Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 69 - 70)

pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Qua việc phân tích những hạn chế, bất cập trong những quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự ở nƣớc ta và những tồn tại, vƣớng mắt trong quá trình áp dụng những quy định này trên thực tiễn; trên cơ sở tham khảo có chọn lọc pháp luật nƣớc ngoài về các quy định có liên quan, theo chúng tôi pháp luật về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự cần hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đậy.

3.2.1. Tính chất của giám đốc thẩm

Quy định tại Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự đã nếu rõ đƣợc tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, tuy nhiên lại chƣa làm rõ đƣợc tính chất đặc biệt của giám đốc thẩm về phƣơng diện lý luận, chƣa bao hàm hết các hoạt động giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự [2, tr. 49].

Điều này cho thấy cần phải có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể về công tác giám đốc thẩm, làm rõ giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự theo yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa, không phải là một thủ tục tố tụng thông thƣờng, bao hàm nhiều công việc nhƣ việc nghiên cứu, xem xét đơn khiếu nại của đƣơng sự, các hoạt động trả lời đơn khi không có cơ sở kháng nghị, ra quyết định kháng nghị.

Ngoài ra, tƣơng tự nhƣ pháp luật các nƣớc, cần quy định Toà án giám đốc thẩm chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật mà không xem xét về chứng cứ. Điều đó có nghĩa là, căn cứ để kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm chủ yếu xoay quanh vấn đề áp dụng luật chứ không nên quy định các chứng cứ liên

70

quan đến việc xuất trình, đánh giá chứng cứ. Cùng với quy định này, cần quy định việc xuất trình chứng cứ chỉ đƣợc tiến hành chủ yếu trong giai đoạn sơ thẩm. Tại giai đoạn phúc thẩm, chứng cứ mới chỉ đƣợc công nhận nếu ngƣời xuất trình chứng cứ chứng minh đƣợc những lý do khách quan nên không thể xuất trình chứng cứ đó ở giai đoạn sơ thẩm. Còn việc xuất trình chứng cứ mới sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ đƣợc giải quyết bằng thủ tục tái thẩm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 69 - 70)