng oai quyền với Mai được nên bà dùng lời lẽ ngon ngọt, lại xoay chuyển nhiều mưu kế để biết được chỗ yếu của Mai. Bà viện dẫn đến lời lẽ cổ nhân, đến chữ Thánh hiền, đến cả những phẩm chất của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đến cả việc vẫn xảy ra trong xã hội xưa nay: “Ông cha ta lấy vợ lẽ là thường chứ. Có hề gì” [10, tr 246]. Cuối cùng, bà tổng công kích vào một điểm mà vẫn được coi là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự hi sinh vì người thân yêu. Bà Án đã lợi dụng đức tính đó của Mai. Và bà đã thắng. Bà vẽ ra tương lại tốt đẹp của Lộc theo sự tính toán, sắp xếp của bà. “Quan Tuần còn trẻ, bước hoạn đồ còn dài, sau này con tôi tất phải nương tựa vào bố vợ mới mong chóng thăng quan tiến chức được. Nếu trái lại, tôi để nó tự do kết hôn với cô, thì không những nó mất chỗ nương tựa mà nó

Luận văn thạc sỹ 29 Phạm Thị Thu Hà

lại mang tiếng chơi bời bậy bạ, lấy người không xứng đáng, tránh sao được nốt xấu trong lý lịch. Đấy cô nghĩ xem, nếu quả cô yêu con tôi và cô giàu lòng hi sinh thì chả còn sự hi sinh nào to bằng, quí bằng, cao thượng bằng sự hi sinh này. Vì cô sẽ giúp cho tương lai của người cô yêu” [10, tr 246]. Nói đến điều này thì một người như Mai không thể từ chối được. Mai chấp nhận ra đi để Lộc được sung sướng. Hơn nữa, Mai không thể để bà Án lăng mạ, bôi nhọ danh dự và lòng tự trọng của nàng. Nàng quyết định ra đi ngay ngày hôm đó. Vậy là cuộc hội kiến đầu tiên giữa hai người ở vị trí mẹ chồng – nàng dâu ấy không hề đao to búa lớn, không hề có xung đột bạo lực, không phải trải qua sự hành hạ, áp chế như trong Đoạn tuyệt nhưng nó không kém phần dữ dội và hấp dẫn người đọc. Đây là cuộc đấu trí giữa hai người đàn bà sắc sảo, thông minh, khéo léo. Mỗi lời nói ra đều là cả sự tính toán, cân não, dò xét đối phương để tung đòn quyết định. Cả bà Án và Mai đều dùng những ngôn ngữ rất nhã nhặn, lịch sự. Cuộc đối đầu giữa hai người sở dĩ có thể nhã nhặn như thế được bởi lẽ bà Án lúc này đang muốn đạt được mục đích của mình, và Mai không phải là người bà có thể dùng uy quyền hay tiền bạc mà khuất phục được. Cho nên bà phải bày mưu tính kế để đưa Mai vào tròng, phải từ tốn, từng bước, từng bước như con mãnh thú rình mồi. Khi con mồi đã mắc bẫy thì tung đòn quyết định cuối cùng tất sẽ thắng.

Lần thứ hai gặp gỡ, bà không còn ở thế thượng phong nữa. Năm năm về trước bà nhẫn tâm đuổi mẹ con Mai đi, mặc cho Mai van xin, đe doạ: “Trách nhiệm nặng nề sau này bà phải chịu lấy” [10, tr 248]. Bây giờ, bà phải lên tận Phú Thọ để cầu xin Mai trở về cho bà được có cháu. Cho nên khi gặp Mai, bà Án thấy “bối rối, lo sợ, nghĩ tới khoa ngôn luận, tài ngoại giao sắp phải cùng Mai thi thố” [10, tr 353]. Lần này thì bà bị rơi vào thế bí nên hết sức nhún nhường. So với lần trước, bà phải tính toán mưu kế hơn rất nhiều lần. Bà dùng “khổ nhục kế” mong muốn đánh vào điểm yếu của Mai. Bà còn hết lời khen ngợi, khâm phục Mai. Chưa bao giờ một bà mẹ chồng lại hạ mình đến mức ấy. Chưa bao giờ mẹ chồng lại khen ngợi, tỏ lòng khâm phục con dâu như thế. Song thực chất đó là âm mưu được chuẩn bị kĩ lưỡng của bà Án hòng mong muốn đạt được mục đích. Một lần nữa bà Án lại tỏ ý muốn đón Mai về làm vợ lẽ của Lộc. Không phải bà ân hận vì những lỗi lầm trong quá khứ mà bởi vì vợ chồng Lộc không có con. Mà cháu Ái,

Luận văn thạc sỹ 30 Phạm Thị Thu Hà

đứa con của Mai và Lộc lại hồng hào, kháu khỉnh, bụ bẫm, đáng yêu. Tất cả mưu kế của bà Án đã tan thành sương khói khi Mai lạnh lùng tuyên bố: “Tôi xin cụ đừng gọi tôi là mợ. Tôi không phải, tôi không còn là con dâu cụ, mà cũng không bao giờ cụ thèm nhận tôi là con dâu, cụ nhớ điều ấy cho” [10, tr 359]. Lần này thì bà Án thất bại. Bà thất bại vì bà không được ở trong cái tháp ngà của mình. Bà không được sự bao bọc của những luân thường, đạo lý, của nền nếp gia phong. Bà có tức giận quát tháo thì bị Mai dội cho gáo nước lạnh: “Thưa cụ, ở đây là nhà tôi, chứ không phải là dinh quan tri huyện, xin cụ nhớ cho” [10, tr 364]. Như thế có thể thấy rằng những bà mẹ chồng có thể tác oai tác quái được khi họ nắm quyền hành trong tay, khi họ có lực lượng hẫu thuẫn phía sau vô cùng hùng hậu và dày đặc, khi họ ở thế thượng phong, khi họ tin tưởng ở sự đúng đắn của bản thân vì đã được dạy bảo như thế từ ngàn xưa.

Các bà mẹ chồng đều trở nên tàn nhẫn, cay nghiệt như thế không chỉ trong văn học mà trong cả cuộc sống con người từ xa xưa. Cứ nói đến mẹ chồng là người ta hình dung ra một người ghê gớm, quyền năng tối thượng trong gia đình, luôn ác độc và tìm mọi cách hành hạ, chì chiết con dâu. Các cô gái khi bước chân về nhà chồng đều rất sợ phải đối mặt với mẹ chồng, nhất là những bà mẹ chồng có quyền có chức, được xếp vào hàng bà lớn. Tại sao lại có cái tư tưởng bất thành văn như vậy in sâu bám chắc vào suy nghĩ của mỗi người. Xét trên góc độ tâm lí học thì có lẽ nó xuất phát từ bản tính ích kỉ của con người. Khi còn trẻ, họ về làm dâu cũng bị mẹ chồng hành hạ, áp chế. Bây giờ, đứng trên cương vị bề trên, có quyền hành, họ không thể để những cô con dâu sung sướng hơn họ ngày xưa. Họ không thể chịu được cảnh con dâu nhàn nhã, tân thời, ăn không, ngồi rồi. Bà sẽ cảm thấy “Chướng mắt lắm, không chịu nổi” [17, tr 210]. Đời bà khổ nhiều rồi nên bà cũng muốn người khác cũng phải khổ như bà để thấm thía cảnh đi làm dâu, để những cô con dâu ấy không dám vượt quyền bà, phải chịu khổ chịu sở như bà ngày xưa cho được thăng bằng. Và những cô con dâu ấy sau này khi trở thành mẹ chồng cũng sẽ lại mang tư tưởng, tâm lí như thế. Bây giờ, họ không thể phản ứng lại mẹ chồng, phải cắn răng chịu đựng để đợi đến khi được ở vị trí đó, họ trút hết những căm hờn tích tụ bao nhiêu năm lên đầu người khác. Đó là sự vô lý nhưng xét ở góc độ tâm lý học thì cũng là điều dễ hiểu. Người ta chỉ có thể hành hạ người khác khi đang ở thế trên, khi có quyền

Luận văn thạc sỹ 31 Phạm Thị Thu Hà

được phép làm vậy. Còn yếu thế, thân cô thế cô không thể chống lại thì họ phải chấp nhận phục tùng không điều kiện. Còn một lí do nữa khiến các bà mẹ chồng và con dâu bất hoà với nhau, nay tiếng bấc mai tiếng chì bởi vì rằng bà nhận thấy đứa con trai mà bà rất mực thương yêu ấy bây giờ không còn là của riêng bà nữa, tình cảm đã bị san sẻ. Tình vợ chồng của con trai và con dâu khiến bà cảm thấy như cái gai chọc vào mắt. Vậy nên bà khó chịu với kẻ ngoại đạo xen vào tình mẫu tử phá vỡ đi cái vị thế độc tôn của bà trong lòng con trai.

Nằm trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu nhưng mối quan hệ giữa bà Phán Lợi và Tuất thì lại khác hoàn toàn với Loan (Đoạn tuyệt). Dù cả hai đều là con dâu bà Phán nhưng với Loan thì bà không đội trời chung. Còn với Tuất thì dường như rất êm đẹp. Bà chiều chuộng Tuất, bênh Tuất ra mặt từ khi Tuất đẻ được đứa con trai. Sẵn ghét Loan nên bà càng dung túng cho Tuất lên mặt lấn át vợ cả. “Tuất đương bế con, vênh mặt

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn (Trang 25)