phù hợp với tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt nhằm xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án khi có kháng cáo hoặc kháng nghị cho rằng bản án, quyết định đó sai lầm hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nghiên cứu những quy định về thủ tục giám đốc thẩm, phá án của một số quốc gia cho thấy thủ tục này có một số đặc trƣng cơ bản sau đây:
- Vì giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là cấp xét xử thứ ba nên kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm phải nêu rõ những căn cứ để kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định đó nếu không, sẽ không đƣợc chấp nhận để mở thủ tục giám đốc thẩm.
- Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là thủ tục xét xử lại vụ án. Do đó, Hội động giám đốc thẩm chỉ xem xét vấn đề áp dụng pháp luật của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm chứ không xem xét vấn đề chứng cứ của vụ án.
- Căn cứ để kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm phải là những sai phạm nghiêm trọng do pháp luật quy định, và do không xem xét vấn đề chứng cứ nên Hội đồng giám đốc thẩm không có quyền sửa bản án, quyết định mà chỉ có quyền giữ nguyên bản án hoặc huỷ bản án.
- Đối tƣợng của giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm cả quyết định giải quyết việc dân sự.
3.1.4. Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm để nâng cao chất lượng hoạt động
67
Pháp luật tố tụng dân sự nói chung và chế định giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích công. Để đạt mục đích trên, pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm phải có tính khả thi. Pháp luật nói chung và pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm nói riêng, nếu không có tính khả thi sẽ không đƣợc thực hiện trên thực tế và tất yếu, không thể bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, một số quy định hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm là chƣa có tính khả thi, đặc biệt là các quy định về việc gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm và việc giải quyết những đơn này. Thực tế, với sự gia tăng nhanh chóng về số lƣợng đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm dân sự nhƣ hiện nay thì tình trạng quá tải trong việc giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm dân sự ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hiện nay và trong thời gian tới là không thể khắc phục đƣợc. Tăng cƣờng cán bộ cho công tác này chỉ là giải pháp tình thế trƣớc mắt chứ không đƣợc coi lâu dài bởi không thể cứ tăng mãi nhân lực cho hệ thống này. Hơn nữa, qua thống kê cho thấy, chỉ có tỷ lệ nhỏ đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm là có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm còn phần lớn là không có căn cứ. Vì vậy, việc bổ sung lực lƣợng cho công tác này, dƣới một khía cạnh nào đó là không cần thiết. Tình trạng này chỉ có thể đƣợc giải quyết một cách triệt để bằng việc hoàn thiện các quy định này.
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm để đáp ứng yêu cầu
của hội nhập
Đại hội Đảng lần thứ IX đã tiếp tục khẳng định chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đƣợc xác định từ Đại hội Đảng lần thứ VI và coi đó là một yêu cầu, một nội dung của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta từ nay đến năm 2020.
68
Hiện nay, Việt Nam nói riêng và các nƣớc trên toàn thế giới nói chung đang đứng trƣớc một xu thế tất yếu, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đời sống kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng đã tham gia vào quá trình liên kết và hợp tác khu vực và quốc tế nhƣ ASEAN, APEC và Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Trƣớc những yêu cầu phát sinh từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ từ quá trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế - xã hội, đòi hỏi việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng nƣớc ta nói chung cũng nhƣ các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự nói riêng phải đƣợc tiến hành trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm về chế định giám đốc thẩm, phá án trong pháp luật tố tụng dân sự của các nƣớc khác.
Pháp luật tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng mặc dù chịu sự ảnh hƣởng chi phối của pháp luật nội dung (Bộ luật dân sự, Bộ luật thƣơng mại...), nhƣng bản thân nó lại có vai trò hết sức to lớn trong việc bảo đảm cho pháp luật về nội dung đƣợc thực hiện trên thực tế. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, pháp luật tố tụng dân sự không những có nhiệm vụ bảo vệ những doanh nghiệp và thƣơng gia Việt Nam, mà còn tạo nên những lợi thế cho các doanh nghiệp và thƣơng gia Việt Nam khi cần thiết phải tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh với các đối tác nƣớc ngoài. Nhƣng điều quan trọng hơn là pháp luật tố tụng dân sự ở nƣớc ta phải góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để các đối tác nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam và làm ăn, buôn bán với Việt Nam.
Việc năm 2004, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố các quyết định giám đốc thẩm của Hồi đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tói cao trong các năm 2003, 2004 cho thấy sự bắt đầu của nét truyền thống mới có tính lâu dài của ngành Tòa án Việt Nam [21, tr. 10]. Điều này góp phần giúp Tòa án
thống nhất trong công tác xét xử, nâng cao chất lƣợng của việc ra bản án, quyết định của Tòa án, giúp ngƣời dân thấy đƣợc kết quả giải quyết các vụ việc của Tòa án, từ đó sẽ tự mình giải quyết những vụ việc tƣơng tự và sẽ giảm tải công việc của Tòa án. Việc công bố những bản án còn giúp cho việc
69
phát hiện những khiếm khuyết của các văn bản pháp luật, từ đó đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật đó. Ngoài ra, việc công bố bản án còn đáp ứng đòi hỏi trong quá trình hội nhập quốc tế và có phần nào đã góp phần vào việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới [21, tr. 12].
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Qua việc phân tích những hạn chế, bất cập trong những quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự ở nƣớc ta và những tồn tại, vƣớng mắt trong quá trình áp dụng những quy định này trên thực tiễn; trên cơ sở tham khảo có chọn lọc pháp luật nƣớc ngoài về các quy định có liên quan, theo chúng tôi pháp luật về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự cần hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đậy.
3.2.1. Tính chất của giám đốc thẩm
Quy định tại Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự đã nếu rõ đƣợc tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, tuy nhiên lại chƣa làm rõ đƣợc tính chất đặc biệt của giám đốc thẩm về phƣơng diện lý luận, chƣa bao hàm hết các hoạt động giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự [2, tr. 49].
Điều này cho thấy cần phải có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể về công tác giám đốc thẩm, làm rõ giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự theo yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa, không phải là một thủ tục tố tụng thông thƣờng, bao hàm nhiều công việc nhƣ việc nghiên cứu, xem xét đơn khiếu nại của đƣơng sự, các hoạt động trả lời đơn khi không có cơ sở kháng nghị, ra quyết định kháng nghị.
Ngoài ra, tƣơng tự nhƣ pháp luật các nƣớc, cần quy định Toà án giám đốc thẩm chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật mà không xem xét về chứng cứ. Điều đó có nghĩa là, căn cứ để kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm chủ yếu xoay quanh vấn đề áp dụng luật chứ không nên quy định các chứng cứ liên
70
quan đến việc xuất trình, đánh giá chứng cứ. Cùng với quy định này, cần quy định việc xuất trình chứng cứ chỉ đƣợc tiến hành chủ yếu trong giai đoạn sơ thẩm. Tại giai đoạn phúc thẩm, chứng cứ mới chỉ đƣợc công nhận nếu ngƣời xuất trình chứng cứ chứng minh đƣợc những lý do khách quan nên không thể xuất trình chứng cứ đó ở giai đoạn sơ thẩm. Còn việc xuất trình chứng cứ mới sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ đƣợc giải quyết bằng thủ tục tái thẩm.
3.2.2. Về kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm
Cần công nhận quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đƣơng sự và những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan bởi lẽ kháng cáo giám đốc thẩm, trƣớc hết, phải là quyền của các đƣơng sự và những ngƣời không phải là đƣơng sự trong vụ việc dân sự nhƣng có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định của Toà án. Tuy nhiên, trƣớc khi mở thủ tục giám đốc thẩm cần phải có bộ phận kiểm tra, xem xét xem việc kháng cáo đó có cơ sở hay không, việc kháng cáo giám đốc thẩm sẽ không mặc nhiên dẫn đến thủ tục giám đốc thẩm. Bộ phận này đặt tại Toà án cấp giám đốc thẩm của Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh nếu Toà án này vẫn đƣợc giao nhiệm vụ giám đốc thẩm nhƣ hiện nay.
Cần triệt để tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của đƣơng sự, hạn chế đến mức có thể sự can thiệp của công quyền vào quan hệ dân sự. Trong trƣờng hợp bản án, quyết định của Toà án vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng nhƣng các đƣơng sự không kháng cáo giám đốc thẩm mà chỉ có kháng nghị của Viện trƣởng Viện kiểm sát thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ khắc phục vi phạm đó chứ không quyết định những vấn đề về nội dung vụ án (không đƣợc ảnh hƣởng đến quyền lợi của các đƣơng sự trong vụ án khi họ đã chấp nhận bản án đó).
Quy định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể thủ tục kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm, bao gồm những nội dung sau:
71
- Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong 3 năm là quá dài, không đảm bảo tính ổn định của các quan hệ dân sự đã đƣợc thiết lập, không đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định (bản án, quyết định này đã có hiệu lực pháp luật, có hiệu lực thi hành). Trƣớc khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đối với một số loại tranh chấp (kinh tế, lao động ...) là 6 tháng và 9 tháng, lại quá ngắn, không đảm bảo để ngƣời có thẩm quyền có thời gian cần thiết để nghiên cứu. Vì vậy, thời hạn kháng cáo, kháng nghị ngắn hơn, khoảng 6-9 tháng, kể từ ngày bản án quyết định kháng án có hiệu lực pháp luật là phù hợp, vừa bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định (bản án, quyết định này đã có hiệu lực pháp luật, có hiệu lực thi hành), vừa bảo đảm cho đƣơng sự có khả năng thực hiện quyền kháng cáo (nghiên cứu nội dung bản án, quyết định, tìm căn cứ kháng cáo và các chứng cứ để bảo vệ căn cứ kháng cáo ...). Điều này cũng hạn chế tình trạng thi hành án kéo dài và vẫn thể sự tôn trọng đối với quyền tự định đoạt của đƣơng sự.
- Nội dung của đơn kháng cáo giám đốc thẩm phải nêu rõ căn cứ giám đốc thẩm, tài liệu liên quan để chứng minh căn cứ đó là đúng... Nếu đơn kháng cáo giám đốc thẩm không có những nội dung này hoặc không có căn cứ thì không đƣợc chấp nhận để mở thủ tục giám đốc thẩm.
- Để tránh áp lực cho các cơ quan nhà nƣớc khác trong việc nhận và chuyển đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm nhƣ hiện nay, cần quy định đơn kháng cáo giám đốc thẩm phải gửi trực tiếp tại Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc Toà án đã ra bản án bị kháng cáo giám đốc thẩm. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đƣơng sự, tƣơng tự nhƣ kháng cáo phúc thẩm, đƣơng sự có thể gửi đơn kháng cáo giám đốc thẩm qua đƣờng bƣu điện.
- Nhằm tránh việc gửi đơn đề nghị kháng cáo giám đốc thẩm tràn lan, không có căn cứ pháp luật, mang tính cầu may nhƣ hiện nay, cần quy định
“đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm, tuy nhiên phải nộp một khoản lệ phí đủ để họ có trách nhiệm suy nghĩ chín chắn trước khi nộp đơn và phải hiểu
72
rằng nếu kháng cáo không đúng sẽ không được lấy lại số tiền đó” [10, tr. 327].
Khoản tiền này phải đủ lớn để khắc phục tình trạng kháng cáo cầu may, đồng thời có cơ chế miễn giảm cho những đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo hoặc một số tranh chấp đặc biệt khác. Nếu kháng cáo đƣợc chấp nhận thì khoản tiền này đƣợc hoàn trả lại cho ngƣời kháng cáo, còn nếu kháng cáo không đƣợc chấp nhận thì khảo tiền này bị sung công.
3.2.3. Cơ chế chấp nhận kháng cáo giám đốc thẩm
Kháng cáo giám đốc thẩm không tất yếu dẫn đến việc mở thủ tục giám đốc thẩm, điều này khác với kháng cáo phúc thẩm sẽ tất yếu dẫn đến mở thủ tục phúc thẩm. Hiện nay có quá nhiều đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm (nếu pháp luật cho phép thì sẽ là đơn kháng cáo giám đốc thẩm) nhƣng lại có rất ít đơn có căn cứ để đƣợc chấp nhận. Qua lƣợng đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng cơ chế kháng cáo giám đốc thẩm sẽ đƣợc giao cho một thẩm phán xem xét. Nếu đơn kháng cáo có đầy đủ nội dung theo quy định và có căn cứ thì thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục giám đốc thẩm. Nếu đơn không đầy đủ nội dung hoặc không có căn cứ thì thẩm phán sẽ ra quyết định không chấp nhận mở thủ tục giám đốc thẩm và đƣơng sự đƣợc quyền kháng cáo phúc thẩm quyết định này. Nếu có kháng cáo, Chánh án (hoặc thành lập Hội đồng) sẽ giải quyết và quyết định là quyết định cuối cùng. Cơ chế này khá gần gũi với thủ tục giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm hiện nay nhƣng có nhiều ƣu điểm hơn nhƣ: có thủ tục rõ ràng, tránh việc gửi đơn tràn lan, nhiều lần, không có căn cứ, không đúng nơi cần gửi...
3.2.4. Về căn cứ kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm
Trên cơ sở tính chất của giám đốc thẩm là chỉ xem xét vấn đề áp dụng pháp luật chứ không xem xét việc đánh giá chứng cứ, các căn cứ kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm cần quy định rõ ràng, cụ thể xoay quanh đến những vấn đề cơ bản sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng việc áp dụng luật nội dung (Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ ...).
73
- Áp dụng điều luật không đúng với bản chất của quan hệ có tranh chấp, ví dụ: quan hệ tranh chấp là đòi tài sản thì áp dụng về đòi thực hiện nghĩa vụ do ngƣời chết để lại, quan hệ tranh chấp là chia tài sản trong hôn