Thẩm quyền giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 30 - 32)

Thẩm quyền giám đốc thẩm là việc phân định trách nhiệm cho các cấp Toà án thực hiện công tác giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực nhƣng bị kháng nghị. Thẩm quyền giám đốc thẩm phụ thuộc rất nhiều vào mô hình tổ chức Toà án của mỗi quốc gia cũng nhƣ quan niệm của mỗi nƣớc về thủ tục giám đốc thẩm. Chính vì vậy, các quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm giữa các nƣớc cũng có sự khác nhau đáng kể.

31

Theo quy định của Luật tổ chức Toà án Cộng hòa Pháp, hệ thống Toà án đƣợc tổ chức theo cấp xét xử gồm có Toà án sơ thẩm thẩm quyền hẹp, Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng, Toà thƣợng thẩm và Toà phá án. Ngoài Toà phá án, không có bất kỳ một Toà án nào có thẩm quyền phá án.

Theo khoản 3 Điều 382 Bộ luật tố tụng dân sự liên bang Nga, thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về: Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao nƣớc cộng hòa, Toà án vùng, Toà án khu vực, Toà án thành phố trực thuộc liên bang, Toà án quân sự vùng..., Uỷ ban thẩm phán về dân sự, Uỷ ban thẩm phán quân sự của Toà tối cao liên bang Nga, Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao liên bang Nga.

Thẩm quyền phúc thẩm Jokoku, theo pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản, thuộc về Toà án tối cao và Toà án cấp cao với các quy định cụ thể nhƣ sau:

Toà án tối cao có thẩm quyền phúc thẩm Jokoku đối với phán quyết cuối cùng của Toà án cấp cao ở thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm Koso (khoản 1 Điều 311 Bộ luật).

Toà án tối cao có thẩm quyền phúc thẩm Jokoku đối với phán quyết cuối cùng của Toà án khu vực ở thủ tục sơ thẩm của Tòa án khu vực, Toà án cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm Jokoku đối với phán quyết cuối cùng của Toà giản lƣợc với điều kiện các bên thoả thuận không kháng cáo phúc thẩm Koso để giữ nguyên kháng cáo phúc thẩm Jokoku (khoản 1 Điều 281 Bộ luật, khoản 2 Điều 311 Quy chế). Nói rõ hơn là một bên, với sự đồng ý của bên kia, có thể đệ đơn kháng cao Jokoku trực tiếp lên toà án có thẩm quyền nếu ngƣời đó chỉ không đồng ý với quyết định của toà về việc áp dụng pháp luật. Kháng cáo này đƣợc gọi là “Kháng Jokoku nhảy cóc”.

Toà án tối cao có thẩm quyền phúc thẩm Jokoku đối với phán quyết phúc thẩm Jokoku của Toà án cấp cao do có sai lầm trong việc giải thích Hiến pháp hoặc vi phạm Hiến pháp (khoản 1 Điều 327 Bộ luật).

32

Nói chung, thẩm quyền giám đốc thẩm đƣợc quy định rất khác nhau giữa các nƣớc, phục thuộc vào mô hình hệ thống Toà án mỗi nƣớc. Các nƣớc theo truyền thống Châu âu lục địa thƣờng quy định chỉ có Toà án tối cao mới có thẩm quyền giám đốc thẩm. Còn các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây thƣờng không xây dựng mô hình toà án theo cấp xét xử mà mỗi cấp có nhiều thẩm quyền khác nhau nên cũng có nhiều cấp có thẩm quyền giấm đốc thẩm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)