55
Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến hết năm 2005, kết quả số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy: Trong lĩnh vực dân sự, trung bình hàng năm Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp xem xét giải quyết đƣợc trên dƣới 600 vụ án dân sự có đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, chiếm tỷ lệ khoảng 15-18% tổng số vụ án dân sự có đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đã đƣợc thụ lý tùy theo từng năm.
Số lƣợng vụ án dân sự nêu trên đƣợc Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết với các hình thức; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; kết luận kháng nghị giám đốc thẩm của Toà án nhân dân tối cáo; trả lời bằng văn bản cho đƣơng sự và ý kiến chất vấn, kiến nghị của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình. Về kết quả xét xử giám đốc thẩm thì số vụ kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đƣợc Hội đồng xét xử chấp nhận trung bình hàng năm khoảng 91% (tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm bị Hội đồng xét xử bác khoảng 9%).
Tình hình giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm ở Toà án nhân dân tối cao cũng tƣơng tự nhƣ ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tuy nhiên kết quả có khá hơn. Theo báo cáo hàng năm, kết quả này đạt khoảng 75% (Báo cáo số 29/BC-TANDTC ngày 20/9/2005 của Chánh án TANDTC về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành Toà án nhân dân năm 2005). Sở dĩ kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm ở TANDTC đạt tỷ lệ cao là do chủ trƣơng giải quyết vụ việc qua đơn chứ không cần nghiên cứu hồ sơ vụ án. Khi nhận đƣợc đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, cán bộ đƣợc phân công sẽ nghiên cứu đơn và các bản án kèm theo. Nếu qua đơn và bản án thấy không có sơ sở kháng nghị thì báo cáo ngƣời có thẩm quyền để trả lời đƣơng sự. Nếu thấy có cơ sở kháng nghị thì báo cáo ngƣời có thẩm quyền để trả lời đƣơng sự. Nếu thấy có cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm thì mới lấy hồ sơ gốc để nghiên cứu, kháng nghị. Cách làm này giúp cho cán bộ có thể đẩy nhanh tốc độ giải quyết đơn, tuy nhiên cũng dễ dẫn đến tình
56
trạng làm qua loa, đại khái, đặc biệt khi pháp luật chƣa quy định cụ thể nội dung đơn khiếu nại giám đốc thẩm có phải chỉ ra căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm hay không nên dễ dẫn đến tình trạng đáng lẽ phải kháng nghị giám đốc thẩm bản án đó thì lại cho qua, trả lời “án xử đúng, không có cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm”.
Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao, số vụ án đƣợc kháng nghị giám đốc thẩm hàng năm đƣợc thể hiện nhƣ sau: Năm VKSNDTC (Vụ) TANDTC (Vụ) 2000 122 281 2001 95 258 2002 115 206 2003 130 304 2004 89 110 2005 108 190
Theo Báo cáo công tác hằng năm của Toà án nhân dân tối cao, chất lƣợng kháng nghị đƣợc thể hiện nhƣ sau: Năm Số vụ xét xử Không chấp nhận kháng nghị 2000 376 22 (5,9%) 2001 365 18 (5%) 2002 330 17 (5,2%) 2003 295 24 (7,2%)
57
2004 210 16 (7,6%)
2005 295 9 (3%)
Theo các số liệu thống kê trên, công tác kháng nghị giám đốc thẩm đã có nhiều tiến bộ với tỉ lệ kháng nghị đƣợc chấp nhận ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ kháng nghị không đƣợc chấp nhận, dù có giảm trong những năm gần đây nhƣng vẫn còn ở mức cao, khoảng 5%-8%.
Nhìn chung, dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt đƣợc kết quả nhất định nhƣng công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vẫn còn hạn chế, thiếu sót, thể hiện ở những vấn đề sau đây:
- Có quá nhiều bƣớc trung gian trong việc giải quyết đề nghị giám đốc thẩm. Điều này dẫn đến tình trạng không có quan điểm nhất quán của cùng một cơ quan đối với cùng một bản án, quyết định.
- Số lƣợng kháng nghị giám đốc thẩm đƣợc Hội đồng xét xử chấp nhận chƣa thực sự cao, có tình trạng trong một vụ án dân sự có nhiều lần kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát và Toà án mà chƣa đƣợc xem xét cẩn trọng khiến cho vụ án phải xử đi xử lại nhiều lần, gây lãng phí tốn kém cho hoạt động của cơ quan tƣ pháp, phiền hà cho các bên đƣơng sự.
- Công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị giám đốc thẩm dân sự còn chồng chéo, chƣa có sự phối hợp, sự nhất quán về quan điểm đánh giá sai lầm của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao. Vì vậy, đã không ít trƣờng hợp cả 2 cơ quan cùng yêu cầu Toà án địa phƣơng chuyển hồ sơ vụ án để xem xét lại, hoặc trƣờng hợp sau khi Toà án nhân dân tối cao có văn bản trả lời án xử đúng thì lại bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, và ngƣợc lại. Thậm chí, có trƣờng hợp cùng một cơ quan nhƣng quan điểm không nhất quán, vừa trả lời là án xử đúng nhƣng ngay sau đó lại kháng nghị hoặc kết luận đồng ý kháng nghị. Đây
58
cũng là lý do để đƣơng sự đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm nhiều lần mặc dù đã nhận đƣợc kết quả giải quyết đơn của ngƣời có thẩm quyền.
Những tồn tại, hạn chế trong tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm các vụ án dân sự ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao chủ yếu là do các nguyên nhân chính nhƣ sau:
- Tình hình đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm trong lĩnh vực dân sự gia tăng với tốc độ cao về số lƣợng, phức tạp về nội dung tranh chấp, gay gắt về thái độ, đối xử... Ngoài ra còn có tình trạng gửi đơn cầu may làm chậm quá trình thi hành án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật, gửi đơn nhiều lần thắc mắc dù đã đƣợc giải quyết, nhờ sự can thiệp của báo chí, lãnh đạo cao cấp..., ví dụ: Vụ ông Trần Văn Ngọc, trú quán tại 101 B, tổ 18, phƣờng Ngọc Hà, Hà Nội khiếu nại Bản án dân sự phúc thẩm số 65/DSPT ngày 23/5/1998 của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội và Bản án giám đốc thẩm số 62/DS-GĐT ngày 28/3/2001 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử vụ kiện “đòi quyền sử dụng nhà thờ họ Trần” mà nguyên đơn là các ông Trần Văn Tỏa, Trần Văn Sửu, Trần Văn Vọng… Việc khiếu nại của ông Ngọc kéo dài từ năm 1998 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời bằng văn bản số 567 ngày 19/3/2003 là bản án xét xử đúng, không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, nhƣng ông Ngọc vẫn lôi kéo một số công dân đến trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao để gây rối.
Tuy nhiên đây cũng là vấn đề cần xem xét, giải quyết thận trọng vì nếu việc xem xét giải quyết đơn thƣ không sửa đƣợc những sai lầm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và mặt khác các cấp tòa án phúc thẩm dễ nảy sinh tƣ tƣởng dù có sai cũng không bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm nên thiếu sự nghiên cứu sâu sắc hoặc thu thập chứng cứ đầy đủ. Những ngƣợc lại, nếu lạm dụng giám đốc thẩm một cách thái quá sẽ mất tính ổn định của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật [2, tr. 50].
- Những quy định của pháp luật tố tụng về thủ tục giám đốc thẩm hiện hành chƣa phù hợp, nhiều bất cập, chƣa chặt chẽ: các quy định về căn cứ
59
kháng nghị giám đốc thẩm còn rộng, không rõ ràng, dễ bị vận dụng sai, thời hạn kháng nghị quá dài dẫn đến thời hạn đƣơng sự đƣợc quyền khiếu nại giám đốc thẩm không hợp lý, không có thủ tục giải quyết khiếu nại, thủ tục giám đốc thẩm chƣa phù hợp... Những quy định này đã góp phần làm gia tăng đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
- Số cán bộ làm công tác quản lý và giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm các vụ án dân sự còn hạn chế và chƣa tƣơng xứng cả về số lƣợng và chất lƣợng (chủ yếu là trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp ...).
- Chƣa kịp thời đổi mới phƣơng pháp quản lý và giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, chƣa đầu tƣ phƣơng tiện thích đáng cho công tác này.
2.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự tại
phiên toà giám đốc thẩm
2.2.3.1. Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm
Do thủ tục giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng dân sự với đặc trƣng là Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị của các Toà án cấp dƣới. Vì vậy, thành phần của hội đồng xét xử giám đốc thẩm đều là các thẩm phán, còn thƣ ký phiên toà đều là các chuyên viên hoặc thẩm tra viên. Theo quy định pháp luật tố tụng thì phiên toà giám đốc thẩm không bắt buộc phải triệu tập đƣơng sự, nên mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Khi xét
thấy cần thiết, Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm”
[24] nhƣng thực tế hầu hết tất cả các phiên toà giám đốc thẩm không triệu tập đƣơng sự và ngƣời khác có liên quan đến phiên toà. Thực tế này xuất pháp từ những lý do sau đây:
- Theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì việc kháng nghị giám đốc thẩm không bắt buộc phải có đơn đề nghị của đƣơng sự và nếu có
60
đơn thì cũng không phụ thuộc vào yêu cầu của đƣơng sự trong đơn mà phụ thuộc vào ngƣời có thẩm quyền kháng nghị (trên thực tế là phụ thuộc vào cơ quan kháng nghị. Khi kháng nghị, các cơ quan này phải tìm các lý do theo luật định để kháng nghị bản án, quyết định đó. Tranh luận thƣờng diễn ra giữa Toà án và Viện kiểm sát hoặc giữa báo cáo thuyết trình và những ngƣời còn lại mà thôi. Do đó, việc “triệu tập những ngƣời tham gia tố tụng và những ngƣời khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm” không bao giờ là cần thiết cả.
- Việc triệu tập những ngƣời tham gia tố tụng và những ngƣời khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm là tƣơng đối khó khăn do họ ở khá xa nơi mở phiên Tòa (trụ sở Toà án nhân dân tối cao). Hơn nữa, vấn đề chi phí cho họ (ăn, nghỉ, đi lại ...) lại chƣa đƣợc pháp luật quy định, nhất là trong trƣờng hợp kháng nghị không dựa trên và theo đúng yêu cầu của họ.
- Thực tế hiện nay, các phiên toà giám đốc thẩm tiến hành khá đơn gián, lƣợc bớt khá nhiều những vấn đề có tính thủ tục. Vì vậy, sự có mặt của những ngƣời tham gia tố tụng và những ngƣời khác có liên quan đến việc kháng nghị sẽ dẫn đến việc phải thay đổi “thói quen” này.
2.2.3.2. Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm
Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm đƣợc quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự là 6 tháng, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định kháng nghị. Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (khoảng 2 Điều 77) và theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 (khoản 2 Điều 76) thì trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ vụ án, Toà án phải mở phiên toà giám đốc thẩm. Hiện nay trong Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn này đƣợc quy định là 4 tháng.
Do thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm đƣợc quy định ngắn hơn trƣớc nên các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tế đã phải vận hành khẩn trƣơng hơn nữa thì mới bảo đảm đƣợc thời hạn này. Nói chung thời hạn mở
61
phiên toà giám đốc thẩm đƣợc quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự là hợp lý.
2.2.3.3. Phạm vi giám đốc thẩm và thẩm quyền giám đốc thẩm
Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“1. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định bản bán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét về nội dung kháng nghị.
2. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của ngƣời thứ ba không phải là đƣơng sự trong vụ án”.
Đối với Khoản 1 Điều 296 trong quá trình áp dụng tại phiên toà giám đốc thẩm đang gặp nhiều khó khăn vƣớng mắc trong việc hiểu thế nào là phần “có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị”. Ví dụ trong một vụ án ly hôn, Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đều xem xét cả 3 mối quan hệ: Quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái, quan hệ tài sản, khi kháng nghị ngƣời có thẩm quyền chỉ kháng nghị là cần chia nhà hoặc đất cho cả hai bên để hai bên có chỗ ở mà không kháng nghị việc chia tài sản khác hoặc không đề cập đến việc phân chia giá trị tài sản. Trong các vụ án tranh chấp di sản thừa kế, tài sản thừa kế mà Toà án cấp phúc thẩm đã quyết định trong bản án thì rất nhiều, nhƣng nội dung kháng nghị chỉ đề cập đến việc xem xét 1 căn nhà hoặc 1 phần tài sản có phải là di sản hay không? Hoặc không chia hiện vật cho một bên nào đó và Hội đồng xét xử thấy rằng nếu chấp nhận nội dung kháng nghị mà không xem xét lại cách chia của tổng thể di sản thì các bên sẽ gặp khó khăn, vì mất nơi kinh doanh để duy trì cuộc sống. Vậy có coi các phần tài sản khác mà kháng nghị không đề cập là có liên quan đến nội dung kháng nghị để xem xét tổng thể khối di sản, để đảm bảo công bằng hay không? Do cách hiểu khác nhau nên giữa các thành viên Hội đồng xét xử và giữa Hội đồng xét xử với Viện kiểm sát nhân
62
dân tối cao đã có quan điểm và cách xử lý khác nhau trong thực tiễn xét xử khi áp dụng khoản 1 Điều 296 và Điều 297 Bộ luật tố tụng dân sự.
2.2.3.4. Về việc đương sự cung cấp căn cứ trong giai đoạn giám đốc thẩm
Bộ luật tố tụng dân sự không quy định thời gian giao nộp chứng cứ, dẫn đến ở giai đoạn giám đốc thẩm đƣơng sự cũng có quyền giao nộp. Đây là một điểm không hợp lý, trái với nguyên tắc đƣơng sự phải chứng minh, nguyên tắc tranh tụng và sự công bằng trong tranh tụng, dẫn đến kéo dài việc xét xử, không có điểm dừng rõ ràng trong tố tụng. Vì vậy, cần phải tính đến việc hoàn thiện nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc chứng minh của các đƣơng sự trong tố tụng dân sự bằng các quy định cụ thể và hợp lý hơn thì mới hiện thực hoá các quy định của Hiến pháp về hiệu lực bản án.
Các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về giám đốc thẩm chƣa làm rõ cấp giám đốc thẩm chỉ xem xét trên hồ sơ tài liệu hiện có do cấp sơ thẩm, phúc thẩm